BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
------------------------------------
Phan Lê Chung
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ
TRÊN CÁC DI VẬT ĐỒ ĐỒNG TIÊU BIỂU
TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐƠ HUẾ
Chun ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật
Mã số: 9210101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS VĨNH PHỐI
GS.TS TRƯƠNG QUỐC BÌNH
Hà Nội - 2021
9
5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát điền dã
Đây là phương pháp giúp NCS quan sát trực tiếp, thu thập thông tin
thực địa, kiểm chứng phục vụ cho các nội dung về trình bày luận cứ. Quá
trình khảo sát điền dã thực địa này được thực hiện theo hai bước, đầu tiên là
quan sát khảo tả ban đầu theo hình dạng, đặc điểm nhận diện, sau đó là quan
sát phân tích chuyên sâu, kiểm tra đối chiếu để đưa ra những nhận định và
đánh giá. Đối với giai đoạn khảo tả, cần chú trọng thực hiện ghi chép các số
đo, chụp hình kỹ thuật số, thực hiện bản rập… Việc tiếp cận thực tế giúp cho
NCS có một cảm quan tốt về bề mặt chất liệu, rèn luyện kỹ năng phân loại
theo niên đại, thời kỳ. Nghiên cứu điền dã thực địa là quá trình tiếp cận di
vật, mang lại những cảm quan thực tế và phân tích bằng trực giác của một
người nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn ý kiến chuyên gia là một trong những phương pháp nhằm
thu nhận kiến thức, học tập kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, đây là
phương pháp cộng sinh kế thừa và phát triển trên nền tảng kiến thức của các
chuyên gia trong lĩnh vực gần với hướng nghiên cứu của luận án, điều này sẽ
giảm thiểu thời gian giúp cho NCS có thể nghiên cứu sâu vào trọng tâm của
vấn đề. Để thực hiện luận án này bên cạnh sự hỗ trợ của giảng viên hướng
dẫn, NCS đã có dịp được gặp các thầy cơ, các chun gia khác để tiếp cận
các ý kiến và quan điểm của các nhà nghiên cứu nhằm mục đích bổ khuyết
thêm những nhận thức của các thế hệ đi trước, đồng thời là những ý kiến rất
quan trọng giúp cho NCS vững chắc hơn các nhận định và phân tích trên cơ
sở khoa học.
10
- Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này được áp dụng để đưa ra các cơ sở so sánh và đối
chiếu giúp cho NCS có những nhận định về đặc điểm trang trí, yếu tố nhận
diện, hình dáng vật thể, hoa văn trang trí… của các thời kỳ lịch sử. Phương
pháp so sánh đối chiếu sẽ cho các kết luận liên quan về sự giống, khác nhau
trong các giai đoạn và bối cảnh cụ thể. Ngoài ra, việc so sánh và đối chiếu với
những hiện vật cùng, trước và sau niên đại tại các bảo tàng và điểm di tích đã
giúp cho NCS có được những cơ sở khoa học để đưa ra những đánh giá và
quan điểm về phong cách trang trí trên các di vật đồ đồng ở Huế. Đây cũng là
một trong những phương pháp cơ bản nhưng lại rất hiệu quả trong nghiên cứu
các vấn đề khoa học. Trong luận án này, NCS đã chú trọng đối sánh đặc điểm
trang trí đồ đồng thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn, đối sánh đặc điểm trang
trí giữa Đàng Trong với Đàng Ngồi, đối sánh với văn hố bản địa và một số
nước phương Tây trong thời kỳ giao lưu và tiếp biến văn hoá.
- Phương pháp thống kê và phân loại
Với một số lượng lớn các di vật đồ đồng hiện lưu giữ tại cố đô Huế thì
phương pháp thống kê và phân loại sẽ giúp cho NCS sắp xếp một cách khoa
học theo từng thời kỳ như thời các vua Nguyễn, các chúa Nguyễn, phân loại
di vật theo không gian trưng bày nội thất, ngoại thất hoặc phân chia theo từng
chủ đề, hình dạng khác nhau. Đối với nội dung chính của luận án này NCS
chú trọng phân loại theo thời kỳ, theo hình dạng trang trí, kiểu thức trang trí,
bên cạnh đó cũng phân tích thêm yếu tố nguồn gốc theo công năng phục vụ
cung đình hay trong các hoạt động tín ngưỡng. Đi sâu vào nghiên cứu,
phương pháp này có thể sử dụng để thống kê các hoa văn hoạ tiết trang trí,
phân loại theo chủ đề như: nhóm trang trí thực vật, nhóm trang trí động vật,
hiện tượng tự nhiên…
11
- Phương pháp tổng hợp và phân tích
Phương pháp tổng hợp và phân tích là một trong những phương pháp
trọng tâm và cốt lõi đối với những hướng nghiên cứu mỹ thuật cổ như lĩnh
vực trang trí trên đồ đồng ở Huế. Việc tổng hợp phân tích từ nhiều nguồn
khác nhau như: tài liệu cổ sử, tài liệu nước ngoài, sách báo, tạp chí, các bản
dịch song ngữ, nguồn internet… sẽ cung cấp cho NCS cái nhìn tổng quan về
vấn đề nghiên cứu, các nhận định về khoa học về nội dung nghiên cứu. Bên
cạnh đó, NCS tổng hợp và phân tích cơ sở dữ liệu và phân thành hai dạng cơ
bản mang tính chất định tính và định lượng cụ thể. Đối với mỗi loại thơng tin
khác nhau thì có thể áp dụng phương pháp phân tích và phương pháp logic để
bổ sung các nguồn tư liệu cần thiết để xây dựng nội dung luận án.
5.2. Phương pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành
Đây là phương pháp hữu ích nhằm mục đích khai thác tối đa mọi khía
cạnh của cơ sở dữ liệu từ các chuyên ngành khác nhau như: Văn hoá học, văn
hoá dân gian, sử học, khảo cổ học… ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì cũng sẽ cho
thấy những cái nhìn đa chiều. Trong lĩnh vực nghiên cứu mỹ thuật cổ, quá
trình nghiên cứu một di vật cần có những cái nhìn tổng quan đa chiều, đa
diện. Cùng trên một di vật nhưng ở góc độ sử học sẽ cho thấy những dữ liệu
về bối cảnh lịch sử, ở lĩnh vực khảo cổ học sẽ cho biết kết cấu, đặc điểm nhận
dạng, hay ở góc độ văn hoá học sẽ làm rõ các giá trị biểu tượng, góc độ mỹ
thuật sẽ phân tích các yếu tố đặc điểm nhận diện, quy tắc trang trí… việc tiếp
cận về mặt văn hoá, xã hội được vận dụng để sử dụng hệ quy chiếu xã hội, bối
cảnh lịch sử, đặc điểm vùng miền, tơn giáo, tín ngưỡng để đưa ra những phân
tích và phán đốn những đặc điểm nghệ thuật trang trí nhằm góp phần hỗ trợ
và hồn thiện thêm những kiến giải khoa học của luận án. Đây là những yếu
tố quan trọng, tương tác qua lại với nhau giúp cho NCS có thể vận dụng được
12
kết quả trong nhiều lĩnh vực để đưa ra những quan điểm và định hướng
nghiên cứu của mình.
6. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ
đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đơ Huế là một cơng trình nghiên cứu
chun sâu và đảm bảo được tính hệ thống. Q trình nghiên cứu đã cho thấy
nghệ thuật trang trí trên đồ đồng ở Huế là một nhánh của dịng chảy văn hố
nghệ thuật dân tộc nói chung và đối với văn hố Huế nói riêng. Đây có thể
được xem là thời kỳ giao thoa và tiếp biến văn hố của phong cách trang trí ở
Đàng Ngồi với văn hố bản địa, ngồi ra thơng qua các mối giao thương về
đường biển đã có sự du nhập và kết hợp một số yếu tố trang trí cuả một số
nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp… chính những yếu tố này
đã làm cho nghệ thuật trang trí trên đồ đồng ở Huế rất phong phú về thể loại và
đa dạng về bố cục trang trí. Từ những kết quả và nhận định về mặt khoa học,
luận án mong muốn sẽ làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật trang trí đồ đồng
tiêu biểu tại QTDTCĐH trong bình diện chung về lịch sử văn hố nghệ thuật
dân tộc. Qua đó trở thành một sản phẩm khoa học phục vụ trong công việc
tham khảo và nghiên cứu trong lĩnh vực văn hoá và nghệ thuật thời các chúa và
vua Nguyễn.
- Luận án đưa ra những nhận định khoa học dưới góc độ nghệ thuật
trang trí nhằm phân tích những góc nhìn mới, những giá trị và quan niệm
thẩm mỹ về nghệ thuật trang trí trên đồ đồng tiêu biểu ở Huế. Những nhận
định và phân tích đều được dựa trên các cơ sở khoa học và nhiều nguồn tài
liệu thông tin đáng tin cậy từ các nhà xuất bản, các tạp chí chuyên ngành
trong nước và quốc tế.
- Đóng góp của luận án là cơ sở để áp dụng trong các học phần lý
thuyết và thực hành phục vụ cho khối chuyên ngành lý luận và lịch sử mỹ
13
thuật, đồng thời là cơ sở dữ liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục về lĩnh vực
văn hoá nghệ thuật, các cơ quan quản lý văn hoá, các đơn vị khác khi có nhu
cầu sử dụng. Việc đánh giá và nhận định vai trò của những di vật đồng trong
đời sống văn hố tín ngưỡng của người Việt nói chung và cư dân tại khu vực
kinh thành Phú Xuân nói riêng là điều kiện để hiểu hơn về bối cảnh và tình
hình văn hố xã hội trong thời kỳ bấy giờ. Ngồi ra, trong thời kỳ phát triển
cơng nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay việc thực hiện luận án nghiên cứu và
bảo tồn các giá trị văn hố mỹ thuật cổ sẽ góp phần trong việc giáo dục ý thức
cho các thế hệ trẻ về lòng tự tơn dân tộc, tinh thần biết u q và gìn giữ các
vẻ đẹp truyền thống cha ông.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu (13 trang), kết luận (02 trang), tài liệu
tham khảo (12 trang), phụ lục minh hoạ (100 trang), nội dung của luận án
được kết cấu 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát
đối tượng nghiên cứu (69 trang).
Chương 2. Nhận diện nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu
biểu tại QTDTCĐH (54 trang).
Chương 3. Bàn luận những đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí trên
các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH (37 trang).
14
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những tài liệu về sử liệu và văn hố nghệ thuật Nguyễn đóng góp một
phần rất quan trọng trong việc lý giải các yếu tố trang trí, thẩm mỹ cũng như các
lý giải cho việc sử dụng các yếu tố biểu tượng văn hoá và xã hội được thể hiện
thơng qua các hoa văn trang trí trên các di vật đồ đồng. Về sử học, đã có nhiều
bộ sách nổi tiếng ra đời trong thời gian này như: Quốc triều thực lục, Thực lục
tiền biên viết về sử thời các chúa Nguyễn, Thực lục tiền biên viết về thời các
vua Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục được thực hiện thời
vua Tự Đức, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí…
do nhà vua cử các quan đại thần biên soạn. Tác giả Đỗ Bang đã nhận định:
“Triều Nguyễn có ý thức xây dựng một nền văn hố dân tộc, một chính sách
giáo dục, khoa cử và đào tạo quan lại quy củ, một nền quốc sử hồn chỉnh và
quy mơ, để lại những di sản vô giá cho hậu thế” [8, tr.49].
Nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên đồ đồng tiêu biểu tại Huế không
chỉ nghiên cứu các tài liệu về nghệ thuật trang trí mà cịn các tài liệu khác về văn
hoá, lịch sử, khảo cổ học… Nghệ thuật trang trí đồ đồng thời kỳ này nằm trong
sự giao lưu và tiếp biến của nhiều luồng văn hoá khác nhau, phong cách trang
trí thời kỳ này là kết tinh của sự giao thoa nhiều luồng văn hố, vì vậy việc
làm sáng tỏ giá trị nghệ thuật sẽ góp phần trong việc đưa ra các nhận định mới
về văn hoá mỹ thuật Nguyễn nói riêng và văn hố Việt Nam nói chung. Việc
nghiên cứu góc độ nghệ thuật trang trí trên đồ đồng thời kỳ này vẫn là
“khoảng trống” còn bỏ ngỏ, phần lớn các tài liệu nghiên cứu về thời kỳ này
chú trọng về các yếu tố văn hoá, sử liệu, một số bài viết có đề cập đến việc
15
phân tích một số biểu tượng trang trí, tuy nhiên chưa được xây dựng thành
những cơng trình nghiên cứu chun biệt về lĩnh vực nghệ thuật trang trí trên
đồ đồng. Đề cập đến cội nguồn văn hoá và sự giao thoa của các nền văn hoá
tác giả Phạm Xuân Nam cũng đã cho một cái nhìn đa dạng văn hố và sự đối
thoại giao lưu với các nền văn hoá khác nhau thơng qua cuốn Sự đa dạng văn
hố và đối thoại giữa các nền văn hố một góc nhìn từ Việt Nam (2008). Tác
giả đã làm rõ các giá trị văn hoá cội nguồn của dân tộc ở thời đại Văn Lang Âu Lạc, sự đối thoại văn hoá với các hình thức khác nhau trong thời kỳ Bắc
thuộc và chống Bắc thuộc… Cuốn Di sản văn hoá Chăm (2014) do tác giả
Nguyễn Văn Kự đề cập cũng đã cho thấy sự tác động của văn hoá Chămpa
trong tiến trình phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật trang trí nói chung và trên
đồ đồng nói riêng. Sự tác động này được thể hiện qua các đồ án trang trí và
cách phân chia bố cục trang trí trên các nhóm di vật đồ đồng ở Huế. Nhóm tác
giả Lê Văn Lan, Phạm Văn Kỉnh, Nguyễn Linh đã có những nhận định sâu
sắc về những dấu tích của các di vật đồ đồng đầu tiên thơng qua cuốn Những
vết tích đầu tiên của thời đại đồ đồng thau ở Việt Nam (1963 ).
