Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG dự GIỜ số 6 - CUỘC CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊAANH Ở BẮC MĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.71 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ SỐ 6
Giáo sinh lên lớp: Ngô Văn Cường Tại lớp :10A2
Môn: Lịch Sử
Giáo sinh dự giờ: Liễu Văn Trọng
GVHDCN; Ngô Thị Khánh Ly
Tiết 1 , Buổi chiều, thứ 7 , ngày 30/03 /2013
Tiết theo ppct: 38
Bài 30: CUỘC CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA
ANH Ở BẮC MĨ
I.Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Bài học giúp HS hiểu rằng, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13
nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII là một cuộc CMTS.
- Việc ra đời một nước tư sản đầu tiên ngoài châu Âu là sự tiếp tục cuộc tấn
công vào chế độ phong kiến mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển, là
sự khẳng định quyết tâm vươn lên nắm chính quyền thống trị thế giới của giai cấp
tư sản.
2.Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục cho HS niềm tin vào cuộc đấu tranh chính nghĩa.
-Thái độ trân trọng với những hi sinh cống hiến của nhân dân Mĩ vì nền độc lập.
3. Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng phân tích, khái quát,
tổng hợp, đánh giá sự kiện.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Hình ảnh cuộc bạo động ở Bô-xtơn.
- Ảnh chân dung G.Oa sinh ton.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (4’)
Tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh ?.


3.Dẫn nhập bài mới
Cuộc cách mạng tư sản nổ ra trên “ vùng đất thấp” và “ xứ sở sương mù”
dẫu có ý nghĩa trọng đại song chưa đủ củng cố niềm tin cho người đương thời về
một thắng lợi hoàn toàn của giai cấp tư sản. Lịch sử phải chờ đợi hơn 1 thế kỉ sau
để chứng kiến bến bờ Đại Tây Dương một cuộc biến động chính trị-xã hội to lớn ở
13 thuộc địa Anh, dẫn đến sự ra đời một quốc gia tư sản đầu tiên ở châu Mĩ. Vì sao
nơi đây có thể bùng nổ một cuộc chiến tranh giành độc lập? Kết quả của cuộc
chiến đã ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử châu Mĩ và thế giới? Chúng ta sẽ
nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay.
4.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp (35 phút)
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Cả lớp – cá nhân
(15’)
-GV: Giới thiệu trên bản đồ vị trí của thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ và nêu câu hỏi: 13 thuộc địa Anh
được ra đời như thế nào?.
- HS trả lời
- Trước khi TDA đặt ách thống trị và thiết lập
nên Liên bang thuộc địa thì vùng đất Bắc Mỹ vốn
thuộc về cư dân của người da đỏ.
-Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh
đến Bắc Mĩ ngày càng nhiều. Đến thế kỉ XVIII, họ
đã thiết lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ dọc theo
bờ Đại Tây Dương, từ 1607 thiết lập thuộc địa
Viecginia, năm 1732 thiết lập thuộc địa Gioocgia.
+ Về mặt địa chính trị, cương giới của 13 thuộc địa
+ Cư dân ở 13 thuộc địa phần lớn là người Anh di
cư sang và con cháu của họ……
-GV: Nền kinh tế của 13 thuộc địa Anh phát triển
như thế nào?

-HS: Trả lời
-GV: chốt ý
-Đến giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13
bang thuộc địa phát triển mạnh.
+Ở miền Bắc:…
+Ở miền Nam:….
1.Sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng
nổ chiến tranh
- Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc
địa đã ra đời dọc bờ biển Đại Tây
Dương (dân số 1,3 triệu người).
+Miền Bắc: các công trường thủ
công phát triển cạnh tranh với
hàng hóa chính quốc.
+Miền Nam: nông sản có thừa để
xuất khẩu.
+ Nhiều trung tâm công nghiệp
-GV: Trước sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa
đặt ra yêu cầu gì?.
- HS trả lời:
- GV:  Yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là
được tự do, phát triển sản xuất buôn bán, mở mang
kinh tế về phía Tây.
Tuy nhiên những mong muốn chính đáng đó
bị chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm.
- GV: Tại sao chính phủ Anh lại kìm hãm nền
kinh tế ở thuộc địa?
-HS: Trả lời
-GV lí giải và kết luận:

+ Mục tiêu của thực dân Anh là biến các thuộc địa
Bắc Mĩ thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc.
+ Sự phát triển kinh tế ở thuộc địa đã làm cho Bắc
Mĩ trở thành đối thủ cạnh tranh với nước Anh.
-GV: Chính phủ Anh đã làm gì để kìm hãm sự
phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa ? Hậu quả của
những chính sách đó ra sao ?’
-HS trả lời:
-GV kết luận: TDA tìm mọi cách ngăn cản, kìm
hãm như:
+ Năm 1750 Nghị viện Anh ra tuyên bố Anh
không được xây dựng các nhà máy luyện kim ở
các thuộc địa, cấm các thuộc địa buôn bán trực tiếp
với các nước khác và các thuộc địa. … giữ độc
quyền xuất nhập khẩu ở Bắc Mỹ, Bắc Mĩ phải mua
hàng công nghiệp của Anh.
+ 1763 vua Anh tuyên bố đất đai phía Tây là
thuộc quyền sở hữu của nhà vua, cấm cư dân Bắc
Mĩ không được tự do đến khai khẩn.
+ Năm 1765, Anh ban bố luật thuế tem và năm sau
ban bố luật thuế quan…
hình thành như Bôxton (Miền
Bắc), khu công nghiệp luyện kim
Miền Trung
-Thực dân Anh kìm hãm sự phát
triển kinh tế 13thuộc địa
-Mâu thuẫn nhân dân 13 thuộc địa
với chính quốc dẫn tới bùng nổ
chiến tranh .

Hoạt động 2: Cả lớp – cá nhân
(17’)
- GV: Duyên cớ trực tiếp dẫn tới chiến tranh ?.
- HS trả lời:
- GV trình bày về sự kiện Chè Bôtơn:
+ Cuối năm 1773, 3 chiếc tàu chở chè của Anh
cập cảng Bôxtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình,
những người dân địa phương đã cải trang thành
thổ dân da đỏ nhảy lên tàu ném 343 thùng chè
xuống biển với số tiền chè trị giá 100.000 bảng
Anh, nhân dân Bắc Mĩ coi đó là một hành động
chiến thắng,
+ Anh nổi giận ra lệnh trừng phạt nhân dân Bắc
Mĩ, đòi nhân dân Bôxtơn phải bồ thường, cảng
Bôxtơn bị phong tỏa, hàng vạn công nhân thất
nghiệp, nhà máy không hoạt động, Anh cho phép
thống đốc bang Maxaxuxet tự do hành động làm
không khí khủng bố tràn ngập, nguy cơ của một
cuộc chiến tranh đang đến gần.
-GV hướng dẫn HS lập bảng niên biểu những sự
kiện chính theo mẫu:
Thời gian Sự kiện
9/7/1774
4/1775
5/1775
4/7/1776
17/10/1777
1781
-GV Bản Tuyên ngôn độc lập (4/7/1776) và việc
thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.

-GV: Quan sát hình 55 SGK và giới thiệu về Oa
sinh tơn (phụ lục 2).
-GV mô tả hình 54 SGK, đây là hình ảnh mô tả
quang cảnh Đại hội lục đại lần thứ hai của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thông qua bản tuyên
2. Diễn biến chiến tranh và sự
thành lập Hợp chúng quốc Mĩ
a) Nguyên nhân trực tiếp: sự
kiện chè Bôxtơn
b) Diễn biến
Phụ lục 1
ngôn. …
-Nội dung cơ bản BTNĐL:
+ Bản tuyên ngôn nêu rõ: “ Tất cả mọi người sinh
ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm. Trong
những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
+ Tuyên ngôn còn khẳng định chỉ nhân dân mới có
quyền thiết lập chính quyền và hủy bỏ chính quyền
khi nó đi ngược lại quyền lợi của quần chúng. Bản
tuyên ngôn lên án vua Anh và long trọng tuyên bố
quyền độc lập của các quốc gia và chính thức
tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc,
thành lập một nền quốc gia độc lập Hợp chúng
quốc Mĩ. Về sau, ngày 4/7 trở thành ngày quốc
khánh của nước Mĩ.
- GV liên hệ với bản tuyên ngôn độc lập
(2/9/1945) của ta. Bác Hồ đã sử dụng trong phần
mở đầu của bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- GV hỏi: Bản tuyên ngôn có những điểm tích
cực và hạn chế gì?
-HSTL
-GV kết luận:
+Tích cực: lần đầu tiên các quyền của con người
và quyền của công dân được chính thức công bố
trước toàn thể nhân loại…
+Hạn chế: Không đề cập đến việc xóa bỏ chế độ
nô lệ, buôn bán nô lệ thừa nhận quyền sở hữu tư
sản cùng việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân
dân lao động.
Hoạt động 3 Cả lớp – cá nhân
(6’)
-GV: Trình bày được kết quả và ý nghĩa của
cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ ?.
- HS trả lời:
- GV: bổ sung, chốt ý:
*Kết quả:
3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến
tranh giành độc lập.
- Kết quả:
+Hòa ước Véc xai (9/1783) được
ký kết Anh chính thức công nhận
+ Cuộc chiến tranh kết thúc. Tháng 9/1873,hòa
ước Vecxai được kí kết. Theo hòa ước, Anh chính
thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc
Mĩ. Hợp chúng quốc Mĩ được thành lập.
+Năm 1787, Hiến Pháp Mĩ được thông qua. Theo

