Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu 10 bước chuẩn bị cho một lãnh đạo lớn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.25 KB, 3 trang )

10 bước chuẩn bị cho một lãnh đạo lớn - phần 1
Kể cả khi bạn chỉ là một nhân viên quèn, bạn vẫn có thể trở thành một lãnh đạo. Một lãnh
đạo tuyệt vời. Chỉ cần bạn biết cách:
10 bước chuẩn bị cho một lãnh đạo lớn - phần 2
1. Tự hình dung mình là một lãnh đạo. Những lãnh đạo lớn
không hề giống nhau. Mỗi người đều có sở trường riêng. Những
nhà hùng biện vĩ đại bẩm sinh dành nhiều thời gian cho diễn
thuyết. Những nhà chiến lược tài giỏi ở lỳ trong văn phòng vùi
đầu xây dựng chiến lược. Những ông chủ làm việc hiệu quả thì
tập trung kiểm soát tất cả mọi khía cạnh công việc
Vì vậy, trước khi bạn có được một vị trí lãnh đạo đầu tiên, hãy tự
đánh giá bản thân đã: Bạn làm tốt nhất, và kém nhất, là việc gì?
Hãy tự định hình phong cách lãnh đạo cho mình bằng cách nhấn
vào thế mạnh, và lên kế hoạch ủy thác hoặc giao phó đối với
những việc không phải thế mạnh của bạn.
2. Khôn ngoan khi lựa chọn nhân viên. Cho dù có sở trường gì
chăng nữa, lãnh đạo vẫn phải là người khôn ngoan khi chọn nhân
viên. Không có việc gì quan trọng hơn việc đó. Đừng mất thời
gian đăng quảng cáo - có quá nhiều những điều không trung thực trong những bản lý lịch và
những lá thư giới thiệu. Tốt hơn là nhờ những người mà bạn kính trọng giới thiệu những ứng cử
viên đáng tin cậy.
Khi phỏng vấn, đừng mất công đặt những câu hỏi trực diện như "Thế mạnh và điểm yếu lớn nhất
của anh/chị là gì?". Đâu có khó khăn gì để chuẩn bị trước những câu trả lời thông minh cho
những câu hỏi đó. Thay vào đó, hãy giao việc làm thử cho các ứng cử viên, quan sát và đánh giá
sự thể hiện của họ.
Khi bạn chốt lại được một vài ứng cử viên cuối cùng, hãy hỏi ý kiến của chính nhân viên của
mình. Hãy gọi cho họ vào buổi đêm, khi bạn biết chắc họ không còn ở cơ quan, và để lại lời nhắn
trong điện thoại rằng: "Tôi đang cân nhắc anh/chị A cho một vị trí rất quan trọng. Nếu anh/chị
cũng nghĩ đó là người thực sự có năng lực, hãy gọi lại cho tôi. Còn nếu anh/chị không nghĩ thế
thì đừng gọi". Căn cứ vào số cuộc gọi, bạn sẽ tìm ra được ứng cử viên xứng đáng nhất.
3. Biết cách nói. Chân thành mà nói, nếu bạn là một người kém thông minh thì dù có học được


tất cả kỹ thuật diễn thuyết trên đời, bạn vẫn sẽ nói năng không ra gì. Nhưng giả dụ bạn là người
thông minh, hãy áp dụng một số bí quyết nói chuyện hiệu quả sau đây: Hãy nói thật giản dị. Dùng
phép liên hệ và ẩn dụ đúng lúc đúng chỗ. Giữ nhịp điệu vừa phải và nói một cách thoải mái. (Hãy
thử nhiều loại giọng bằng cách thu vào băng, nghe lại và chọn ra loại giọng mà bạn ưng ý nhất).
Hãy thực hành trong cả những câu chuyện hàng ngày.
Nhưng phải nhớ rằng, bí quyết đối thoại hiệu quả lại nằm ở chỗ biết lắng nghe, lắng nghe những
điều được nói ra, và cả những điều không được nói ra. Đó chính là sự tinh ý quan sát những
thay đổi của ngôn ngữ cơ thể. Việc lắng nghe khó hơn rất nhiều so với chúng ta vẫn nghĩ. Và
việc đó mang tính quyết định.
4. Xây dựng ước mơ. Hãy vẽ ra một viễn cảnh tốt đẹp cho các nhân viên của mình, tại sao lại
không nhỉ? Thử tưởng tượng công ty của bạn làm trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm. Chỉ những
nhân viên bi quan nhất mới không cảm thấy hứng khởi khi bạn tuyên bố: "Chúng ta sẽ đảm bảo
rằng mọi khách hàng của chúng ta đều nhận được sự bảo hiểm tốt nhất với mức giá phải chăng
nhất, điều đó sẽ giúp họ có được sự yên tâm và an toàn mà họ xứng đáng được hưởng, mà
không phải lo lắng đến túi tiền. Chúng ta sẽ cho khách hàng thấy chúng ta làm việc tuyệt vời thế
nào, và khách hàng sẽ đến với chúng ta ngày càng nhiều. Và với số tiền mà chúng ta kiếm được,
tôi chắc chắn các bạn đều sẽ biết cách chi tiêu chúng thật chính đáng. Thậm chí chúng ta còn có
thể bảo trợ cho cả một trường học địa phương, và bản thân tôi sẽ đóng góp 5% số lương của
mình. Chúng ta sẽ tạo ra chuyển biến ngay trong cộng đồng của mình".
Và từng ngày từng giờ, hãy không ngừng cố gắng hiện thực hóa viễn cảnh đó. Hãy làm việc
chăm chỉ để dần dần tiến gần đến viễn cảnh đó, và hãy ăn mừng những thành công dù là nhỏ
nhất trên con đường thực hiện ước mơ. Hãy hào phóng với những lời khen, và thận trọng với
những lời phê bình.
5. Quyết đoán khi sa thải nhân viên. Nếu mọi nỗ lực vực dậy hay cải tạo một nhân viên kém
đều không đem lại hiệu quả, thì hãy nhanh chóng sa thải người đó. Một nhân viên tồi sẽ ảnh
hưởng đến những nhân viên khác. Tuy vậy, để tránh kiện cáo, hãy cố gắng khuyên răn để người
đó tự nguyện ra đi, và hãy đề nghị giúp đỡ họ tìm một công việc khác phù hợp hơn với họ.
Kể cả khi bạn chỉ là một nhân viên quèn, bạn vẫn có thể trở thành một lãnh đạo. Một lãnh
đạo tuyệt vời. Chỉ cần bạn biết cách. Và dưới đây là 5 bước tiếp theo.
6. Tự quyết. Người lãnh đạo giỏi là người biết lúc nào nên khuyến khích nhân viên cùng nhau