Cuốn Trịnh Nguyễn diễn chí (tập I, II) (1986,1987) của tác giả Nguyễn
Khoa Chiêm, do Sở Văn hố Thơng tin Bình Trị Thiên đã cung cấp một cái
nhìn đa diện về thời kỳ giao tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngồi. Đây có
thể được xem là thời kỳ giao thoa và tiếp biến văn hố của phong cách trang
trí thời Hậu Lê với văn hố Chămpa bản địa, ngồi ra thơng qua con đường
ngoại thương đã có sự du nhập và kết hợp một số yếu tố trang trí cuả một số
nước phương tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp… đã làm cho nghệ thuật
trang trí trên đồ đồng ở Huế rất phong phú về thể loại và đa dạng về bố cục
trang trí. Trong lĩnh vực mỹ thuật có những yếu tố cộng sinh, giao lưu và trao
đổi giữa các nền văn hoá với nhau. Các yếu tố về vùng miền, quốc gia lãnh
thổ đều có sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau thông qua nhiều hoạt
16
động như ngoại thương, hoạt động giao thương trong nước và các vùng
miền… Ở đây có sự trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phong cách mỹ
thuật bởi sự giao lưu về các loại hình, kỹ thuật, chất liệu đã góp phần bổ sung
và làm phong phú hơn các xu hướng nghệ thuật. Nghệ thuật trang trí đồ đồng
ở Huế chịu nhiều tác động từ các bối cảnh giao thoa văn hố trong nước và
nước ngồi.
Tuyển tập Huế Kinh đô diệu kỳ (2014) là hai tập sách với 40 bài viết
được lựa chọn từ những bài nghiên cứu tiêu biểu trong bộ sách B.A.V.H.
Trong đó phải kể đến các bài viết về Mỹ thuật ở Huế, Những đỉnh triều đại ở
Đại nội Huế ghi chú lịch sử của L. Cadière, những bài viết: “Các súng thần
công của kinh thành Huế” (H.Lebris), “Những hoạ tiết của nghệ thuật trang trí
ở Huế: con rồng” (P.Albrecht), “Chùa Thiên Mụ: Lịch sử, Miêu tả”
(A.Bonhomme), “Những chiếc vạc đồng tại Hoàng cung” (L.Sogny)… Những
bài viết này đã đưa ra các quan điểm và nhận định đánh giá về nghệ thuật
Nguyễn nói chung và lĩnh vực trang trí đồ đồng nói riêng trong sự đối sánh với
các chất liệu cùng thời khác.
Tác giả Bửu Kế trong các tập sách Nguyễn triều cố sự huyền thoại về
danh lam xứ Huế (2004), Chuyện triều Nguyễn (1990) của nhà xuất bản
Thuận Hố (Huế) có nhiều nội dung liên quan đến nội chính triều Nguyễn.
Cuốn Mỹ thuật Huế xuất bản năm 1992 do tác giả Nguyễn Tiến Cảnh làm chủ
biên, cũng đã có một số bài phân tích cùng với các tác giả Nguyễn Du Chi,
Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ, trong đó đáng chú ý là chương II đề cập khá
kỹ về nghệ thuật trang trí của tác giả Trần Lâm Biền, nội dung chính đề cập
đến các mảng hoa văn và hình tượng trang trí. Theo đó, đã chia nhóm linh vật
thành hệ thống Tứ linh và hệ thống linh vật truyền thống, đề cập đến hình
tượng cây cỏ, bát bửu trong các tơn giáo trong trang trí Huế. Bên cạnh đó tác
giả Chu Quang Trứ với bài phân tích các bức chạm nổi quanh Cửu Đỉnh cũng
17
đã khắc hoạ được các đặc điểm về trang trí trên cơng trình có giá trị cao về
văn hố và lịch sử.
Ngoài ra, để nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên đồ đồng thời kỳ
này khơng thể khơng nhắc đến bộ tạp chí Những người bạn cố đơ Huế (1998).
Tạp chí Những người bạn cố đơ Huế (Bulletin des Amis du Vieux Huế) được
viết tắt là B.A.V.H là một ấn phẩm do linh mục Léopold Cadière làm chủ biên.
Hội: Những người bạn cố đô Huế (Association des amis du vieux Hué) được
thành lập vào năm 1913 thông qua sự đề xuất của linh mục người Pháp:
Léopold Cadière. Tạp chí xuất bản số đầu tiên vào năm 1914 và số cuối cùng
là năm 1944. Cơng trình được viết bằng tiếng Pháp, đến năm 1997 mới được
biên dịch ra tiếng Việt và do nhà xuất bản Thuận Hoá (Huế) ấn hành. Đây là
bộ tạp chí có giá trị do các học giả người Việt và người Pháp thực hiện với
tổng số 121 tập được phát hành. Tạp chí này đã trở thành một nguồn tài liệu
quý giá hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong số các bài
viết về văn hố nghệ thuật có rất nhiều bài đề cập đến đồ đồng như: Chín
khẩu thần cơng ở kinh thành Huế những chi tiết bổ sung (của H.Cosserat ở
tập XIX năm 1932), ghi chép của vua Thiệu Trị trên một bức hoành bằng
đồng, “Chùa Thiên Mẫu - Miêu tả” (của công sứ A. Bonhomme ở cuốn tập 2
năm 1915), “Các mơ-típ mỹ thuật An Nam” (Léopold Cadière trong cuốn tập
6 năm 1919 A), “Những chiếc vạc đồng tại hoàng cung” (của L.Sogny tập
VIII), Phường Trường Súng (Tập XII, Léopold Cadière)… Tiêu biểu nhất
trong các học giả người Pháp trong bộ tạp chí B.A.V.H là linh mục Léopold
Cadière, ơng sinh năm 1869 tại Aix-en-Provence, năm 1892 ông đến Việt
Nam. Đây chính là tuyển tập các bài viết cung cấp các số liệu về sử học cũng
như phân tích các đặc điểm của từng thời kỳ khác nhau. Thông qua bộ tạp chí
này, nhiều học giả cũng nhận định và đưa ra các quan điểm cá nhân về bố cục
cũng như cách thức trang trí trên đồ đồng thời kỳ bấy giờ. Mặc dù các học giả
18
người Pháp viết trong những cuốn tạp chí này có nhiều vị trí xã hội khác nhau
như: linh mục, cơng sứ, bác sĩ… nhưng trên tổng quan chung lại họ cũng đã
lột tả được những nét riêng tiêu biểu, đặc điểm nhận dạng cơ bản chung các
trang trí trên các đồ đồng ở Huế. Đây được xem là những cơ sở để nhận định
và đánh giá chung cho một số hình thức thể hiện cũng như phong cách trang
trí của mỗi thời kỳ. Qua những bài viết cho thấy rõ hơn sự tài năng và sự khéo
léo của đôi bàn tay của các nghệ nhân đúc đồng xứ Huế. Bộ B.A.V.H đã góp
phần rất nhiều trong việc giúp các học giả Việt Nam nghiên cứu về mỹ thuật
cổ, trong đó có lĩnh vực trang trí trên đồ đồng tại Huế. Bộ tạp chí đã hồn
thành mục tiêu của mình trong việc cung cấp những tài liệu quý giá với nhiều
kiến thức bổ ích cho người đọc. Đối với lĩnh vực giáo dục đại học, đặc biệt là
đối với sinh viên chun ngành văn hố, nghệ thuật thì đây được xem là bộ
sách quý để hỗ trợ trong việc trau dồi những kiến thức về lĩnh vực văn hố,
nghệ thuật.