hiến pháp Mĩ là một nước cộng hòa liên bang được
tổ chức theo nguyên tắc “ tam quyền phân lập”.
Năm 1789, Oa sinh tơn được bầu làm tổng thống
của nước Mĩ (Năm bùng nổ cuộc đại cách mạng tư
sản Pháp) thủ đô Mĩ mang tên ông.
Ý nghĩa:
- GV giải giải về ý nghĩa và chốt ý:

+ Tuy nhiên, như CMTS Anh, cuộc cách mạng
này cũng mang tính chất không triệt để vì chỉ có
giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn
nhân dân lao động nói chung không được hưởng
quyền lợi gì.
độc lập 13 thuộc địa – Hợp chủng
Quốc Mĩ ra đời.
+Năm 1787, Hiến pháp, quy định
Mĩ là nước cộng hòa liên bang,
thiết lập chính quyền tư sản và
chủ nô.
-Ý nghĩa:
+Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính
quyền thống trị Anh, thành lập
quốc gia tư sản, mở đường cho
CNTB phát triển.
+ Góp phần thúc đẩy phong trào
cách mạng chống phong kiến ở
châu Âu và phong trào đấu tranh
giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối
thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX
5. Củng cố(1’)

-Vì sao CMTS ở Bắc Mĩ nổ ra dưới hình thức một cuộc Chiến tranh giành độc
lập?.
-Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của cuộc CMTS đó.
6. Dặn dò(1’)
-Học bài cũ
-Chuẩn bị bài mới: bài 31
+Tìm hiểu nguyên nhân của cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789.
+Tìm hiểu các đại diện tiêu biểu của trào lưu triết học ánh sáng.
+Tìm hiếu sự kiện tấn công ngục Baxti.
Phong Điền, ngày 26 tháng 3 năm 2013
GVHD chuyên môn Sinh viên thực tập
Ngô Thị Khánh Ly Liễu Văn Trọng
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Oa-sinh-tơn (1732-1799), sinh ra trong một gia đình chủ nô giàu có ở bang
Viếc-gi-ni-a. Năm 16 tuổi, ông đã trở thành kĩ sư và được nhận danh hiệu là thiếu
tá quân đội.Trước khi diễn ra cuộc chiến tranh giành độc, ông đã từng là chỉ huy
quân đội ở bang Viêc-gi-ni-a, tích cực đấu tranh chống chính sách của Anh nhằm
hạn chế sự phát triển kinh tế công thương nghiệpở Bắc Mĩ. Ngay từ đầu cuộc chiến
tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Đại hội bầu Oa-sinh-tơn làm
Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của nghĩa quân (15/6/1775). Ông rất có uy tín
trong nhân dân và là người có vai trò thúc đẩy cuộc Chiến tranh giành độc lập 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giành thắng lợi. Quân khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của ông,
đã giành thắng lớn tại Xa-ra-tô-ga và nhiều trận đánh khác. Năm 1787, Oa-sinh-tơn
được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Mĩ và được tái nhiệm kì 2
vào năm 1792. Với những đóng góp to lớn đó, tên của ông đã được đặt cho thủ đô
nước Mĩ_ Thủ đô Oa-sinh-tơn.

PHIẾU DỰ GIỜ SỐ 6
BÀI DẠY 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA

ANH Ở BẮC MĨ
Giáo sinh lên lớp: Ngô Văn Cường Bộ môn: Lịch Sử
Tiết 1, thứ 7, ngày 30/03/2013.
Tại Lớp: 10A1, phòng 6, Tiết theo PPCT: 38
Thời
gian
Phần ghi chép của giáo viên lên lớp Nhận xét
theo quá
trình
giảng dạy
Hoạt động của Thầy ( Cô) Hoạt động của Trò
13h0
1
1304
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
Tính chất và ý nghĩa của cách mạng
tư sản Anh ?.
3.Dẫn nhập bài mới:
Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của
các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
1.Sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng
nổ chiến tranh
- GV: Giới thiệu trên bản đồ vị trí của
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và nêu câu
hỏi: 13 thuộc địa Anh được ra đời
như thế nào?.
- HS trả lời
- Trước khi TDA đặt ách thống trị

và thiết lập nên Liên bang thuộc địa
thì vùng đất Bắc Mỹ vốn thuộc về cư
dân của người da đỏ.
- Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ,
người Anh đến Bắc Mĩ ngày càng
nhiều. Đến thế kỉ XVIII, họ đã thiết
lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ dọc
Bài 30: Chiến tranh
giành độc lập của các
thuộc địa Anh ở Bắc

