Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

NHIỆM VỤ QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ CÀ MAU ĐẾN NĂM 2035 - TỶ LỆ 1/10.000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.12 KB, 30 trang )

VIUP

BỘ XÂY DỰNG
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN QUỐC GIA

NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ CÀ MAU ĐẾN
NĂM 2035 - TỶ LỆ 1/10.000

Hà Nội, 2017

0


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 3
1.1. Lý do và sự cần thiết phải lập quy hoạch................................................................3
1.2. Thời hạn lập quy hoạch............................................................................................4
1.3. Các cơ sở và căn cứ lập quy hoạch...........................................................................4
1.3.1. Các căn cứ pháp lý:.............................................................................................4
1.3.2. Các cơ sở, các nguồn tài liệu liên quan khác:......................................................4
1.4. Quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch:.......................................................................6
1.4.1. Quan điểm............................................................................................................6
1.4.2. Mục tiêu...............................................................................................................6
1.5. Tính chất.................................................................................................................... 6
1.6. Vị trí, phạm vi và quy mơ và tính chất khu vực lập quy hoạch:............................7
1.6.1. Vị trí..................................................................................................................... 7
1.6.2. Phạm vi và ranh giới............................................................................................7
1.6.3. Quy mô lập quy hoạch.........................................................................................7
II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC QUY HOẠCH ĐÃ
ĐƯỢC DUYỆT................................................................................................................. 9


2.1. Thực trạng phát triển................................................................................................9
2.1.1. Dân số, lao động..................................................................................................9
2.1.2. Kinh tế đô thị......................................................................................................10
2.1.3. Hệ thống hạ tầng xã hội.....................................................................................10
2.1.4. Hiện trạng đất đai..............................................................................................12
2.1.5. Kiến trúc cảnh quan...........................................................................................12
2.1.6. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật................................................................................13
2.2. Các dự án, đồ án quy hoạch đang triển khai.........................................................17
2.3. Đánh giá tổng hợp...................................................................................................17
2.4. Nhận định các vấn đề cần giải quyết trong Điều chỉnh QHC mới.......................18
III. CÁC YÊU CẦU, NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU.............................................19
3.1. Phân tích đánh giá hiện trạng và thực hiện các quy hoạch đã duyệt..................19
3.1.1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng:........................................19
3.1.2. Các chương trình, đồ án, dự án có liên quan:....................................................21
3.1.3. Đánh giá tổng hợp:............................................................................................22
3.2 Các tiền đề phát triển đô thị....................................................................................22
3.2.1. Động lực, tiềm năng phát triển:.........................................................................22
3.2.2. Các bài học kinh nghiệm Quốc tế có thể áp dụng:.............................................22
3.2.3. Xây dựng các kịch bản phát triển đô thị:...........................................................24
3.3. Định hướng phát triển khơng gian đơ thị:.............................................................25
3.3.1. Mơ hình, cấu trúc phát triển không gian đô thị:.................................................25
3.3.2. Tổ chức các khu chức năng đô thị và quy hoạch sử dụng đất:...........................25
3.3.3. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội:..................................25
3.3.4. Thiết kế đô thị:...................................................................................................25
3.4. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật................................................................26
3.4.1. Giao thông:........................................................................................................26
3.4.2. San nền và thoát nước mưa:...............................................................................26
3.4.3. Cấp nước:..........................................................................................................27
3.4.4. Cấp điện và chiếu sáng đơ thị:...........................................................................27
3.4.5. Thốt nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:.....................................27

3.4.6. Thông tin liên lạc:..............................................................................................28
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1


3.5. Đánh giá môi trường chiến lược.............................................................................28
3.5.1. Đánh giá hiện trạng môi trường:.......................................................................28
3.5.2. Đánh giá môi trường chiến lược:.......................................................................28
3.5.3. Giải pháp bảo vệ môi trường:............................................................................29
3.6. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư, nguồn lực thực hiện........................................29
3.7. Kết luận và kiến nghị..............................................................................................29
IV. HỒ SƠ SẢN PHẨM.................................................................................................29
4.1. Phần bản vẽ.............................................................................................................. 29
4.2. Phần văn bản...........................................................................................................30
V. TIẾN ĐỘ & TỔ CHỨC THỰC HIỆN.....................................................................30
5.1. Tiến độ và phương thức thực hiện.........................................................................30
5.2. Tổ chức thực hiện:...................................................................................................30

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2


I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do và sự cần thiết phải lập quy hoạch
Thành phố Cà Mau là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục
- đào tạo, thương mại và dịch vụ tổng hợp của tỉnh Cà Mau; là cứ điểm quốc phòng, an
ninh quan trọng trong vùng bán đảo Cà Mau. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành
phố Cà Mau đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1264/QĐ-UBND ngày

08/9/2008, từ đó đến nay, thành phố đã chủ động triển khai nhiều quy hoạch, dự án nhằm
quản lý, thu hút đầu tư xây dựng & phát triển đô thị để cải thiện diện mạo kiến trúc cảnh
quan, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân đô thị và vào ngày 08/08/2010 Thủ
tướng chính phủ đã có Quyết định số 1373/QĐ/TTg về việc công nhận thành phố Cà Mau
là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Cà Mau.
Theo Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2050 (đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1581/QĐTTg ngày 09/10/2009) và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2050 (đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 896/QĐUBND ngày 30/06/2015 của UBND tỉnh Cà Mau) đã xác định thêm những tính chất,
chức năng và vai trị quan trọng cho thành phố là: Đô thị hạt nhân vùng đô thị Tây Nam
Vùng đồng bằng sông Cửu Long và là một trong bốn đô thị động lực vùng kinh tế trọng
điểm vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Bên cạnh đó, từ thời điểm sau khi lập Quy hoạch chung năm 2008 đến nay đã có
nhiều hệ thống văn bản pháp quy về quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị cùng với
Quy hoạch của các ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố được ban hành đã có những tác
động khơng nhỏ đến việc quản lý, thu hút đầu tư phát triển của thành phố như: Luật Quy
hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày
18/06/2014; Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính Phủ về lập, thẩm định,
phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP của Chính phủ về
Quy định chi tiết một số nội dung về Quy hoạch xây dựng; Nghị định 11/2013/NĐ-CP
ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị,... và các Quyết định
phê duyệt quy hoạch các ngành từ cấp Trung ương đến địa phương như: Quyết định số
1005/QĐ-TTg ngày 20/06/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ
điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050; Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/07/2012 của Thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông
Cửu Long đến năm 2020; Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 02/12/2014 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế
trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long; Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày
01/03/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng
đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số

2623/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát
triển các đơ thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2020; Quyết định
1985/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Chương
trình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết
định số 565/QĐ-UBND, ngày 09/4/2012 của UBND thành phố Cà Mau về việc Ban hành
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 20/12/2011 của Ban
Chấp hành Đảng bộ thành phố về tăng cường công tác quản lý trật tự và vệ sinh môi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3


trường đô thị thành phố Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;… Như vậy
việc quản lý, thu hút đầu tư xây dựng phát triển thành phố theo đồ án Quy hoạch chung
năm 2008 cần xem xét, đánh giá sự phù hợp trong bối cảnh mới.
Xuất phát từ những vẫn đề trên, để đảm bảo thành phố Cà Mau phát triển bền
vững, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế; khẳng định được vai trò trong vùng tỉnh Cà Mau
nói riêng và vùng đồng bằng sơng Cửu Long nói chung , là cơ sở để quản lý, thu hút đầu
tư xây dựng phát triển đô thị phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu thì việc
điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cà Mau đến năm 2035 là hết sức cần thiết và cấp
bách.
1.2. Thời hạn lập quy hoạch
- Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2025.
- Giai đoạn dài hạn đến năm 2035.
1.3. Các cơ sở và căn cứ lập quy hoạch
1.3.1. Các căn cứ pháp lý:
- Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định,

phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/5/2015 về Quy định chi
tiết một số nội dung về Quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 quy định về hồ sơ của nhiệm vụ
và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức
năng đặc thù;
- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 Hướng dẫn nội dung về Thiết kế
đô thị;
- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng về sửa đổi bổ
sung một số điều của TT 06/2013/TT-BXD ngày 13/05/2013 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn về nội dung Thiết kế đô thị;
- Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây Dựng về hướng dẫn
xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đơ thị.
- Thông báo số 4651/UBND-XD ngày 01/09/2015 của UBND tỉnh Cà Mau về
việc Tư vấn lập Quy hoạch chung thành phố Cà Mau.
1.3.2. Các cơ sở, các nguồn tài liệu liên quan khác:
Quyết định số 1659-QĐ/TTg ngày 7 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt chương trình phát triển đơ thị quốc gia giai đoạn 2012-2020.
Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông
Cửu Long.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4


Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 28/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phương
hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Quyết định 06/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát
triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030.
Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Điều chỉnh Định hướng phát triển đơ thị Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm
2050.
Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 30/06/2015 của UBND tỉnh Cà Mau về việc
phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2050.
Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 31/01/2013 của UBND tỉnh Cà Mau v/v phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Cà Mau đến năm 2020.
Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 của UBND tỉnh Cà Mau v/v phê
duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm
2020.
Quyết định số 1264/QĐ-UBND ngày 08/9/2008 của UBND Tỉnh Cà Mau về việc
phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cà Mau - Tỉnh Cà Mau đến năm 2020;
Quyết định 1985/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Cà Mau về việc
phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.
Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau, thành phố Cà Mau.
Các quy hoạch phân khu, chi tiết, các kết quả nghiên cứu, các quy hoạch ngành,
các cơng trình, dự án phát triển của các ngành trên địa bàn thành phố.
Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội do địa phương và các cơ
quan liên quan cung cấp; Sử dụng các số liệu hiện trạng theo niên giám thống kê năm
2015.