Việc nhìn nhận nghệ thuật trang trí trên đồ đồng tiêu biểu ở Huế được
xem là một điểm nhấn về văn hóa và nghệ thuật của thế kỷ XVII đến nửa đầu
thế kỷ XX tính từ thời kỳ chúa Nguyễn Hồng (1558 - 1613), nghệ thuật trang
trí đồ đồng ở Huế là một đề tài mang tính giá trị cao về lĩnh vực văn hoá nghệ
thuật và đã được nhiều tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu trong các bài
viết của mình như: L.Cadière trong bài viết “Phường trường súng”, Những
người bạn cố đơ Huế, Nxb Thuận Hóa đã cho thấy việc đúc và sử dụng súng
thần công bằng đồng trong thời kỳ này đã trở nên phổ biến trong quân đội vua
Nguyễn:
… Tại cánh đồng đó có hai mơ đất lớn, gọi theo tiếng nước Nam là
“Hịn Mơ” tức là “những mô đất để làm bia bắn”, nhắc lại dấu tích
trường tập bắn súng của Pháo binh. Cả hai mơ đất trường bắn đều
nằm trên địa vực làng Dương Xuân Hạ. Mô thứ nhất nằm gần thôn
19
Xuân Giang, mà chúng ta sẽ đến xem tức khắc, vì vấn đề là cung
vui chơi của Võ Vương gần đấy; mô này đo được 32 bộ chiều dài,
20 bộ chiều rộng và gần 2m chiều cao. Mô thứ 2, khơng xa miếu
Thành Hồng... Người ta nói đến việc xây dựng “Một sân bắn cho
súng đại bác vào năm 1747, trong tháng 9 âm lịch, kéo dài từ mồng
4 tháng October đến mồng 3 - Novembre” [34, tr.222].
Những chiếc vạc đồng thời các chúa Nguyễn cũng đã được L.Sogny
(Chủ mật thám Trung Kỳ) ghi lại qua bài viết: “Những chiếc vạc đồng tại
hoàng cung” trong tập VIII - Những người bạn cố đô Huế - B.A.V.H, tập VIII,
1921, đây là bài viết khi ơng có chuyến viếng thăm Hồng cung vào năm
1907. Trong bài viết này ông đã đưa ra những ghi chép chi tiết của mình về
những chiếc vạc đồng này, như về việc xác định niên đại của những chiếc vạc
khi gặp 2 chiếc vạc ở điện Cần Chánh.
…một người Pháp đặt câu hỏi với quan Thượng thư bộ Lễ: “Hai
vạc này đã được đúc dưới thời Minh Mạng cùng lúc với đại cửu
đỉnh đế thế của điện Thế Miếu phải khơng? - Quan trả lời: “Vâng”.
Tơi hồn tồn khơng đồng ý trước sự xác định này, và cãi lại là các
vạc đồng có niên đại ở vào thế kỷ XVII, trong khi các đỉnh đế thế
thì có niên đại là năm thứ 16 Minh Mạng (1835) [111, tr.5].
Cuốn Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới [96] với tuyển tập bài
viết của nhiều tác giả do nhà xuất bản Đại học Sư phạm ấn hành năm 2005
với các nội dung: về phương pháp luận nội dung nghiên cứu, giảng dạy và
một số vấn đề về lịch sử nhà Nguyễn của một số tác giả như: tác giả Văn Tạo;
“Nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc”, tác giả Đỗ Bang: “Triều Nguyễn - sau
200 năm nhìn lại”, tác giả Nguyễn Cảnh Minh: “Chính sách tơn giáo của nhà
Nguyễn trong bối cảnh lịch sử thế kỷ XIX ở nước ta”, tác giả Nguyễn Đình
Chú: “Triều Nguyễn và văn hoá triều Nguyễn - Vấn đề và cách suy nghĩ”…
20
đã cho thấy một cách tiếp cận mới về lịch sử nhà Nguyễn trong bối cảnh
tương quan chung về phát triển về tình hình văn hố, xã hội. Qua đó cho thấy
những nhận định, cảm quan về tình hình văn hoá xã hội cũng như một số yếu
tố tác động về văn hố, lịch sử, chính trị đến nghệ thuật trang trí trên đồ đồng
ở Huế.
Trong cục diện chung của những năm đầu thập niên 80, khi mà mỹ
thuật Nguyễn chưa thực sự nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu thì bài
viết “Huế, mỹ thuật Nguyễn, những cái riêng” (đăng lần đầu tiên trên Tạp chí
Nghiên cứu Nghệ thuật, số 3, năm 1979) của tác giả Trần Lâm Biền như một
sự đánh động cho việc nhìn nhận những giá trị mỹ thuật Nguyễn nói chung,
trong đó ơng cũng rất xem trọng những giá trị trang trí trên những di vật đồ
đồng, trong đó các vạc đồng cũng được tác giả đề cập khá kỹ trong bài viết.
Bài viết “Huế, mỹ thuật Nguyễn những cái riêng” của tác giả Trần Lâm Biền
đã khởi đầu cho một góc nhìn khác về mỹ thuật đồ đồng tại Huế, khi mà bối
cảnh ra đời của bài viết còn bắt gặp nhiều sự hồi nghi về nghệ thuật Nguyễn
trong dịng chảy nghệ thuật dân tộc. Đây cũng xem là tiền đề cho sự xuất hiện
ngày càng nhiều ấn phẩm, bài viết liên quan đến mỹ thuật Nguyễn nói chung
và nghệ thuật đồ đồng nói riêng.
… Những mơ-típ trang trí được đúc thành nét chìm trên thân vạc,
trong khung các ơ hộc, khơng làm tôi lạ mắt. Độ hoa lá hiện lên qua
những nét cách điệu mà mềm mại tơi đã quen nhìn. Chim và thú
vẫn cựa quậy, sống sít, cụ thể, nhưng thật khái quát. Vẫn là phong
cách biểu hiện chung của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XVII, mà tôi
đã được gặp trên đất Bắc [12, tr.134].
Cuốn Mỹ thuật thời chúa Nguyễn dẫn liệu từ di sản lăng mộ của tác
giả Nguyễn Hữu Thơng do Nxb Thuận Hóa ấn hành năm 2014 cũng đã cho
thấy quan điểm của tác giả về nghệ thuật trang trí trên đồ đồng của thời kỳ này.