1.Sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản ở
Bắc Mĩ. Nguyên
nhân bùng nổ chiến
tranh
Sử dụng
lược đồ
hiệu quả
theo bờ Đại Tây Dương, từ 1607-
1732 thiết lập được 13 bang.
+ Cư dân ở 13 thuộc địa phần lớn là
người Anh di cư sang và con cháu
của họ……
-GV: Nền kinh tế của 13 thuộc địa
Anh phát triển như thế nào?
-HS: Trả lời
-GV: chốt ý
-Đến giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế
TBCN ở 13 bang thuộc địa phát triển

mạnh.
+Ở miền Bắc:…
+Ở miền Nam:….
-GV: Trước sự phát triển kinh tế ở
13 thuộc địa đặt ra yêu cầu gì?.
- HS trả lời:
- GV:  Yêu cầu bức thiết của 13
thuộc địa là được tự do, phát triển sản
xuất buôn bán, mở mang kinh tế về
phía Tây.
Tuy nhiên những mong muốn
chính đáng đó bị chính quyền Anh
quốc ra sức kìm hãm.
- GV: Tại sao chính phủ Anh lại
kìm hãm nền kinh tế ở thuộc địa?
-HS: Trả lời
-GV lí giải và kết luận:
+ Mục tiêu của thực dân Anh là biến
các thuộc địa Bắc Mĩ thành nơi cung
cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
hàng hóa cho chính quốc.
+ Sự phát triển kinh tế ở thuộc địa đã
- Nửa đầu thế kỷ
XVIII, 13 thuộc địa đã
ra đời dọc bờ biển Đại
Tây Dương (dân số
1,3 triệu người).
+Miền Bắc: các công
trường thủ công phát
triển cạnh tranh với

hàng hóa chính quốc.
+Miền Nam: nông sản
có thừa để xuất khẩu.
+ Nhiều trung tâm
công nghiệp hình
thành như Bôxton
(Miền Bắc), khu công
nghiệp luyện kim
13h2
0
làm cho Bắc Mĩ trở thành đối thủ
cạnh tranh với nước Anh.
-GV: Chính phủ Anh đã làm gì để
kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13
thuộc địa ? Hậu quả của những
chính sách đó ra sao ?’
-HS trả lời:
-GV kết luận: TDA tìm mọi cách
ngăn cản, kìm hãm như:
+ Năm 1750 Nghị viện Anh ra tuyên
bố Anh không được xây dựng các nhà
máy luyện kim ở các thuộc địa…
+ 1763 vua Anh tuyên bố đất đai
phía Tây là thuộc quyền sở hữu của
nhà vua, cấm cư dân Bắc Mĩ không
được tự do đến khai khẩn.
+ Năm 1765, Anh ban bố luật thuế
tem và năm sau ban bố luật thuế
quan…
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành

lạp hợp chúng quốc Mĩ (17’)
- GV: Duyên cớ trực tiếp dẫn tới
chiến tranh ?.
- HS trả lời:
- GV trình bày về sự kiện Chè Bôtơn:
-GV hướng dẫn HS lập bảng niên
biểu những sự kiện chính theo mẫu:
Thời gian Sự kiện
9/7/1774
4/1775
5/1775
4/7/1776
17/10/1777
Miền Trung
KTTBCN Ở bẮC Mĩ
phất triển-><Thực dân
Anh kìm hãm sự phát
triển kinh tế 13thuộc
địa. Mâu thuẫn nhân
dân 13 thuộc địa với
chính quốc dẫn tới
bùng nổ chiến tranh .
2. Diễn biến chiến
tranh và sự thành lập
Hợp chúng quốc Mĩ
a) Nguyên nhân trực
tiếp: sự kiện chè
Bôxtơn
b) Diễn biến
1781

- GV Bản Tuyên ngôn độc lập
(4/7/1776) và việc thành lập Hợp
chúng quốc Mĩ.
-GV: Quan sát hình 55 SGK và giới
thiệu về Oa sinh tơn (phụ lục 2).
-GV mô tả hình 54 SGK, đây là hình
ảnh mô tả quang cảnh Đại hội lục đại
lần thứ hai của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ thông qua bản tuyên ngôn.