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 04/2008 QĐBXD ngày 03/04/2008 của Bộ xây dựng.
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm khác có liên quan.
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.
1.4. Quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch:
1.4.1. Quan điểm
Xây dựng quan điểm, mục tiêu phát triển, mơ hình phát triển đơ thị nhằm xây
dựng thành phố phát triển ổn định, bền vững, phát huy vị thế, vai trò của hạt nhân tăng

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5


trưởng quan trọng của Vùng, của tỉnh, đồng thời gìn giữ những giá trị đặc trưng của đô
thị.
1.4.2. Mục tiêu
- Cụ thể hoá những chiến lược, định hướng phát triển của quy hoạch vùng đồng
bằng sông cũng như của vùng tỉnh Cà Mau, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế
- xã hội - văn hóa - không gian đô thị - kiến trúc cảnh quan trên địa bàn thị trấn, ứng phó
và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng thành phố Cà Mau phát triển thịnh vượng: Có cơ cấu GDP hiện đại với
những sản phẩm có giá trị gia tăng cao; Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về việc làm, tạo ra
thu nhập và cơ hội phát triển cho người dân.
- Xây dựng dựng thành phố Cà Mau có cấu trúc đơ thị bền vững: Đạt hiệu quả
trong sử dụng đất đai; Cải tạo, chỉnh trang các khu vực hiện hữu; Xây dựng hệ thống
trung tâm và các khu đô thị mới hiện đại; Phát triển các khu vực nông nghiệp, hiện đại
hóa các khu vực nơng thơn; Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ,
hiện đại; Bảo vệ & nâng cao chất lượng môi trường; Tạo ra các nguồn lực, hình thành các
dự án trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng dựng thành phố Cà Mau xanh và có tính đặc trưng cao: Có tổng thể

khơng gian hịa nhập với hệ sinh thái môi trường, tạo dựng những giá trị cảnh quan đặc
trưng vùng miền; Chú trọng thiết lập các không gian mở, khai thác cảnh quan hệ thống
sông, kênh của thành phố cũng như các cơng trình văn hóa, lịch sử, phát triển du lịch hiệu
quả, tổ chức không gian đi bộ, quảng trường đô thị với chất lượng sống được đặt lên vị trí
hàng đầu…
- Làm cơ sở để chính quyền địa phương và các tổ chức, đơn vị triển khai quy
hoạch chi tiết các khu vực, lập các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thị trấn theo quy
định và là công cụ pháp lý để chính quyền các cấp quản lý, kiểm sốt các hoạt động đầu
tư xây dựng và sự phát triển của thị trấn theo quy hoạch được duyệt.
1.5. Tính chất
- Là đô thị hạt nhân của Vùng đô thị Tây Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long; là
1 trong 4 cực phát triển đô thị động lực của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng
sơng Cửu Long với vai trị là trung tâm đa năng tổng hợp, là đô thị trung tâm chun biệt
trong đó có ngành cơng nghiệp năng lượng, phân bón và các trung tâm giống cây con
vùng ngập mặn, nước lợ, nước ngọt;
- Là đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng bán đảo Cà Mau và vùng
đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi tập trung của nhiều đầu mối giao thông lớn như: Quốc
lộ 1, Quốc lộ 63 (đường Hồ Chí Minh), tiện giao thơng đường Hành lang ven biển phía
Nam, sân bay, các tuyến đường thủy quốc gia, thuận với các tỉnh, huyện phụ cận; là cứ
điểm quốc phòng, an ninh quan trọng vùng bán đảo Cà Mau;
- Là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, khoa học kỹ thuật, công
nghiệp, dịch vụ và du lịch quan trọng của tỉnh Cà Mau; là đô thị trọng tâm trong tam giác
phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau (bao gồm thành phố Cà Mau, thị trấn Sông Đốc, thị
trấn Năm Căn);

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

6



1.6. Vị trí, phạm vi và quy mơ và tính chất khu vực lập quy hoạch:
1.6.1. Vị trí
Thành phố Cà Mau nằm về phía Đơng của tỉnh Cà Mau, phía Bắc giáp huyện Thới
Bình, phía Nam giáp huyện Đầm Dơi, phía Đơng giáp huyện Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu),
phía Tây giáp huyện Trần Văn Thời và huyện Cái Nước.
1.6.2. Phạm vi và ranh giới
Phạm vi lập quy hoạch
Toàn bộ phần ranh giới hành chính thành phố hiện nay có quy mô 24.922,8 ha bao
gồm 10 phường (1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Tân Xuyên, Tân Thành) và 7 xã (An Xuyên, Tân
Thành, Tắc Vân, Định Bình, Lý Văn Lâm, Hịa Thành, Hịa Tân).
Ranh giới lập quy hoạch
- Phía Bắc giáp huyện Thới Bình.
- Phía Nam giáp huyện Đầm Dơi.
- Phía Đơng giáp huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Tây giáp huyện Trần Văn Thời và huyện Cái Nước.
1.6.3. Quy mô lập quy hoạch
a. Quy mô dân số:
Quy mô dân số được dự báo trên cơ sở số liệu thống kê dân số trong 5 năm gần
nhất để xác định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên; dự báo tăng dân số theo Quy hoạch xây dựng
Vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020.
Trên cơ sở đó dự báo quy mô dân số cho từng giai đoạn như sau:
- Dân số hiện trạng toàn thành phố: 221.991 người (theo số liệu Niên giám thống
kế thành phố Cà Mau năm 2015)
Trong đó:
+ Dân số nội thị: 142.950 người.
+ Dân số ngoại thị: 80.041 người.
- Dự báo dân số qua các thời kỳ và dự báo số lao động xã hội trong các ngành đến
năm 2035:
+ Quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 280.000 người;
+ Quy mô dân số đến năm 2035 khoảng 350.000 người;

Quy mô dân số sẽ được tính tốn cụ thể trong q trình nghiên cứu quy hoạch.
b. Quy mô đất đai:
- Hiện trạng đất tự nhiên tồn thành phố: 24.929,8 ha. Trong đó:
+ Diện tích đất nội thị: 7.203,8 ha, đất xây dựng đô thị: 1602,1 ha.
+ Diện tích đất ngoại thị: 17.719 ha.
- Dự báo:
+ Đến năm 2025: Quy mô đất xây dựng khoảng 2500 ha với chỉ tiêu khoảng 90
m2/ người.
+ Đến năm 2035: Quy mô đất xây dựng khoảng 3500 ha với chỉ tiêu khoảng 100
m2/ người.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

7


Quy mơ diện tích đất sẽ được tính chính xác trong quá trình nghiên cứu lập quy
hoạch.
c. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đồ án được lấy theo chỉ tiêu đô thị loại I trực
thuộc tỉnh.
Bảng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu

TT
I

II
2.1

2.2


2.3

2.4

2.5

Chỉ tiêu

Đơn vị

Chỉ tiêu sử dụng đất - đất xây dựng đơ thị
m2/ người
Đất dân dụng
m2/người
Đất cơng trình cơng cộng dịch vụ đơ thị
m2/người
Đất cơng trình cơng cộng cấp khu ở
m2/người
Đất cây xanh đô thị
m2/người
Đất giao thông đô thị
m2/người
Chỉ tiêu hạ tầng Kỹ thuật
Giao thông
Mật độ mạng lưới đường
km/km2
Tỷ lệ đất giao thơng chính
(%)
% đất xây
Bãi đỗ xe

dựng đơ thị
Chuẩn bị kỹ thuật
Tỷ lệ thoát nước mặt
%
Mật độ đường cống thốt nước chính
km/km2
Cấp nước
Nước sinh hoạt cho dân cư đô thị
l/ng/ngđ
Nước sinh hoạt cho dân cư ngoại thị
l/ng/ngđ
Nước tưới cây, rửa đường
%Qsh
Nước công cộng, dịch vụ
%Qsh
Nước công nghiệp
m3/ha-ngđ
Nước dự phịng rị rỉ
%Q
Nước chữa cháy (tính cho 1 đám cháy)
l/s
Nước bản thân nhà máy
%Qsh
Thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang
l/ng/ng.đ
Nước thải sinh hoạt, công nghiệp, CTCC
Mật độ đường cống thốt nước chính
Vệ sinh mơi trường
Rác thải dân dụng
Rác thải công nghiệp

Đất nghĩa trang
Cấp điện
Cấp điện sinh hoạt
Cấp điện cơ quan, cơng trình cơng cộng