21
“…Nghệ thuật tạo hình trên chất liệu đồng nổi bật nhất là 11 chiếc vạc được
đúc thời chúa Nguyễn. Mặc dù năm kiến tạo đa số ghi niên hiệu nhà Lê (Thịnh
Đức, Cảnh Trị, Chính Hịa, Dương Đức, song những dấu ấn riêng bắt đầu rõ
nét trong motif trang trí” [127, tr.40].
Tác giả Dương Phước Thu đã miêu tả khá chi tiết bộ Cửu Đỉnh thông
qua cuốn Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế (2011). Cuốn sách cung cấp
một số tài liệu về quy trình thực hiện Cửu Đỉnh, các số đo và vị trí và liệt kê
các chi tiết khắc trên Cửu Đỉnh. Mặc dù các yếu tố về tính trang trí chưa được
tác giả đề cập trong cuốn này nhưng cũng là một trong những cơng trình
nghiên cứu chuyên sâu về bộ Cửu Đỉnh, cung cấp một số thông tin về các yếu
tố sử liệu, kỹ thuật chế tác về bộ cơng trình này.
Tác giả Vĩnh Phối trong cơng trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ (mã số
B98.11.11) năm 2000 cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề về mỹ thuật Nguyễn,
trong đó ơng cũng chú trọng phân tích các giá trị thẩm mỹ của đồ đồng ở Huế
qua các nhận định sau: “… Những chiếc chuông đồng và những chiếc vạc cổ
có từ thời các chúa Nguyễn được cấu tạo tương đối đồ sộ, cân đối, uy nghi,
khoảng thắt, mở và những chi tiết các hoạ tiết hoa văn được chú trọng khắt
khe, phần nào ghi dấu chứng tích mang tính thiêng liêng và quyền uy của
vương triều…” [106, tr.40,41].
Tác giả Phan Thanh Hải trong bài viết: “Đỉnh vạc đồng của họ Nguyễn”
đăng trên Tạp chí Mỹ thuật, số (134-80) năm 2005 cũng đưa ra các lý giải và
đánh giá trên mối tương quan chung của việc kế thừa các yếu tố truyền thống
cho đến việc du nhập các kỹ thuật tiến bộ của phương Tây trong nghệ thuật
trang trí đồ đồng thời chúa và vua Nguyễn. Chính vì vậy mà trong các cơng
trình đồ đồng ở Huế có sự hồn thiện và chỉnh chu về mặt kỹ thuật, sự kết hợp
hài hoà giữa các yếu tố công năng sử dụng và thẩm mỹ thông qua các hình
tượng trang trí. Trong q trình nghiên cứu và khảo sát NCS nhận thấy rằng
22
các đồ án trang trí hoa văn, dải hoa cúc tinh tế có sự kế thừa thời Lý, Trần. Tổ
hợp hoa sen cách điệu cao, đặc biệt đã vận dụng hình tượng vương miện là
một hoạ tiết của Tây phương vào trang trí Huế được trang trí trên các khẩu
súng đồng thần công tượng trưng cho 4 tứ thời (xuân, hạ, thu, đông) và ngũ
hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ). Dáng súng, tai súng, hoa văn trên thân súng lý
giải thêm về nguyên nhân ra đời của các hoa văn thể hiện tương đối mới mẻ
với toàn thể kiểu thức trang trí trong lĩnh vực trang trí Nguyễn. Trang trí chạm
khắc tiêu biểu của thời Nguyễn là mảng phù điêu trên Cửu Đỉnh mang tính chất
của một cơng trình hồnh tráng đặt ở Thế Miếu.
Trong Tập VI chuyên đề đồ đồng do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đơ
Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ấn hành năm 2007 đã có một số bài
viết về các di vật đồ đồng cũng đã giới thiệu thêm một số thông tin về các di
vật đồng thời các chúa và vua Nguyễn. Đây là một tập chuyên đề viết một số
di vật đồ đồng hiện nay tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. Tuy chỉ mang
tính chất giới thiệu khái quát các di vật nhưng cũng đã cho biết thêm một số
thông tin về các di vật đồ đồng trong các thời kỳ. Một số bài viết tiêu biểu
trong cuốn này như: Sưu tập khánh bằng đồng ở bảo tàng CVCĐ Huế
(Trương Quý Mẫn), Đồ đồng tam khí thời Nguyễn ở Bảo tàng CVCĐ Huế
(Ngọc Minh), Sưu tập đồ ăn trầu bằng đồng thời Nguyễn (Trần Thị Liên
Chi) …
Trong thời Tây Sơn, chỉ diễn ra thời gian ngắn nên chưa định hình một
phong cách riêng, phần lớn các chế tác về đồ đồng của thời kỳ này vẫn mang
nặng phong cách thời các chúa Nguyễn, vì vậy NCS đã sắp xếp vào thời kỳ
cuối của chúa Nguyễn. Trong đó có bài viết của tác giả Nghiêm Xuân Mừng
(2013), “Một quả chng hiếm thời Tây Sơn”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật,
số 345 đã mô tả cơ bản:
23
Điều đặc biệt đáng chú ý là phần quai chuông, nó khơng phải là 2
đầu rồng đúc nổi như ở các quả chuông ta vẫn thấy, mà là 4 đầu
rồng đúc nổi quay ra 4 phía rất đều nhau, phần đi 4 con rồng
chụm lại ở phía trên... Và cũng thật đặc sắc là trong 4 đầu rồng thì 2
đầu rồng so le nhau miệng nhả ngọc, hai đầu rồng cịn lại thì miệng
ngậm, chưa hiểu ý người xưa muốn nói gì nhưng chắc chắn người
xem nhìn vào sẽ thấy được sự tỷ mỷ đến từng đường nét, không đơn
điệu, nhàm chán. Tồn bộ phần quai chng trơng giống như hình 4
con chim phượng trên đỉnh cột trụ ở các ngơi đình, chùa cổ, tạo nên
một hình chữ thập đẹp tuyệt [83, tr. 75].
Tác giả Vĩnh Phối (1998), “Bản sắc truyền thống và sự hòa nhập trong
mỹ thuật cận hiện đại Huế”, Tham luận tại Hội thảo quốc tế về Việt Nam học
do Viện Khoa học Xã hội Nhân văn tổ chức, Hà Nội đã đưa ra nhận định về
một số di vật đồ đồng “Một loại hình khá tiêu biểu là trang trí phù điêu bằng
đồng trên các vại đồng, chuông đồng, khánh đồng ở chùa Linh Mụ thế kỷ
XVII thời các chúa Nguyễn” [107, tr.5].
Tác giả Trương Quốc Bình (2014), Bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội là một người gắn liền
với các cơng trình di sản miền Trung nói chung và đối với Thừa Thiên Huế
nói riêng, thơng qua cuốn sách tác giả cũng làm nổi bật việc phát huy các giá
trị di sản Việt Nam nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng, trong đó
bam hàm cả những giá trị nghệ thuật trang trí trên đồ đồng:
Quy hoạch bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa cố đơ Huế là một
bộ phận hữu cơ của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của
thành phố Huế. Bảo tồn các di sản văn hóa Huế phải được coi là
một trong những tiêu điểm của mọi dự án kinh tế xã hội của quốc
gia tại khu vực miền Trung và tỉnh Thừa Thiên Huế [16, tr.53].
