Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ĐỔI MỚI TIẾT GIÁO DỤC TẬP THỂ ĐẦU TUẦN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 21 trang )

ĐỔI MỚI TIẾT GIÁO DỤC TẬP THỂ ĐẦU TUẦN
THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết dạy học hiện nay đang đứng trước yêu cầu cấp bách
của xã hội là đào tạo những công dân toàn cầu. Vì vậy tất cả việc đổi mới dạy học
đều hướng tới sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của người học- một
công dân toàn cầu trong tương lai. Để thực hiện việc đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thực hiện một bước đổi mới mang tính đột phá
đối với giáo dục tiểu học là việc đổi mới đánh giá học sinh theo thông tư 30/ TT
BGD-ĐT. Cùng với việc thực hiện thông tư 30 nói trên, các nhà trường đã và đang
tích cực đổi mới nhiều lĩnh vực như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình
thức tổ chức lớp học, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục... tất cả đều hướng
đến việc phát triển các năng lực, phẩm chất cho người học.Sau hai năm thực hiện
việc đổi mới đánh giá học sinh theo thông tư 30, tuy các trường còn gặp nhiều khó
khăn trong việc đổi mới nhưng bước đầu đã thu được những kết quả đáng phấn
khỏi: học sinh thực sự được quan tâm phát triển toàn diện hơn.
Trong quá trình thực hiện đổi mới, nhiều trường đã có sáng tạo trong việc tổ
chức các hoạt động giáo dục. Nhiều sân chơi trí tuệ cho học sinh cũng theo đó mà
được hình thành. Nhiều hoạt động giáo dục đã được đổi mới theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho các em.
Tại trường Tiểu học Diễn Thọ trong những năm gần đây các hoạt động nhằm
giúp học sinh phát triển toàn diện được Ban giám hiệu và các thầy cô giáo quan
tâm nhiều hơn. Nhiều nội dung giáo dục: truyền thống lịch sử, kĩ năng sống... được
chú ý. Tuy vậy, các tiết giáo dục tập thể (GDTT) trong đó có tiết GDTT đầu tuần
(mà ta vẫn thường gọi là tiết chào cờ) là một trong những tiết mà trước đây cả lãnh
đạo và giáo viên chưa thật sự quan tâm để đem lại hiệu quả thiết thực trong việc
giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Cũng chính vì thế mà tiết này chưa đem lại
sự hào hứng cho học sinh, các em không muốn có tiết chào cờ đầu tuần vì phải
ngồi nghe hiệu trưởng, Tổng Phụ trách Đội nhận xét một cách thụ động. Điều đó
khiến chúng tôi luôn băn khoăn suy nghĩ: làm thế nào để tiết GDTT đầu tuần thực
sự là hoạt động giáo dục được các em chào đón, mang đến niềm vui cho các em


khi bắt đầu một tuần học mới, góp phần hình thành và phát triển năng lực phẩm
chất cho các em. Đó cũng chính là động lực để chúng tôi tìm đến với đề tài: “Đổi
mới tiết giáo dục tập thể đầu tuần theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh”
Tìm tòi, nghiên cứu và trải nghiệm đề tài trên, trong hai năm học qua, tại các
trường tiểu học Diễn Thọ, Diễn Lộc, Diễn Phú, tiết GDTT đầu tuần đã thực sự là
hoạt động giáo dục được các em chờ đón và yêu thích. Học sinh qua đó mà mạnh
dạn, tự tin hơn khi giao tiếp, tính tích cực, sáng tạo của các em được phát huy. Học
sinh được hình thành phát triển năng lực và phẩm chất cần thiết.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thực trạng :
1.1Thực trạng của việc tổ chức tiết giáo dục tập thể đầu tuần:
- Trước đây học sinh trường tôi cũng như nhiều trường khác chỉ biết rằng
sáng thứ hai là có tiết chào cờ đầu tuần để tất cả thầy cô và học sinh làm lễ chào
cờ. Sau đó các em ngồi nghe cô Tổng phụ trách Đội đánh giá hoạt động tuần qua,
nhắc nhở một số vấn đề cần lưu ý trong tuần tới. Rồi hiệu trưởng lên nói chuyện
trao đổi thêm một số vấn đề về việc học tập, thực hiện nề nếp (thường là những
việc mà cô Tổng Phụ trách chưa nói đến hoặc nhấn mạnh thêm những điểm cần
lưu ý...) Có thay đổi hơn tí thì cũng chỉ là toàn trường hát một vài bài. Đôi khi có
những nội dung tuyên truyền về tháng an toàn giao thông, phòng chống dịch bệnh,
một số ngày lễ lớn thì phát động phong trào thi đua, triển khai một số nội dung thi
đua.... (nhưng hầu hết do thầy cô thực hiện). Học sinh chỉ ngồi lắng nghe một cách
thụ động. Vì vậy học sinh thường uể oải, chán nản, không hứng thú với nội dung
này, ngồi nghe một lúc là làm việc riêng, nói chuyện, trêu đùa nhau...Do vậy hiệu
quả giáo dục ở hoạt động này còn chưa đạt như mong muốn.
Tìm hiểu tại 25 trường tiểu học trên địa bàn Diễn Châu và một số huyện

khác trên đại bàn Nghệ An (qua phỏng vấn hiệu trưởng, tổng phụ trách đội, giáo
viên, học sinh), chúng tôi được biết tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn ở nhiều trường
tiểu học. Trong 25 trường chúng tôi khảo sát thì có kết quả như sau :
Nội dung khảo sát, tìm hiểu thực trạng

Số trường Tỉ lệ
thực hiện

Tổ chức tiết giáo dục tập thể đầu tuần chủ yếu là tổ chức
chào cờ và nhận xét đánh giá hoạt động học sinh tuần qua,
phổ biến công tác tuần tới .

