Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập chương 4 kinh tế vi mô có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.24 KB, 6 trang )

CHƯƠNG 4 LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Câu 1 (5 điểm) Đúng hay Sai. Giải thích Mức hiểu
Câu 1-41-C4 Lợi ích cận biên của người tiêu dùng đối với một hàng hố có xu hướng tăng lên
khi mức tiêu dùng hàng hoá này của họ tăng lên
MU tăng lên khi tiêu thụ sản lượng tăng lên. Sai, vì theo quy luật hữu dụng biên giảm dần, lợi
ích biên của người tiêu dùng giảm khi số lượng hàng hóa tiêu dùng tăng lên
Câu 1-42-C4 Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập của người tiêu dùng giảm,
đường ngân sách dịch chuyển song song ra bên ngoài.
Sai, khi thu nhập người tiêu dùng giảm, đường ngân sách dịch chuyển song song vào bên trong
Câu 1-43-C4 Đường bàng quan (đường đẳng ích) có độ dốc dương.
Sai, vì đường đẳng ích là đường dốc xuống về phía bên phải, dốc xuống -> hệ số góc âm
Câu 1-44-C4 Trị số tuyệt đối độ dốc đường bàng quan (đẳng ích) là tỷ số giữa giá cả của hàng
hoá này với giá cả của hàng hoá kia
Sai, độ dốc của đường bàng quan (đường đẳng ích) là tỷ số giữa ∆Y và ∆X (sự đánh đổi giữa
hàng hóa X và Y để tổng hữu dụng không đổi) – (trả lời cách khác: còn độ dốc của đường ngân
sách là tỷ số giữa giá cả của hàng hóa này với giá cả hàng hóa kia (Px/Py) )
Câu 1-45-C4 Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng
Sai, độ đốc đường ngân sách là Px/Py , ko có biến I nên không phụ thuộc
X.Px + Y. Py = I => Y = I/Py – Px/Py. X (Y = b+ aX) => hệ số a là Px/Py
Câu 1-46-C4 Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu đạt được khi độ đốc đường bàng quan bằng độ dốc
đường ngân sách với điều kiện tiêu dùng hết số ngân sách.
Đúng rồi, 2 đường này cắt nhau tại tiếp điểm để đạt sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu, thì tại đó độ
dốc 2 đường này bằng nhau (MUx/MUy = Px/Py)
Câu 1-47-C4 Không có hai đường bàng quan cắt nhau
Đúng, hai đường bàng quan song song với nhau (thỏa mãn ít, thỏa mãn bình thường, thỏa mãn
nhiều phải phân biệt với nhau)
Câu 1-48-C4 Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá hàng hố ở trục hồnh tăng lên thì
đường ngân sách sẽ có độ dốc giảm xuống
Px/Py – độ dốc đường ngân sách, Px tăng thì tỉ số tăng -> hệ số góc đường ngân sách tăng. SAI
1



Câu 1-49-C4 Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa được lợi ích của mình khi khi tỷ số giữa lợi ích cận
biên của các hàng hóa bằng với tỷ số giữa giá cả tương ứng của các hàng hóa đó

MUx / Px = MUy / Py => MUx / MUy = Px / Py
Đúng, nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng của NTD
Câu 1-50-C4 Khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hàng hóa Y, mua ít
hàng hóa X thì kết luận hàng hóa Y là hàng hóa thơng thường cịn hàng hóa X là hàng hóa thứ
cấp.
EI của Y : Y là hàng hóa thông thường, cao cấp, EI của X: thứ cấp, cấp thấp . Đúng
Câu 1-51-C4 Khi thu nhập giảm xuống, người tiêu dùng sẽ đạt lợi ích tối đa thấp hơn do sở
thích tiêu dùng của họ đã thay đổi.
Đúng, khi thu nhập giảm xuống, người tiêu dùng sẽ đạt lợi ích tối đa thấp hơn do đường ngân
sách dịch chuyển sang trái làm điểm đạt tối đa lợi ích NTD giảm
Câu 1-52-C4 Trên cùng một đường ngân sách thì tổng lợi ích mà người tiêu dùng thu được là
khơng đổi
Sai, trên 1 đường ngân sách, thì có rất nhiều tổng lợi ích của người tiêu dùng. Chỉ khi là tiếp
điểm của đường đẳng ích (đường bàng quan) thì tổng lợi ích max và không đổi
Câu 1-53-C4 Khi các đầu vào có thể hồn tồn thay thế cho nhau thì đường đồng lượng sẽ có
dạng chữ L (chương sau mới học)
Câu 1-54-C4 Trên cùng một đường bàng quan thì tổng chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra là
khơng đổi
Sai, trên 1 đường bàng quan, thì có rất nhiều đường ngân sách cắt đường bàng quan này. Chỉ khi
là tiếp điểm của đường đẳng ích (đường bàng quan) thì tổng lợi ích max và khơng đổi
Câu 2 (2 điểm) Mức vận dụng
Câu 2-17-C4 Trình bày ngắn gọn cách thức lựa chọn của người tiêu dùng theo lý thuyết lợi ích,
trong đó nêu rõ:
a. Các khái niệm lợi ích (U), lợi ích cận biên (MU)
b. Mục tiêu của người tiêu dùng (mua được nhiều số lượng HH X và Y nhất, thỏa mãn cao
nhất với số tiền cố định I)