24
Trong cuốn Đồ đồng thời Nguyễn của nhóm tác giả Đặng Văn Thắng,
Phạm Hữu Công xuất bản năm 2015 tuy mang tính tổng hợp, liệt kê các nhóm
di vật đồ đồng chứ khơng đi sâu phân tích vào khía cạnh trang trí nhưng cũng
đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự phong phú và đa dạng của đồ đồng
thời kỳ này:
Cho đến nay, đồ đồng thời Nguyễn là loại di vật tương đối cịn đầy
đủ các loại hình khi so sánh với các thời kỳ khác, chẳng hạn đồ
đồng Đơng Sơn tuy tìm thấy rất nhiều - có thể lên hàng ngàn tiêu
bản - nhưng không thể phong phú về chủng loại như đồ đồng thời
Nguyễn, trong khi đó thì đồ đồng thời Lý - Trần cực kỳ hiếm bởi sự
phá hoại của 20 năm đầu thế kỷ XV khi Việt Nam bị nhà Minh
(Trung Quốc) đô hộ, cịn đồ đồng thời Lê thì các tiêu bản hiện biết
cũng khơng nhiều, loại hình ít phong phú… [130, tr.435].
Đề cập đến nghệ thuật trang trí đồ đồng thời chúa Nguyễn nhà nghiên
cứu Nguyễn Hữu Thông trong cuốn Mỹ thuật thời chúa Nguyễn dẫn liệu từ di
sản lăng mộ (2014) do chính ơng chủ biên đã cho rằng tính biểu hình phân
chia ơ hộc của hoa văn trên các vạc đồng xuất phát từ sự ảnh hưởng của sự tác
động của các yếu tố văn hố:
Nghệ thuật tạo hình trên chất liệu đồng nổi bật nhất là 11 chiếc vạc
được đúc trong thời chúa Nguyễn. Mặc dù năm kiến tạo đa số ghi
niện hiệu nhà Lê (Thịnh Đức, Cảnh Trị, Chính Hồ, Dương Đức),
song những dấu ấn riêng đã bắt đầu rõ nét trong motif trang trí.
Kiểu thức dạng ơ hộc đã xuất hiện, tuy khơng tạo cảm giác đóng
khung nghiêm khắc như trang trí trong những ngơi nhà rường, cung
điện của nhà Nguyễn sau này, nhưng cũng đã thể hiện tính quy
chuẩn vốn có của tinh thần Nho giáo [134, tr.40].
25
Trong bài viết: “Đỉnh, vạc đồng thời Nguyễn” (2005) nhà nghiên cứu
Phan Thanh Hải đã cung cấp thông tin về niên đại cũng như đánh giá tổng
quan về đặc điểm và nguồn gốc của những chiếc đỉnh và vạc đồng:
Đây là 11 chiếc vạc được đúc trong thế kỷ XVII, từ năm 1631 đến
năm 1684, đời các chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635) và
Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687)… Tất cả các chiếc vạc trên đều có
kích thước rất lớn, trọng lượng từ vài trăm cân đến vài ngàn cân.
Tương truyền, tác giả của chúng lại là một ông Tây, một người Bồ Đào
Nha lai Ấn Độ tên là Joãz da Cruz (hay Jean de la Croix) đã từng sống
tại Huế trong thời gian trên. Cruz đến Huế vào nửa đầu thế kỷ XVII,
sống tại Phường Đúc, lấy vợ người Việt và được xem là người sáng lập
ra ngành đúc đồng nổi tiếng của vùng đất này” [60, tr.17].
Đồng ý với quan điểm này, tác giả Trần Lâm Biền cũng đã nhìn nhận
phong cách trang trí Huế như là một nét đặc trưng của thế kỷ XVII, những
nét phong cách trang trí theo các dạng kẻ ơ, phong cách trang trí phóng
khống như cách tạo hình mây mũi mác… những nét phong cách trang trí ở
Đàng Ngồi dường như tác giả đã bắt gặp trong nghệ thuật trang trí trên các
di vật đồ đồng tại Huế:
Mặt ngoài thân chiếc vạc ở trước điện Kiến Trung cũng được phân
thành ba giải trang trí chính. Hai dải trên và dưới cùng cũng được ngắt
thành nhiều ô hộc chứa motif hoa sen (?). Cịn dải giữa (khơng cịn ơ
hộc) thì chứa hoa dây, với nhiều loại hình trang trí khác trơng khá
thực. Hai vạc trước nền điện Càn Thành đã bỏ hẳn ô hộc, và chỉ được
trang trí ở phần gần miệng bằng chim thú hoa dây, lá sòi ngược, các
chấm nổi… Vài motif khác, như chiếc lá loe chảy xuống ở quai vạc,
hay chiếc lá thắt ở gần đầu, quả xa lạ với mỹ thuật dân tộc. Hai chiếc
vạc nhỡ ở bên trái điện Thái Hoà và trong trường Nhạc cũng cùng một
26
dạng ấy. Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, nếu hai chiếc vạc thời chúa Hiền
Vương ở sau điện Thái Hoà đại diện cho một dòng mỹ thuật, còn cái
vạc kia đại diện cho một dòng khác [13, tr.134,135].
Tác giả Trần Đình Hằng trong bài viết “Chế độ cơng tượng nguồn quy
tụ tinh hoa nghệ nhân cho Huế” (2001) đã cho rằng:
Huế là trung tâm quan xưởng lớn - cô đọng điển hình nhất trong
việc thực thi chế độ cơng tượng: nơi hội tụ và thể hiện tinh hoa
nghệ nhân các nghành nghề cả nước; tác động mạnh đến diện mạo
kinh đô, thành phần dân cư và đặc biệt là cơ cấu nghề - làng nghề
cũng như trình độ thủ cơng ở Huế và các vùng phụ cận mà phường
Đúc và làng nghề chạm khắc Mỹ Xuyên…, là minh chứng điển
hình nhất [63, tr.101].
Tác giả Phan Thanh Hải trong bài viết “Những cổ vật bằng đồng của
Huế” (2007) đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về những di vật bằng đồng:
Ngồi 11 chiếc vạc đồng độc đáo nói trên, tại Huế vẫn còn lưu giữ
được một số hiện vật đồng được tạo tác trước thời kỳ Phú Xuân.
Nổi bật nhất là chiếc khánh đồng của chùa Thiên Mụ. Tương
truyền khánh do đại thần Trần Đình Ân cho đúc vào năm 1677 để
tặng cho chùa Bình Trung (Quảng Trị), sau do loạn lạc mới được
đưa vào đặt tại Thiên Mụ. Không rõ tại Việt Nam còn giữ được
bao nhiêu chiếc khánh của thời các chúa, nhưng chỉ cần qua chiếc
khánh đồng tuyệt đẹp này cũng đã cho thấy trình độ kỹ thuật và
mỹ thuật đúc đồng rất cao của Huế trong thời kỳ này. Đây là chiếc
khánh khá lớn, bề mặt trước sau đều có khắc nổi hình Nhị thập bát
tú và mặt trời [59, tr.37].