15

60%

Trong tiết GDTT đầu tuần ngoài nội dung chào cờ, đánh
giá nhận xét còn thường xuyên lồng ghép thêm một số nội
dung khác

5

20%

Hiệu trưởng và Tổng Phụ trách Đội là người đứng ra tổ
chức hầu hết các hoạt động trong tiết giáo dục tập thể

23/25

92%


Số trường cho học sinh tổ chức thực hiện tiết GDTT đầu
tuần là chủ yếu, giáo viên chỉ là người hướng dẫn

2

8%

* Về cách thức tổ chức :
- GV nói chuyện, trao đổi - Học sinh thụ động chỉ biết nghe: 18/25 trường
- Học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên Tổng Phụ trách Đội:
(thường là phần nhận xét đánh giá), các phần khác do hiệu trưởng và Tổng Phụ
trách thực hiện : có 5/25 trường

2


- Học sinh chủ động thực hiện phần lớn nội dung dưới sự hướng dẫn của
giáo viên Tổng Phụ trách và giáo viên chủ nhiệm lớp : 2 trường
* Nội dung và hình thức tổ chức:
Nội dung chủ yếu là tổ chức lễ chào cờ, đánh giá hoạt động tuần qua, triển
khai nhiệm vụ tuần tới. Thỉnh thoảng có thêm nội dung do cấp trên yêu cầu như tổ
chức Tuần lễ Học tập suốt đời, tưởng niệm nạn nhân tai nạn giao thông, tuyên
truyền phòng chống dịch bệnh
Một số trường vẫn có lồng ghép một số hoạt động như múa hát, đọc thơ, đố
vui... nhưng chưa mang tính thường xuyên, các nội dung tuyên truyền ít có sự đổi
mới về hình thức tổ chức như sân khấu hóa, kể chuyện, trò chơi ô chữ...mà chủ yếu
là nói chuyện, trao đổi, hỏi đáp.
* Tính tích cực của học sinh :
Các em học sinh chưa được phát huy khả năng của mình vào hoạt động giáo

dục tập thể đầu tuần, chủ yếu các em thu động làm theo yêu cầu của cô giáo, các
em còn rụt rè khi được giới thiệu hát, múa, trả lời một số câu hỏi của giáo viên.
1.2. Nguyên nhân của thực trạng trên:
- Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tác dụng của tiết GDTT đầu
tuần chưa đầy đủ.
- Hiệu trưởng nhà trường còn xem nhẹ hiệu quả của hoạt động giáo dục tập
thể đầu tuần.
- Còn làm theo thói quen, ngại thay đổi, đôi lúc còn mang tính “Tùy hứng”,
chưa có một kế hoạch tổng thể.
- Cơ sở vật chất các nhà trường còn có những bất cập, chưa thuận lợi cho
việc thay đổi.
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên Tổng phụ trách Đội cũng như hiệu
trưởng còn chưa thực sự xây dựng một kế hoạch phối hợp nhịp nhàng, việc huy
động các lực lượng xã hội tham gia còn ít.
- Muốn thay đổi cần có sự quan tâm từ lãnh đạo, Tổng phụ trách Đội cũng
như tất cả giáo viên trong đó có vai trò to lớn của giáo viên chủ nhiệm.Nhưng giáo
viên chủ nhiệm trong quá trình thực hiện thông tư 30 có quá nhiều việc phải làm vì
vậy khi phải thêm việc họ thường kêu ca phàn nàn, chưa nghĩ đến hiệu quả của tiết
giáo dục tập thể đầu tuần.
Đánh giá của cấp trên tới hoạt động bề nổi của nhà trường có lúc cũng chưa
thật chặt chẽ (có lúc còn chung chung) đối với nội dung này vì vậy chưa động viên
khích lệ được các nhà trường đổi mới một cách tích cực.
Từ nguyên nhân thực trạng trên chúng tôi đã tìm tòi thực nghiệm và tìm ra
được một số biện pháp đổi mới tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần ở trường Tiểu học

3


Diễn Thọ. Sau thời gian tổ chức các tiết GDTT với nhiều hoạt động sôi nổi đầu
tuần, tiết giáo dục tập thể đã thực sự là tiết được các em trường Tiểu học Diễn Thọ