2


c. Điều kiện để đạt được mục tiêu đề ra

MUx / Px = MUy / Py
X. Px + Y. Py = I
Câu 2-18-C4 Trình bày khái niệm, phương trình và đặc điểm của đường ngân sách.
Câu 2-19-C4 Sử dụng đường ngân sách và đường bàng quan để giải thích cách thức mà người
tiêu dùng tối đa hố lợi ích của mình, trong đó nêu rõ:
a. Khái niệm đường ngân sách
b. Khái niệm đường bàng quan
c. Cách thức kết hợp đường ngân sách và đường bàng quan để xác định lựa chọn tối ưu của
người tiêu dùng. Vẽ hình minh họa
Câu 3 (3 điểm) Mức vận dụng
Câu 3-15-C4 Một người tiêu dùng có hàm lợi ích đối với hai hàng hố X và Y là U= XY. Người
tiêu dùng này có thu nhập là 50 để chi tiêu cho hai hàng hoá X và Y. Giá hàng hoá X là 5 và giá
hàng hoá Y là 2,5.
a) Xác định kết hợp hàng hóa để người tiêu dùng tối đa hố lợi ích của mình.
b) Giả sử giá hàng hố X giảm xuống 2,5 thì kết hợp tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này sẽ
thay đổi như thế nào?
c) Viết phương trình đường cầu đối với hàng hố X (mối quan hệ của P và Qd), giả sử nó là
đường tuyến tính.
a)

Để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích của mình (tối đa hóa hữu dụng)

MUx / Px = MUy / Py
X. Px + Y. Py = I
=> MUx / 5 = MUy / 2,5

X. 5 + Y . 2,5 = 50
TU = X.Y (để tính MUx và MUy) (ln ln có dạng u.v)
MUx = TU’ /dx (MUx là đạo hàm của hàm TU theo biến X)
= X’.Y + X. Y’ / dx = 1. Y + X. 0 = Y
MUy = TU’ / dy (MUy là đạo hàm của hàm TU theo biến Y)
= X’.Y + X. Y’ / dy = 0. Y + X. 1 = X
Thay vào cơng thức trên, ta có : Y / 5 = X / 2,5

=> X = 5

X. 5 + Y . 2,5 = 50

Y = 10

Người tiêu dùng tiêu thụ 5 SP X và 10 SP Y để tối đa hóa lợi ích của mình với mức thu nhập/chi
3


tiêu 50 đồng
b) Để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích của mình (tối đa hóa hữu dụng)

MUx / Px = MUy / Py
X. Px + Y. Py = I
=> MUx / 2,5 = MUy / 2,5
X. 2,5 + Y . 2,5 = 50
=> Y / 2,5 = X / 2,5

=> X= 10

X. 2,5 + Y. 2,5 = 50


Y = 10

c) Phương trình đường cầu của SP X: Qd = a P + b
Px = 5 thì X = 5 (câu a có) thay vào 5 = a 5 + b => a = - 2 , b = 15 => Ptrinh: Qd = -2P + 15
Px = 2,5 thì X = 10 (câu b có)

10 = a 2,5 + b

Câu 3-16-C4 Một người tiêu dùng có hàm lợi ích của là U=10XY. Thu nhập hàng tháng của
người này là 6 triệu đồng. Giá của hàng hóa X là 100 nghìn đồng và giá hàng hóa Y là 25 nghìn
đồng.
a. Xác định kết hợp tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này.
b. Nếu giá của hàng hoá X giảm xuống cịn 50 nghìn đồng và giá của hàng hóa Y khơng đổi
thì kết hợp tiêu dùng tối ưu sẽ thay đổi như thế nào?
c. Nếu giá của hàng hóa Y tăng lên thành 50 nghìn đồng và giá của hàng hóa X giữ ngun
là 100 nghìn đồng thì người tiêu dùng này có thể đạt được mức lợi ích như ở câu a hay
không? Tại sao?
a) Để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích của mình (tối đa hóa hữu dụng)

