Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Công thức tạo ra thay đổi cho tổ chức pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.68 KB, 3 trang )

Công thức tạo ra thay đổi cho tổ chức
Rất nhiều người muốn tạo ra thay đổi, nhưng lại rất ít người biết mình phải bắt đầu từ
đâu. Trên thực tế, chính những vấn đề khó khăn và có thể làm bạn mất tinh thần lúc đầu,
lại là những điều làm cho bạn phấn khích và được thử thách hơn khi tạo ra thay đổi.
Có 5 phần chính mà bạn cần xem xét và phát triển để sự thay đổi có mục đích của bạn thành
hiện thực.
Thành phần
Các câu
hỏi cần trả
lời
Lí do
Mục đích
(Purpose)
Tại sao
chúng ta
cần tạo ra
sự thay đổi
này?
Hầu hết mọi người đều không
thích thay đổi. Trừ khi bạn có thể
mang lại cho họ một lí do hợp lý,
bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn để
làm cho mọi người chấp nhận ý
tưởng thay đổi của mình. Mọi
người sẽ ủng hộ việc thay đổi có
mục đích của bạn nếu họ cảm thấy
rằng nó có tính thuyết phục và có
khả năng mang lại một tương lai
tốt đẹp hơn.
Chiến lược
(Strategy)


Chúng ta
thực thi thay
đổi này như
thế nào?
Chỉ đơn giản đề xuất ra một sự
thay đổi không đảm bảo rằng nó
sẽ trở thành thay đổi thực sự.
Càng nhiều người bị ảnh hưởng
bởi thay đổi này, nó càng gây ra
nhiều khó khăn. Một chiến lược sẽ
giúp mọi người biết tiến hành
bước như thế nào trên con đường
tạo ra thay đổi.
Ảnh hưởng
(Influence)
Tại sao tôi
nên tin anh?
Một người có thể có một ý tưởng
tuyệt vời, nhưng không được ai hỗ
trợ thì cũng không thể biến ý
tưởng đó thành thực tế. Là lãnh
đạo, bạn có thể không có đủ ảnh
hưởng cần thiết để thay đổi đầu óc
của tất cả mọi người, nhưng bạn
nên biết ai là người có thể thay đổi
được. Tìm ra những người lắng
nghe và ủng hộ chiến lược và mục
đích của bạn. Nếu bạn thiếu ảnh
hưởng để có thể thuyết phục mọi
người rằng việc thay đổi là một ý

tưởng tốt, bạn sẽ gặp khó khăn khi
thực thi.
Truyền thông
(Communication)
Mọi người
cần phải
biết những
gì khi chúng
ta tiến hành
những thay
đổi này?
Trong suốt quá trình thay đổi,
truyền thông sẽ tăng cường hoặc
thiết lập mục đích và chiến lược
của bạn. Bạn phải truyền đạt rõ
ràng và thấm nhuần các mục tiêu
và chiến lược cơ bản. Mọi người
sẽ có những câu hỏi, những nghi
ngại, mối quan tâm cũng như lo
sợ. Nếu bạn không thành công
trong việc giúp mọi người nắm bắt
được mục đích và ý nghĩa của quá
trình thay đổi, bạn sẽ mất đi bất kỳ
ảnh hưởng có giá trị nào mà bạn
có và họ sẽ tìm cách để phá hỏng
các chiến lược của bạn.
Nguồn lực
(Resourses)
Chúng ta đã
có những gì

cần để tạo
ra thay đổi?
Nếu bạn đề xuất một thay đổi, bạn
phải đảm bảo rằng tổ chức của
bạn có đủ các nguồn lực để tạo ra
những thay đổi đó. Hoặc bạn phải
làm cho họ nhận thức được rằng
các chiến lược của bạn bạn có thể
giành được các nguồn lực cần
thiết này như thế nào. Các nguồn
có thể là vật liệu, nhân lực, hệ
thống, tiền bạc Đó là bất kể điều
gì cần để mang lại thay đổi.
5 thành phần này tạo thành công thức:
Mục đích + Chiến lược + Ảnh hưởng + Truyền thông + Nguồn lực = Thay đổi thực sự =>
Mọi người sẽ chấp nhận thay đổi của bạn.
Nếu bạn thiếu đi một trong các thành phần này, nó sẽ làm hỏng ý tưởng tạo ra thay đổi:
Mục đích + Chiến lược + Ảnh hưởng + Truyền thông + Nguồn lực = Sự thờ ơ, hờ hững: Mọi
người cảm thấy thay đổi của bạn là không cần thiết
Mục đích + Chiến lược + Ảnh hưởng + Truyền thông + Nguồn lực = Sự hỗn loạn: Mọi người sẽ
không biết phải tiến hành như thế nào.
Mục đích + Chiến lược + Ảnh hưởng + Truyền thông + Nguồn lực = Thiếu tin cậy: Mọi người
không ủng hộ việc thay đổi của bạn.
Mục đích + Chiến lược + Ảnh hưởng + Truyền thông + Nguồn lực = Thiếu nhận thức: Mọi người
không rõ về thay đổi của bạn.
Mục đích + Chiến lược + Ảnh hưởng + Truyền đạt + Nguồn lực = Kết thúc thảm bại: Mọi người
không thể mang lại thay đổi.Đôi khi thậm chí một ý tưởng nhỏ nhất cũng rất khó thực thi.
Thay đổi là một chức năng cần thiết của mọi tổ chức nếu tổ chức đó mong muốn duy trì được sự
tiến bộ và muốn phát triển. Muôn phát triển thì phải thay đổi nhưng thay đổi không thực sự có
nghĩa là đã phát triển. Đó là lí do tại sao mục đích của quá trình thay đổi lại quan trọng đến vậy.

Các nhà lãnh đạo nhận ra rằng mọi thay đổi đều có giá của nó, nhưng họ cũng tin rằng cái giá đó
là thích đáng. Bất cứ khi nào bạn đề xuất thay đổi trong tổ chức, phải tiến hành ý tưởng đó thông
qua 5 phần ở trên, nếu không, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nữa.
Nguyệt Ánh
Theo studentlinc

×