Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BIEN BAN VONG 3 THUC HANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.34 KB, 6 trang )

UBND THỊ XÃ LAGI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG TÂN TIẾN
Độc lập - Tự do -Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Nhận xét kết quả thi phần thi thực hành(vòng 3)
Hội thi GVDG cấp cơ sở. Năm học 2018- 2019
I. Thời gian: 16h00 giờ ngày 14 tháng 12 năm 2018
II. Địa điểm: Văn phòng trường mẫu giáo Tân Tiến
III. Thành phần:
* Ban giám khảo:
Bà: Trần Thị Minh Anh
- Hiệu trưởng
- Trưởng ban(Thành viên)
Bà: Phùng Thị Như Hoa
- Phó Hiệu trưởng - Thư ký (Thành viên)
Bà: Lê Thị Yến Phượng
- Tổ trưởng
- Thành viên
Bà: Nguyễn Thị Tường Ngân - Tổ trưởng
- Thành viên
* Giáo viên dự thi vòng 3: 9 GV
IV. Nội dung:
Họp xét thi thực hành tổ chức hoạt động học tại lớp: hội thi “ Giáo viên
dạy giỏi cấp cơ sở” năm học 2018- 2019.
Qua dự giờ các hoạt động thực hành của giáo viên, ban giám khảo có
một số nhận xét như sau:
1.Nhận xét chung:
* Ưu điểm:
Đa số giáo viên biết vận dụng linh hoạt phương pháp giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong tổ chức các hoạt động.


Giáo viên chuẩn bị kế hoạch rõ ràng, đúng nội dung xác định mục tiêu
phù hợp với lứa tuổi. Các phương tiện dạy học đảm bảo tính thẩm mĩ, được bố
trí hợp lý kích thích trẻ hoạt động. Biết thiết kế bài giảng điện tử phù hợp, hấp
dẫn trẻ. Tận dụng được các đồ dùng đồ chơi tự làm phong phú đưa vào hoạt
động đạt hiệu quả. Sắp xếp đội hình lớp phù hợp với hoạt động.
Lựa chọn nôi dung đề tài và nội dung lồng ghép giáo dục nhẹ nhàng, tự
nhiên.
Hình thức tổ chức gây hứng thú cho trẻ. Các hoạt động có sự liên kết với
nhau hấp dẫn, lơi cuốn trẻ vào hoạt động. Tổ chức nhiều hoạt động phát huy
tính tích cực, hứng thú của trẻ.
Xác định kiến thức, kỹ năng cung cấp cho trẻ chính xác, có hệ thống,
gần gũi với cuộc sống thực của trẻ, phù hợp với sự phát triển, khả năng và vốn
kinh nghiệm của trẻ.
Phong cách giáo viên nhẹ nhàng lôi cuốn sự chú ý của trẻ, khai thác và
sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả.
Trẻ tham gia vào các hoạt động rất tích cực. Biết tương tác với bạn trong
nhóm
* Hạn chế:
Cịn có hoạt động vận động xác định cơ hổ trợ chưa chính xác.
Lựa chọn phương tiện truyền thụ cho trẻ chưa phù hợp.(KPKH)


Tổ chức hoạt động cho trẻ luyện tập một số hoạt động yêu cầu chưa phù
hợp với trẻ.( Yêu cầu cao so với trẻ)
Cô chưa chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ( Âm nhạc, thơ…)
Một số hoạt động truyền thụ kiến thức cho trẻ chưa đầy đủ.
2/ Nhận xét cụ thể:
2.1.Cô Phạm Thị Quỳnh Trân
Hoạt động: KPKH
Đề tài: “PT và qui định giao thông đường bộ”

