Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tap doc 4 Tuan 3 Nguoi an xin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.23 KB, 5 trang )

TẬP ĐỌC: NGƯỜI ĂN XIN
Hôm nay, lớp chúng ta rất vinh dự được đón các thầy cơ giáo trong ban giám hiệu cùng các thầy
cô giáo trong trường về dự với lớp chúng ta một tiết Tập đọc. Cả lớp cùng nổ một tràng vỗ tay
để chào đón các thầy cô nào. Trước khi vào bài học ,
I. Khởi động :
Trước khi vào bài học co trị mình cùng khởi động bằng một số câu hỏi sau
1. Các con có thể cho cơ biết ở Lớp mình những ai đã gặp người ăn xin rồi? Con gặp người ăn
xin ở đâu? trơng họ như ra sao? Thế cịn con?
2. Khi gặp người ăn xin bạn thấy mọi người đối xử với họ như thế nào? ( Nhiều người
thương….cho họ…nhưng cũng có người khơng quan tâm, xa lánh, xua đuổi
3. Khi gặp người ăn xin con cảm thấy như thế nào và con đã làm gì?
GV : Cảm ơn con và cả lớp đã có những chia sẻ rất sơi nổi , rất phù hợp với bài học hôm nay
cô muốn gửi tới các con . Cơ mời chúng mình cùng hướng lên màn hình quan sát tranh và
cho cơ biết bức tranh vẽ gì ?
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Chiếu tranh: Các con hãy quan sát cho cô bức tranh trên màn hình và cho cơ biết Tranh vẽ gì?
( Tranh vẽ một cậu bé đang nắm tay một ơng lão trên đường phố, họ đang nói điều gì đó với
nhau)
Chốt: Đúng rồi đấy các con ạ, đây chính là bức tranh vẽ cảnh trên đường phố, một cậu bé đang
nắm chặt tay một ông lão xin nghèo khổ. Cậu đã nói với ơng điều gì và ơng lão đã nhận được gì
từ cậu. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài ngày hôm nay: Người ăn xin của nhà văn Tuốc-ghênhép.
- GV ghi tên bài lên bảng, Hs ghi vở
- Giới thiệu nhà văn: ( đưa hình ảnh)Nhà văn Tuốc-ghê-nhép tên đầy đủ là Ivan Tuốc-ghê-nhép.
Ông sinh năm 1818 và mất năm 1883 tại trại ấp ở miền Trung nước Nga. Sinh thời, ông luôn
được xem là tác giả của những áng văn vào loại trong sáng, mẫu mực nhất của văn học cổ điển
Nga với các tác phẩm đặc sắc như: Bút kí người đi săn, Tiểu thuyết Ru din… đấy các con ạ. Và
tác phẩm Người ăn xin cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông chúng ta cùng mở
sgk trang 30 và cùng tìm hiểu về tác phẩm này.
2. Luyện đọc
- Trước tiên chúng ta cùng vào phần luyện đọc.


- Một bạn đứng lên đọc cho cô bài tập đọc này. Cả lớp chú ý vào sgk theo dõi bạn đọc.
- Các con vừa nghe bạn đọc bài, bạn nào giỏi có thể chia đoạn cho cô bài này nào?
( Con chia bài tập đọc này thành 3 đoạn, đoạn 1 từ đầu đến cầu xin cứu giúp , đoạn 2 tiếp theo
đến để cho ơng cả, đoạn 3 là đoạn cịn lại)
Bạn nào có ý kiến khác. Cơ thấy các con đều đồng tình với ý kiến của bạn và cơ cũng nhất trí
với ý kiến của các con. Cơ mời cả lớp lấy bút chì đánh dấu các đoạn vào trong SGk.
-Để giúp các con luyện đọc đúng tiến tới đọc hay bài này các con hãy thực hiện nội dung trong
phiếu mà cô đã phát ( Phiếu giao việc- đưa máy)