chào đón.
2. Biện pháp đổi mới tiết giáo dục tập thể đầu tuần theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh:
2.1. Chọn nội dung, hình thức tổ chức một tiết GDTT đầu tuần để học
sinh có thể đảm nhiệm thực hiện:
Thay đổi nội dung: trước đây Hiệu trưởng và Tổng Phụ trách luân phiên
nhận xét đánh giá việc thực hiện các mặt nề nếp của học sinh trong tiết GDTT đầu
tuần, để giảm nội dung mang tính “hành chính” này chúng tôi chuyển sang hình
thức “Công khai” kết quả xếp loại thi đua hàng tuần của các lớp trên bảng tin của
trường. Theo đó những nội dung cần nhắc nhở cũng được đưa lên bảng tin (trừ
những hiện tượng khác biệt). Như vậy chúng tôi đã có khoảng 10 phút để dành
thêm cho hoạt động của học sinh.
Phân lượng thời gian cho các hoạt động : Mỗi tiết GDTT đầu tuần chúng tôi
thường duy trì 40 phút trong đó 10 phút dành cho lễ chào cờ do liên đội trưởng
điều hành đội nghi thức và toàn trường thực hiện; 20 phút dành cho phần sinh hoạt
liên đội dưới cờ ( đây là phần cứng do các chi đội, các lớp đảm nhận nội dung và
hình thức tổ chức), phần thời gian còn lại cho các nội dung khác như khen thưởng,
biểu dương; giới thiệu sách, giáo dục kĩ năng sống, tuyên truyền phòng chống dịch
bệnh, phát động thi đua ... dưới các hình thức khác nhau như kể chuyện, sân khấu
hóa, đố vui có thưởng... ( phần này thường được linh động thay đổi cho phù hợp
với điều kiện của trường, các yêu cầu của cấp trên hay khi xảy ra dịch bệnh...có thể
do Ban chỉ huy liên đội, Đội văn nghệ trường, đội Tuyên truyền Măng non được
giáo viên chủ nhiệm, cán bộ thư viện, Tổng Phụ trách Đội, cán bộ y tế phối hợp
hướng dẫn học sinh thực hiện.
2.2.Xây dựng một kế hoạch tổng thể cho nội dung tiết GDTT đầu tuần :
Muốn xây dựng được một kế hoạch tổng thể cho tiết sinh hoạt đầu tuần
trước hết người hiệu trưởng phải thâu tóm được toàn bộ văn bản hướng dẫn nhiệm
vụ năm học của cấp trên, trong đó chú trọng các nội dung giáo dục ngoài giờ lên
lớp. Thường thì có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo
dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo và Phòng Giáo dục - Đào tạo, văn bản về

chương trình hoạt động đội, sao của Hội đồng Đội các cấp, một số văn bản khác
liên quan đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp, cùng với tình hình thực tế của nhà
trường, địa phương.
Trên cơ sở và điều kiện thực tế của trường mình, hiệu trưởng căn cứ vào
mục tiêu giáo dục hiện nay để chọn lưa những nội dung thiết yếu đưa vào tiết giáo
dục tập thể trong cả năm học. Trong đó chú ý những nội dung có thể chuyển cho
học sinh đứng ra tổ chức thực hiện.

4


Ví dụ : tháng 9/2015 là tháng An toàn giao thông, tháng mà học sinh vừa
tựu trường bước vào năm học mới, cũng là chủ điểm Em yêu trường em của Đội,
chúng tôi đã chọn một số nội dung và hình thức sau vào các tuần của tháng 9/2015
là :
- Tuyên truyền về An toàn giao thông dưới hình thức sinh hoạt liên đội dưới
cờ do chi đội 5A thực hiện.
- Phổ biến các quy định về nề nếp dưới hình thức đố vui: do Đội Sao đỏ
dưới sự hướng dẫn của Tổng Phụ trách Đội thực hiện.
- Múa hát về trường em: do các lớp nhi đồng đăng kí thực hiện.
- Nội dung đánh giá nhận xét đầu tuần chúng tôi chuyển sang hình thức công
khai kết quả và những điểm cần nhắc nhở trên bảng tin của trường. Tuy vậy trong
mỗi tháng nếu có học sinh lập thành tích như có bài được đăng báo, nhặt được của
rơi trả người đánh mất, chăm lo bảo vệ môi trường..., hay tập thể lớp tự quản tốt
chúng tôi đều dành một khoảng thời gian thích đáng để biểu dương hoặc khen
thưởng.
Cứ như vậy chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch tổng thể nhưng cũng rất chi
tiết cho cả năm học: mỗi tháng có một số buổi sinh hoạt liên đội dưới cờ (thời gian
khoảng 20 phút) do các chi đội khối 4-5 và các lớp nhi đồng thực hiện. Các chi đội,
lớp nhi đồng đăng kí tháng tổ chức sinh hoạt dưới cờ và chủ động chọn lựa nội

dung, hình thức tuyên truyền về ngày lễ phù hợp. Tổng Phụ trách Đội là người phê
duyệt chương trình trước khi tổ chức thực hiện:Ví dụ : Chi đội 5B tổ chức vào
tháng 11 với chủ đề biết ơn thầy cô giáo, chi đội 5C tổ chức vào tháng tháng 12
với chủ đề Anh bộ đội của em; chi đội 5D tháng 10: chủ đề : Chào mừng ngày
20.10, ngày hội rửa tay với xà phòng ; chi đội 4A- tháng 1-2 với chủ đề Ngày tết
quê em, Chi đội 4B: tháng 3- chủ đề hướng tới ngày 8.3, 26.3; chi đội 4C tháng 4,
tháng 5 hướng tới chủ đề : Mừng ngày thống nhất đất nước, ngày sinh của Bác,
ngày thành lập Đội...
Ngoài các chi đội ra, các lớp nhi đồng được xen kẽ một số nội dung hát dân
ca, kể chuyện, đọc thơ, đố vui theo chủ đề chủ điểm của nhi đồng. Để lấp kín 20
phút sinh hoạt liên đội dướí cờ trong tất cả các tuần thì trong tháng còn có các buổi
tổ chức trò chơi ô chữ nhằm củng cố và tăng cường vốn hiểu biết cho các em, một
số cuộc thi dưới cờ như thi hát dân ca, thi kể chuyện, công tác tuyên truyền được
lồng ghép có lúc dưới hình thức tuyên truyền của Đội Tuyên truyền Măng non, đố
vui, sân khấu hóa, kể chuyện... ( với mỗi chủ đề chúng tôi xây dựng một ô chữ phù
hợp để tất cả học sinh có thể tham gia trả lời). Ô chữ do học sinh các lớp sưu tầm
hoặc sáng tác, giáo viên chủ nhiệm chọn lựa và gửi vào ngân hành ô chữ do Tổng
Phụ trách Đội đảm nhiệm.
Khi có một kế hoạch tổng thể và chi tiết, Tổng phụ trách Đội và hiêu trưởng
sẽ không “Tùy hứng”như trước nữa mà dựa vào kế hoạch này để phối hợp tổ chức