Tiêu chuẩn đơ
thị loại I
100-120
50-70
4-5
1,5-2
≥10
≥15

≥10
≥16
1-2
90
≥4
150-180
120-150
≥8
≥8
≥24
20
15
≤5

Km/km2


(90%-100)
nước cấp
4-4,5

Kg/ng.ngđ
Tấn/ha/ngđ
ha/1000 người

1-1,3
0,5
0,06

KWh/
người.năm
KW/ha

2100
100-250

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

8


Cấp điện công nghiệp
Chiếu sáng đường phố

KW/ha
KW/ha


150-350
10-15

(Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sẽ được xem xét và đề xuất cụ thể trong quá trình triển
khai lập quy hoạch để phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển thực tế, phù hợp với
Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam).
II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC QUY HOẠCH ĐÃ
ĐƯỢC DUYỆT
2.1. Thực trạng phát triển
2.1.1. Dân số, lao động
a. Dân số:
Về dân cư :
Dân số thường trú thành phố Cà Mau năm 2015 là 222.991 người. Trong đó dân số
nội thành (10 phường) là 142.950 người, ngoại thành (7 xã) là 80.041 người.
Về phân bố dân cư:
Mật độ dân số trên địa bàn thành phố phân bố khơng đều, nơi có điều kiện thuận
lợi về tiện nghi đô thị, gần các trụ sở các cơ quan, ban ngành, các trung tâm thương mại,
… của thành phố và tỉnh thì mật độ rất cao như Phường 2, Phường 5, Phường 4, Phường
7. Các phường khác và các xã ngoại thị có mật độ thấp dần do có diện tích đất nơng
nghiệp lớn.
Về gia tăng dân số:
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm giảm dần, năm 2000 là 1,58%, đến năm 2005
giảm xuống còn 1,41%, năm 2010 còn khoảng 1,26%. Trong thời gian qua, việc tăng dân
số cơ học của thành phố Cà Mau diễn ra khá chậm (năm 2010 đạt 0,47%), việc tăng cơ
học chậm chủ yếu do sự chuyển dịch lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp, các
nghề dịch vụ ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh miền Đơng, trong khi đó
số người chuyển đến làm việc và sinh sống tại thành phố chưa nhiều. Tỷ lệ tăng dân số
trung bình năm 2013 đạt 1,87%.
Về cơ cấu dân tộc:
Theo thống kê dân số thành phố Cà Mau, dân tộc Kinh chiếm 95,4%, người Hoa

chiếm 3,7%, người Khmer chiếm 0,9%. Người Hoa có tỉ trọng dân số đứng thứ hai trong
thành phố, phân bố chủ yếu ở phường 2 và phường nội thành, xã Tắc Vân.
b. Lao động:
b1. Thực trạng:
Năm 2015, tổng số người trong độ tuổi lao động của thành phố là 128.824 người
trên tổng số dân 222.991 người; chiếm 57,77% tổng dân số thành phố
b2. Đánh giá tình hình thực hiện theo QHC2008:
Theo dự báo của QHC2008, đến 2010, số người trong độ tuổi lao động là 139.100
người trên tổng dân số 256.000 người; chiếm 54,33 % tổng dân số thành phố.
Như vậy, dự báo tỷ lệ lao động so với tổng dân số của QHC2008 tương đối sát với
thực tại; song số dân và số lao động dự báo cao hơn nhiều so với thực trạng của thành
phố.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

9


2.1.2. Kinh tế đô thị
Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất thành phố Cà Mau liên tục đạt mức cao, đạt bình
quân là 12,63 %/năm (giai đoạn 2013-2015). Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích
cực, có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của toàn Tỉnh.
Năm 2015 cơ cấu kinh tế của thành phố như sau:
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 6,33%;
- Công nghiệp - xây dựng: 39,38%;
- Thương mại - Dịch vụ: 54,28%.
Nhìn chung, thành phố Cà Mau đã có những bước thay đổi đáng kể về cơ cấu kinh
tế theo sự phát triển phù hợp với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Năm 2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 891.766 tỷ đồng; chi ngân sách địa phương
là 761.463 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 133.810 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân/người liên tục tăng; năm 2015 đạt 77,17 triệu
đồng/người/năm; gấp 1,69 lần so với bình quân đầu người trên cả nước.
2.1.3. Hệ thống hạ tầng xã hội
a. Nhà ở
a1. Thực trạng
Thành phố đã và đang triển khai đầu tư xây dựng nhiều khu dân cư đô thị mới và
tái định cư.
Do đặc thù của thành phố Cà Mau là đô thị sông nước, hệ thống giao thông đường
thủy với các tuyến sông, kênh, rạch đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống của người
dân. Nhà ở phân bố dọc theo các tuyến sông, kênh rạch tạo nên một quần cư sầm uất,
chiếm tỷ trọng 14% cư dân thành phố.
Thành phố đã bắt đầu xây dựng hoàn thành một đoạn bờ kè ven sông Phường 2 và
Phường 5 (đoạn từ cầu Cà Mau đến cầu Phụng Hiệp), thành phố Cà Mau đang triển khai
lập dự án xây dựng bờ kè Phường 4 và Phường 5 (đoạn từ cầu Phụng Hiệp đến cống Cà
Mau), đồng thời cũng chuẩn bị báo cáo đầu tư cho dự án Bờ kè ven sơng tồn thành phố
Cà Mau với tổng chiều dài 62,0km.
Khu vực nội thành thành phố Cà Mau hiện có diện tích sàn là 2.544.975 m2. Bình
qn diện tích nhà ở đạt 17,9 m2sàn/người. Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố chiếm 82 % so
với tổng quỹ nhà.
b. Cơng trình cơng cộng đơ thị
b1. Thực trạng
Trung tâm hành chính tỉnh: Hiện đã được xây dựng ổn định và tập trung tại khu
vực phường 5, trên tuyến đường Trần Hưng Đạo - Quản Lộ Phụng Hiệp; Trung tâm chính
trị tỉnh vẫn giữ nguyên vị trí tại trên đường Phan Ngọc Hiển, Phường 5.
Trung tâm thành phố: Cơng trình trụ sở Thành ủy và khối đồn thể, UBND thành
phố, Hội trường thành phố, được đầu tư xây dựng mới trên đường Ngơ Quyền, Phường 1.
Ngồi ra chỉ còn vài cơ quan, ban ngành ở rải rác tại một số đường phố trong thành phố
do hoạt động đặc thù (tuy nhiên, một số cơng trình hiện đã xuống cấp, dự kiến sẽ chuyển
về khu vực Trung tâm hành chính thành phố).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


10


Cơng trình hành chính cấp phường, xã: Hầu hết được đã được đầu tư xây dựng
mới, khang trang đáp ứng yêu cầu làm việc của cơ quan hành chính cấp phường.
* Y Tế:
Hệ thống các cơ sở y tế trên địa bàn thanh phố Cà Mau hiện nay tương đối đầy đủ
và rộng khắp, đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Tổng số giường
bệnh thuộc các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố là 2.095 giường, đạt tỷ lệ 8,1
giường/1.000 dân.
* Giáo dục đào tạo:
Trên địa bàn thành phố có 193 trường phân bố trên khắp 17 phường/xã bao gồm:
33 trường mầm non-mẫu giáo, 35 trường tiểu học, 15 trường THCS, 9 trường THPT và 6
trường Trung cấp chuyên nghiệp - Dạy nghề, 7 trường Cao đẳng và đại học và các trung
tâm tin học-ngoại ngữ ngồi cơng lập khác.
* Văn hóa
Nằm trên địa bàn Thành phố có Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau, Trung tâm văn
hóa tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Du lịch thành phố, Nhà Văn hóa thiếu nhi, Thư viện Tỉnh,
Bảo tàng Tỉnh, Quảng trường tỉnh Cà Mau, thư viện thành phố. Ngồi ra, thành phố cịn
có các nhà văn hóa phường xã, điểm bưu điện văn hóa xã và các cửa hàng sách.
* Cây xanh, thể dục thể thao
Phong trào thể dục – thể thao trên địa bàn Thành phố được phát triển sâu rộng
dưới nhiều hình thức và nội dung phong phú. Về cơ sở vật chất, trên địa bàn Thành phố
có Trung tâm TDTT tỉnh (Sân vận động, sân quần vợt, sân điền kinh, sân bóng chuyền,
bể bơi, sân cầu lông, nhà luyện tập, CLB Yoga, Thẩm mỹ), Khu thi đấu đa năng hậu cần
Khí - Điện - Đạm (Sân vận động, sân quần vợt, sân bóng chuyền, bể bơi, sân cầu lơng,
nhà luyện tập), sân vận động Tuấn Lộc. Ngồi ra cịn có nhà luyện tập thể thao tại sân
Kim Thanh, nhà luyện tập thể thao tại Đại học Bình Dương. Tổng cộng hiện có 42 sân
bóng đá các loại, 28 sân quần vợt, 40 sân bóng chuyền, 6 bể bơi, 29 sân cầu lơng và 9 câu

lạc bộ .
* Thương mại dịch vụ:
Hiện trên địa bàn nội thành có siêu thị CoopMart Cà Mau, siêu thị Nguyễn Kim
Cà Mau, Trung tâm phân phối hàng tiêu dùng Cà Mau, chợ Phường 1, chợ Vưu Văn Tỷ
Phường 2, khu ẩm thực đêm Phường 4, chợ khóm 4 Phường 5, chợ khu A Phường 6, chợ
Đầu lộ Tân Thành Phường 6, chợ khóm 5 Phường 6, chợ Bách hóa Phường 7, chợ NSTP
Phường 7, chợ Cảng cá Phường 8, chợ đêm Cà Mau, chợ tự sản tự tiêu Phường 9. Ngồi
ra cịn có 4 chợ và 8 cửa hàng bách hóa tổng hợp.
2.1.4. Hiện trạng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên thành phố là: 24.922,80 ha; diện tích đất tự nhiên khu
vực nội thành (10 phường) là 7.203,80 ha; đất xây dựng đô thị năm 2015 là 1.602,10 ha,
bình qn 112 m2/người; trong đó, đất dân dụng là 1.109,40 ha, bình quân 77 m2/người.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

