Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DHTHAK6Nguyen Thi Thu HaKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.56 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC MẦM NON

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà
Lớp: Tiểu học A K6
GVHD: Trần Dương Quốc Hòa

NĂM HỌC 2018 - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
ššTšš
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN PP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1
Yêu cầu 1: Xem xét - đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng việt ở trường tiểu
học (nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình
độ Tiếng việt vốn có của HSTH).
Trong thời gian tham gia thực tập giảng dạy lớp 4 ở trường Tiểu học Tam Hiệp B. Em
thấy các tiết dạy của giáo viên đều thực hiện đủ 3 nguyên tắc dạy học trên.
Nguyên tắc phát triển tư duy:
Thông qua các tiết dạy, giáo viên đã đảm bảo nguyên tắc này được thực hiện luôn đặt HS
ở trạng thái tư duy. GV đã rèn các thao tác tư duy cho HS qua các câu hỏi GV đưa ra buộc HS
phải suy nghĩ, phân tích, so sánh, tổng hợp,.. được thể hiện qua các phân môn:
+ Phân môn Tập đọc:
Ở phần luyện đọc mỗi học sinh đều được đọc ít nhất 1 lần, HS đã tự biết chia đoạn, tự rút
từ khó và giải nghĩa từ. Phần tìm hiểu bài, GV đặt nhiều câu hỏi để kích thích tư duy học sinh,
tổ chức các hoạt động nhóm đều đảm bảo rằng HS phải suy nghĩ và trả lời, qua câu hỏi mở,


câu hỏi nâng cao về kỹ năng sống hay giáo dục bảo vệ mơi trường có liên quan đến bài học,
GV cho học sinh suy nghĩ rồi trao đổi với nhau để trả lời. Qua đó, học sinh đã biết tự chột ý
của mỗi đoạn theo ý hiểu của mình, nêu được nội dung bài qua phần chốt lại ý của giáo viên.
Luyện đọc diễn cảm: HS nêu được giọng đọc qua phần đọc mẫu của giáo viên.
Ví dụ: Sau khi học xong bài tập đọc: bài: “Ông trạng thả diều” lớp 4, học sinh học hỏi qua
tấm gương Nguyễn Hiền là muốn làm được việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó, ln có ý chí
vượt qua mọi khó khăn,…
+ Phân mơn Chính tả:
HS tự đưa ra những lưu ý khi viết chính tả như: viết hoa tên riêng, sau dấu chấm, sau dấu
hai chấm, các cuộc đối thoại (bài: Ôn tập, tiết 2, nghe viết: “Lời hứa”), …
Ví dụ Bài: nghe viết: “Người chiến sĩ giàu nghị lực” 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo và lấy
bút chì gạch chân dưới từ được cho là khó và dễ viết sai, sau đó chọn ra 3 từ rồi viết vào bảng
con,v.v.. Sau khi HS được GVđọc cho viết bài xong, HS sẽ lấy sách dò lại bài của mình và
gạch chân dưới từ mình viết sai, viết lại 1 dịng chữ dưới bài đó.
+ Phân mơn Luyện từ và câu:
Đa phần các tiết LTVC GV đều cho học sinh chơi trò chơi, để học sinh tự quản lớp, tự
điều khiển các bạn cùng chơi. Giáo viên cịn đặt thêm những câu hỏi khác ngồi bài học để học
sinh thi nhau trả lời. Ví dụ: lớp 4: bài: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực, giáo viên yêu cầu các
em suy nghĩ và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trị chơi: “Hãy kể tên các nhân vật ln có ý chí
và nghị lực mà em đã được học gần đây?” . HS trả lời: “Nguyễn Hiền, Bạch Thái Bưởi, Lê
Duy Ứng,…
+ Phân môn Tập làm văn: HS tự suy nghĩ nêu ý kiến riêng của mình,kết hợp với những gợi ý
của GV, để nội dung bài hồn chỉnh hơn. Qua đó, HS thường sáng tạo bài làm của mình
Về nguyên tắc giao tiếp:


Ở phân mơn Tập đọc thì giáo viên sẽ đưa ra những câu hỏi hay yêu cầu để học sinh có
thể xung phong trả lời trao đổi với giáo viên. Đó là hoạt động nhằm cải thiện khả năng giao
tiếp của học sinh. Ví dụ: phần tìm hiểu bài ở phân môn Tập đọc (“vua tàu thủy” Bạch Thái
Bưởi”) giáo viên đều cho học sinh thảo luận nhóm đơi hay nhóm bốn trao đổi với nhau và

