Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Hậu WTO: Ngân hàng tăng vốn điều lệ và “lên đời” công nghệ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.23 KB, 2 trang )

Hậu WTO: Ngân hàng tăng vốn điều lệ và “lên đời” công nghệ
Theo Ngân hàng Nhà nước, thách thức lớn nhất đối với quá trình hội
nhập quốc tế trong dịch vụ ngân hàng của Việt Nam là xuất phát điểm
về trình độ phát triển thị trường còn thấp, tiềm lực về vốn yếu, công
nghệ và tổ chức ngân hàng lạc hậu, trình độ quản lý thua kém hơn so
với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Để có thể chinh phục được những thử thách này, hai mục tiêu chính của
các ngân hàng trong thời gian sắp tới là tăng vốn điều lệ và chú trọng vào đầu tư những công
nghệ hiện đại nhất.
Hiện tại, tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước mới đạt trên 21.000 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng mới đạt xấp xỉ 55% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trên 80% của các nước
trong khu vực. Bình quân, mức vốn tự có của các ngân hàng thương mại nhà nước khoảng từ
200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Còn các ngân
hàng thương mại cổ phần có mức vốn điều lệ bình quân chỉ khoảng từ 200 đến 300 tỷ đồng.
Tăng vốn điều lệ đồng nghĩa với giá bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài sẽ cao hơn và
ngược lại, các ngân hàng sẽ tự mở được cánh cửa để mời chào sự tham gia của đối tác ngoại.
Nắm bắt được quyền lợi của mình và nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, kể từ đầu năm 2006,
đồng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đều có sự điều chỉnh vốn điều lệ. Nâng
mức vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng đang là đích ngắm của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần
trong lộ trình tăng vốn từ nay đến năm 2010.
Khởi đầu là Ngân hàng Á Châu (ACB) chính thức tăng vốn điều lệ từ 948,32 tỷ đồng lên 1.100 tỷ
đồng. Tiếp đó, Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) cũng đã đẩy vốn điều lệ của mình từ 595 tỷ đồng
lên trên 711 tỷ đồng. Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) được Ngân hàng
Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng, trong đó có 250 tỷ dành
cho cổ đông cũ và 150 tỷ đồng cho các cổ đông mới. Mới chính thức công bố khai trương hoạt
động từ tháng 10 năm 2006 tại Hà Nội nhưng Ngân hàng TMCP Toàn Cầu (G-Bank) đã mạnh
dạn tuyên bố: sẽ hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong năm 2006.
Song song với chiến dịch tăng vốn điều lệ quy mô lớn, các ngân hàng cũng không ngừng nâng
cấp, hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin cho mạng lưới chi nhánh của mình. Không bao
lâu sau khi Sacombank đầu tư 4 triệu USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking, Habubank
cũng đã tiếp tục giai đoạn 2 của dự án hệ thống này với mục tiêu hỗ trợ phát triển các sản phẩm,


dịch vụ ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao trong thời gian tới.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) cũng đã chính thức cho triển khai dịch vụ mới,
Mobilebanking trên cơ sở ứng dụng và phát triển hệ thống ngân hàng lõi. Mới đây, VIB Bank vừa
chính thức thông báo triển khai thành công hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hãng
System Access (Singapore) cung cấp. Giải pháp này cho phép VIB Bank xây dựng mạng thanh
toán trực tuyến trong toàn hệ thống một cách nhanh chóng và chính xác.
Với việc hoàn thành dự án Core Banking - phần mềm lõi ngân hàng T24 chỉ sau 6 tuần triển khai
và cam kết có thể hoàn tất một giao dịch chỉ trong vòng 1 phút khi đưa phần mềm ưu việt này
vào ứng dụng, Ngân hàng TMCP Toàn cầu (G-Bank) đã tạo cho mình một kỷ lục mới. Đây cũng
là ngân hàng đầu tiên cho phép khách hàng khi giao dịch được sử dụng G-Name (tên giao dịch),
tương tự như người ta đặt nickname để “chát chít” trên mạng vậy.
Những cái tên ngộ nghĩnh đáng yêu ẩn chứa nội dung riêng tư sẽ khiến khách hàng dễ nhớ và
thân thiện hơn khi giao dịch với G-Bank. Hơn thế nữa, ứng dụng thông minh này sẽ loại bỏ sự
mệt mỏi của khách hàng khi phải nhớ đến 14 số tài khoản dài dằng dặc hoặc lưu thẻ tài khoản
như hiện nay. Khách hàng đến G- Bank chỉ cần kê khai thông tin và chọn cho mình G-Name yêu
thích nhất trong lần giao dịch đầu tiên tại G-bank. Các lần sau, khách hàng chỉ cần nhớ G-Name
và mọi giao dịch sẽ được tiến hành trên cơ sở dữ liệu đó.
Có thể thấy rằng ngoài việc nâng vốn điều lệ và “bắt tay” với các đối tác ngoại thì việc ứng dụng
công nghệ thông tin hiện đại sẽ là “bàn đạp” và bước chạy nhanh nhất để các ngân hàng thương
mại cổ phần chạy đua trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO.
Admin (Theo
www.vneconomy.com.vn
)

×