11


2.1.5. Kiến trúc cảnh quan
Thành phố Cà Mau được nhận diện bởi 03 vùng cảnh quan đặc trưng: Vùng cảnh
quan khu vực xây dựng đô thị; Vùng cảnh quan sinh thái nông nghiệp; Vùng cảnh quan
sông - rạch, mặt nước. Cụ thể:
* Vùng cảnh quan khu vực xây dựng đô thị:
Khu vực xây dựng mật độ cao: Phường 2 và 5. Khu vực xây dựng mật độ trung
bình: các phường còn lại trong nội thị. Khu vực xây dựng mật độ thấp: các xã ngoại thị.
Khu dân cư đô thị mới bắt đầu được đầu tư xây dựng tại các Phường 1,4,5,8,9, xã
Lý Văn Lâm. Tuy nhiên tốc độ xây dựng còn chậm, mật độ chưa tập trung.
Khu dân cư ven kênh rạch: Dọc theo các tuyến sông, kênh rạch đã tạo nên một
quần cư sầm uất, chiếm tỷ trọng 14% cư dân thành phố.
* Vùng cảnh quan sinh thái nông nghiệp:

Phân bố tại 7 xã ngoại thị, bao quanh phần lõi đô thị, tạo thành vùng đệm cho đô
thị.
* Vùng cảnh quan sông, kênh rạch, mặt nước:
Thành phố Cà Mau là đô thị sông nước của vùng Cực Nam Tổ quốc, giao thông
đường thủy với các tuyến sông, kênh, rạch đóng vai trị rất quan trọng trong q trình
hình thành và phát triển Kinh tế – xã hội của Tỉnh cũng như thành phố Cà Mau; với 3
tuyến sông kênh chính trong đơ thị: sơng Gành Hao, kênh Sáng, kênh Phụng Hiệp.
Ngồi hệ thống sơng, kênh rạch, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng
chiếm phần lớn diện tích.
2.1.6. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
a. Hiện trạng giao thông
a1. Giao thông đối ngoại
- Quốc lộ 1A:
Đoạn từ Tắc Vân đến Đ.Phan Ngọc Hiển có mặt cắt ngang 20m gồm Mặt đường:
14m; vỉa hè 2 bên: 2 x 3m
Đoạn từ Đ.Phan Ngọc Hiển đến tượng đài Cà Mau (Đ. Lý Thường Kiệt) có mặt
cắt ngang 22m gồm: Mặt đường : 10m; vỉa hè 2 bên: 2 x 6m
Đoạn từ tượng đài Cà Mau đi Năm Căn (Đ. Nguyễn Tất Thành) có mặt đường
rộng 41m, Mặt đường: 2 x 11m; Vĩa hè: 2 x 8m; dãi phân cách: 2m.
- Quốc lộ 63: từ Cà Mau đi Kiên Giang có hiện trạng là mặt đường BTN:
Đoạn từ Đ.Phan Ngọc Hiển đi Kiên Giang (khu vực nội ơ) có mặt đường rộng: 2 x
8m; vĩa hè: 2 x 2,75m (2 x 5m); dãi phân cách: 2m.
- Đường Quản Lộ - Phụng Hiệp: nối TP.Cà Mau với TP.Cần Thơ, hiện đã được mở
rộng với lộ giới 40m gồm: Mặt đường 2 bên : 2x11.5m; phân cách giữa: 2m; vỉa hè 2
bên : 2 x 7.5m
- Cầu đường bộ:

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

12



Hiện trạng nội ơ TP. Cà Mau có 3 cây cầu chính, có cấu tạo BTCT gồm cầu Gành
Hào trên QL1A bắc qua sông Gành Hào, cầu Cà Mau và cầu Phụng Hiệp bắc qua kênh
Quản Lộ - Phụng Hiệp. Các cây cầu này đều trong tình trạng sử dụng tốt.
- Bến xe: Hiện tại thành phố có 2 bến xe liên tỉnh ở Phường 6 và Phường 9 thuộc sự
quản lý của Ban điều hành bến xe tàu tỉnh Cà Mau và bến xe Vạn Lợi (Đồng Tâm), cụ
thể:
+ Bến xe khách Cà Mau: Có vị trí nằm trên đường Lý Thường Kiệt (QL.1A),
phường 6, TP Cà Mau. Năm 2014 bến đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn bến loại 2 có diện
tích 11.592 m2.
+ Bến xe khách Cà Mau - Kiên Giang: Có vị trí nằm trên đường Nguyễn Trãi
(QL63), Phường 9, TP Cà Mau. Hiện bến đạt tiêu chuẩn bến loại 4 có diện tích 3.098 m2.
+ Bến xe khách Khách Vạn Lợi (Đồng Tâm): Có vị trí trên đường Quản lộ - Phụng
Hiệp, phường Tân Thành. Đạt tiêu chuẩn bến xe loại II.
a2. Đường thủy:
Hệ thống giao thông đường thuỷ của TP.Cà Mau hiện rất thuận lợi, đáp ứng việc
vận chuyển hàng hoá đi Cần thơ, TPHCM và các tỉnh ĐBSCL. Đây là một trong những
thế mạnh về giao thông của thành phố Cà Mau.
Tuy nhiên tình trạng lấn chiếm lịng sơng đang diễn ra khá phổ biến, dẫn đến việc
mất an tồn giao thơng đường thủy và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
a3. Giao thông đường hàng không:
Sân bay Cà Mau hiện hữu với kích thước đường băng 1050mx30m, đang khai thác
cho mục đích dân sự trên tuyến TPHCM-Cà Mau với tần suất 2 chuyến/ngày.
a4. Giao thông nội ô thành phố
Trong thời gian vừa qua mạng lưới đường nội thị đã được đầu tư chỉnh trang, cải
tạo, nâng cấp đáp ứng yêu cầu của đô thị loại II.
Hệ thống đường nội ô của thành phố Cà Mau tương đối đầy đủ, với chất lượng khá
tốt; tuy nhiên, chủ yếu tập trung trong khu vực trung tâm thành phố.
Tồn Thành phố có 152 tuyến đường nội thị với tổng chiều dài 103.207m. Diện

tích đất giao thơng nội thị là 156,53 ha. Tỷ lệ diện tích đất giao thông so với đất xây dựng
đô thị là 17,55%; mật độ đường chính so với đất đơ thị là 9,7 km/km2. Tỷ lệ diện tích đất
giao thơng trên dân số nội thị là 13,31%.
a5. Giao thông công cộng:
Hiện nay có 04 tuyến xe buýt vận chuyển hành khách công cộng từ TP Cà Mau đi
các trung tâm lân cận:
Tuy nhiên tỷ lệ vận tải hành khách công cộng của thành phố Cà Mau đạt thấp,
chưa tương xướng với đô thị loại II, cần thiết lập một hệ thống xe buýt phục vụ nhu cầu
đi lại của người dân, giải quyết các vấn đề về giao thông như kẹt xe, tai nạn giao thông;
tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vận tải hành khách bằng đường thuỷ: Gồm 06 tuyến chính: Cà Mau – Cần Thơ;
Cà Mau – Ngan Dừa; Cà Mau – Phước Long; Cà Mau – Rạch Giá; Cà Mau – Thứ 11; Cà
Mau – Vĩnh Thuận.
b. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

13


Hệ thống thủy lợi với đầu mối là sông Gành Hào, kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu,
sông Tắc Thủ, kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp. Hệ thống kênh cấp II khá hoàn chỉnh
với tổng chiều dài khoảng 167.643 m. Hệ thống kênh cấp III, kênh nội đồng dài khoảng
426.910 m.
Tổng số kênh mương trên địa bàn xã: 410.755 km, trong đó kênh
cấp I, II là: 258.925 km; kênh cấp III là 151.830 km.
Địa hình TP Cà Mau tương đối bằng phẳng và thấp, cao trình phổ biến từ 0,5-1m
so với mặt nước biển, các khu vực trầm tích sơng hoặc sơng - biển hỗn hợp có địa hình
cao hơn; các khu vực trầm tích biển - đầm lầy hoặc đầm lầy có địa hình thấp hơn (trung
bình và thấp trũng) chiếm tới 89%. Cao độ địa hình khu vực đã xây dựng cao trung bình
1,10 m đến 1,20 m (trong đó theo QHC thành phố, cao độ khống chế thấp nhất là +1.5m),