- Ưu điểm:
Giáo án trình bày rõ ràng, đề ra mục tiêu phù hợp. Bố trí địa điểm, sắp
xếp đội hình trẻ phù hợp các hoạt động. Chuẩn bị đồ dùng phương tiện đầy đủ
cho hoạt động.Thiết kế bài giảng điện tử phù hợp, hấp dẫn trẻ. Hình thức tổ
chức các hoạt động cho trẻ hấp dẫn. Tổ chức nhiều hoạt động phát huy tính
tích cực, hứng thú của trẻ( Cho trẻ thi đua theo nhóm giành quyền trả lời các
câu hỏi về PTGT, cho trẻ xem video hoạt động của các PTGT hỏi trẻ về các
qui định giao thơng có trong đoạn video… )
Phong cách cô nhẹ nhàng, linh hoạt luôn tạo cơ hội cho mọi trẻ tham gia,
có chú ý đến cá nhân trẻ yếu trong lớp.
Trẻ tham gia hoạt động rất tích cực và hứng thú, biết tư duy độc lập, biết
mạnh dạn tham gia phát biểu, biết tương tác với bạn trong thực hiện bài tập
nhóm (sắp xếp các PTGT trên sa bàn đúng qui định).
- Hạn chế:
Khi đặt câu hỏi giúp trẻ phân biệt điểm giống và khác nhau của PTGT
cô chưa mời thêm nhiều trẻ khác trong đội trả lời và chưa bổ sung thêm ý mà
trẻ trả lời chưa đầy đủ.
2.2 Cô Đỗ Thị Trúc My
Hoạt động: Vận động.
Đề tài: “Bật liên tục vào vòng”
- Ưu điểm:
Giáo án trình bày rõ ràng, đề ra mục tiêu phù hợp. Bố trí địa điểm, sắp
xếp đội hình trẻ phù hợp các hoạt động.
Cơ có chú ý phân loại khả năng trẻ tự nhiên, tổ chức cho trẻ luyện tập
theo nhóm phù hợp với khả năng của trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ được luyện tập
nhiều lần theo nhiều hình thức khác nhau( bật liên tiếp qua các vòng theo hàng
dọc, vịng trịn…)
Trẻ tham gia vào hoạt động tích cực. Đa số trẻ bật liên tiếp vào vòng
đúng kĩ năng. Biết tương tác và phối hợp với bạn trong trò chơi, trong nhóm
luyện tập

- Hạn chế:
Lựa chọn cơ hổ trợ chưa phù hợp. Hồi tĩnh: Trẻ vừa thực hiện xong bài
tập vận động xong không nên cho trẻ ngồi xuống đột ngột( nên cho đi hít thở
nhẹ nhàng trước).
Cịn nhiều trẻ tập chưa đúng động tác bụng (chưa bước chân sang
ngang). Chưa có nhiều mẫu biến đổi cho trẻ luyện tập.
2.3. Cô Nguyễn Thị Hồng Anh


Hoạt động: Đọc thơ
Đề tài: “Chiếc cầu mới”
- Ưu điểm:
Cô chuẩn bị mơ hình chiếc cầu đẹp, gây hứng thú và tập trung chú ý cho
trẻ khi nghe đọc minh họa với mơ hình.
Nội dung câu hỏi rõ ràng, phù hợp, có hệ thống. Phân tích cách đọc,
cách ngắt nhịp phù hợp.
Phong cách cô nhẹ nhàng, tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực
(cho trẻ nói ý kiến của mình về cách ngắt nhịp ở từng đoạn thơ) Tổ chức cho
trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức( đọc thầm, đọc trên nền nhạc nhẹ, đọc theo
nhóm, lớp, những cháu thích, cá nhân, đọc kết hợp minh họa động tác…)kết
hợp sử dụng mơ hình, bài giảng, tranh chữ to để đọc minh họa bài thơ phù hợp,
hiệu quả.
Trẻ tham gia vào hoạt động tích cực. Trẻ biết đọc thơ rõ lời, diễn cảm
biết cách ngắt nhịp và đọc trọn vẹn bài thơ
- Hạn chế:
Cháu đọc chưa rõ lời cô sữa sai chưa kịp thời. Phân bổ thời gian cho các
hoạt động chưa hợp lí. Nên tăng thêm thêm thời gian cho trẻ luyện đọc.Trẻ đọc
thơ âm lượng hơi nhỏ.
2.4. Cô Bùi Thị Minh Trang
Hoạt động: Thơ