5


thực hiện, kế hoạch chỉ điều chỉnh khi có nội dung phát sinh hoặc do điều kiện thời
tiết không tổ chức được.
2.2. Triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới tiết giáo dục tập thể :
2.2.1. Triển khai làm điểm một tháng với những nội dung đã chọn theo kê
hoạch:
Đối với nội dung lễ chào cờ : Đội nghi thức được tập luyện kĩ càng các bài

trống đệm Quốc ca, đội ca, Chỉ huy đội trống thực hiện khá bài bản nên bao giờ lễ
chào cờ cũng thể hiện được khí thế trang nghiêm của toàn liên đội trong buổi lễ.
Đối với nội dung tổ chức sinh hoạt liên đội dưới cờ : Để tổ chức sinh hoạt
liên đội dưới cờ trước hết chúng tôi tổ chức tập huấn và quán triệt đến tất cả giáo
viên phụ trách các chi đội, các lớp nhi đồng và các em chỉ huy chi đội, gợi ý các
nội dung để giáo viên học sinh hình dung ra cách thức, nội dung cần thực hiện.
Ví dụ : để sinh hoạt liên đội dưới cờ về chủ đề của tháng 11 chi đội có thể
chọn một số câu hỏi đố vui về chủ đề Biêt ơn thầy cô giáo như các câu hỏi về ý
nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam, các câu tục ngữ thành ngữ về công lao của thầy cô
hoặc về lòng tôn trọng, biết ơn của mọi người đối với thầy cô giáo, cũng có thể tổ
chức cho các bạn viết,vẽ về thầy cô giáo rồi chọn bài hay nhất đọc trước toàn
trường, và tổ chức một số tiết mục văn nghệ, hát múa hay kịch về chủ đề .
Chi đội tham gia đảm nhận buổi tổ chức sinh hoạt dưới cờ được giáo viên
chủ nhiệm gợi ý, các em trao đổi, bàn bạc và lựa chọn nội dung rồi tập luyện cách
tổ chức : từ khâu dẫn chương trình cho đến triển khai các nội dung đều do các bạn
trong chi đội đó đảm nhận.( tránh quá tải và nhảm chán cho học sinh thời gian cho
mỗi chi đội tổ chức được quy định tối đa là 20 phút) .
Sau khi tổ chức tập huấn, buổi đầu tiên sinh hoạt liên đội dưới cờ, chi đội
đầu tiên thực hiện là chi đội 5A, các em đã đề xuất nhiều nội dung, cô giáo chủ
nhiệm gợi ý để các em chọn lại nội dung các câu hỏi, các tiết mục văn nghệ tập
trung vào chủ đề hơn. Các em đã chủ động tổ chức tập luyện các tiết mục, phân
công các bạn thực hiện từng nội dung đã chọn. Cô Tổng Phụ trách Đội là người
duyệt lại chương trình lần cuối cho chi đội.
Lần đầu tiên một chương trình hoàn toàn do các em tổ chức thực hiện đã làm
cho toàn trường từ giáo viên đến học sinh ngạc nhiên; Hai học sinh dẫn chương
trình cho chi đội mạnh dạn vào chương trình với một vài câu giới thiệu ngắn gọn,
sau đó một số câu hỏi được đưa ra cho toàn liên đội được các bạn hào hứng tham
gia trả lời. (có những câu hỏi rất dễ để dành cho các bạn học sinh lớp 1 như :tên
đầy đủ của trường mình là gì?, khó hơn cho các bạn lớp 3,4: hãy gọi tên trường
mình bằng Tiêng Anh nào? Hay Để đên trường an toàn, các bạn học sinh khi ngồi

trên xe máy đên trường cần lưu ý điều gì? Bạn hãy hát một bài hát để nhắc nhơ
các bạn đi trên đường phải đi đúng luật ( gợi ý ba chữ đầu của bài hát là : đường
em đi)...Các câu hỏi thật là đơn giản nhưng đều chứa đựng các nội dung giáo dục,

6


bổ sung kiến thức cho các em lại chính do các em tự tìm tòi và tổ chức hỏi đáp nên
các em thực sự mạnh dạn, tự tin hơn khi trả lời.
Kết quả: sau buổi sinh hoạt liên đội dưới cờ, các lớp đều chờ đến lượt mình
để được thể hiện.
Tuần tổ chức trò chơi ô chữ: cô Tổng phụ trách Đội cho các lớp ( gồm cả
học sinh và giáo viên chủ nhiệm) đăng kí sáng tác các ô chữ theo các chủ điểm của
từng tháng, nếu lớp nào có ô chữ hay được đứng ra tổ chức trước toàn trường. Trò
chơi này được các cô giáo chủ nhiệm và các lớp tích cực tìm kiếm và kết quả có
nhiều ô chữ phù hợp chủ điểm đã được gửi về Cô Tổng Phụ trách Đội.
Ví dụ : Với chủ đề Thầy cô và mái trường có ô chữ sau ( có thể tổ chức
vào cuối tháng 10 hoặc tháng 11 đều được) :
(1)
(2)