- GV giao lớp trưởng điều khiển các nhóm làm việc theo phiếu giao việc.
+ Gọi 1 bạn đọc YC việc 1
+ Cả lớp thảo luận việc 1 theo nhóm 3 trong thời gian 5 phút ( 5 phút bắt đầu)-> GV xuống các
nhóm sửa những lỗi HS phát âm sai.
+ Vừa rồi các nhóm đã thảo luận rất tích cực, sơi nổi… . Mời nhóm bạn… đọc nối tiếp đoạn lần
1-> Các bạn vừa nghe nhóm bạn….đọc bài, mời các bạn cho ý kiến nhận xét ( đọc to, rõ, bạn …
còn đọc ngấp ngứ, sai…. LT đồng ý hoặc nhận xét thêm.( Sau đây con xin kính mời cô cho
chúng con ý kiến ạ)
- GV nhận xét: Đọc khá to, rõ ràng tuy nhiên cần lưu ý đọc chính xác các từ sau…..GV vừa viết
vừa đọc, gọi 2 HS đọc.
-> Mời LT tiếp tục phần điều hành của mình:
- Các bạn ơi, các bạn đã thảo luận xong hoạt động 2 trong phiếu giao việc chưa. Vậy sau đây
xin mời đại diện các nhóm đọc nối tiếp đoạn lần 2, chúng ta cùng trao đổi về những từ ngữ khó
trong bài, cách ngắt nghỉ, cách đọc một số câu văn các bạn nhé
- Đoạn 1: LT hỏi : Trong đoạn bạn vừa đọc tơi thấy có từ “lọm khọm” vậy bạn cho biết “lọm
khọm” có nghĩa là gì? . HS đó giải thích sau hỏi lại cả lớp: Trong đoạn mà tơi vừa đọc có câu:
Chao ơi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Các bạn cho biết tơi đã ngắt hơi ở đâu? ( gọi 1,2 bạn). Theo bạn hơi như vậy đã đúng chưa?
Vì sao? ( Đúng vì ngắt theo cụm từ và đã làm cho câu văn rõ nghĩa hơn). Cám ơn bạn.
- GV gắn câu văn lên bảng – Đây cũng là câu văn cô muốn lưu ý các con về cách ngắt nghỉ và

cách đọc. Cô đồng ý với cách ngắt câu song cô muốn biết thêm câu này đọc với giọng như thế
nào? Vì sao?- Gọi 1 HS đọc lại câu.
- Cũng trong đoạn 1 cuối câu …có dấu …hay cịn gọi là dấu chấm lửng, khi đọc cần lưu ý điều
gì? ( nghỉ hơi dài)
- Đoạn 2: Trong đoạn mà tôi vừa đọc có dấu : các bạn cho biết khi đọc tôi đã nghỉ hơi như thế
nào? ( nghỉ dài hơn dấu chấm). Cám ơn bạn.
- Đoạn 3: 1HS trong lớp hỏi: Từ “chằm chằm” bạn hiểu như thế nào?
Lớp trưởng: Trong bài còn từ nào các bạn chưa hiểu?
( 1HS : Mình muốn hiểu rõ hơn nghĩa của từ thảm hại). Cịn bạn nào có ý kiến nữa khơng? (Nếu
khơng), con xin nhờ cô giải đáp giúp chúng con ạ.
GV: Trước hết cơ khen lớp mình đã tham gia giải nghĩa từ sơi nổi, đã giải thích đúng ý nghĩa
của các từ được đưa ra và để giúp các con hiểu rõ hơn cô mời cả lớp cùng quan sát.
- Cho HS xem tranh giải nghĩa thêm từ lọm khọm và giải nghĩa từ thảm hại. YC HS đặt câu với
từ thảm hại.
Về phần này các con còn muốn hỏi cơ thêm điều gì nữa khơng? Các con đã nắm rõ về nghĩa
của các từ, biết cách ngắt nghỉ, cách đọc các câu văn trong bài rồi. Chúng ta cùng chuyển sang
hoạt động tiếp theo, cô mời LT tiếp tục điều hành.
- Các bạn ơi, ngay bây giờ tôi mời đại diện của 3 nhóm thi đọc nối tiếp đoạn
- Gọi 3 bạn đọc bài – YC các nhóm khác chú ý theo dõi để lát nữa có lời nhận xét chính xác.
- Xin mời các bạn cho ý kiến về phần đọc của các bạn. Tôi muốn nghe ý kiến khác. ..


