Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Đảm bảo tiềm lực tài chính pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.85 KB, 2 trang )

Đảm bảo tiềm lực tài chính
Trần Văn Tá
Thứ trưởng Bộ Tài chính
Giai đoạn 2006 - 2010 toàn ngành tài chính phải tập trung triển khai
thực hiện tám nhóm giải pháp quan trọng.
Đối với lĩnh vực động viên nguồn lực phục vụ yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ngành
tài chính sẽ tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, đổi mới chính sách động viên nhằm
giải phóng và khai thác tối đa các nguồn lực trong xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vay
ODA và các nguồn vốn vay thương mại khác. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn thông qua thị
trường vốn, thị trường chứng khoán và hệ thống các quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ cổ phần
đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư chứng khoán
Hệ thống chính sách động viên theo hướng ổn định, công bằng, thống nhất, chủ động hội nhập
đồng bộ trên cả ba mặt chính sách thuế, công tác quản lý thuế và dịch vụ tư vấn thuế. Một
nhiệm vụ không thể tách rời đó là công tác nghiên cứu ban hành một số luật thuế mới như Luật
thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế tài sản, Luật quản lý thuế. Cơ chế tự kê khai, tự tính và tự nộp
thuế gắn với việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống thất thu, chống buôn lậu, gian
lận thương mại sẽ được áp dụng rộng rãi.
Từng bước thiết lập cơ chế phân bổ, quản lý và đánh giá ngân sách trên cơ sở kết quả đầu ra,
nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý tài chính - NSNN. Chính sách phân
phối tài chính - ngân sách sẽ được đổi mới theo hướng tăng đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mức và tỷ trọng NSNN đầu tư cho con người và xoá đói giảm
nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường
Đổi mới chính sách tài chính DN nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của DN và của nền
kinh tế. Các cơ chế tài chính DN thống nhất, bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế, sẽ được
triển khai, tạo môi trường thuận lợi để các DN thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy mọi nguồn
lực tự có và huy động các nguồn lực bên ngoài phát triển sản xuất kinh doanh. Gắn cổ phần
hoá các DNNN với niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thành lập một số tập đoàn kinh tế -
tài chính có tiềm lực tài chính đủ mạnh, tạo cơ sở đảm bảo sức cạnh tranh của nền kinh tế
trong điều kiện hội nhập.
Hình thành và phát triển đồng bộ các thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán và thị
trường dịch vụ tài chính thông qua các hình thức khuyến khích sự hình thành và phát triển đồng


bộ các thị trường vốn, thị trường chứng khoán Phát triển hệ thống các định chế tài chính nòng
cốt của thị trường tài chính; xúc tiến thành lập Công ty xếp hạng tín nhiệm và hệ thống các công
ty tư vấn đầu tư, các quỹ đầu tư chứng khoán và các công ty quản lý quỹ. Đẩy nhanh tiến độ cơ
cấu lại vốn đối với các NHTM, ngành tài chính sẽ tiến hành cổ phần hoá một số NHTM nhà
nước, mở cửa theo lộ trình để các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam.
Các hoạt động dịch vụ tài chính (dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ kiểm toán, kế
toán và tư vấn tài chính; tổ chức lại thị trường xổ số) sẽ phát triển tăng quy mô và nâng cao
chất lượng. Mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài có uy tín, có kinh nghiệm, có tiềm
lực tài chính tham gia vào các lĩnh vực cung ứng dịch vụ tài chính.
Quan hệ hợp tác tài chính với các nước, các tổ chức tài chính quốc tế sẽ được mở rộng. Thực
hiện cơ chế quản lý nợ nước ngoài theo hướng gắn nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý, sử dụng
và trả nợ; thống nhất công tác quản lý nợ nước ngoài, các khoản vay của Chính phủ vào một
đầu mối.
Tiếp tục tăng cường công tác quản lý tài sản công, dự trữ quốc gia và công tác quản lý nhà
nước về giá. Thực hiện cơ chế quản lý giá phù hợp với cơ chế thị trường, bảo đảm quyền tự
định giá, cạnh tranh về giá trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng cơ chế điều
hành, quản lý giá thích hợp đối với một số hàng hoá nhạy cảm, có vị thế độc quyền.
Thực hiện chủ trương tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả công
tác kế toán, kiểm toán, thanh tra, giám sát và thực hiện công khai, minh bạch tài chính - ngân
sách, ngành tài chính sẽ từng bước hoàn chỉnh việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về nghiệp
vụ kế toán, kiểm toán. Chế độ kiểm toán bắt buộc sẽ được áp dụng đối với tất cả các đơn vị sử
dụng ngân sách trên cơ sở tăng cường hệ thống kiểm toán nhà nước.
Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2006 -
2010, ngành tài chính phấn đấu đạt mục tiêu đảm bảo tiềm lực tài chính quốc gia đủ mạnh để
điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, gắn với giải quyết các vấn đề xã
hội.
Admin (Theo
Diễn đàn doanh nghiệp
)

×