Ơ
N

( 3)

T
(4)

H


(5)

Â
(6)

Y

Gợi ý cho ô chữ ( theo hàng ngang)
1. Từ ngữ còn thiếu trong câu tục ngữ sau : “ Công cha, nghĩa me,.... ....” ?
2. Tên của một bài hát về thầy cô giáo của nhạc sĩ Vũ Hoàng, có câu “ Khi tóc
thầy bạc trắng chúng em đã khôn lớn rồi”?
3. Từ dùng để chỉ chung tất cả hoạt động của học sinh khi đến trường?
4. Một vật quen thuộc của thầy và trò trong quá trình dạy học- thường đi đôi
với bảng đen?
5. Từ còn thiếu trong câu tục ngữ: “ Không ....đố mày làm nên”?
6. Từ còn thiếu trong câu hát: “Em ....trường em với bao bạn thân và cô giáo
hiền”?
Hay ô chữ sau có thể tổ chức trong dip chào mùa xuân đên:

7


(1)

C

(2)

H


(3)

A

(4)

O

(5)

X

(6)

U

(7)

Â

(8)

N

Gợi ý : (theo hàng ngang)
1. Loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết.
2. Trong giờ khắc giao thừa, tại các trung tâm thành phố lớn người ta thường
bắn loại pháo này để đón năm mới.
3. Làng Nhật Tân (Hà Nội ) nổi tiếng với loại hoa này.

4. Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
5. Một loại đồ ăn nấu bằng gạo nếp, hay có trong dịp tết.
6. Trò chơi dân gian thường xuất hiện trong dịp lễ hội đầu xuân.
7. Đồ vật bao gồm một thân tre cao, thường treo trầu cau, bùa chú, trồng trước
nhà trong những ngày Tết âm lịch, theo quan niệm dân gian để đuổi ma quỷ.
8. Loại chim báo hiệu mùa xuân về.
Hay ô chữ dùng để giáo dục học sinh về biển đảo:
1.

N

2.

Ơ
3.

I
4.

Đ
5.

6
7.
8.

A
O
X
A


8


Các gợi ý theo hàng ngang:
1.

Mặc nắng mưa gió bão

5.

Cha em xa nhà

Cây súng chú chắc tay

Sống ngoài ... nhỏ

Quân thù mà ló mặt

Đêm tìm phương cha

.... lớn sẽ vùi thây.

Phía cây đèn đỏ.

( Chú hải quân, Vân Đài)

2. Mặt trời xuống biển như hòn lửa

( Cây đèn biển, Trần Quốc Minh)


6.

Suối than ngày chảy xiết

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Còi tàu vang khơi xa

Đoàn thuyền đánh các lại ... ...

Buồm căng thuyền nặng cá
... ... theo về nhà.

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

3.

Giữa mặt nước mênh mông
Tàu ... .... ta đó

( Vùng mỏ, Phạm Thị Liên)

7.

Quê em ở vùng biển

Xếp hàng nối đuôi nhau

Phong cảnh đẹp vô cùng


Trông như từng dãy phố.

Nước biển xanh mênh mông

(Bên cảng Hải Phòng,Nguyễn Hồng Kiên)

... .... tràn bãi cát.

4.

( Quê em vùng biển- Tập đọc lớp 1)

Bố em là ... ...
Ở tận vùng đảo xa
Chưa một lần về phép
Mà luôn luôn có quà.
( Quà của bố , Phạm đình Ân)

8.

... ... đảo tía, đảo nâu
Mênh mông sóng song trắng
phau bạt ngàn
( Hạ Long, Trần Đăng Khoa)

Ta có thể dựa vào chủ đề để sưu tầm hoặc sáng tác nhiều ô chữ phù hợp với
mục đích của việc giáo dục học sinh mà không mấy khó khăn, nhưng để phát huy
tính tích cực của học sinh giáo viên cũng có thể gợi ý cho học sinh sáng tác các ô
chữ đơn giản từ một chủ đề bắt đầu các chữ của ô hàng dọc, lúc đầu tưởng là khó

nhưng được hướng dẫn học sinh đã có nhiều gợi ý hay hướng vào chủ đề bắt đầu
từ những ô chữ đơn giản, gợi ý đơn giản . Như vậy sẽ không khó để sưu tầm được
các ô chữ hay từ các em học sinh.
Trò chơi này giúp các em vừa biết cách tìm các từ ngữ hướng về chủ đề
các ngày lễ lớn, nhớ được ngày lễ, ý nghĩa ngày lễ, vừa biết cách điễn đạt ý
nghĩa của từ, nhiều kiến thức trên nhiều lĩnh vực được nhắc đến.
Khi tổ chức trò chơi ô chữ để thêm phần phấn khích cho học sinh chúng
tôi thường dành những món quà các em yêu thích để thưởng cho các bạn trả lời
đúng như: quả cầu đá, dô dô, bóng bay, dây nhảy, sách truyện, cặp tóc...( mỗi tuần
chỉ hết khoảng 50 000-70 000 đồng cho trò chơi này)