Thưa cơ, vừa rồi chúng con đã hồn thành hoạt động 3, con mời cô chia sẻ với chúng con ạ.
GV nhận xét: VD: cô thấy cả 3 bạn đều cố gắng đọc tốt và cô cũng đồng ý với các con bạn
…..là người đọc tốt nhất.(khen vỗ tay)
- Bây giờ cả lớp lắng nghe cơ đọc bài.
3. Tìm hiểu bài
Để các con đọc hay hơn cơ trị mình cùng đi tìm hiểu nội dung của bài
- Các con hãy đọc thầm đoạn 1, kết hợp quan sát tranh và cho cô biết
- Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào? (khi cậu bé đang đi trên phố) ( 1HS TL)

- Hình ảnh ơng lão ăn xin đáng thương như thế nào?(2-3HSTL)
- GV chốt: + Dáng vẻ: già lọm khọm
+Mắt: đỏ đọc, giàn giụa nước
+ Đôi môi: tái nhợt
+ Quần áo tả tơi, thảm hại
+ Bàn tay: Sưng húp, bẩn thỉu
+ Giọng nói: rên rỉ
Cho HS giải nghĩa từ đỏ đọc, giàn giụa . VD: SGK đã giải nghĩa hai từ đỏ đọc, giàn giụa , mời 1
bạn đọc.(GV ghi bảng)
- Vậy điều gì đã khiến ơng lão trơng thảm thương đến vậy? (cảnh nghèo đói) ( 1HSTL)
- Các con có nhận xét gì về những từ ngữ dùng để miêu tả ông lão ăn xin? (Đây là những từ ngữ
miêu tả hình dáng bên ngồi, những từ ngữ tiêu biểu để tả ngoại hình của nhân vật.)
- Qua những chi tiết miêu tả ngoại hình của ơng lão ăn xin ta thấy ông lão là một người như thế
nào? (Tội nghiệp, đáng thương, cần người giúp đỡ.)
* Khi nhìn thấy ơng lão ăn xin đáng thương như vậy, cậu bé đã làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu
tiếp đoạn 2 của bài
- 1 bạn đọc to cho cô đoạn 2
- Sau lời cầu xin của ông lão ăn xin cậu bé đã có hành động và lời nói thế nào để chứng tỏ tình
cảm của mình đối với ông?
(+ Hành động: Lục tìm hết túi nọ, túi kia rồi nắm chặt lấy bàn tay ơng lão.
+ Lời nói: Ơng đừng giận cháu, cháu khơng có gì để cho ông cả)
- Hành động, lời nói ân cần của cậu bé cho thấy cậu là người như thế nào?
(Rất thương ông, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông)
- Y/c HS giải nghĩa từ tài sản, run lẩy bẩy
Con hiểu tài sản là gì? Tài sản: của cải, tiền bạc
Đặt câu với từ “ lẩy bẩy”
Chốt: Bằng hành động cố tìm hết túi nọ, túi kia xem có gì để giúp ông lão rồi hành động nắm
chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy của ông để truyền hơi ấm cho ông và để nói lời xin lỗi. Điều đó
chứng tỏ cậu bé là một người rất tốt bụng, cậu trân thành xót thương ơng lão, tơn trọng và muốn
giúp đỡ ơng.

- Bạn nào cho cơ biết, cậu bé có gì q giá để cho ơng lão khơng?
(Khơng có gì để cho ông lão và trên người cậu cũng chẳng có tài sản gì.)


* Đúng rồi đấy các con ạ, cậu bé không có gì để cho ơng lão nhưng ơng lão lại nói: “Như vậy là
cháu đã cho lão rồi” Vậy con hiểu cậu bé đã cho ơng lão cái gì? Hãy đọc thầm tồn bài sau đó
thảo luận nhóm đơi để TLCH này trong thời gian 3 phút. Thời gian thảo luận bắt đầu.( Cho ơng
tình thương, sự thơng cảm và lịng tơn trọng của cậu )
- Thời gian thảo luận đã hết, cơ muốn nghe ý kiến của nhóm bạn……. Sau khi trả lời xong con
hãy giao lưu với các nhóm khác.
- Dựa vào những chi tiết nào cho bạn biết điều đó? ( Ơng lão ăn xin rách rưới, bẩn thỉu nhưng
cậu khơng xa lánh ơng mà …tìm cho ông…nắm chặt bàn tay ông và nói rất chân thành
* Chốt( chỉ tranh giảng): Ơng lão khơng nhận được vật chất, của cải của cậu bé nhưng ơng lại
nói rằng……… và thứ ơng nhận được ở đây cịn quan trọng hơn cả vật chất đó chính là tình
cảm, sự xót thương. Khi cố tìm hết túi nọ, túi kia khơng có gì cậu nắm chặt lấy đơi bàn tay run
lẩy bẩy mà khơng phải ai cũng có đủ can đảm để nắm chặt đôi bàn tay ấy. Đây là 1 hình ảnh
thật đẹp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta.
Sau câu nói của ơng lão, cậu bé cũng cảm nhận thấy như nhận được chút gì từ ơng lão. Theo các
con, cậu bé nhận được gì từ ơng lão? (lịng biết ơn, sự đồng cảm)
Cậu bé khơng có gì ngồi tấm lịng để cho ơng lão ăn xin. Ơng lão khơng nhận được gì nhưng
u q, cảm động trước tấm lòng của cậu. Hai con người, hai thân phận, hồn cảnh khác nhau
nhưng có sự đồng cảm, họ cho và nhận từ nhau sự đồng điệu trong tâm hồn đấy các con ạ.
- Qua câu chuyện này tác giả ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì?
Chốt ý nghĩa, ghi bảng.
3. Luyện đọc diễn cảm:
Vừa rồi cô và các con đã đi tìm hiểu nội dung bài, cơ tin các con sẽ biết đọc bài hay hơn, vậy
chúng ta chuyển sang phần luyện đọc diễn cảm.
- Bài này có mấy nhân vật? là những nhân vật nào?
- Để đọc bài này theo lối phân vai chúng ta cần mấy vai?
- Gọi HS đọc bài theo lối phân vai