phân mơn kể chuyện (bài Bàn chân kì diệu) giáo viên cũng cho học sinh thảo luận nhóm đơi
hay nhóm bốn trao đổi với nhau tự phân vai và đóng lại trước lớp cho các bạn cùng xem. Hoạt
động này sẽ giúp HS có thể giao tiếp được với bạn của mình, tự nêu được ý kiến cũng như sắp
xếp lại lời thoại của bản thân một cách hợp lý.
Phân môn Luyện từ và câu: HS trả lời câu hỏi của riêng mình, việc thảo luận nhóm giúp
các em trao đổi ý kiến, phát hiện các lỗi sai , cùng sửa với nhau.
Phân môn Tập làm văn: GV đưa câu hỏi gợi ý HS trả lời câu hỏi theo ý của mình và
tương tác với các bạn.
Về nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH:
Do một số HS còn đọc chậm nên khi học ở phân mơn tập đọc các em thường lười đọc và
ít phát biểu.Vì vậy, GV thường cho các em đọc những đoạn ngắn và trả lời câu hỏi dễ, và khi
HS trả lời GV nhận xét và khen ngợi để khích lệ tinh thần của mỗi em, cố gắng hơn. Còn đối
với, câu hỏi khó thì sẽ được cả lớp cho một tràng vỗ tay ( điều đó cũng làm cho các HS khác
tập trung và lấy lại tinh thần trong tiết học).
Phân môn Luyện từ và câu và Tập làm văn HS: còn hạn chế vốn từ , GV thường hay gợi
ý, hay đặt các câu hỏi dễ để HS dễ trả lời, sau đó mới tăng mức độ câu hỏi lên, cho các em tiếp
thu chậm có thể cùng theo dõi, để các em khơng bị thụ động.Từ đó, tiết học sẽ sôi nổi hơn,
không bị nhàm chán, và HS cảm thấy u thích mơn học hơn.
Đa phần mỗi câu trả lời của HS, GV ln có một lời khen ngợi để từ đó các em tự tin và
vui vẻ hơn trong học tập.
Đánh giá các tiết dạy tiếng việt ở trường tiểu học theo các tiêu chí của một tiết dạy học
tích cực:
Tiêu chí 1: mọi học sinh đều được tham gia hoạt động.
Được thể hiện rõ qua các hoạt động kiểm tra bài cũ, trả lời câu hỏi theo nhóm bàn, nhóm
bốn, hay thi đua giữa các nhóm. Và phân môn luyện từ và câu qua các bài: mở rộng vốn từ,
tính từ , danh từ,… được GV tổ chức theo hình thức các trị chơi như: khăn trải bàn, bắn tên
bắn tên, chọn phát thanh viên( phân mơn tập đọc),… Qua đó, HS sẽ nắm vững được kiến thức
cơ bản, và biết được nhiều vốn từ.
Tiêu chí 2 : HS tự sản sinh tri thức:
Gv đưa ra các câu hỏi mở, HS tự suy nghĩ trao đổi với nhau.

Ví dụ: qua tiết dự giờ mẫu: bài tập đọc ở lớp 1 : GV cho HS so sánh giữa các vần và khi ghép
các vần cũ với âm mới học ta được tiếng mới. Hay qua video, hình ảnh được GV lồng ghép
vào tiết học, HS có thể nói lên tiếng khóa và GV cho HS phân tích tiếng khóa và rút ra được
vần mới.
Tiêu chí 3: Tiết dạy sinh động, vui vẻ gây hứng thú cho học sinh.
GV lồng ghép các trò chơi vào kiến thức bài học, làm cho học sinh luôn hứng thú với
tiết học, mà HS vẫn khơng biết là mình đang làm bài tập. Qua đó, mỗi câu trả lời của học sinh
được GV nhận xét bằng những lời khen, giúp các em thích học với mơn học nhiều hơn.
u cầu 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế các tiết dạy
Tiếng Việt ở trường tiểu học. Thử đưa ra các lý giải hoặc đề xuất các ý tưởng giải pháp khắc
phục.
Trong quá trình kiến tập em có thắc mắc sau:


-

-

Trong phần HS suy nghĩ rồi trao đổi nhóm bàn với câu hỏi khó, GV thường hay cho các
nhóm trưởng lên báo cáo kết quả cho cả lớp nhận xét. Thắc mắc của em là tại sao GV
không cho các thành viên khác trả lời mà phải là nhóm trưởng. Như vậy sẽ không công
bằng với mọi HS cùng được trả lời khi trao đổi nhóm.
Tại sao khi làm powerpoint không thể đưa hết những phần viết trên bảng vào powerpoint
mà vẫn phải ghi bảng tựa đề của bài học. Nếu đưa vào powerpoint thì có sao khơng thầy.
Em thấy đưa vào GV trình chiếu cũng nhanh và dễ quan sát quản lý lớp hơn.
Khi các em được phát lệnh trao đổi hoặc đọc bài theo nhóm thì GV nói cho mức thời gian
như không đủ như đã quy định. Mà thời gian rất ngắn.
Các tiết dạy mẫu, GV đã dạy theo đúng quy trình, nhưng sao ở các tiết dạy trên lớp thì
GV thường lược bỏ đi một số quy trình, và phân bố các hoạt động ngắn hơn, để chú trọng
hơn các môn quan trọng khác.

Trong các tiết dự giờ hầu như GV đều dạy thử trước và gài bài cho HS nên tiết dạy
thường bị rập khuôn, nhàm chán. Như vậy HS đâu có phát huy được năng lực tư duy sáng
tạo.
 Giải pháp của em là nên để tiết học diễn ra tự nhiên, HS trả lời theo ý hiểu của mình,
khơng rập khn theo GV. Để HS tự khai thác thì mới hình thành vốn từ cho bản thân, để
biết những lỗi sai của mình và sửa lại cho đúng.
Trên đây là những ý kiến thắc mắc, băn khoăn mà em cịn thiếu sót trong quá
trình thực tập. Mong thầy xém xét và chỉnh sửa những điều thiếu sót mà em vẫn chưa
hiểu.
Em xin chân thành cảm ơn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×