9


- Tuần dành cho các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, lồng ghép giáo dục
truyền thống, các nội dung giáo dục khác thường được chuẩn bị dưới dạng kể
chuyện, đố vui hay sân khấu hóa (do đội văn nghệ trường, đội văn nghệ các lớp
thực hiện). Sau các phần đều có câu hỏi tìm hiểu, cách thức để học sinh trải
nghiệm.
- Đối với tháng tổ chức điểm, các nội dung, hình thức tổ chức được chuẩn
bị chu đáo, sau mỗi buổi có rút kinh nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh
để lần sau thực hiện tốt hơn.
2.2.2 Nhân rộng đại trà việc tổ chức tiêt GDTT theo hướng chuyển cho học sinh
làm chủ buổi GDTT đầu tuần :
Để chuyển từ việc giáo viên đứng ra tổ chức tiết GDTT đầu tuần chúng
tôi đã quán triệt tới tất cả giáo viên về ý mục đích ý nghĩa của việc chuyển cho học
sinh làm chủ tiết GDTT đầu tuần. Qua chỉ đạo điểm giáo viên đều thấy sự đa dạng
phong phú về nội dung và sự hào hứng của học sinh khi được tự mình đứng ra làm
chủ phần lớn tiết GDTT, đặc biệt các em tự tin, mạnh dạn hơn, được phát huy khả
năng của mình trước tập thể, được các bạn cổ vũ, lớp nào cũng hăng hái hẳn lên, trí

tuệ của tập thể lớp được phát huy.
Khi giáo viên thấy rõ được tác dụng to lớn đó, họ sẵn sàng vào cuộc. Để
công việc triển khai trôi chảy chúng tôi đã tiến hành theo các bước làm sau:
Đối với nội dung sinh hoạt liên đội dưới cờ :
Bước 1: Phân công nội dung chủ điểm và thời gian cho các chi đội, các
lớp cụ thể đến từng tháng và tuần tổ chức.
Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm lớp chọn thời gian, triển khai, gợi ý cho
học sinh lựa chọn nội dung câu hỏi đố vui, các tiết mục khác phù hợp chủ đề ..
Bước 3: Học sinh tự tổ chức tập luyện và thực hiện trong tiết giáo dục tập
thể dưới sự gợi ý, góp ý của giáo viên chủ nhiệm và cô Tổng phu trách Đội.
Các nội dung khác ngoài sinh hoạt liên đội dưới cờ cũng được sắp xếp
tuần tự và giao việc cụ thể cho các lớp một cách tương tự.
Buổi GDTT lồng ghép sinh hoạt sao nhi đồng thường diễn ra 1 lần trên
một tháng. Để buổi sinh hoạt sao lôi cuốn các em, phụ trách sao đươc tập huấn kĩ
lưỡng nội dung buổi sinh hoạt theo từng tháng. Vì vậy nhiều buổi sinh hoạt sao sôi
động, hấp dẫn các em . Từ phụ trách sao đến các sao đều hòa minh vui vẻ, hào
hứng.
Kết quả đạt được: Nội dung sinh hoạt liên đội dưới cờ do các chi đội, các
lớp tổ chức đa dạng về nội dung, hình thức, phát huy được tính tích cực của học
sinh, các em thật sự phát triển năng lực giao tiếp, ý thức tự quản, hợp tác, học sinh
không còn thụ động ngồi nghe mà bị cuốn hút vào nội dung tổ chức của các chi
đội, các lớp. Chúng tôi đã tìm thấy nhiều nội dung sáng tạo từ các em .

10


Ví dụ: Chi đội 5B sinh hoạt chủ đề hướng về ngày 20.11. Các em đã mua
và tặng tất cả thầy cô một bó hoa tươi thắm vào dịp đầu tháng 11 với bài hát những
bông hoa những bài ca. Chi đội 5C: chủ đề hướng tới ngày 22.12 đã dành vài phút
nói về Đại tướng Võ nguyên Giáp - người chỉ huy đầu tiên của Quân đội ta - Vị