những năm gần đây do ảnh hưởng của thủy triều, có nhiều khu vực trong thành phố có
cao độ < 1,0 m bị ngập. Các khu vực cịn lại đất thấp có cao độ trung bình từ 0,30 đến
0,60 m thường xuyên ngập nước khi triều lên.
Hệ thống thoát nước thành phố Cà Mau hiện là hệ thống thoát chung cho cả nước
mưa và nước thải sinh hoạt.
c. Hiện trạng cấp nước
c1. Nguồn nước :
Về nhiễm mặn, do ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều Biển Đông và Biển Tây với
chế độ Bán Nhật Triều, nước mặn dâng lên theo các sông rạch ven biển. Đường biên
mặn 400 mg/L ClNa là giới hạn cho nước sinh hoạt, ăn uống và công nghiệp hiện nay
tiến cách xa bờ biển từ 15- 20 Km trên kênh Rạch Giá - Long Xuyên và tới 50 - 60Km
trên sông Hậu, sơng Tiền vào các tháng cuối mùa khơ; cịn vào mùa mưa, lũ đường biên
mặn bị đẩy lùi ra phía biển, có nơi chỉ cách biển 3 - 4 Km như ở Rạch Giá và 15 - 20 Km
trên sông Tiền, sông Hậu. Khu vực Bán Đảo Cà Mau nước mặt hồn tồn bị nhiễm mặn,
khơng có khả năng phục vụ làm nguồn cấp nước cho các đô thị.
c2. Mạng lưới cấp nước :
Các tuyếng ống uPVC đặt từ năm 1992 tới nay cịn sử dụng tốt, đúng vị trí quy
hoạch khả năng sử dụng đạt (80%).
Tổng số hộ dân trong nội ô thành phố được cấp nước sạch 19.973 hộ chiếm
51,3%. Cịn lại tồn bộ số hộ ngoại thành chưa được cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước
của thành phố mà tự khoan giếng để lấy nước, do các giếng khoan không đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật, làm ô nhiễm tầng chứa nước.
c3. Công trình đầu mối:
Hiện tại Thành Phố Cà Mau dùng nguồn nước ngầm với 18 trạm cấp nước và 2
nhà máy cấp nước. Tổng công suất của các trạm và nhà máy cấp nước khoảng 34.776
m3/ngày. Ngồi ra Thành phố Cà Mau hiện có 1 đài nước bằng bê tơng cốt thép dung tích
150m3, chiều cao tính đến đáy đài là : Hđ=18m, chiều cao bầu chứa Ho=4m, nhưng do
áp lực và lưu lượng nước q yếu nên khơng lên được đài. Vì vậy đài nước khơng có tác
dụng, cần sửa chữa lại để sử dụng.
d. Hiện trạng cấp điện, thông tin liên lạc

d1. Nguồn điện:

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

14


Tỉnh Cà Mau hiện nhận điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua tuyến cao thế
110KV được lấy từ trạm 220/110kv-250MVA (được xây dựng tại xã Khánh An, trạm lấy
nguồn bằng tuyến 220kv từ nhà máy điện Cà Mau.
Nhà máy điện Cà Mau là nhà máy tuốc bin khí chu kỳ hỗn hợp, gồm 2 tổ máy tuốc
bin khí và 1 tổ tuốc bin hơi – chạy bằng khí được đưa từ mỏ PM3 trong biển Tây Nam tới
địa điểm xây dựng nhà máy –có tổng cơng suất 720MW.
Năm 2001 ngành điện đầu tư xây dựng nhà máy điện diezen tại xã Định Bình, TP
Cà Mau. Nhà máy gồm 5 tổ diezen công suất 2.100 KW/tổ và 5 tổ máy công suất 1.500
KW/tổ (nhà máy diezen chủ yếu dùng làm nguồn dự phòng).
d2. Lưới điện:
* Lưới truyền tải điện 220KV – 110KV :
Lưới 220kv: Tuyến cao thế 220kv từ sân ngắt Nhà máy điện Cà Mau tới trạm
220kv Cà Mau có chiềi dài 5,3km, dây dẫn ACSR 400.
Lưới 110Kv: Từ trạm 220kv Cà Mau có các tuyến cao thế 110KV 4 mạch, dài
3km đi song song với lộ U Minh – Trần văn Thời , sau đó có 2 mạch bẻ góc trái vượt
sơng Đốc, đấu nối vào đường dây 110kv Vị Thanh – Cà Mau với chiều dài 4,8km để cấp
điện cho 2 trạm 110kv Cà Mau 1 và trạm 110/22KV An Xuyên), 2 mạch còn lại đấu nối
vào đường dây 110kv Cà Mau – Trần Văn Thời và đường dây 110kv Cà Mau – Cái
Nước.
Như vậy trạm 110kv Cà Mau được cấp điện từ 2 trạm nguồn 220KV là Bạc Liêu 2
và Rạch Giá (nguồn dự phòng qua đường dây 110kv Rạch Giá -Vị Thanh-Cà Mau).
* Lưới phân phối :
- Đường dây 22KV: Toàn bộ Lưới trung thế trong tp. Cà Mau có cấp điện áp 22Kv

với tổng chiều dài là 1.860km. Các tuyến trung thế có cấu trúc 1 pha và 3 pha 4 dây,
trung tính nối đất trực tiếp. Các lộ ra trung thế được bảo vệ bằng máy cắt, các nhánh rẽ
được bảo vệ bằng FCO.
Trụ điện là loại bê tông ly tâm, dây dẫn trục chính là loại cáp AC có tiết diện 70
đến 240mm2, loại cáp ACKP có tiết diện 35 đến 70mm2 .
* Trạm biến áp phân phối (22/0,4KV):
Trạm 22/0,4kv: cấp điện cho thành phố Cà Mau. Kết cấu trạm chỉ có loại ngoài
trời: trạm giàn, trạm nền, trạm treo. Các trạm thường lắp đặt theo sơ đồ bảo vệ gồm FCO
và LA. Các trạm trên nền, thường có cơng suất khá cao (1.600KVA). Các trạm trên giàn
có cơng suất từ 160-560kva. Lọai treo trên cột có cơng suất tương đối nhỏ, nhất là các
trạm dùng cho chiếu sáng.
* Đường dây hạ thế:
Lưới hạ thế có cấp điện áp 220/380 (loại 3 pha) và 220v (loại 1 pha). Loại lưới 3
pha chiếm tương đối nhỏ, chỉ tập trung ở khu vực trung tâm hoặc nội thành, còn các nơi
khác hầu hết là 1 pha. Bán kính cấp điện ở nội thành 150-300m, ở ngoại thành 600-800m.
Lưới hạ thế xây dựng từ lâu nên nên không đúnh quy cách, trụ và dây dẫn nhều nơi
không đạt tiêu chuẩn.
d3. Chiếu sáng đô thị:
Mạng lưới chiếu sáng khu vực thành phố đã được chú ý đầu tư xây dựng, tỷ lệ
đường phố chính được chiếu sáng đạt 97,8%. Bên cạnh đó, những khu vực khơng gian
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

15


công cộng của thành phố hay các tuyến đường nhỏ hơn trong đô thị cũng được đầu tư hệ
thống chiếu sáng nhằm tạo cảnh quan và góp phần giữ gìn an ninh trật tự trong đô thị, tỷ
lệ ngõ hẻm được chiếu sáng (đến 6/2014) đạt 57%.
d4. Thông tin liên lạc
theo đánh giá sơ bộ tình hình Bưu chính, viễn thơng thì trong những năm gần đây

phát triển khá nhanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân trên địa bàn
thành phố. Các dịch vụ viễn thơng được trang bị hiện đại, đã hịa mạng thông tin trong
nước, quốc tế và phát triển khá đều, phủ sóng rộng khắp trong địa bàn thành phố. Mạng
đại lý bưu điện đa dịch vụ phát triển rộng khắp.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đa số hộ dân ở thành phố đã có đủ
phương tiện nghe nhìn, thời lượng phát sóng trên đài truyền thanh, truyền hình liên tục 18
giờ/ngày/đêm. Đài truyền thanh thành phố và các trạm truyền thanh xã, phường đã hoàn
chỉnh hệ thống đường dây đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin đến quần chúng nhân dân.
Hệ thống dây, cáp điện thoại đã mở rộng đến toàn bộ các xã, nâng cao dung lượng và
chất lượng sử dụng điện thoại.
e. Xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
e1. Thoát nước thải
Hệ thống thoát nước tp. Cà mau hiện là hệ thống thoát chung cho cả nước mưa và
nước thải sinh hoạt.
Hệ thống mương cống không đồng bộ do công tác đầu tư cục bộ từng khu vực qua
nhiều giai đoạn nên tính hệ thống thấp, ít tu bổ sửa chữa bảo trì đinh kỳ, … đã xuống cấp,
kém hiệu quả.
Nước thải sinh hoạt và thải sản xuất công nghiệp, TTCN, tiêu dùng chưa được thu
gom và xử lý, hiện nay trong tp. Cà mau chưa có trạm xử lý nước thải.
e2. Quản lý chất thải rắn:
Thành Phố hiện có 1 khu xử lý chất thải rắn cách trung tâm thành phố 6km theo
QL.63, thuộc xã An Xuyên. Bãi rác có diện tích 52 ha, nhưng các hạng mục cơng trình
chưa được hồn chỉnh. Hình thức xử lý rác hiện nay là đổ tập trung, san ủi, khử mùi bằng
vi sinh và phun EM để hạn chế ruồi nhặng phát triển. Có thể sàng lọc lấy phân hữu cơ,
cịn lại lấp tại chỗ. Bãi rác khơng xây dựng cách ly, dễ gây phát tán mùi hôi, gây ô nhiễm
mơi trường.
e3. Nghĩa trang:
Hiện trong thành phố Cà Mau có nhiều nghĩa trang và điểm chôn cất nằm rải rác
xung quanh khu vực Thành Phố với tổng diện tích 0,24km² chiếm 0,6% diện tích đất nội
ơ thành phố và đang gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến đời sống sinh hoạt ở đô

thị, kể cả việc đi lại. Theo QHC tp. Cà Mau sẽ đóng cửa các nghĩa trang trong khu vực
trung tâm thành phố, xây dựng mới nghĩa trang nhân dân thành phố Cà Mau tại vị trí
cách trung tâm thành phố 5km về hướng Đơng Bắc trên tuyến quốc lộ 63, tại khóm 5,
phường Tân Xuyên, quy mơ diện tích chiếm đất theo dự án 52 ha.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