Đề tài: “Con đường của bé”
- Ưu điểm:
Chuẩn bị mơ hình để đọc minh họa bài thơ phù hợp với lời thơ. Chuẩn bị
đầy đủ đồ dùng phương tiện dạy trẻ đọc minh họa( tranh chữ to, sân khấu đọc
thơ, dụng cụ để trẻ đóng vai từng nhân vật trong lời thơ…)
Hệ thống câu hỏi theo trình tự bài thơ giúp trẻ dễ ghi nhớ nội dung và lời
thơ. Lựa chọn bài thơ phù hợp với chủ đề, lời thơ hay, gần gũi với cuộc sống
thực của trẻ.
Giọng đọc của cô hay hấp dẫn trẻ. Cơ dạy theo kinh nghiệm đã có của
trẻ( Trẻ chưa thuộc và trẻ đã thuộc rồi). Hình thức tổ chức gây hứng thú cho
trẻ, tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ luyện tập, biểu diễn bài thơ ( Đọc cùng cô,
đọc tranh chữ to, đọc theo yêu cầu cao giọng, thấp giọng, đọc nối tiếp, đọc cá
nhân, nhóm, đọc theo tranh minh họa, đọc minh họa theo từng vai trong bài
thơ, đọc trên nền nhạc nhẹ). Phong cách cô linh hoạt, đặt câu hỏi giúp trẻ phát
huy tính tích cực, phát biểu kiến của mình( Có bạn nào chưa hiểu chỗ nào hay
không?)
Trẻ tham gia vào các hoạt động rất tích cực. Biết tương tác với bạn trong
nhóm ghép tranh theo nội dung bài thơ, phân vai đọc thơ.
- Hạn chế:
Bố trí đội hình khi tổ chức đọc tranh chữ to có 1 vài cháu chưa nhìn thấy
chưa nhìn thấy rõ. Bài thơ hơi dài so với trẻ 4-5 tuổi.
Có 1vài cháu đọc chưa rõ lời, cơ chưa sửa sai kịp thời cho cháu.
2.5. Cô Cao Thị Thanh Châu
Hoạt động: Làm quen chữ cái


Đề tài: Làm quen nhóm chữ I,t,c
- Ưu điểm:
Bài giảng điện tử thiết kế hấp dẫn trẻ. Chuẩn bị nhiều ngun vật liệu
cho trẻ tạo hình chữ cái, khích thích trẻ tham gia hoạt động

Tổ chức chia nhóm theo chữ cái để dạy trẻ phù hợp gây hứng thú cho
trẻ, tổ chức các hoạt động cho trẻ nhận biết chữ cái phát huy được tính tích
cực, chủ động của trẻ( Cho trẻ phát âm thử, nêu nhận xét của mình về cấu tạo
chữ, cách phát âm…). Cô chú ý nhiều đến những trẻ yếu kém trong lớp và có
hình thức dạy trẻ khá- yếu phù hợp tạo được hứng thú tham gia học tập cho trẻ,
trò chơi luyện tập được nâng dần mức độ khó. Phong cách cơ nhẹ nhàng tự tin,
linh hoạt, thân thiện với trẻ, luôn tạo cơ hội và khuyến khích cho trẻ trả lời, chú
ý nhiều đến cá nhân trẻ. Có sự đan xen giữa động và tĩnh trong các hoạt động
Trẻ biết nhận xét cấu tạo, phát biểu ý kiến cá nhân. Phát âm chính xác và
nhận biết chữ I,t,c qua các hoạt động luyện tập và trị chơi. Tạo hình được chữ
i,t,c.
-Hạn chế:
Phân bổ thời gian cho các hoạt động chưa hợp lí( trị chơi tìm chữ cịn
thiếu trong từ chiếm nhiều thời gian)
Trị chơi cướp cờ chữ cái chưa có kí hiệu từng cặp của 2 đội chơi.
2.6.Nguyễn Thị Thái Uyên
Hoạt động: Kể chuyện
Đề tài: “Qua đường”
- Ưu điểm:
Chuẩn bị mơ hình rối truyện 3D mới lạ, đẹp hấp dẫn trẻ, hệ thống câu
hỏi theo trình tự nội dung câu chuyện giúp trẻ dễ nhớ nội dung. Lựa chọn câu
hỏi phát huy được tính tích cực của trẻ.
Khi đàm thoại cơ chú ý nhiều mời nhiều cá nhân và tặng hình dán ( Thỏ
trắng và thỏ nâu) khuyến khích trẻ trả lời gây hứng thú cho trẻ .
Hình thức tổ chức cho trẻ chia nhóm theo hình dán để luyện tập phù hợp,
tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực và hoạt động nhóm đạt hiệu quả.
( nhóm đóng kịch, nhóm xếp tranh theo trình tự câu chuyện…)
Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết trả lời câu hỏi, biết hợp tác với bạn
trong hoạt động nhóm
- Hạn chế:

Nhân vật rối hơi nhỏ, mơ hình đặt thấp so với trẻ.
Tổ chức cho nhóm trẻ đóng kịch theo nơi dung câu chuyện u cầu hơi
cao so với trẻ.
2.7.Nguyễn Thị Thanh Loan
Hoạt động: Âm nhạc
Đề tài: Dạy hát“Em đi chơi thuyền”
- Ưu điểm:
Cô đàn đúng giai điệu bài hát, thiết kế bài giảng điện tử phù hợp cho
hoạt động. Lựa chọn trò chơi mới lạ, phù hợp và gây hứng thú cho trẻ khi chơi.
Bài dân ca nghe hát giai điệu vui tươi, nội dung phù hợp với trẻ . Các hoạt
động logich với nhau


