Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

So sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay bằng lý luận và những dẫn chứng cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.22 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Đề: So sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa? Rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay? Bằng lý
luận và những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy làm rõ tác
dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất ở nước ta? Cần làm gì để thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư? (Nêu đề xuất cá nhân).

Giảng viên: Nguyễn Minh Tuấn
Họ và tên sinh viên: Phạm Hoàng Minh Cường
Lớp: ADC07
MSSV: 31201020954
Mã lớp học phần: 21C1POL51002414


MỤC LỤC


1. So sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay.
Như ta đã biết, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hoàn toàn bị điều phối do thị trường
và lợi nhuận với mục đích là tối đa hóa giá trị thặng dư – giá trị chênh lệch giữa giá trị
hàng hóa mà người lao động tạo ra so với những gì mà bản thân họ nhận được, hay nói
cách khác là làm việc khơng cơng cho nhà tư bản. Để thực hiện mục đích của mình, có
hai phương pháp làm tăng giá trị thặng dư được nhà tư bản sử dụng: phương pháp sản


xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
1.1. Điểm tương đồng và mối quan hệ
Cả hai phương pháp này đều là công cụ để các nhà tư bản sử dụng với mục đích
nâng cao trình độ bóc lột sức lao động của người làm thuê bằng cách làm kéo dài thời
gian lao động thặng dư, và hướng đến việc làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư. Trong đó,
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối được phát triển dựa trên cơ sở là
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, vì vậy có thể nói hai phương pháp này
về bản chất là không loại trừ lẫn nhau.
1.2. Các điểm khác biệt
Biện pháp thực hiện
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối kéo dài ngày lao động bằng cách
tăng thời gian lao động thặng dư trong khi các yếu tố như năng suất, chất lượng lao
động và thời gian lao động tất yếu là không thay đổi.
Mặt khác, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối tập trung vào rút ngắn
thời gian lao động cần thiết mà không làm thay đổi thời lượng lao động. Hay nói cách
khác chính là tăng năng suất lao động xã hội, cụ thể là trong các ngành sản xuất tư liệu
sinh hoạt nhằm hạ thấp giá trị tư liệu sinh hoạt của người công nhân.
Cơ sở và giai đoạn thực hiện
Vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, khi năng suất và trình độ lao động cịn
thấp, cho nên việc bóc lột lao động thăng dư thơng qua tăng thời gian làm việc thặng
dư trong một ngày là phù hợp nhất.

3


Sau nhiều năm phát triển, trình độ cũng như năng suất lao động của người cơng
nhân tăng lên nhanh chóng, do đó các nhà tư bản ưu tiên phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư tương đối hơn với cơ sở là giảm thời gian lao động cần thiết.
Hệ quả
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối mang lại nhiều lợi ích hơn cho

nhà tư bản trong cùng một điều kiện thời gian và quy mô sản xuất. Việc không kéo dài
ngày lao động cũng phần nào làm giảm đi sự bất mãn của giai cấp công nhân đối với
giai cấp tư sản. Tuy nhiên, họ vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư thậm chí là nhiều hơn, cho
thấy thủ đoạn bóc lột của các nhà tư bản ngày càng tinh vi và tiến bộ.
Hạn chế
Việc kéo dài ngày lao động không những bị cản trở bởi thời gian tự nhiên (24 giờ
1 ngày) và thể lưc của người cơng nhân, việc này cịn làm nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc
giữa hai giai cấp, thậm chí cịn làm giảm năng suất lao động khi làm việc quá nhiều.
Ngược lại, với việc tăng năng suất lao động xã hội lại khơng có giới hạn, bởi vì
năng suất lao động sẽ luôn được cải thiện dựa trên đà phát triển của nền cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa của nền kinh tế.
1.3. Ý nghĩa lý luận
Có thể thấy hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là một cơ sở tốt để kích
thích sản xuất và nâng cao năng suất lao động từ đó gia tăng của cải và nâng cao đời
sống xã hội và giúp nền kinh tế phát triển, đặc biệt là đối với các nước theo hướng xã
hội chủ nghĩa như Việt Nam, nơi mà tư liệu sản xuất là của chung và lợi ích mà giá trị
thặng dư mang lại cho chung cho toàn xã hội. Hơn nữa nó cịn định hướng cho nước ta
phải chú trọng vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tận dụng nhiều thành tựu
khoa học kỹ thuật hiện đại để áp dụng vào sản xuất thay vì bóc lột sức lao động của
cơng nhân, phù hợp với nền kinh tế thi trường định hướng chủ nghĩa xã hội.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn
Hai phương pháp trên chính là cơ sở để các nhà đầu tư, doanh nghiệp ở Việt Nam
thúc đẩy và phát triển xản xuất kết hợp với việc phân phối lao động một cách hiệu quả,
đưa Việt Nam thoát nghèo và hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Hơn nữa, nước ta phát triển và thu hút nguồn vốn đầu tư
4