- Để thể hiện rõ nội dung của bài, các con cần đọc bài với giọng như thế nào?- giọng kể nhẹ
nhàng, thương cảm.- Ghi bảng
- Lời ông lão đọc như thế nào?- xúc động
- Lời cậu bé đọc như thế nào? – xót thương
- Cho HS luyện đọc nhóm 3 theo lối phân vai
- Gọi 2 nhóm thi đọc.
- HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương.
III. Củng cố- dặn dị:
- Qua câu chuyện này con học tập được gì qua cách viết của tác giả?
+ Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, ta cần chọn những chi tiết tiêu biểu để làm rõ thân phận,
hoàn cảnh của nhân vật.
+ Khi kể chuyện chú ý kể hành động, lời nói để làm rõ tính cách của nhân vật và ý nghĩa của
câu chuyện.
- Câu chuyện đã giúp con hiểu điều gì?


+ Con người phải biết thương yêu nhau
+ Cần phải biết thông cảm và chia sẻ với người nghèo khổ
+ Cần phải giúp đỡ những người gặp hồn cảnh khó khăn trong cuộc sống
+….
* Các con đã hiểu được nội dung , thông điệp của bài học : Hãy biết quan tâm chia sẻ , giúp đỡ
những người xung quanh rồi .Cô muốn biết :
+ Trước khi học bài này, con đã có những việc làm nào để giúp đỡ những người có hồn
cảnh khó khăn ?
( Con tham gia đầy đủ các phong trào quyên góp , ủng hộ tiền , sách vở , đồ dùng , quần áo
cho người dân vùng lũ lụt miền TRUNG,
- mua tăm ủng hộn người mù
- Ủng hộ nạ nhân chất độc da cam
- Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa , quỹ thanh thiếu nhi…
Cảm ơn những việc làm thiết thực của các con , việc làm của các con đã góp phần chia sẻ

những mất mát đối với những nười kém may mắn trong cuộc sống .
+
Vậy còn khi học bài này, con sẽ có những việc làm nào khác để giúp đỡ những người
có hồn cảnh khó khăn ?
( con sẽ tham gia nhiệt tình hơn , đồng thời con sẽ vận động bạn bè , người thân xung quanh
con cùng tham gia …)
- Việc làm của con thật ý nghĩa , cô hi vọng những việc làm này sẽ ngày càng được
nhân rộng trong lớp , trong trường , trong xã hội chúng ta
* Các con ạ …trong cuộc sống có rất nhiều hồn cảnh, số phận khác nhau. Chúng ta phải biết
quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau không chỉ bằng vật chất mà cả tinh thần. Sự thương cảm, sẻ chia
giữa người với người sẽ làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.Các con biết không đôi khi chỉ một
sự cảm thông , một hành động nhỏ của chúng ta cũng có thể làm ấm lịng , làm động lực thay
đổi số phận của một người nào đấy . Vậy thì ngay từ bây giờ cơ trị mình cùng chung tay thắp
lên những ngọn lửa yêu thương nhé !
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò.

PHIẾU GIAO VIỆC
Luyện đọc đoạn:
Hoạt động 1: - Mỗi bạn đọc 1 đoạn, tiếp nối đến hết bài.
Lưu ý: Luyện đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu l/n
Hoạt động 2: - Tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó có trong bài.
-Thảo luận cách ngắt câu văn dài, cách đọc những câu văn có dấu chấm than cuối
câu.
Hoạt động 3: Cử đại diện thi đọc trước lớp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×