Cô dạy trẻ hát theo kinh nghiệm và khả năng của trẻ.( Trẻ chưa biết hát
dạy từng câu, trẻ đã hát được hát cùng cô) Tổ chức cho trẻ luyện tập hát dưới
nhiều hình thức: lớp, nhóm, cá nhân.
Trẻ tự tin biểu diễn bài hát, biết phối hợp với các bạn khi chơi trị chơi,
chia nhóm hát theo khả năng
-Hạn chế:
Cách phân loại trẻ lúc đầu hơi bị đột ngột.
Đôi lúc sửa sai chưa kịp thời cho trẻ (có trẻ hát chưa rõ lời- cô bỏ qua
chưa sửa sai cho trẻ).
2.8.Đỗ Thị Ngọc Thu
Hoạt động: Vận động
Đề tài: Bò chui qua cổng- đi trong đường hẹp.
- Ưu điểm:
Xác định cơ hổ trợ phù hợp với vận động. Nội dung giáo dục tích hợp
nhẹ nhàng, tự nhiên, phù hợp với chủ đề, lứa tuổi. Xác định kỹ năng bò chui và
đi trong đường hẹp chính xác phù hợp với khả năng và vốn kinh nghiệm của
trẻ. Các hoạt động có sự logich với nhau. Có tăng dần mức độ khó cho trẻ

luyện tập
Tổ chức phân loại xác định kinh nghiệm kĩ năng vốn có của trẻ để dạy
phù hợp, gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động. Phân bổ thời gian cho
các hoạt động hợp lí.
Đa số trẻ trẻ biết phối hợp nhịp nhàng tay chân bò chui qua cổng và đi
trong đường hẹp không chạm cổng và không dẫm vạch.
-Hạn chế:
Khoảng cách đặt các cổng chui lúc trẻ luyện tập gần (phải đặt cách nhau
phải là 2m), chưa vẽ vạch mức quy định đi trong đường hẹp.
Khi tổ chức cho các nhóm trẻ luyện tập cơ chưa chú ý quan sát kĩ và sửa
sai kịp thời cho những cháu thực hiện chưa đúng kĩ năng.
2.9.Phạm Thị Bích Giàu
Hoạt động: KPKH
Đề tài: Phương tiện và qui định giao thông đường bộ
- Ưu điểm:
Lựa chọn các phương tiện giao thông đường bộ( xe đạp, xe máy, xe ô tô)
phù hợp chủ đề và gần gũi với trẻ. Nội dung giáo dục 1 số qui định giao thông
nhẹ nhàng, tự nhiên, phù hợp với chủ đề, có sự liên kết giữa các hoạt động.
Cơ có tổ chức các hoạt động cho trẻ tự tìm tịi khám phá, tìm hiểu đặc
điểm của phương tiện giao thơng. Có mở rộng kiến thức cho trẻ, đặt nhiều câu
hỏi giúp trẻ phát triển tư duy, giúp trẻ suy nghĩ mới trả lời được(VD: Muốn xe
đạp chuyển động thì phải làm sao?)Cơ tổ chức phân loại mức độ nhận thức của
trẻ và cho trẻ luyện tập theo nhóm phù hợp.
Trẻ biết nhận xét, trả lời được câu hỏi, nhận biết 1 số phương tiện và qui
định giao thông đường bộ. Biết phối hợp với các bạn trong nhóm và trong các
hoạt động.
-Hạn chế:


Chuẩn bị các phương tiện giao thông đồ chơi để trẻ khám phá và truyền

thụ q nhỏ, khơng nhìn rõ các bộ phận.
Kiến thức cung cấp cho trẻ lúc truyền thụ chưa đầy đủ(Xe ô tô: Xe ô tô
chạy nhờ vào động cơ, chở được nhiều người…)
Cô chưa tổng hợp lại ý kiến của trẻ và nhấn mạnh 1 số đặc điểm đặc
trưng của phương tiện( xe đạp, xe máy, xe ơ tơ)
3.Kết qủa chung (có bảng điểm kèm theo)
Tổ chức 09 hoạt động trong đó xếp loại:
Giỏi : 7/9
Khá : 2/9
Biên bản kết thúc vào lúc 17h 00 giờ cùng ngày.
Trưởng Ban giám khảo

Trần Thị Minh Anh

Thư Kí

Phùng Thị Như Hoa



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×