MUx / Px = MUy / Py
X. Px + Y. Py = I
TU = 10XY = u.v

đạo hàm của u.v = u’v + v’u u = 10X, v=Y

MUx = TU’ /dx
= 10X’. Y + 10X. Y’ /dx = 10. Y + 10X. 0 = 10Y
MUy = TU’ /dy = 10X’. Y + 10X. Y’/dy = 0. Y + 10X. 1 = 10X


=> X= 30
Y = 120

10Y / 100.000 = 10X / 25.000
X. 100.000 + Y. 25.000 = 6.000.000
=> tổng lợi ích (tổng hữu dụng): TU = 10 XY = 10. 30. 120

b) Để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích của mình (tối đa hóa hữu dụng)

4


MUx / Px = MUy / Py
X. Px + Y. Py = I
10Y / 50.000 = 10X / 25.000
X. 50.000 + Y. 25.000 = 6.000.000
=> tổng lợi ích (tổng hữu dụng): TU = 10 XY = 10. 60. 120

=> X= 60
Y = 120
c) Để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích của mình (tối đa hóa hữu dụng)
MUx / Px = MUy / Py
X. Px + Y. Py = I
10Y / 100.000 = 10X / 50.000
X. 100.000 + Y. 50.000 = 6.000.000
=> X= 30
Y = 60

=> tổng lợi ích (tổng hữu dụng): TU = 10 XY = 10. 30. 60


Câu 3-17-C4 Một người tiêu dùng có hàm lợi ích U= (X+2).(Y+1) với X và Y là 2 hàng hóa mà
người tiêu dùng mua.
a. Viết phương trình đường bàng quan đi qua điểm kết hợp tiêu dùng (X,Y)=(2,8).
b. Giả sử giá mỗi hàng hóa là 1$ và thu nhập của người tiêu dùng là 11$. Người tiêu dùng
này có thể đạt được mức lợi ích như câu a được khơng? Tại sao?
c. Giả sử giá mỗi hàng hóa là 1$ và thu nhập của người tiêu dùng là 11$. Hãy xác định kết
hợp tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này
a) U = (X+2) (Y+1)
viết pt đường bàng quan đi qua điểm (X,Y) = (2,8) , thay vào đường (U): (2+2) (8+1) = 36
(U): (X+2) (Y+1) = 36 đi qua điểm (X,Y) = (2,8)
b) Để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích của mình (tối đa hóa hữu dụng)

MUx / Px = MUy / Py
X. Px + Y. Py = I
MUx = TU’/dx = Y+1
MUy = TU’/dy = X+2
Px = Py = 1
I = 11
Tính được X và Y từ đó tính TU = (X+2) (Y+1) = (5+2) (6+1) = 49 > so sánh với câu a (so sánh
với 36)
c) Kết hợp tiêu dùng tối ưu của người này là X = 5, Y = 6
Câu 3-18-C4 Một người tiêu dùng có hàm lợi ích là U= XY. Giả sử lúc đầu người này tiêu dùng
4 đơn vị hàng hóa X và 18 đơn vị hàng hóa Y.
a. Nếu số lượng hàng hóa Y giảm xuống cịn 12 đơn vị thì người này phải tiêu dùng bao
nhiêu hàng hóa X để đạt được mức lợi ích như ban đầu?
5


b. Giả sử kết hợp tiêu dùng với 4 đơn vị hàng hóa X và 18 đơn vị hàng hóa Y là kết hợp tối
ưu với mức thu nhập hiện tại của người tiêu dùng thì kết hợp tiêu dùng với 9 đơn vị hàng

hóa X và 9 đơn vị hàng hóa Y có khả thi với người tiêu dùng này không? Tại sao?
c. Nếu kết hợp tiêu dùng tối ưu là 4 đơn vị hàng hóa X và 8 đơn vị hàng hóa Y thì tỷ lệ giữa
giá cả của hàng hóa X và giá cả của hàng hóa Y là bao nhiêu?
a) Hàm lợi ích: U = XY
tiêu dùng 4X & 18Y => tổng lợi ích NTD nhận được ban đầu TU = 4 . 18 = 72 (lợi ích ban
đầu)
nếu tiêu thụ 12 sp Y (TU= X . Y) => cần tiêu thụ 72 / 12 = 6 đơn vị SP X để đạt mức lợi ích như
ban đầu
b) 4X và 18Y là kết hợp tối ưu (TU max = 72)
9X và 9 Y => TU = 9. 9 = 81 > 72 => không khả thi với người tiêu dùng này mà thu nhập
phải lớn hơn mức thu thập của người tiêu dùng này mới đạt kết hợp tối ưu với 9X và 9Y
c) Người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích của mình (tối đa hóa hữu dụng)
thì MUx/ MUy = Px/ Py

=> Y/X = 8/4 = 2 = Px/Py

MUx = TU’ / dx = Y
MUy = TU’ / dy = X

6



×