bàn bạc để đi đến quyết định, và lúc nào cần hành động đơn phương.
Quan điểm hợp tác ngày nay thường quá nhấn mạnh đến việc đưa ra quyết định dựa trên sự
đồng thuận. Thông thường, kết quả đạt được sẽ là một ý tưởng nhạt nhẽo mà phải mất nhiều
thời gian mới đưa ra được. Rất khó có được một ý tưởng thật sự táo bạo mà lại được tất thảy
mọi người tán thành.
Nhìn chung, những lãnh đạo lớn thường thu thập một số đóng góp vừa phải, sau đó tự mình đưa
ra những quyết định táo bạo.
7. Hiểu biết vừa đủ về chuyên môn. Bạn không cần thiết phải là một chuyên gia, không cần
biết tường tận về những công nghệ hay khoa học chứa đựng trong sản phẩm của mình. Thực tế,
nếu dành quá nhiều thời gian tìm hiểu công nghệ chuyên môn cao cấp thì bạn sẽ chẳng còn lúc
nào cho việc lãnh đạo. Bạn chỉ cần biết vừa đủ về những lĩnh vực đó để hiểu được chúng, đặt
câu hỏi về chúng và định hướng cho các chuyên gia kỹ thuật.
Thông thường, cách tốt nhất chính là tranh thủ học hỏi. Hãy gọi cho một chuyên gia trong hoặc
ngoài cơ quan, và nói với họ "Chào anh/chị, anh chị có thể cho tôi gặp ít phút để giúp tôi có được
một kiến thức tổng quát nhất về một lĩnh vực nào đó không?"
8. Biết quản lý thời gian. Sẽ luôn có một câu hỏi trong trực trong đầu bạn: "Liệu đây có phải là
cách sử dụng thời gian khôn ngoan không?". Không gì quan trọng hơn là cố gắng tận dụng thời
gian của bạn. Đừng trông mong vào một thiết bị hỗ trợ cá nhân (PDA), hay một cái máy nhắc
việc hàng ngày, hay một hệ thống sắp xếp giấy tờ , hãy tự mình quản lý thời gian của mình.
Những lãnh đạo làm việc hiệu quả không phải là những người vội vã, nhưng họ biết thời gian
chính là thứ giá trị nhất đối với họ. Họ rất hà tiện về thời gian. Điều đó có nghĩa là hãy nói không
hoặc giao việc cho nhân viên, và dùng thời gian vào việc khác cần thiết hơn. Điều đó cũng có
nghĩa là không phải việc gì cũng cần làm thật hoàn hảo.
Đôi khi, vừa đủ là tốt rồi. (Quan trọng là biết lúc nào làm
vừa đủ là tốt rồi!)
9. Quan tâm đến hình thức. Dù gì thì chúng ta cũng
đang sống trong một xã hội nông cạn và bị ám ảnh bởi
sắc đẹp. Vì vậy, nếu bạn trông không ưa nhìn, bạn sẽ
tự tạo ra một vài trở ngại cho chính mình. May mắn
thay, lãnh đạo không nhất thiết phải đẹp như những

minh tinh Hollywood. Nhưng chải chuốt một chút để
thuyết phục tất cả những con người nông cạn kia rằng
bạn là một lãnh đạo, cũng chẳng phải thừa.
Hãy mặc những bộ đồ đẹp không bao giờ lỗi mốt. Chọn
kiểu tóc và trang điểm thật giản dị. Bí quyết: Nếu bạn
không giàu có, hãy mua quần áo rẻ nhưng phải mới,
hãy đến những cửa hàng mà bạn có thể tiết kiệm tối
đa, những nơi bạn có thể mua được đồ rẻ nhưng vẫn
tốt như đồ đắt.
10. Làm việc chăm chỉ. Bạn chỉ muốn làm việc 40 giờ một tuần, tốt thôi, nhưng đã thế thì đừng
mơ đến việc trở thành một lãnh đạo lớn nhé. Nói gì thì nói, muốn thành đạt, không có cách nào
khác là làm việc chăm chỉ và làm việc một cách khôn ngoan. Không chỉ làm việc để đạt được
nhiều thành công, một lãnh đạo mẫn cán còn tạo ra tấm gương tốt cho nhân viên của chính họ
noi theo.
Lãnh đạo lớn, đó là những người trung bình hàng tuần làm việc đến hơn 60 giờ. Nhưng những gì
bạn nhận được còn lớn hơn thế: Là một lãnh đạo giỏi, được nhân viên yêu quý tại một doanh
nghiệp thành đạt, chính là cách tốt nhất để bạn biết mình đang sống một cuộc sống có ý nghĩa.
Thủy Chung
Theo USnews

×