16


2.2. Các dự án, đồ án quy hoạch đang triển khai
Kể từ sau đồ án QHC thành phố Cà Mau được duyệt năm 204, thành phố đã triển
khai nhiều dự án, quy hoạch để quản lý, thu hút đầu tư và phát triển đô thị. Tổng số các
dự án, đồ án quy hoạch được thực hiện trên địa bàn khoảng 13 dự án Quy hoạch phân
khu và chi tiết với tổng diện tích được lập khoảng 3.454,4ha chiếm tỷ lệ 34,54% tổng
diện tích tự nhiên của thành phố. Tuy nhiên các dự án, đồ án quy hoạch mới chỉ đáp ứng
được cho cơng tác quản lý cịn việc thu hút đầu tư xây dựng, phát triển và cải tạo chỉnh
trang đạt chưa cao, chiếm khoảng 20%.
Bên cạnh đó, chất lượng và tính khả thi của các quy hoạch, các dự án cũng cần
phải xem xét điều chỉnh thậm chí phải kiến nghị tạm dừng để đánh giá, điều chỉnh và gắn
kết với tính hình thực tiễn cũng như những định hướng phát triển mới cho thành phố.
2.3. Đánh giá tổng hợp
a. Điểm mạnh
Có khung hạ tầng giao thơng gắn kết chặt chẽ với Vùng.
Cảnh quan tự nhiên sông nước hấp dẫn, là đặc trưng riêng.
Cơ cấu kinh tế hiện đại, mạnh về TMDV và CN, góp phần tăng sức hút đô thị để
phát triển.
b. Điểm yếu
Lĩnh vực dịch vụ chưa tạo được đột phá cần thiết, hàm lượng cộng nghệ cao trong
cơng nghiệp và nơng nghiệp ít. Năng lực cạnh tranh chưa cao.

Địa hình thành phố thấp, trũng và chia cắt bởi hệ thống kênh rạch phức tạp, gây
khó khăn trong phát triển không gian đô thị. Cần giải quyết vấn đề cao độ nền và chống
ngập úng trong điều chỉnh quy hoạch mới.
Hạ tầng đô thị chưa đồng bộ, cịn nhiều cơ sở cơng nghiệp nằm lẫn khu dân cư.
Chưa khai thác được hết giá trị cảnh quan sông nước, đơ thị chưa có bản sắc riêng.
Thiếu các cơng cụ, chính sách quản lý quy hoạch mạnh mẽ.
c. Cơ hội
Thay đổi hình ảnh đơ thị hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, lao động và du khách.
Nhiều dự án hạ tầng đang trong quá trình hình thành (nâng cấp QL1A, các tuyến
đường vành đai đô thị, ...) mang lại cơ hội phát triển và hoàn chỉnh kết cấu khung hạ tầng
cho thành phố.
Cơ hội áp dụng các giải pháp mới, thích ứng với biến đổi khí hậu.
d. Thách thức
Thích ứng được với biến đổi khí hậu và nước biển dâng (đất đai bị nhiễm mặn,
nước ngọt suy giảm, lũ lụt, hạn hán diễn biến bất thường...)
Di cư và tái định cư do thiên tai, cần có sự chuẩn bị tốt về đất đai và hạ tầng.
Ơ nhiễm mơi trường từ các ảnh hưởng của các cụm công nghiệp, tiểu thủ cơng
nghiệp và tình trạng ngập lụt.
Xác định loại hình kinh tế mũi nhọn, chiến lược và tầm nhìn phát triển dài hạn cho
thành phố.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

17


Thu hút lao động và dân cư ở lại Cà Mau với cơ hội việc làm, môi trường sống là
thách thức lớn.
2.4. Nhận định các vấn đề cần giải quyết trong Điều chỉnh QHC mới
1. Cần làm rõ vị thế, vai trò và mối quan hệ của thành phố Cà Mau trong mối quan
hệ với hệ thống đô thị vùng ĐBSCL, giữa thành phố Cà Mau với hệ thống đô thị vùng

tỉnh, giữa thành phố Cà Mau với sứ mệnh là trung tâm nuôi trồng, đánh bắt chế biến thủy
hải sản đối với vùng nông thôn, vùng biển cực Nam đất nước. Từ đó đề xuất các chiến
lược phát triển hợp lý, tránh cạnh tranh không cần thiết, hợp tác cùng phát triển.
2. Giải quyết các vấn đề thực trạng đã đề cập phần rà soát thực trạng (hệ thống
pháp lý, thực trạng phát triển, những bất cập của quy hoạch cũ, biến đổi khí hậu, ....). Giữ
gìn và phát triển bản sắc, cấu trúc (đô thị sông nước với hệ thống sơng rạch, hồ điều
hịa,... theo hướng áp dụng kinh nghiệm quốc tế về khơng gian nước mềm hóa trong tổ
chức đô thị, đặc biệt là xử lý các bài tốn giao thơng thủy – bộ, thu gom xử lý nước thải
sinh học kết hợp tạo các công viên ngập nước là các không gian mở đô thị, quảng trường
nước, một số khu vực ở đặc thù sông nước... ) tạo sự khác biệt cho đô thị Cà Mau.
3. Khai thác tiềm năng quỹ đất để phát triển đô thị nhưng phải có chiến lược sử
dụng đất bền vững, tiết kiệm, tránh phát triển dàn trải, tập trung nguồn lực và đầu tư có
trọng điểm.
4. Tích hợp vào quy hoạch những giải pháp thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.
5. Đề xuất các dự án chiến lược, ưu tiên đầu tư và nguồn vốn thực hiện để làm
động lực phát triển đô thị, phát triển đô thị đúng mục tiêu và bền vững.
6. Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đường bộ , đường thủy, đường
không, ...) cần có tầm nhìn dài hạn thích ứng BĐKH, NBD.
III. CÁC YÊU CẦU, NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích đánh giá hiện trạng và thực hiện các quy hoạch đã duyệt
3.1.1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng:
Thu thập tài liệu, số liệu, điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá các điều kiện tự
nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật,
mơi trường và các yếu tố khác có liên quan. Kết quả của đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện
trạng của đô thị cần thể hiện các đặc trưng về kinh tế, xã hội, tự nhiên; cần làm rõ cái
được và chưa được trong quá trình thực hiện quy hoạch có tác động & chi phối các giải
pháp quy hoạch trong tương lai và xác định các vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn lập
quy hoạch.
a. Phân tích điều kiện tự nhiên và các đặc điểm của khu vực:
- Tổng quan đánh giá các đặc điểm điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí

hậu, đặc điểm thuỷ văn và địa chất thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên... địa chất cơng trình,
địa chấn, đặc điểm cảnh quan sinh thái của khu vực; các vấn đề về biến đổi khí hậu.
- Đánh giá và nhận xét điều kiện tự nhiên và các ảnh hưởng tiêu cực và tích cực
đối với khu vực xây dựng và phát triển đô thị. Đánh giá quỹ đất xây dựng trên cơ sở phân
vùng thuận lợi, không thuận lợi và cấm xây dựng. Trong đó lưu ý tới các vấn đề:
+ Địa hình thấp, bằng phẳng với cao trình phổ biến từ 0,9m đến 1,3m nên khả tăng
tự tiêu thoát nước kém dẫn đến ngập úng cục bộ trong đơ thị khi có mưa lớn và triểu
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

18


cường. Đồng thời đây thực sự là thách thức trong công tác phát triển đô thị, đặc biệt là
trong bối cảnh BĐKH nhằm tránh những rủi ro, tác động của ngập úng do mưa lớn, triều
cường và nước biển dâng. Bên cạnh đó địa hình thành phố bị chia cắt bởi hệ thống sông,
rạch dẫn đến yêu cầu về quy hoạch hệ thống giao thông đa phương tiện, kết hợp linh hoạt
giữa các loại hình vận tải nhằm giảm chi phí đầu tư xây dựng, khai thác tối đa lợi thế giao
thông đường thủy.
+ Nguồn nước cấp cho thành phố hiện nay chủ yếu là nước ngầm (đã khai thác
đến 4 trên tổng số 5 tầng nước ngầm), do đó với nhu cầu ngày càng tăng cần xem xét tới
việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, giảm thiểu nguy cơ sụt lún nền và ơ
nhiễm, mặn hóa và suy giảm nguồn nước ngầm.
+ Quỹ đất cho phát triển đơ thị tại thành phố Cà Mau cịn nhiều, nhưng do đặc
điểm địa hình thấp nên cần cân nhắc mơ hình, định hướng phát triển khơng gian đơ thị
phù hợp để khai thác sử dụng đất một cách hiệu quả.
- Từ đó xác định các khu vực tiềm năng về tự nhiên, có thể khai thác tạo động lực
phát triển đơ thị.
b. Phân tích, đánh giá hiện trạng đất đai, dân số - lao động, cơ sở kinh tế kỹ thuật,
hình thái khơng gian, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, mơi trường & các yếu tố xã hội
có liên quan:

- Thu thập các số liệu xã hội học tổng quan của khu vực: Dân số, cơ cấu nghề
nghiệp, cơ cấu xã hội theo tuổi, thu nhập... phân tích xu hướng biến động.
- Phân tích đặc điểm sử dụng đất và phân khu chức năng của thành phố: Đặc điểm
phân bố (tách riêng hay pha trộn các khu vực chức năng), đặc điểm của các khu vực công
cộng quan trọng; thực trạng phân bố các cơng trình hạ tầng xã hội trong khu vực nghiên
cứu.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng các cơ sở kinh tế - kỹ thuật, nguồn lực đầu tư.
- Phân tích các yếu tố xã hội có liên quan: Tìm hiểu các yếu tố văn hóa, lịch sử,
phong tục, tập quán địa phương, khai thác & bảo tồn các khu vực (các di sản, các cơng
trình trong diện bảo tồn hoặc cần phải bảo tồn trong khu vực).
- Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Giao thơng, san nền,
thốt nước mưa, cấp nước, cấp điện, thoát nước bẩn & vệ sinh mơi trường;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng mơi trường đô thị: Mô tả tổng quát và đánh giá
môi trường tự nhiên (nước, khơng khí, đất, hệ sinh thái, ...) và môi trường xã hội; Chỉ ra
những vấn đề bức xúc về môi trường & những khu vực dễ bị tác động trong đơ thị, những
khuyến cáo về tình hình ơ nhiễm, suy thối mơi trường; Xác định các nội dung bảo vệ
môi trường mà quy hoạch cần giải quyết.
c. Kinh tế - xã hội
Nghiên cứu quá trình sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố qua
các giai đoạn, cần đánh giá mức tăng trưởng kinh tế các ngành như công nghiệp, dịch vụ,
thương mại và đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế các ngành mũi nhọn của
Thành phố.
- Xác định hiện trạng nhà ở: quy mô, chất lượng xây dựng,….
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Xác định quy mơ, loại
hình sản xuất, chất lượng, doanh thu và số lượng lao động.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

19



- Đánh giá các cơng trình phục vụ cơng cộng, các cơ quan hành chính, các cơ sở y
tế, giáo dục- đào tạo, cơng trình văn hóa, thể dục thể thao, các cơ sở dịch vụ du lịch, các
khu di tích lịch sử văn hố: vị trí, quy mơ đất đai, chất lượng, bán kính phục vụ...
d. Phân tích các yếu tố biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới khu vực quy hoạch làm cơ
sở đề xuất các giải pháp Quy hoạch phát triển nhằm ứng phó và thích ứng với biến
đổi khí hậu.
Hiện tại BĐKH tại thành phố Cà Mau đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây
dựng và phát triển cho thành phố. Một số hiện tượng đã, đang xảy ra cần phải được quan
tâm để có cơ sở đề xuất quy hoạch:
- Chịu tác động chủ yếu bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều của biển Đơng và biển
Tây. Với đặc điểm địa hình thấp, bằng phẳng với cao trình phổ biến từ 0,9m đến 1,3m
nên khả tăng tự tiêu thoát nước kém dẫn đến ngập úng cục bộ trong đơ thị khi có mưa lớn
và triểu cường. Đây thực sự là thách thức trong công tác phát triển đô thị, đặc biệt là
trong bối cảnh BĐKH nhằm tránh những rủi ro, tác động của ngập úng do mưa lớn, triều
cường và nước biển dâng.
- Bên cạnh đó nguồn nước cấp cho thành phố hiện nay chủ yếu là nước ngầm (đã
khai thác đến 4 trên tổng số 5 tầng nước ngầm), do đó với nhu cầu ngày càng tăng cần
xem xét tới việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, giảm thiểu nguy cơ sụt lún
nền và ơ nhiễm, mặn hóa và suy giảm nguồn nước ngầm.
- Quỹ đất cho phát triển đô thị tại thành phố Cà Mau còn nhiều, nhưng do đặc
điểm địa hình thấp nên cần cân nhắc mơ hình, định hướng phát triển không gian đô thị
phù hợp để khai thác sử dụng đất một cách hiệu quả.
- Địa hình thành phố bị chia cắt bởi hệ thống sơng, rạch dẫn đến yêu cầu về quy
hoạch hệ thống giao thông đa phương tiện, kết hợp linh hoạt giữa các loại hình vận tải
nhằm giảm chi phí đầu tư xây dựng, khai thác tối đa lợi thế giao thông đường thủy.
- Vấn đề sạt lở bờ sông trên địa bàn thành phố do tác động của biến đổi khí hậu và
sự gia tăng hoạt động giao thông đường thủy dẫn đến yêu cầu về giải pháp quy hoạch đô
thị xanh, hạn chế cơng trình nhà ở ven sơng.
- Diễn biến tình hình hạn hán, nắng nóng ngày càng gay gắn ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng, gia tăng sử dụng năng lượng dẫn đến yêu cầu về giải pháp quy hoạch hệ

thống không gian mặt nước cho người dân thành phố, các định hướng về giải pháp kiến
trúc và vật liệu cơng trình.
e. Rà sốt, đánh giá việc thực hiện các quy hoạch đã được duyệt:
Rà soát, đánh giá việc thực hiện các quy hoạch đã được duyệt trên địa bàn về các
mặt: Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; Không gian kiến trúc - cảnh quan;
Kết nối hạ tầng; Tác động môi trường; Nguồn lực thực hiện và hiệu quả đầu tư; đặc biệt
là tình hình thực hiện quy hoạch chung thành phố Cà Mau lập năm 2008.
Từng nội dung trong việc rà soát, đánh giá việc thực hiện các đồ án quy hoạch
trước đây cần được phân tích, đánh giá các ưu điểm, các vấn đề tồn tại, chỉ ra những vấn
đề hạn chế, nhược điểm (kể cả do quy hoạch & tổ chức thực hiện, quản lý theo quy hoạch
trước đây, có những nội dung không thực hiện được hoặc triển khai thực hiện gặp nhiều
khó khăn); Xác định các nội dung cần phải nghiên cứu, giải quyết; Phân tích, làm rõ
phạm vi phát triển của thành phố Cà Mau.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

20


3.1.2. Các chương trình, đồ án, dự án có liên quan:
Nhận xét chung về các dự án & chương trình đang triển khai. Tính hiệu quả và sự
phù hợp của các dự án, chương trình với mục tiêu, tầm nhìn phát triển đơ thị; Đánh giá,
phân tích về ưu, nhược điểm, các thành công & thất bại của dự án, các kinh nghiệm đúc
rút ra.
3.1.3. Đánh giá tổng hợp:
Ngoài việc đáng giá tổng hợp các vấn đề từ thực trạng đã được nhận định ở trên
cần đánh giá bổ sung các tác động trong bối cảnh từ những biến động mới tác động đến
điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản,…); các xu thế
phát triển và những định hướng lớn của Vùng, tỉnh ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển
kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội và nguồn nhân lực.

Xác định: Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức, làm cơ sở cho việc tạo
lập ý tưởng, chiến lược phát triển, đảm bảo tính khả thi, phát triển bền vững cho thành
phố trong tương lai.
3.2 Các tiền đề phát triển đơ thị
3.2.1. Động lực, tiềm năng phát triển:
- Phân tích vai trò, vị thế của thành phố trong mối quan hệ vùng: Xu hướng phát
triển của quốc gia, vùng tác động vào đô thị, các xu thế phát triển; Làm rõ vai trò, vị thế
của thành phố Cà Mau trong vùng Tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Dự báo tăng trưởng về kinh tế, xã hội, dân số, lao động, đất đai và quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; dự báo khả năng và q trình đơ thị hóa;
- Các cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị.
- Tiềm năng khai thác quỹ đất xây dựng đơ thị. Cụ thể hóa các hình thái phát triển
theo khả năng đơ thị hóa của thành phố;
Trong đó tập trung xem xét các mối quan hệ nội, ngoại vùng để khai thác các lợi
thế, các tiềm năng để phát triển cho thành phố (Các liên kết vùng, định hướng chia sẻ
quyền lợi và trách nhiệm vùng để phát triển từ các định hướng hướng mới QHTT phát
triển KTXH vùng kinh tế trọng điểm Vùng ĐBSCL, Quy hoạch mạng lưới đường bộ cao
tốc Việt Nam, Quy hoạch xây dựng vùng KTTĐ Vùng ĐBSCL đang được nghiên cứu,...)
Cụ thể:
- Tp cà Mau thuộc vùng đối trọng phía Tây Nam gồm 4 tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau,
Bạc Liêu, Hậu Giang với các đô thị tỉnh lỵ Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Vị Thanh có
khoảng cách trung bình 30 - 50 km từ đô thị trung tâm.
- Các trục hành lang kinh tế đô thị: Trục hành lang kinh tế đơ thị quốc lộ 1A đường Hồ Chí Minh (hướng Bắc Nam): với thành phố Cần Thơ là trung tâm vùng, cực
Bắc là thành phố Mỹ Tho giao thoa vùng thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng
sơng Cửu Long và cực Nam là thành phố Cà Mau, kết nối cực tăng trưởng mới với Trung
tâm phát triển năng lượng khí - điện - đạm tại Cà Mau và nhiệt điện Kiên Lương tại Kiên
Giang.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