tướng tài ba và yêu cầu toàn trường dành một phút mặc niệm vị tướng tài ba này,
lớp còn có cả tiết mục ảo thuật do học sinh tự đăng kí biểu diễn. Lớp 5D được biết
với sự nhút nhát rụt rè mà nay có tới 4 bạn xung phong dẫn chương trình. Hội đồng
tự quản phải phối hợp cùng cô chủ nhiệm để chon lựa.
Ngoài những buổi sinh hoạt liên đội dưới cờ, để lồng ghép giáo dục
truyền thống địa phương, an toàn giao thông, tuyên truyền phòng chống các bệnh
thường gặp, tuyên truyền bảo vệ môi trường ... dưới sự gợi ý của giáo viên, nhiều
lớp còn có bài vè vui như Thông điệp về an toàn giao thông (do lớp Nhi đồng 3A
đăng kí thực hiện trong tuần tháng 9 nói về việc tác hại của việc không đội mũ bảo
hiểm, đi xe đạp thả tay), những câu đố vui, những câu hỏi tìm hiểu về địa phương
như Tên gọi khác của vùng đất Diễn Thọ là gì ?( Nho Lâm); Tại sao lại gọi Diễn
Thọ là Nho Lâm? (xã có truyền thống hiếu học, Nho Lâm là rừng nho vì xã có rất
nhiều người học giỏi, đỗ đạt, thành tài); Tên một lò rèn nổi tiêng rèn dao liềm,
cuốc ...rất sắc của xã ta trong thời gian gần đây ?( Lò rèn ông chắt Nậm); Hiện
nay làng Nho Lâm Diễn Thọ còn có thêm nghề gì nổi tiêng? (làm bánh mướt)? Rú
Ta của xã ta còn có tên khác là gì? ( Mã Yên Sơn). Hãy kể tên một số làng của xã
Diễn Thọ ngày nay? (làng Thanh Kiều, Du Đồng, Nhân Hòa, Nhân Mĩ, Phương
Đình, Trúc lâm, Hòe Thị, Sơn Đầu, Đồng Cựa...); Ai là Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân
Xã Diễn Thọ hiện nay?( bác Đặng Quang Trung)... Hay trong chủ đề về ngày 26.3
có câu hỏi Ai là bí thư Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đầu
tiên của nước ta? Hiện nay ai là Bí thư đoàn xã Diễn Thọ?
Những hình ảnh mà chúng tôi ghi lại được sau đây, trong năm học 20152016 này ( Phụ lục 1) sẽ minh họa cho một phần những nét đổi mới, những kết quả
đạt được sau một thời gian theo đuổi việc đổi mới tổ chức tiết GDTT theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh.
Tóm lại việc đổi mới tiết GDTT đầu tuần ở các trường tiểu học mà chúng
tôi thực nghiệm đã thực sự cuốn hút học sinh. Bây giờ khi được hỏi : bạn nào
thích tiết GDTT đầu tuần thì cả trường không còn bạn nào không giơ tay. Nếu thứ
hai của một tuần nào đó thời tiết thay đổi, trời mưa, cô giáo sợ học sinh bị ốm nên
không tổ chức 40 phút GDTT, học sinh vẫn mang ghế ra sân ngồi đội mưa chờ đợi,
nhắc mãi mới chịu mang ghế vào lớp.

Nhiều giáo viên qua tiết GDTT lại hòa mình cùng các em một cách tự
nhiên và vui vẻ hơn. Ví dụ như cô Nguyễn Thị Phương tham gia kể những mẩu
chuyện vui được học sinh thích thú. Cô Hiệu trưởng thì vẫn sưu tầm nhiều mẩu
chuyện GD Kĩ năng sống để giúp các em có được những hiểu biết và những kĩ
năng sống tốt hơn, cô Cao Thị Hoài rụt rè, nhút nhát bây giờ đã tự tin khi giới thiệu
sách cho cho các em và còn hướng dẫn cho các bạn giới thiệu sách cũng khá hay.

11


Chúng tôi đã làm 150 phiếu thăm dò học sinh đối với tiết GDTT đầu tuần
( phụ lục 2) trong đó mỗi khối chọn ngẫu nhiên 30 bạn. Kết quả nhận được là:
100% số học sinh thích tiết GDTT đầu tuần .
Về lí do mà học sinh thích : có 20 bạn cho rằng vì có nhiều nội dung hấp
dẫn , 10 bạn cho rằng có phần thưởng. 120 bạn cho rằng vì bản thân mình được
làm, được đố các bạn, được trả lời các câu hỏi do các bạn đưa ra,được đánh giá
nhận xét các bạn...
Thăm dò ý kiến giáo viên : đa số giáo viên đều cho rằng: đổi mới tiết
GDTT như trên thì giáo viên có thêm một số việc phải làm như hướng dẫn học
sinh, chuẩn bị cho học sinh thực hiện, nhưng học sinh được rất nhiều: các em mạnh
dạn, tự tin hẳn lên, bây giờ lớp nào cũng có thể chọn người dẫn chương trình mà
không cần nhiều thời gian cho tập luyện nữa. Các em thật sự vui tươi, hào hứng, đó
cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc của thầy cô giáo khi thấy học trò của mình hanh
phúc. Cũng qua việc tổ chức của nhiều lớp, các em gắn bó đoàn kết với nhau hơn,
biết học tập đội bạn, biết phát huy thế mạnh của tập thể lớp mình trong việc chọn
lựa nội dung và hình thức tổ chức.
Chúng tôi thiết nghĩ rằng chỉ cần chúng ta tin tưởng vào học sinh, biết
cách gợi ý, tổ chức cho các em, các em có thể làm được rất nhiều. Ngay trong tiết
GDTT lâu nay vốn chưa được chú trọng thì nay hiệu quả của nó đem lại là rất đáng
trân trọng. Việc đổi mới tiết GDTT đầu tuần hướng tới việc phát huy tính tích cực

của học sinh phù hợp với việc đổi mới hoạt động dạy học, giáo dục hướng tới sự
phát triển năng lực và phẩm chất cho người học.
Việc đổi mới trên sẽ không khó nếu mọi thầy cô giáo có nhận thức đầy đủ
về tầm quan trọng của việc tổ chức sinh hoạt toàn trường với tiết GDTT đầu tuần.
Chúng tôi hy vọng với kinh nghiệm này của bản thân nhiều đồng nghiệp sẽ áp
dụng để tổ chức tốt hơn tiết GDTT tại trường của bạn.
PHẦN III: KẾT LUẬN
- Ứng dụng SKKN trên tại các trường tiểu học Diễn Thọ, Diễn Phú, Diễn
Lộc, Diễn Lợi trong vài năm qua đã giúp cho học sinh của các trường Tiểu học nói
trên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp, các em luôn luôn chờ đón được đến
lượt mình đứng ra tổ chức sinh hoạt liên đội dưới cờ, các em hào hứng xem
chương trình của lớp bạn thể hiện và tham gia tích cực vào các câu hỏi mà các bạn
đưa ra. Các lớp nhi đồng dù còn rất nhỏ nhưng cũng đã tích cực tham gia biểu diễn
văn nghệ, đọc thơ, diễn kịch... Học sinh thật sự được bổ sung kiến thức, được trải
nghiệm, được tham gia làm chủ, các em thấy mình như lớn lên, tự tin hơn. Cũng từ
“sân chơi” này mà việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của
giáo viên có nhiều thuận lợi hơn.
*Những kết luận và bài học kinh nghiệm:
- Đổi mới tiết GDTT đầu tuần hướng tới việc phát huy tính tích cực của học
sinh là phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay.
12


