SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
BÀI KIỂM TRA GIỮA
HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
SINH VIÊN: LÊ THỊ THẢO NGUYÊN
LỚP: TIỂU HỌC C –K6
MSSV: 1161070145
Năm học: 2018 – 2019
Qua quá trình thực tập đợi 1 ở trường tiểu học Lê Văn Tám, em đã
may mắn được tiếp cận thực tế, tham dự nhiều các tiết hội giảng, dự giờ
mẫu của giáo viên trong trường. Nhìn chung đa số các thầy cô đều thực
hiện tốt 3 nguyên tắc trên.Từ đó em học hỏi được nhiều kinh nghiệm dạy
học cũng như cơng tác chủ nhiệm bổ ích.
U CẦU 1: Xem xét đánh giá thực hiện 3 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học: (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc
giao tiếp; Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn
có của HSTH)
1. Ngun tắc tư duy:
- Học vần: vần on – an giáo viên đã rèn luyện nguyên tắc tư duy cho
học sinh thơng qua các hoạt động:
+ cho các em phân tích các vần, tiếng mới học ( vần an có âm nào
đứng trước, âm nào đứng sau,…)
+hs so sánh các vần đã học và chưa học( vần an và vần au giống
và khác nhau ?)
+ Từ khó: giáo viên cho học sinh tự tìm từ mà các em cảm thấy
khó hiểu sau đó trao đổi để giải nghĩa với bạn cùng lớp, cuối cùng
giáo viên mới giải nghĩa để các em hiểu sâu hơn ý nghĩa những từ
đó.
+Gv sử dụng bài hát, hình ảnh, vật thật để giúp học sinh tự tìm ra
vần mới.
+ tự tìm vần, tiếng, tự cài vần hay tiếng khóa, đánh vần, đọc trơn
được vần đó. Qua đó rèn cho các em thao tác tư duy nhanh, chính
xác và hoạt động tích cực.
- Tập đọc: Gv cho các em tự tìm ra các câu trả lời của bài tập đọc
để hiểu bài kĩ hơn. Giáo viên thời chỉ các em cách ngắt nhịp, sau
đó cho các em tự ngắt nhịp trong bài. Cô cũng cho các em học sinh
tự tìm các từ khó trong bài tập đọc và giải nghĩa, gv chốt lại. Hs
đặt câu với từ vừa giải nghĩa . Gv có thể cho các em học thuộc bài
bằng cách làm mất dần các câu thơ trên bảng.
+ Rèn các thao tác tư duy thông qua việc cho các em tự đọc, tìm
hiểu bài tập đọc và trả lời câu hỏi, hs có thể tự ngắt nhịp trong bài,
tìm từ khó và đặt được câu với từ đó, hs cịn có thể thuộc lịng
đoạn thơ ngay trên lớp.
- Luyện từ và câu: Gv đã cho HS làm việc theo nhóm và làm phiếu
bài tập. Gv đưa ra từ và câu hỏi gợi ý để HS có thể dễ dàng hiểu và
trả lời. Gv đã cho các em phát triển thao tác tư duy thông qua việc
cho các em hoạt động nhóm để tự tìm hiểu bài theo gợi ý của GV
và đặt câu theo yêu cầu.
2. Nguyên tắc giao tiếp: Gv đã tạo được môi trường, điều kiện tốt để
cho hs có thể nêu lên ý kiến cá nhan, trao đổi với nhau tham gia tiết
học sôi nổi, tích cực. Gv lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích,
hướng cho hs có thể hình thành các kĩ năng như nghe , nói đọc,
viết.
- Học vần: tiết 2 Hs được tập viết, đọc câu ứng dụng và luyện nói.
Gv tổ chức hoạt động luyện nói theo chủ đề cho hs tho phương
pháp sắm vai.
- Toán: gv cho hs thảo luận nhóm, hs trong nhóm lắng nghe phần
trình bày của nhóm bạn và nhận xét lẫn nhau, hs có thể nêu lên bài
tốn và phép tính phù hợp.
- Chính tả: hs lắng nghe Gv đọc mẫu, các em sẽ đọc lại và sau đó là
nghe Gv đọc để viết bài. Từ đó giúp các em có thể hình thành các
kĩ năng: nghe, đọc, viết.
- Bên cạnh đó giáo viên cịn có thể tổ chức các hoạt động như kiểm
tra chéo, cho học sinh làm quản trò trong các trò chơi học tập. Gv
cho hs chơi trị chơi “ Phóng viên” 1 hs đại diện được làm phóng
viên, sau đó giới thiệu về bản thân và đặt câu hỏi về bài vừa học
cho bất kì hs trả lời.
3.Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học
sinh
Trong một lớp học thì trình độ Tiếng Việt của các em là khác nhau, Gv là
người nắm rõ về trình độ cũng như năng lực của mỗi em. Nên có thể dễ
dàng điều chỉnh lượng kiến thức, cũng như có thêm các phương pháp hỗ
trợ đê giúp hs.
- Gv sẽ thường mở đầu các tiết học bằng bài hát tập thể, chơi trò
chơi ( kết hợp kiểm tra bài cũ) để có thể tạo hứng thú cho Hs.
- Chính tả: với những hs thường xuyên bị mắc lỗi chính tả, hoặc phát
âm sai Gv cần lưu ý chỉnh sửa, cho hs được viết và đọc nhiều hơn.