21


3.2.2. Các bài học kinh nghiệm Quốc tế có thể áp dụng:
Dựa trên những bài học kinh nghiệm trên thế giới hiện nay, công tác điều chỉnh
quy hoạch chung TP. Cà Mau cần xem xét, lồng ghép các nội dung sau vào nội dung của
đồ án quy hoạch:
- Xây dựng chiến lược tạo dựng hình ảnh - tiếp thị đơ thị tốt làm gia tăng khả năng
cạnh tranh và sức hút đơ thị.
- Xây dựng tầm nhìn dài hạn.
- Quy hoạch đơ thị chống ngập lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu: tích hợp giữa
quy hoạch đơ thị và các chiến lược chống ngập thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Quy hoạch cần dành khơng gian cho nước, tập trung vào các giải pháp phi cơng
trình (khơng gian xanh, hồ chứa,… ) bên cạnh các giải pháp công trình thật sự hợp lý.
- Tăng cường sử dụng vườn, cây xanh, phủ xanh bề mặt, hạn chế bê tông hóa,
tăng cường năng lực cho hệ thống thốt nước. Các khu vực bảo tồn thiên nhiên sẽ được
bảo tồn như khu vực lưu giữ nước trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- "Cơ sở hạ tầng xanh" như đất ngập nước, hồ chứa nước, bờ sông và rừng ngập
mặn ven biển cần được thiết kế và quản lý như một phần hệ thống kỹ thuật phòng chống
lụt bão của thành phố, và cần áp dụng các biện pháp kiểm soát và bảo vệ như đối với đê
điều. Quy hoạch và thiết kế nên lồng ghép các chức năng của hệ sinh thái và cơ sở hạ
tầng kỹ thuật sao cho chúng bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng cần phục hồi, tăng cường chức năng hệ sinh thái và các
dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp. Quá trình này bao gồm việc bảo vệ bờ sông, đầm lầy,
đồi rừng, các kênh dẫn lũ và các vùng giữ lũ bên ngoài các khu vực xây dựng. Các khu
vực này giúp kiểm sốt dịng chảy, cải thiện chất lượng nước, và làm giảm nhu cầu sử
dụng các biện pháp phòng chống lũ lụt tốn kém.
- Quy hoạch cần gìn giữ bản sắc địa phương (gắn kết q trình đơ thị hóa với sơng
nước, cảnh quan hiện có, phát triển du lịch sinh thái dựa trên hệ thống sông nước đặc
trưng. …)

- Thiết kế đô thị cần cung cấp các không gian xanh đa chức năng như cơng viên,
bóng râm, khu thống mát, và các vùng tụ thủy trong các trận mưa lớn. Cây xanh được
dùng để tạo bóng mát cho vỉa hè và người đi bộ.
- Phát triển không gian nông nghiệp đô thị (cung cấp thực phẩm cho đô thị, lá phổi
xanh đô thị, đem lại hiệu quả kinh tế và tạo sự cân bằng giữa đô thị và nông thôn)
- Công tác lập quy hoạch phải được xây dựng cùng với việc tham khảo đầy đủ ý
kiến của lãnh đạo địa phương và cộng đồng, cùng với sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ
quan chuyên môn.
- Xây dựng chiến lược sử dụng nước và các nguồn năng lượng một cách hiệu quả
và tiết kiệm, tạo môi trường sống trong sạch và lành mạnh. Đưa ra các giải pháp bảo tồn
đa dạng sinh học, nguồn nước và các nguồn năng lượng.
- Trong lĩnh vực xây dựng cơng trình, khuyến kích việc tăng cường sử dụng các
loại vật liệu địa phương, ít tiêu tốn năng lượng, hạn chế tác động đến môi trường.
- Tăng cường hệ thống không gian cây xanh, mặt nước, tạo môi trường sống trong
lành và thân thiện.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

22


- Quy hoạch phát triển ngành du lịch theo hướng du lịch sinh thái đô thị, tận dụng
hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có của đơ thị, gia tăng các không gian xanh, sinh thái trong
đô thị, nhằm cải thiện điều kiện vi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường sống, thu hút
nhiều hơn khách du lịch, gia tăng việc làm, nâng cao thu nhập cho địa phương.
- Việc quy hoạch tái thiết đô thị cần nghiên cứu xem xét đánh giá đầy đủ các vấn
đề về văn hóa, lịch sử cũng như nhu cầu đổi mới, phát triển của đô thị.
- Việc quy hoạch cần chú ý để các đô thị mới trở thành các khu vực hỗn hợp các
chức năng, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân cư. Khuyến kích xây dựng phát
triển đơ thị theo mơ hình đơ thị nén; tăng tính linh hoạt, đáp ứng các thay đổi về cơ cấu

dân số, cơ cấu kinh tế, cơ cấu hộ gia đình, ….
-Việc quy hoạch đô thị cần tránh phát triển dàn trải, làm tăng cao sự bành trướng
của đô thị, gây tác động lớn đến môi trường sinh thái tự nhiên, làm gia tăng tình trạng ơ
nhiễm mơi trường.
- Bảo tồn cần trú trọng đến công tác khôi phục lại cấu trúc của các làng xã cũ,
trùng tu các giá công trình cổ có giá trị, cải tạo cảnh quan, quản lý phát triển theo quy chế
riêng.
3.2.3. Xây dựng các kịch bản phát triển đô thị:
Trên cơ sở đánh giá tổng hợp thực trạng; đánh giá, soát xét các nguồn lực, cơ hội
phát triển (nội lực, ngoại lực) và các bài học kinh nghiệm Quốc tế xây dựng các kịch bản
phát triển phù hợp đảm bảo nâng cao chất lượng đô thị, mơi trường phát triển bền vững.
Từ đó đề xuất các kịch bản phát triển cần rõ ràng, có kiểm sốt nhằm tối ưu hóa
tiềm năng, động lực phát triển tập trung vào giải quyết các vấn đề:
- Cà Mau với các huyện lị, thị trấn trong Tỉnh: kết nối hạ tầng, chia sẻ chức năng
đô thị, du lịch dịch vụ sẽ kéo tăng trưởng khu vực lân cận.
- Phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững, lấy TMDV và du lịch làm mũi nhọn và
thích ứng với BĐKH:
+ Tăng cường đầu tư vào bảo tồn.
+ Phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn .
+ Giảm phát thải khí nhà kính (carbon).
+ Cải thiện, nâng cao chất lượng mơi trường.
- Đảm bảo hệ thống thốt nước đầy đủ và hoạt động tốt, bảo tồn dịng chảy thuận
lợi. Thiết lập vùng ngập lũ đơ thị và bờ sơng thích ứng. Hạn chế rào cản từ hệ thống giao
thông (hoặc tìm kiếm các giải pháp hạn chế tác động tới dòng chảy). Tăng cường sự bốc
hơi và thẩm thấu nước qua những bề mặt thấm như công viên, vườn/ vùng nông nghiệp.
Thiết lập các khu vực lưu trữ tạm thời; khu vực đa chức năng (vùng nông nghiệp, quảng
trường, sân thể thao) có thể được sử dụng để trữ nước trong mùa lũ hoặc mưa lớn.
- Sử dụng đất cần giới hạn tiêu thụ đất, tránh phát triển dàn trải, đặc biệt cần chú ý
đến tính linh hoạt trong sử dụng đất, mang tính “lưỡng dụng” để đảm bảo quá trình phát
triển đơ thị ứng phó tốt với biến đổi khí hậu.


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

23


3.3. Định hướng phát triển không gian đô thị:
3.3.1. Mô hình, cấu trúc phát triển khơng gian đơ thị:
Đề xuất các mơ hình, cấu trúc, hình thái khơng gian chính của đơ thị, hướng phát
triển trong tương lai. Phân tích các ưu nhược điểm của các phương án và luận chứng
chọn phương án khả thi.
Mơ hình và Cấu trúc phát triển không gian cho thành phố cần tạo được trục động
lực phát triển chủ đạo cho thành phố; Tạo được các trung tâm phát triển gắn bó chặt chẽ
với nước, dành chỗ cho nước, ứng phó tốt với BĐKH; Kết nối vùng mạnh mẽ; Liên kết
chặt chẽ giữa đô thị & nông thôn; Hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại hoàn chỉnh, đưa
thành phố Cà Mau mở ra các dịng sơng, hệ thống kênh rạch và với vùng ĐBSCL.
3.3.2. Tổ chức các khu chức năng đô thị và quy hoạch sử dụng đất:
Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng đơ thị: Các khu hiện có hạn chế
phát triển; các khu cần chỉnh trang, cải tạo; các khu cần bảo tồn, tôn tạo, các khu chuyển
đổi chức năng; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển; các khu
dự kiến xây dựng cơng trình ngầm (nếu có).
Xác định các chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, định
hướng & nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng trên: Đưa ra các giải pháp về
phân bố quỹ đất phù hợp với từng chức năng sử dụng đất cụ thể; Xác định các chỉ tiêu về
diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao trong các khu chức năng.
3.3.3. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội:
Đề xuất quy mô và các giải pháp phân bố hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đảm
bảo phát triển bền vững, gồm: Trung tâm dịch vụ - thương mại; hệ thống khu, cụm, điểm
du lịch; các khu trung tâm hành chính tập trung; mạng lưới trung tâm y tế; giáo dục - đào
tạo; văn hóa, thể dục thể thao; nhà ở và phân bố dân cư; không gian xanh và các trung

tâm chuyên ngành khác.
3.3.4. Thiết kế đô thị:
a. Mục tiêu chung về thiết kế đô thị khu vực quy hoạch:
- Phát triển đô thị hiện đại, hấp dẫn, giàu bản sắc, dựa trên cấu trúc cảnh quan và
sinh thái tự nhiên phải được khai thác triệt để.
- Phát triển cấu trúc đô thị phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội, trong đó nâng
cấp, cải tạo và khai thác các khu đô thị hiện hữu; tăng cường khả năng giao lưu và tạo sự
hấp dẫn của đô thị thông qua hệ thống không gian công cộng, quảng trường, không gian
cảnh quan tự nhiên.
b. Xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị:
- Xác định khu vực hiện hữu; khu vực dự kiến phát triển mới; khu vực cảnh quan
thiên nhiên, nhân tạo; khu vực bảo tồn và khu vực đặc thù.
- Định hướng về hình ảnh đơ thị và khơng gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu
phát triển của từng khu vực.
c. Tổ chức không gian các khu trung tâm, cửa ngõ đơ thị, các trục khơng gian
chính, quảng trường lớn, điểm nhấn đô thị:

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

24


×