- Nội dung cơ bản BTNĐL:
+ Bản tuyên ngôn nêu rõ: “ Tất cả
mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng. …. cầu hạnh phúc.”
+ Tuyên ngôn còn khẳng định chỉ
nhân dân mới có quyền thiết lập
chính quyền và hủy bỏ chính quyền
khi nó đi ngược lại quyền lợi của
quần chúng. Bản tuyên ngôn lên án
vua … chính thức tuyên bố 13 thuộc
địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập
một nền quốc gia độc lập Hợp chúng
quốc Mĩ. Về sau, ngày 4/7 trở thành
ngày quốc khánh của nước Mĩ.
- GV liên hệ với bản tuyên ngôn độc
lập (2/9/1945) của nước ta.
- GV hỏi: Bản tuyên ngôn có những
điểm tích cực và hạn chế gì?
-HSTL
-GV kết luận:

+Tích cực: lần đầu tiên các quyền của
con người và quyền của công dân
được chính thức công bố trước toàn
thể nhân loại…
+Hạn chế: Không đề cập đến việc
xóa bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ
thừa nhận quyền sở hữu tư sản cùng
việc bóc lột giai cấp công nhân và
Phụ lục 1: Niên
biểu thời gian và nội
dung các sự kiện trong
diễn biến
Tạo được
hứng thú
cho học
sinh
13h3
8
nhân dân lao động.
3. Kết quả, ý nghĩa
-GV: Trình bày được kết quả và ý
nghĩa của cuộc chiến tranh giành
độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc
Mĩ ?.
- HS trả lời:
- GV: bổ sung, chốt ý:
*Kết quả:
+.Tháng 9/1873,hòa ước Vecxai được
kí kết. Theo hòa ước, Anh chính thức
công nhận nền độc lập của 13 thuộc

địa ở Bắc Mĩ. Hợp chúng quốc Mĩ
được thành lập.
+Năm 1787, Hiến Pháp Mĩ được
thông qua. Theo hiến pháp Mĩ là một
nước cộng hòa liên bang được tổ
chức theo nguyên tắc “ tam quyền
phân lập”
Ý nghĩa:
- GV giải giải về ý nghĩa và chốt ý:

+ Tuy nhiên, như CMTS Anh,
cuộc cách mạng này cũng mang tính
chất không triệt để vì chỉ có giai cấp
tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi,
còn nhân dân lao động nói chung
không được hưởng quyền lợi gì.
3. Kết quả và ý nghĩa
của Chiến tranh giành
độc lập.
- Kết quả:
+Hòa ước Véc xai
(9/1783) được ký kết
Anh chính thức công
nhận độc lập 13 thuộc
địa – Hợp chủng Quốc
Mĩ ra đời.
+Năm 1787, Hiến
pháp, quy định Mĩ là
nước cộng hòa liên
bang, thiết lập chính

quyền tư sản và chủ
nô.
-Ý nghĩa:
+Giải phóng Bắc Mĩ
khỏi chính quyền
13h44
thống trị Anh, thành
lập quốc gia tư sản,
mở đường cho CNTB
phát triển.
+ Góp phần thúc đẩy
phong trào cách mạng
chống phong kiến ở
châu Âu và phong
trào đấu tranh giành
độc lập ở Mĩ Latinh
cuối thế kỉ XVIII-đầu
thế kỉ XIX
* Tổng kết tiết dạy:
- Ưu điểm
+ Nắm vững trọng tâm của bài
+ giọng nói to rõ ràng, truyền cảm.
+ Tạo được sự hứng thú cho học sinh
+ Khai thác tốt lược đồ, Tranh ảnh.
+ Tâm lí khá tự tin
- Bài học kinh nghiệm:
+ Tâm lí phải tự tin, tạo hứng thú cho lớp.
+ Chuẩn bị đồ dùng phải chu đáo, năm vững chuẩn kiến thức kĩ năng, xây dựng hệ
thống câu hỏi gợi mở
+ Nắm rõ các dạy, sử dụng lược đồ hợp lí, khai thác hiệu quả.

+ Cách Trình bày bảng.
+ Kĩ năng bao quát lớp.
Phong Điền, ngày 30 tháng 03 năm 2013
GVHD chuyên môn Sinh viên thực tập

Ngô Thị Khánh Ly Liễu Văn Trọng

×