Sau một thời gian khảo sát pho tượng Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, tác giả
Hồ Vĩnh cho rằng: Tượng ngài Nguyễn Ư Dĩ là một pho tượng với lối trang
27
trí có nét điêu khắc đặc biệt liền khối nên khơng có tiêu chí đối sánh. Nhìn
vào thực tế, đây là pho tượng đẹp, quý về chất liệu, có giá trị cao về mặt nghệ
thuật và lịch sử. Tác giả Nguyễn Bình cũng đánh giá cao về pho tượng đồng
này: “Đối với pho tượng đồng của ngài Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, đây là di sản
có giá trị tiêu biểu về mặt lịch sử, mỹ thuật, văn hố cịn lại đến hôm nay…”
[59, tr.33].
Tác giả Nguyễn Hữu Thông trong cuốn Mỹ thuật thời các chúa
Nguyễn dẫn liệu từ di sản lăng mộ cũng đã đề cập đến các yếu tố
tác động và motif trang trí ở thời kỳ này. Trong đó, nguồn nguyên
liệu đồng ở xứ Đàng Trong tác giả Nguyễn Hữu Thông đã viết:
“Cần nhấn mạnh rằng, không chỉ kỹ thuật đúc, mà nguyên liệu đồng
cũng được nhập khẩu từ nước ngồi. Nhờ vậy, nhiều tư tưởng, loại
hình, kỹ thuật tạo hình mới…” [134, tr.44].
Tác giả Ngơ Văn Doanh cũng có những tài liệu viết một số bức tượng
đồng Chămpa là cơ sở để NCS có thể đối chiếu với phong cách trang trí trên
các di vật đồ đồng, trong đó có một số tượng hiện cịn lưu giữ tại Huế:
Ngồi nhóm tượng Đăng Bình, thuộc phong cách Hịa Lai, cịn cả
một nhóm tượng đồng Avalokitesvara có y phục riêng. Cả nhóm
tượng này được xác định bởi những đặc trưng y phục riêng và có
những nguồn gốc xuất xứ rất khác nhau, mà, ít nhiều trực tiếp gắn
với các đồ đồng của nghệ thuật Ấn - Java,… [53, tr.58].
Cuốn Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến
của tác giả Nguyễn Du Chi là một trong những tài liệu có tính căn bản, làm cơ
sở so sánh, đối chiếu với các thể thức hoa văn trang trí trong q trình NCS
thực hiện luận án. Đây được xem là một trong những cơ sở dữ liệu quan trọng
để đối sánh những nét tương đồng và khác biệt của trang trí qua các thời kỳ.
Đặc biệt là quá trình diễn tiến của các dạng thức hoa văn và sự phát triển của
28
hoa văn qua các thời kỳ. Với cấu trúc chương 1: Hoa văn thời kỳ tiền sử,
chương 2: Hoa văn thời kỳ sơ sử và chương 3: Hoa văn nửa đầu thời phong
kiến đã cho thấy cái nhìn tổng quan hoa văn trên một số chất liệu như đá, gốm
và kim loại.
Những tài liệu về các di vật đồ đồng cũng đã cung cấp một cái nhìn đa
diện theo nhiều góc độ khác nhau, đã phần nào cho thấy những đặc điểm trang
trí, bố cục sắp xếp hoa văn cần thiết, hỗ trợ cho NCS trong quá trình thực hiện
luận án.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Giới thuyết một số khái niệm liên quan
- Khái niệm Trang trí
Trang trí được hiểu với khái niệm chung là việc tạo ra các giá trị thẩm
mỹ nhằm phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Khái niệm trang trí được hình
thành dựa trên nhu cầu được thoả mãn những cái đẹp, cái hoàn mỹ của con
người. Tiến trình của trang trí được phát triển một cách tự nhiên dựa trên sự
phát triển của xã hội. Mỗi hình thái xã hội khác nhau thì quan niệm về trang trí
cũng có phần khác nhau, những yếu tố này hình thành từ các yếu tố như: văn
hố, lịch sử… Các yếu tố trang trí có thể được hình thành trên các yếu tố gốc
bản địa, nhưng cũng có thể được hình thành thơng qua sự giao thoa văn hố.
Trong lĩnh vực mỹ thuật, trang trí gắn liền với việc sắp xếp các yếu tố
thẩm mỹ như bố cục, đường nét, hình mảng, màu sắc… Trang trí được xem là
một hình thức phát triển bậc cao khi mà nó đã được vượt qua cơng năng sử
dụng, nhu cầu trang trí là nhu cầu làm đẹp và khẳng định giá trị của vật thể
đó. Trang trí thường được biểu hiện thơng qua các hình thức như hiện thực,
cách điệu. Trang trí thường mang tính nhận diện, yếu tố đặc trưng của từng
thời kỳ, thể loại.
29
Trang trí cịn gắn liền với các yếu tố tín ngưỡng, tâm linh thông qua các
ý nghĩa biểu tượng và ngơn ngữ nhằm tạo nên những giá trị mang tính tượng
trưng, biểu tượng trong đời sống con người. Theo Từ điển tiếng Việt, Nxb
Khoa học xã hội, năm 1994, Trang trí: Xếp đặt, bày biện cho đẹp [122,
tr.806]. Cuốn Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thơng: “Trang trí là nghệ thuật
làm đẹp, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nhờ
những yếu tố trang trí các yếu tố vật dụng vừa có giá trị thẩm mỹ vừa nâng
cao được giá trị sử dụng” [88, tr.132].
Chính vì vậy trang trí được xem là sự hội tụ, kết tinh của các giá trị
văn hoá truyền thống qua các thời kỳ, bên cạnh các yếu tố trang trí thẩm mỹ.
Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền nhận định: “Hoa văn trang trí trên dải đất chữ
S khơng chỉ nhằm mục đích đơn thuần để trang trí cho kiến trúc hoặc các hiện
vật nào đó, mà chúng là sự kết tinh “muôn đời muôn thủa” của dân tộc Việt
[11, tr.8]. Đối với trang trí Huế, PGS Vĩnh Phối đã đưa ra nhận xét: “Chúng ta
có thể nhận định rằng nguồn gốc nghệ thuật trang trí Huế đã mang tính kế
thừa tất yếu và từ thời đại xa xưa. Từ thời tiền sử và suốt q trình phát triển
của dịng nghệ thuật thời đại phong kiến Việt Nam Lý, Trần, Lê” [106, tr.6].
- Khái niệm hoa văn trang trí
Khái niệm về hoa văn trang trí được hiểu là những dấu hiệu tạo hình
trên một bề mặt của bất kỳ các đồ vật, cơng trình kiến trúc… sự xuất hiện của
hoa văn trang trí sẽ gắn với thơng điệp và ý nghĩa cho các đồ vật, cơng trình
kiến trúc đó. Theo đó mỗi hoa văn khác nhau sẽ mang nhiều ý nghĩa tượng
biểu tượng khác nhau. Trong nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng, các
hoa văn trang trí được thực hiện trên hai kỹ thuật chính là đúc và chạm.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông đưa ra định nghĩa về hoa văn
trang trí như sau: “Hoa văn trang trí là: “hình vẽ trang trí được biểu hiện trên
các đồ vật, hoa: các vật có vẽ vời, thêu thùa cho rực rỡ; văn: những vật gì có
30
rằn, có ngấn, có vân cũng được gọi là văn, chẳng hạn như ba văn là vằn sóng,
vân văn là vằn mây” [135, tr.46].