nước ngồi để tận dụng lợi thế nguồn nhân cơng dồi dào. Ngoài ra, nhà nước Việt Nam
từ sớm đã ban hành Luật Lao Động nhằm mục đích bảo vệ cho quyền lợi của người

lao động cũng như người sử dụng lao động, củng cố xây dựng nhà nước pháp quyền và
điều chỉnh hành vi xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Vì thế, để gia tăng sản xuất, Việt Nam phải cần cố gắng hết sức để hiện đại hóa
sản xuất, là động lực để chúng ta ngày càng tận dụng tốt hơn cách mạng công nghiệp
lần thứ tư.
2. Tác dụng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất ở nước ta. Biện pháp thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
2.1. Tác dụng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đối với lực lượng sản xuất
Đưa Việt Nam thốt khỏi khủng hoảng: vào năm 1979, bởi vì nhiều lý do khách
quan mà Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Nhận ra và xác định rõ vai trị của cơng
nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ và năng suất lao động xã hội (Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 7 khóa VII, 1994), Việt Nam đã thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh
tế-xã hội băng cách thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ những bước đầu cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa, tiến đến giai đoạn thứ hai: đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước (Đại hội Đảng VIII, 1996).
Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội: nhiều công trình mũi nhọn của
đất nước được xây dựng và đưa vào hoạt động sau gần 30 năm đổi mới, như các nhà
máy thủy điện (Y-a-ly, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Trị An…), khu cơng nghiệp
lọc dầu Dung Quất, khí điện đạm Phú Mỹ, Cà Mau. Từ đó làm cơ sở để phát triển
hàng loạt các khu công nghiệp chế xuất trong các lĩnh vực khai thác, luyện kim, cơ
khí; phát triển công nghệ thông tin, viễn thông và cải tạo hệ thống giao thơng vận tải
trọng điểm.
Trình độ kỹ thuật, cơng nghệ ngày càng tiến bộ: có rất nhiều tập đồn cơng nghệ
đã được phát triển khơng chỉ đứng đầu trong nước mà còn vươn tầm quốc tế (FPT
Software, Viettel, CMC). Các dây chuyền sản xuất được ứng dụng ngày càng nhiều
vào doanh nghiệp. Đến gần hơn với công nghệ 4.0, nhiều cơng ty ứng dụng trí tuệ
5



