Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

1BDAP AN DE OLYMPIC DL 10BINH PHUOC20142015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.17 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC 19-5
Năm học: 2014-2015
Mơn: ĐỊA LÍ - Khối 10
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

a

Xác định kinh độ điểm A:
- Khi tàu đi từ Hải Phịng, sau khi chạy mất 20h thì đến điểm A lúc này là 19h
ngày 15/05/2015. Như vậy, lúc tàu khởi hành, giờ ở A là 23h ngày 14/05/2015.
- Lúc điểm A có giờ là 23h ngày 14/05/2015 thì ở Hải Phịng là 5h ngày
15/05/2015. Như vậy, giờ ở Hải Phòng nằm trong múi giờ sớm hơn giờ ở điểm A
là 6h, mà Hải Phòng ở múi giờ số 7 → A ở múi giờ số 1.
- Múi giờ số 1 có kinh tuyến ở chính giữa là 150Đ. Mỗi múi giờ rộng 150 kinh
tuyến nên ranh giới phía Đơng múi giờ 1 là: 150 + 150/2 = 22030’Đ.
 Vậy, điểm A có kinh độ 22030’Đ.



1,0
0,25

b Xác định vĩ độ điểm A:
Công thức tổng quát: h0 = 90o -  ± , trong đó:
+ h0: góc nhập xạ
+ : vĩ độ của địa điểm cần tính góc nhập xạ (00 ≤  ≤ 90o)
+ : là góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời với mặt phẳng xích đạo
(00 ≤  ≤ 23o27’)
- Theo đề ra ta có:
+ Trường hợp 1 (nếu >) : 1= 900- h0 + 
+ Trường hợp 2 (nếu <) : 2= h0 - 900 + 
- Thế số (h0 = hA = 78017’;  = 11022’B) ta có:
+ 1= 23005’ B
+ 2= -0021’ (loại)
Vậy, vĩ độ của điểm A là 23005’ B
Do đó, tọa độ địa lí của điểm A là (23005’B; 22030’Đ)
a Nhiệt độ tầng đối lưu do đâu mà có? Trình bày sự phân bố nhiệt độ khơng
a
khí trên Trái Đất.
* Nhiệt độ tầng đối lưu có được là do: Nguồn bức xạ Mặt Trời trực tiếp (chỉ
khoảng 19%); còn chủ yếu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
* Sự phân bố của nhiệt độ khơng khí trên Trái Đất:
- Theo vĩ độ:
+ Nhìn chung nhiệt độ trung bình năm của khơng khí giảm dần từ xích đạo về 2
cực. Tuy nhiên nhiệt độ của khơng khí khơng cao nhất ở xích đạo mà cao nhất ở
vùng gần chí tuyến.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm lại tăng dần từ xích đạo về 2 cực.
- Theo lục địa và đại dương:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở trên lục địa.
+ Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

1,0

(2,0
đ)

0,25

0,5

b

2
(4,0
đ)

0,25
0,25
0,5

2,0
0,5

0,5

0,5



b

3
(4,0
đ)

a

b

- Theo địa hình:
+ Nhiệt độ khơng khí giảm dần theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ khơng khí càng
giảm. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC.
+ Nhiệt độ khơng khí thay đổi theo hướng phơi của sườn núi: sườn núi ngược
chiều với tia sáng mặt trời nhiệt độ khơng khí thường cao hơn so với sườn núi
cùng chiều với tia sáng mặt trời.

0,5

b Ảnh hưởng của chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm đến chế độ nước sơng.
Giải thích vì sao sông A-ma-dôn đầy nước quanh năm và lưu lượng nước
trung bình lớn nhất thế giới.
* Ảnh hưởng của chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm đến chế độ nước
sơng:
- Chế độ mưa: Ở những vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí
hậu ơn đới, nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông
phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa.
- Băng tuyết: Ở miền ôn đới lạnh và vùng núi cao, nước sông chủ yếu do băng
tuyết tan cung cấp. Vì thế, các con sơng ở đây thường có lũ vào mùa xuân.
- Nước ngầm: Ở những nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trị đáng

kể trong việc điều hịa chế độ nước sơng.
* Sơng A- ma-dơn đầy nước quanh năm và có lưu lượng trung bình lớn nhất
thế giới do:
- Lưu vực sơng nằm trong khu vực xích đạo, mưa rào quanh năm (đới khí hậu
xích đạo và cận xích đạo).
- Diện tích lưu vực lớn nhất thế giới (7.170.000 km 2); có 500 phụ lưu nằm hai bên
đường xích đạo cung cấp nước.
- Nguyên nhân khác: Chảy qua vùng đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng, trong
lưu vực sơng cịn nhiều rừng nên khả năng điều tiết lớn…