- Việc đổi mới tiết GDTT đầu tuần muốn thành công người cán bộ quản lí và
giáo viên phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đổi mới đó, không
xem nhẹ bất cứ một hoạt động giáo dục nào trong đó có GDTT đầu tuần.
- Thầy cô giáo hãy tin tưởng vào các em, giao việc và gợi ý để các em làm,
không làm thay, hãy là người bạn của các em trong quá trình chọn lựa nội dung,
hình thức tổ chức và tập luyện biết động viên khích lệ các em một cách kịp thời.
- Phải thường xuyên có sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên

Tổng phụ trách đội, cán bộ thư viện thiết bị, cán bộ y tế trường học để có kế hoạch
sát đúng cho cả năm học.
- Cần có cơ sở vật chất đảm bảo cho việc đổi mới nội dung hình thức tổ chức
.* Những kiến nghị, đề xuất:
Cấp trên cần quan tâm đánh giá đúng, khích lệ, nhân rộng mô hình đổi mới
hoạt đông ngoài giờ lên lớp trong đó có nội dung giáo dục tập thể đầu tuần.
Nhà trường tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất để đáp ứng với yêu cầu đổi mới
(ví dụ như có nhà tập đa năng để tổ chức thì không lệ thuộc vào thời tiết đối với
các hoạt động này)
Diễn Thọ, ngày 05 tháng 4 năm 2016
Nhóm thực hiện

Đặng Thị Hương Trà

Phạm Thị Lý

13


Phụ lục 1

Thi múa tập thể trong buổi chào cờ đầu tuần

Múa tập thể trong buổi chào cờ đầu tuần

Sinh hoạt liên Đội dưới cờ do chi đội 5B tổ chức

14



Hai cụ : cụ Kha và cụ Hội nói chuyện và tập cho học sinh làn điệu hát reo của làng
Nho Lâm Diễn Thọ trong buổi GDTT đầu tuần ( do các bạn học sinh và các cô
giáo khối 1 tổ chức mời hai cụ giao lưu cùng các cháu

Tiết mục múa trong buổi sinh hoạt dưới cờ của lớp 3C

15


Chi đội mình có thể hát tập đến 15 bài dân ca cơ đấy!

Sinh hoạt sao đầu tuần thật sôi động

16


Câu hởi này hơi khó.Mình phải tìm cho ra chủ nhân của câu trả lời mới được!

Hai bạn MC của chi đội 4A trong buôi sinh hoạt dưới cờ do chi đội 4 A tổ chức

17


Cùng xem lớp 4 A tổ chức tiết mục múa trong buổi sinh hoạt dưới cờ

“Ban giám khảo nhí “có thể đánh giá bài hát tiếng Anh này một cách chính xác
không nhỉ

18



Các diễn viên không chuyên của chi Đội 4B với bài múa “ Đi ta đi lên” trong tiết
GDTT đầu tuần

Tặng quà cho học sinh khuyết tật vừa qua phẫu thuật- Sáng kiến của chi đội 4C
trong việc kêu gọi các bạn ủng hộ quỹ “giúp bạn đến trường” trong buổi sinh hoạt
liên đội của chi đội 4 C.

19


Cùng xem chi đội 5D biểu diễn

Phụ lục 2:
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
ĐỐI VỚI TIẾT GIÁO DỤC TẬP THỂ ĐẦU TUÀN
Múa hát trong buổi lễ phát động “ Tuần lễ học tập suốt đời”

20


Phụ lục 2:
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
ĐỐI VỚI TIẾT GIÁO DỤC TẬP THỂ ĐẦU TUÀN
Họ tên học sinh ………………………………………Lớp ……
Em hãy đánh dấu nhân vào ô trống trước mỗi ý mà em cho là đúng rồi điền đầy
đủ thơng tin vào các chỡ chấm :
1. Em có thích tiết giáo dục tập thể vào đầu buổi sáng thứ hai hàng tuần ở trường ta
không?
- Có


;

Không

2. Lí do em thích tiết giáo dục tập thể đầu tuần :
Vì đươc tham gia hoạt động, giao lưu (như được biểu diễn , được đố các bạn, được đánh giá
nhận xét các bạn, được dẫn chương trình, được tìm câu đố, tìm ô chữ ..)
Vì chương trình có nhiều tiết mục hấp dẫn do các bạn học sinh thực hiện.
Vì được nhận phần thưởng
Các lí do khác : …………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
3. Hoạt động nào trong tiết giáo dục tập thể đầu tuần em không thích?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………..
Lí do em không thích:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
4. Em mong muốn tiết giáo dục tập thể đầu t̀n có thêm nợi dung gì? Ai sẽ tở chức nợi
dung đó ? (Em hãy ghi ý kiến của em vào chỗ chấm dưới đây )
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….

21




×