Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu Cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước trong phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.82 KB, 1 trang )

Cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước trong phát triển thị trường chứng
khoán ở nước ta
Khi tiến hành cổ phần hóa đối với các NHTM Nhà nước cần quan tâm 8 vấn
đề sau đây:
Một là, phải tiếp tục cơ cấu lại các NHTM nhà nước, trong đó chú trọng việc xử lý nợ cũ, tăng
vốn tự có (bằng cách cấp bổ sung), cho phép bổ sung từ lợi nhuận vượt kế hoạch và từ nguồn
thu nợ đã được xử lý khoanh xoá trước đây.
Hai là, tiến nhanh đến sự công khai, minh bạch trong hoạt động của NHTM từ việc áp dụng các
chuẩn mực chung về kế toán báo cáo tài chính, kiểm toán và tăng cường kiểm soát nội bộ
Ba là, việc xác định giá trị thực của NHTM Nhà nước sẽ khá phức tạp do phương pháp định giá
tài sản nợ và tài sản có, do xác định giá trị thương hiệu (là NHTM của nhà nước, có uy tín trong
hệ thống NHTM ở nước ta, có triển vọng phát triển ). Do vậy, phải có một công ty định giá tài
sản có uy tín của nước ngoài thực hiện.
Bốn là, xác định đúng giá trị phần vốn nhà nước ở NH để Nhà nước vừa có điều kiện tham gia
trong hoạt động kinh doanh, vừa có điều kiện quản lý giúp các NH này sau khi cổ phần hóa sẽ
bảo đảm hoạt động đúng định hướng của Đảng và Nhà nước (vì thị phần hoạt động của các
NHTM nhà nước chiếm gần 80% trong toàn bộ hoạt động của các tổ chức tín dụng ở nước ta).
Năm là, trong quá trình xem xét các việc liên quan đến cổ phần hóa, cần quan tâm đến những
nhà đầu tư nước ngoài để họ vừa có điều kiện tham gia, nhưng hạn chế việc khống chế và thôn
tính.
Sáu là, việc phát hành cổ phiếu cần thông qua đấu giá tại các trung tâm giao dịch trên thị trường
chứng khoán.
Bảy là, lựa chọn hình thức phát hành cổ phiếu phù hợp với đặc điểm thực hiện cổ phần hóa các
NHTM nhà nước này để trước hết là, tăng cường vốn nhằm tăng năng lực tài chính và sau đó là
tăng lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán, nhưng hàng hóa phải lưu thông một cách
thuận lợi trên thị trường để có lợi cho cả việc giao dịch và cho cả NH sau cổ phần hóa.
Tám là, thực hiện thí điểm một hoặc hai NH, trước hết là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN, sau đó rút kinh nghiệm để tiến hành
cổ phần hóa các NHTM nhà nước khác. Riêng đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được
đánh giá là hoạt động có hiệu quả nhất trong số các NHTM nhà nước cũng đã làm sạch bảng
cân đối tài sản, nhưng vẫn chưa đủ vốn tự có để đạt tỉ lệ bảo đảm an toàn vốn tối thiểu theo quy


định hiện hành. Vì vậy, cần cho phép Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện trình tự trong
việc tăng vốn bằng cách: phát hành trái phiếu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, phát hành cổ
phiếu ưu đãi theo hình thức đặc biệt để tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu phổ thông Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam ra công chúng (có thể vừa kết hợp phát hành cổ phiếu ưu đãi và
cổ phiếu thông thường).
Admin (Theo
Tạp chí Cộng sản
)

×