2,0

0,5

0,5
0,25

0,25
0,25
0,25

a Mối quan hệ mật thiết của sinh vật và đất:
- Đất tác động đến sinh vật: Các đặc tính lí hố và độ phì của đất ảnh hưởng đến
sự phát triển và phân bố của thực vật. Ví dụ:
+ Đất đỏ vàng ở khu vực nhiệt đới ẩm thường có tầng dày, độ ẩm, tính chất vật
lí tốt nên có rất nhiều lồi thực vật sinh trưởng và phát triển.
+ Đất ngập mặn ở các bãi triều ven biển nhiệt đới có các lồi cây ưa mặn như
sú, vẹt, đước… vì vậy, rừng ngập mặn chỉ phân bố ở các bãi triều ven biển.
- Sinh vật tác động đến đất: Đóng vai trị chủ đạo trong việc hình thành đất.
+ Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ (cành khô, lá rụng…) cho đất, rễ

thực vật bám vào các khe nứt của đá, phá huỷ đá.
+ Vi sinh vật: phân huỷ vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn.
+ Động vật sống trong đất: giun, kiến, mối… cũng góp phần làm thay đổi một
số tính chất lí, hóa của đất.

1,0
0,5

Ở vùng ơn đới có nhiều loại đất và thảm thực vật khác nhau là do:
- Sự hình thành đất và sự phân bố sinh vật đều chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của
một nhân tố chung là khí hậu (đặc biệt là hai yếu tố: nhiệt và ẩm).
- Khu vực ơn đới có diện tích lục địa rộng, đồng thời chịu tác động của nhiều
nhân tố hình thành khí hậu  phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau tác
động và dẫn tới sự phân hóa thành nhiều kiểu đất và thảm thực vật (dẫn chứng).

1,0
0,25

0,5

0,75


Mơi
trường địa

Đới ơn đới

Kiểu khí hậu chính


- Ơn đới lục địa (lạnh)
- Ơn đới hải dương

Kiểu thảm thực
vật chính

- Rừng lá kim
- Pôtdôn
- Rừng lá rộng và - Nâu và xám
rừng hỗn hợp

- Ơn đới lục địa (nửa khơ - Thảo nguyên
hạn)
- Cận nhiệt gió mùa
- Rừng cận nhiệt
ẩm
- Rừng và cây bụi
- Cận nhiệt địa trung hải
lá cứng cận nhiệt
- Cận nhiệt lục địa

Nhóm đất
chính

- Đen
- Đỏ vàng cận
nhiệt ẩm
- Đỏ nâu

- Hoang mạc và - Xám

bán hoang mạc

(Khi nêu dẫn chứng, HS chỉ cần nêu được 4/6 ý trên là cho điểm tối đa).
c

Trình bày sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi thảm thực vật rừng
bị tàn phá, từ đó rút ra nhận xét về quy luật của tự nhiên.

2,0

- Khi thảm thực vật rừng bị tàn phá thì dẫn đến sự biến đổi của tất cả các
thành phần tự nhiên khác:

1,25

+ Khí hậu biến đổi theo hướng cực đoan, thay đổi thất thường, có nhiều thiên tai
hơn...
+ Địa hình biến đổi nhanh chóng hơn bởi các q trình ngoại lực ...
+ Dịng chảy sơng ngịi khơng ổn định, thất thường, lũ lụt xảy ra thường xuyên
hơn, tính chất ác liệt hơn...
+ Đất đai trở lên cằn cỗi, thối hóa...
+ Sinh vật bị suy giảm, nghèo nàn, một số lồi có thể biến mất...

4
(4,0
đ)

a

- Nhận xét: Trong tự nhiên, bất cứ một lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần

có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi
sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần cịn lại cũng như của tồn bộ cảnh
quan. Đó là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

0,75

Tính:

2,0

- Mật độ dân số = Tổng dân số/diện tích:

0,25

89 708 900/330 972,4 = 271 người/km2.
- Số trẻ em sinh ra trong năm = Dân số trung bình x tỉ suất sinh thơ:

0,25

89 708 900 x 17‰ = 1 525 051 người.
- Tỉ suất tử thơ = Số người chết trong năm/Dân số trung bình x 1000

0,25

636 933/89 708 900 x 1000 = 7,1‰
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh thô – tỉ suất tử thô

0,25

17,0 ‰ - 7,1 ‰ = 9,9 ‰ = 0,99%.

- Tỉ suất gia tăng cơ học = Tỉ suất nhập cư – tỉ suất xuất cư:
8,8 ‰ - 8,8 ‰ = 0%

0,25


- Số người tăng thêm trong năm = Số trẻ em sinh ra trong năm – số người chết +
số người gia tăng cơ học

0,25

1 525 051 - 636 933 + 0 = 888118 người.
- Tỉ số giới tính nam = Dân số nam/dân số nữ x 100

0,25

44454,3/45254,6 x 100 = 98,2%
- Tỉ lệ giới tính nam: Dân số nam/tổng dân số x 100

0,25

44454,3/89708,9 x 100 = 49,6%
b

5
(3,0
đ)

a


Nêu đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp. Theo em, đặc điểm nào
là quan trọng nhất? Tại sao?

2,0

* Nêu đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp:

1,25

- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.

0,25

- Đối tượng của sản xuất NN là các cây trồng và vật ni.