nhân tạo (AItech, Elsa Speak…), nhiều nơi giảng dạy và tiếp cận gần hơn với AI (Đại
học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật…). Chứng tỏ lực lượng lao động
nước ta có nhiều biến chuyển tích cực nhờ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đối với quan hệ sản xuất
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, áp dụng cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa, lực lượng sản xuất khơng ngừng phát triển, hình thành nên một nền kinh tế đa
thành phần để có thể phát huy tối đa lực lượng sản xuất. Do đó, Đảng và Nhà nước đã
đa dạng các mối quan hệ sản xuất như xã hội chủ nghĩa, sản xuất tư bản thậm chí là
một phần sản xuất phong kiến. Nhờ vào sự phát triển về mặt cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, nước ta đã có rất nhiều cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế (gia nhập ASEM, WTO,
ASEAN…) có mối quan hệ với EU (EVFTA) và một số tổ chức khác trên thế giới.
Hơn nữa còn thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (các hiệp định bảo hộ đầu tư FDI,
ODA…), đẩy mạnh xuất nhập khẩu để tăng quy mô thị trường. Đó chính là những
điểm sáng mà cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại cho quan hệ sản xuất của nước
ta.
2.2. Biện pháp đề xuất để thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền cơng
nghiệp 4.0
Chú trọng thực hành: mặc dù trình độ học vấn, lao động của nước ta đã tăng lên
nhanh chóng, tuy nhiên với cơng nghệ tiến tiến như hiện nay thì kỹ năng thực hành
chính là yếu tố quyết định để người lao động có thể tiếp cận và sử dụng những thiết bị,
máy móc mới, đa dạng và phức tạp hơn. Do đó, nhà nước nên đều tư kinh phí nhằm
nhập khẩu các cơng nghệ mới để các doanh nghiệp có thể có những bước đầu làm
quen. Biện pháp tăng trợ cấp cho cơng nhân theo chỉ tiêu, trình độ và sự tiến bộ tay
nghề cũng rất đáng được cân nhắc nhằm tạo động lực phát triển nghề nghiệp cho họ.
Tạo điều kiện hợp tác quốc tế thông qua các hiệp định FTA, FID: nước ta cần
tăng cường đàm phán ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư với
nước ngoài để nhàm tạo điều kiện nhập khẩu các thiết bị máy móc hiện đại với giá rẻ
hơn (vì được giảm thuế). Hơn nữa cịn giúp mở rộng thị trường và cơ hội hợp tác với
các tập đồn cơng nghệ lớn ở nước ngồi, tiếp cận gần hơn với công nghệ 4.0.


6


Tận dụng tốt các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngồi: hiện nay có một số tập đồn
cơng nghệ lớn đầu tư trực tiếp nhà máy tại Việt Nam. Tuy nhiên con số cịn khiêm tốn,
vì thế nước ta cần tận dụng lợi thế lao động dồi dào của mình để phát huy thêm.

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
"ý nghĩa của việc nghiên cứu phương pháp sản xuất giá trị thặng dư?."
(C, n.d., #)149213/y-nghia-cua-viec-nghien-cuuphuong-phap-san-xuat-gia-tri-thang-du.html. Ngày truy cập 23 thg 10. 2021.
2

"So sánh phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt ... - Google Sites." 6 thg 1.
2021,
/>angdutuyetdoivaphuongphapsanxuatgiatrithangdutuongdoi. Ngày truy cập 23 thg 10.
2021.
3

"Giá trị thặng dư là gì - Việt Luật Hà Nội." 24 thg 6. 2021,
Ngày truy cập 23 thg 10. 2021.
4

"Tiếp tục bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác ...." 29 thg 3. 2020,
Ngày
truy cập 23 thg 10. 2021.
5


"Giá trị thặng dư là gì? Nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của giá trị." 30 thg 1. 2021,
Ngày truy cập 23 thg 10. 2021.
6

"Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhìn từ q trình cơng ...." 15 thg 9. 2014,
Ngày truy cập 23 thg 10. 2021.
7

"Về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng ...." 28 thg 8. 2020,
Ngày truy cập 23 thg 10. 2021.
8

"Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay." 4 thg 10. 2021,
/>Ngày truy cập 23 thg 10. 2021.
9

"Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay." 23 thg 1. 2021,
Ngày truy cập 23 thg 10. 2021.
10

"Top 10 công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam - Toplist.vn." 9 thg 4. 2020,
Ngày truy
cập 23 thg 10. 2021.
11

"Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, kinh doanh." 5 thg 10. 2021,
Ngày truy cập 23 thg 10.
2021.
13


Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật




×