- Học vần: Gv cần nắm được những đặc điểm tâm lý của trẻ mới vào
lớp 1, khả năng chú ý, tập trung cịn kém. Vì vậy Gv cần linh hoạt
thay đổi các phương pháp dạy học. Cùng với đó cho Hs được giải
lao giữa giờ.
- TLV: Hs được tự do sử dụng vốn từ ngữ sẵn có của mình, GV sẽ
điều chỉnh giúp Hs.
- Khi nhận xét câu trả lời của học sinh, giáo viên thường khen nhiều
hơn chê, điều này giúp học sinh cảm thấy câu trả lời của mình được
cơng nhận, và từ đó tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong học tập.
Đánh giá 1 tiết dạy theo tiêu chí của một tiết dạy tích cực
Tiêu chí 1: Mọi HS đều tham gia hoạt động
- Trong các phân mơn Gv có thể đặt câu hỏi, tổ chức trò chơi, giải
một bài tập GV cho các em học sinh thời gian suy nghĩ và trả lời.
- GV sẽ phát phiếu học tập cho Hs thảo luận nhóm , các nhóm sẽ thảo
luận sau đó sẽ đưa ra ý kiến bài của mình và các nhóm cịn lại sẽ cùng nhận
xét. Cịn về phiếu bài tập cá nhân, sau khi làm xong , 2 bạn ngồi cạnh nhau
kiểm tra chéo bài của nhau.
- Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi “ Bắn tên” hoặc “ném khắn”,... Gọi
Hs đọc bài nối tiếp nhau.
-Nhìn chung thì tiêu chí này cịn hạn chế vì thời gian trên lớp chưa cho
phép.
Tiêu chí 2: Học sinh tự “sản sinh” ra tri thức
Trong q trình dạy Gv ln để Hs tự tham gia các hoạt động học . Những
học sinh nào chưa hiểu sẽ tự động giơ tay hỏi, Gv chỉ là người hướng dẫn,
đúc kết lại vấn đề ,chứ không phải là người cung cấp kiến thức cho học
sinh một các thụ động.
-Học vần: Hs tự tìm ra vần, cấu tạo vần, ghép vần, tìm ra tiếng khóa,
ghép các tiếng để có được từ khóa. Biết được tiếng nào đã được học tiếng
nào chưa được học, tự so sánh các vần với nhau.
Tiêu chí 3: Khơng khí lớp học sôi nổi, hào hứng
Khi dạy một tiết học, thì khơng khí lớp học góp một phần rất quan trọng
vào việc đánh giá một tiết học có thành cơng hay không. Gv luôn nắm rất
rõ về đặc điểm tâm lý của các Hs .Gv cần xây dựng nhiều trò chơi để lớp
học trở nên sinh động, tạo hứng thú cho Hs.Giữ cho bầu khơng khí lớp học
vui vẻ,thoải mái. Từ việc p chuẩn bị đồ dùng dạy học hấp dẫn, thiết thực,..
giúp gây sự chú ý cho Hs qua các hình ảnh, video, trị chơi, vật thật,.. để
tạo một khơng khí lớp học vui tươi, sơi nổi. Giúp các em vào bài học với
một tâm thế tích cực, hăng hái phát biểu hơn.
Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận với thực tế
các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học
Trong 4 tuần kiến tập vừa qua (từ ngày 29/10 đến ngày 24/11) là
khoảng thời tuy không dài nhưng em đã được học hỏi được rất nhiều kinh
nghiệm từ những trải nghiệm thực tế tại trường Tiểu học Lê Văn Tám. Tuy
nhiên em cũng có một số băn khoăn, thắc mắc như sau:
+ Đa số các tiết dạy mẫu hoặc hội giảng của Gv thường sẽ được
“chuẩn bị” từ trước. Tức Gv sẽ dạy trước bài đó cho Hs biết trước
khi dạy thật.
+ Thường thì các tiết dạy bình thường ở trên lớp thì Gv sẽ khơng
làm đúng theo các quy trình, họ sẽ dạy lướt qua những phần không
quan trọng hoặc là khơng dạy.
+ Phần từ khóa (học vần), giáo viên đã bỏ các từ khó giải nghĩa
trong sách giáo khoa và thay thế bằng một từ khóa khác dễ giải
nghĩa hơn cho học sinh. Điều này sẽ giúp giáo viên dễ giải thích với
các em và tiết kiệm thời gian hơn nhưng các em sẽ không nắm được
các từ trong sách giáo khoa.
+ Đa số các tiết dạy bình thường thường là một tiết dạy truyền
thống chứ chưa dạy một cách sinh động như cho học sinh xem tranh
ảnh, chơi trò chơi gây hứng thú, hay dạy bằng công nghệ thông tin.
- Lý giải:
+ Theo em thì Gv thời lượng cho một tiết dạy ở tiểu học hiện nay là khá
ít. Khiến Gv phải dạy lướt qua các phần quan trọng để có đủ thời gian và
dạy phần chính cho các em.
+ Giáo viên nên sửa dụng cả từ khó nhưng có thể chỉ cho các em đọc và
phân tích từ khó này. Sau đó có thể để các em về nhà tự tìm hiểu, hơm sau
vào phần kiểm tra bài cũ sẽ cùng nhau giải nghĩa lại theo cách mà các em
đã tìm hiểu được.
.