- Khái niệm kiểu thức trang trí
Kiểu thức trang trí là cách gọi mang tính chất hình thành các nguyên tắc
thường được sử dụng trong trang trí như: Đăng đối, nhắc lại, tịnh tiến, xoay
chiều… Kiểu thức trang trí xác định các tính chất có tính quy tắc, hệ thống.
Tuỳ vào từng chủ đề, ý nghĩa, vị trí khác nhau sẽ tương ứng với các kiểu thức
trang trí khác nhau. Đối với nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu
biểu tại QTDTCĐH những kiểu thức trang trí được sử dụng thường xun đó
là: đăng đối, tịnh tiến, nhắc lại.
- Khái niệm phong cách trang trí
Khái niệm phong cách trang trí được xác định dựa trên tính chất mang
yếu tố nhận diện và thường xuất hiện trong một giai đoạn, thời kỳ hoặc vùng
miền nhất định. Qua q trình thời gian nó định hình và trở nên quen thuộc,
qua một quá trình lặp đi lặp lại nó tạo thành một phong cách. Chính nhờ việc
xác định các phong cách trang trí mới có thể phân loại hoặc sắp xếp các
phong cách trang trí theo phân kỳ cụ thể như: phong cách trang trí thời Trần,
thời Lý, Hậu Lê… Đối với nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu
biểu tại QTDTCĐH cũng được xác định thông qua các đặc điểm nhận diện
như: bố cục, đề tài, đường nét, hình mảng trang trí.
- Về bản chất, phong cách trang trí được hình thành qua một thời gian
nhất định, việc định hình phong cách trang trí sẽ tồn tại trong một khoảng thời
gian lõi. Ở thời kỳ đầu hoặc cuối, thơng thường sẽ có một quãng giao thời của
thời kỳ trước hoặc thời kỳ tiếp biến của các giai đoạn.
- Khái niệm ngôn ngữ biểu đạt
Ngơn ngữ biểu đạt được hiểu mang tính hàm chứa, chất diễn đạt thông
qua các yếu tố thẩm mỹ của nghệ thuật. Nó bao hàm cả giá trị thẩm mỹ lẫn
31
giá trị tượng trưng trong nghệ thuật trang trí. Ngơn ngữ biểu đạt được hiểu
như một dạng ngôn ngữ nhằm giải trình cho các yếu tố trang trí thể hiện trên
các di vật. PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh đã nhận định: “Cái được biểu đạt” là nội
dung (ý nghĩa, khái niệm) hàm chứa trong đó. Nội dung ấy có tính bao qt,
tính chung, tính quy luật” [56, tr.21].
- Khái niệm “Hố” (biến thể)
“Hoá” là một khái niệm quen thuộc trong những kiểu thức trang trí mỹ
thuật cổ nói chung, trong đó cũng xuất hiện trên các đồ án trang trí ở các di
vật đồ đồng tại QTDTCĐH. “Hoá” được hiểu là một quá trình biến thể từ một
dạng này sang dạng khác, hình thể này sang hình thể khác. Những đồ án dạng
hoá như: Cá hoá rồng, trúc hoá rồng, mai hố rồng… được sử dụng khá phổ
biến trong trang trí mỹ thuật Nguyễn, đặc biệt từ thời các vua Nguyễn. Đây là
một trong những yếu tố mang đậm tính chất phương Đông gắn liền với nhiều
quan niệm về sự ngưỡng vọng về những điều tốt đẹp.
- Khái niệm nghệ thuật trang trí
Từ những vật trơn, khơng hình thù con người đã biết cách trang trí lên
bề mặt của các đồ vật đó. Sự phát triển các yếu tố trang trí từ những dạng
vạch kẽ đơn giản cho đến ý thức thẩm mỹ là một qua trình phát triển lâu dài.
Từ đó đã trở thành một ý thức cho sự hình thành một khái niệm nghệ thuật
trang trí. Việc phát triển các hình thái xã hội đã sản sinh ra các loại hình trang
trí từ đơn giản đến phức tạp, từ những hình đơn lẻ cho đến các tổ hợp cấu trúc
mang tính chất bố cục, từ những hình vẽ hang động đến những hình hoa văn
trang trí phức tạp trên bề mặt các chất liệu như gốm, đá, kim loại... Chính vì
vậy, khái niệm nghệ thuật trang trí được sinh ra để phục vụ cho nhu cầu thẩm
mỹ của con người.
Khái niệm về nghệ thuật trang trí cũng bắt nguồn từ nhu cầu con người
muốn tạo thành các yếu tố ký hiệu, biểu tượng rồi phát triển thông qua các
32
việc hình thành các yếu tố thẩm mỹ… Nghệ thuật trang trí vì vậy mà xuất
hiện nhiều ở các lĩnh vực của đời sống con người như mỹ thuật, kiến trúc…
Khái niệm nghệ thuật trang trí được tác giả Lê Quốc Phục nhận định:
Nghệ thuật trang trí được phân chia thành nghệ thuật trang trí hồnh
tráng có liên quan trực tiếp với kiến trúc (tạo ra trang trí kiến trúc,
tranh vẽ, phù điêu, tượng, kính màu, tranh ghép mảnh trang trí các
mặt đứng và nội thất của nhà, cũng như điêu khắc ở cơng viên),
nghệ thuật trang trí - ứng dụng (tạo ra những sản phẩm nghệ thuật
chủ yếu dùng cho sinh hoạt) và nghệ thuật bài trí (bài trí nghệ thuật
cho các lễ hội, trưng bày triển lãm và bảo tàng, quầy hàng, V.V.).
Nội dung hình tượng tư tưởng của các tác phẩm nghệ thuật trang trí
được biểu hiện đầy đủ nhất khi cảm thụ chúng ở trong quần thể sử
dụng những tác phẩm đó [105, tr.768].
- Khái niệm di vật
Di vật: Vật người chết để lại [122, tr.250]. Di vật theo quy định tại
Điều 4 Luật Di sản văn hoá (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), được hiểu là
hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Đối với
những di vật được xác định trên 100 năm được gọi là cổ vật. Cịn đối với
những hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử,
văn hoá, khoa học được gọi là Bảo vật quốc gia (việc xét duyệt hồ sơ được áp
dụng theo Luật Di sản văn hóa hiện hành do các cơ quan chức năng thực
hiện). Bảo vật quốc gia theo Luật Di sản văn hoá (được sửa đổi, bổ sung vào
năm 2009) được quy định như sau: Là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc
đáo. Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất
nước hoặc liên quan đến sự nghiệp anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu,
hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị
thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách thời đại, hoặc là