0,25

- Sản xuất nơng nghiệp có tính mùa vụ.

0,25

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào ĐKTN.

0,25

- Trong nền kinh tế hiện đại, NN ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng hoá.

0,25

* Theo em, đặc điểm quan trọng nhất là:


0,75

Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và khơng thể thay thế, vì:

0,25

- Khơng có đất thì khơng có sản xuất nơng nghiệp.

0,25

- Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng
suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi.

0,25

Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc
xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải.
- Địa hình ảnh hưởng đến việc thiết kế, xây dựng các cơng trình vận tải.
+ Địa hình núi non hiểm trở đòi hỏi xây dựng các tuyến đường quanh co để giảm
bớt độ dốc, xây dựng các tuyến đường sắt răng cưa, các đường hầm xuyên núi…
+ Địa hình bờ biển với các vũng vịnh kín gió, các đảo tự nhiên chắn sóng là cơ sở
để xây dựng các cảng biển lớn.
- Mạng lưới sơng ngịi dày đặc là cơ sở xây dựng mạng lưới đường thủy nội địa.
+ Thủy chế sơng ngịi ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện giao thông
vận tải đường sông, cảng sông, việc xây dựng các cơng trình chỉnh trị dịng sơng
(như kè sơng,…)
+ Sơng ngịi bồi lắng phù sa ở hạ lưu, địi hỏi phải nạo vét lịng sơng thường
xun thì tàu thuyền mới có thể đi lại. Đối với đường bộ và đường sắt mạng lưới
sơng ngịi gây khó khăn vì phải đầu tư nhiều để xây dựng cầu, phà vượt sơng.

- Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của các phương tiện vận
tải
+ Ở nước ta, về mùa lũ, vận tải đường ô tô và đường sắt gặp nhiều khó khăn, về
mùa khơ nhiều khúc sông cạn nước thuyền bè không thể qua lại.
+ Ở các nước, về mùa đơng nước đóng băng tàu bè không thể hoạt động, nhiều
sân bay ngừng hoạt động do sương mù dày đặc hay do tuyết rơi quá dày.
- Ngồi ra, các điều kiện thủy triều, dịng biển, … cũng ảnh hưởng đến hoạt động
của ngành giao thông vận tải (dẫn chứng)

2,0
0,5

0,5

0,75

0,25


b

6

a

(3,0
đ)

Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải tiến hành cơng
nghiệp hóa vì:


1,0

- CNH là q trình một xã hội chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ
sở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất cơng nghiệp.

0,25

- Hồn cảnh kinh tế - xã hội những quốc gia này cịn nghèo, lạc hậu, cơng nghiệp
kém phát triển, cần có những động lực mạnh thúc đẩy sự phát triển.

0,25

- Cần hiện đại hoá sản xuất tiến tới hiện đại hoá nền kinh tế; thay thế sản xuất thủ
công với năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp sang sản xuất đại cơ khí tạo hiệu
quả kinh tế cao.

0,25

- Rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển. Phù hợp với xu thế hội nhập,
bài học kinh nghiệm từ các trước đi trước…

0,25

Vẽ biểu đờ:

2,0

- Tính tốc độ tăng trưởng: Bảng tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực
và bình quân lương thực theo đầu người của thế giới (đơn vị %):


0,5

Năm
1950
1990
2000
2011

Dân số
100,0
211,0
241,9
279,1

Sản lượng lương thực
100,0
288,5
304,7
343,9

Bình qn lương thực
100,0
136,7
126,0
123,2

- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường; chính xác, đủ, đẹp. Các dạng biểu đồ
khác không cho điểm.


1,5

Thiếu một trong các yếu tố: số liệu, tên biểu đồ, chú giải, đơn vị trục tung, trục
hoành... trừ 0,25đ. Trục tung chia tỉ lệ sai, trục hồnh chia khoảng cách sai trừ
0,5đ/ý.
b

Nhận xét, giải thích:

1,0

* Nhận xét. Giai đoạn 1950-2011, dân số, sản lượng lương thực đều tăng nhưng
tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau.

0,75

- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất (dẫn chứng).
- Dân số tăng thứ 2 (dẫn chứng).
- Bình quân lương thực theo đầu người tăng chậm nhất (dẫn chứng), xu hướng
giảm nhẹ từ 1990 trở lại đây.
* Giải thích: Sản lượng lương thực của thế giới tăng do thâm canh, áp dụng khoa
học kĩ thuật vào sản xuất (giống, phân bón, thủy lợi, chăm sóc...) và khai hoang
mở rộng diện tích, tăng vụ...

0,25

---HẾT--Lưu ý: Nếu thí sinh khơng trình bày được như trong hướng dẫn chấm nhưng có ý đúng thì vẫn chấm
điểm; nếu có ý độc đáo thì giám khảo thống nhất cho điểm thưởng. Tuy nhiên, điểm thưởng + điểm
phần thí sinh làm đúng khơng được q số điểm quy định đối với từng câu./.




×