Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DHTHBK6 NGUYEN THI MY TRINH KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.71 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Trinh
Lớp: Tiểu học B khóa 6
Giảng viên: Trần Dương Quốc Hịa

Năm học: 2018 - 2019


Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Trinh
Lớp: Đại học Tiểu học B khóa 6
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MƠN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
I. Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp;
Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ tiếng Việt vốn có của HSTH)
Trong thời gian 4 tuần kiến tập vừa qua, em đã được đến lớp 4/2 trường Tiểu học
Tân Phong B. Ở đó em học tập được rất nhiều từ cô hướng dẫn và các cô trong
khối 4 thông qua các tiết dự giờ. Em đã có cơ hội quan sát, học hỏi và hiểu rõ hơn
về phương pháp dạy học thực tế ở trường tiểu học. Trên thực tế, các cô đã thực
hiện dạy học môn Tiếng Việt theo đúng 3 nguyên tắc : nguyên tắc phát triển tư
duy; nguyên tắc giao tiếp; ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn
có của HSTH.
1.Về nguyên tắc phát triển tư duy:
- Trong các tiết dạy của GVHD, qua các câu hỏi mà cơ đưa ra thì u cầu học sinh
phải suy nghĩ, phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp…. thì các em mới trả lời
được, qua thao tác này cô đã rèn được cho học sinh các thao tác tư duy. Đồng thời,


chú ý rèn luyện cho các học sinh phẩm chất tư duy nhanh, chính xác và tích cực.
Ví dụ: Trong bài : Ơng Trạng thả diều (lớp 4)
 Ở phần luyện đọc, GV đã cho một HS đọc bài (cả lớp theo dõi), sau khi
HS đọc xong thì cả lớp phải tìm ra bố cục của bài và đứng lên phát biểu
ý kiến của mình.
 Ở phần tìm hiểu bài, GV yêu cầu HS đọc thầm bài và các câu hỏi trong
sách sau đó suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi → trao đổi kết quả trong
nhóm đơi → trao đổi kết quả trong nhóm 4 → đại diện nhóm trả lời →
nhóm khác nhận xét → GV nhận xét, giúp các em liên hệ thức tế và tìm
được nội dung chính của bài. Ngồi ra, cơ cịn đặt thêm một số câu hỏi


phụ để dẫn dắt các em suy luận đến câu trả lời cho các câu hỏi trong
SGK. Ví dụ: Vì sao Nguyễn Hiền phải bỏ học? => Nguyễn Hiền ham
học chịu khó như thế nào? => Ý chính của đoạn 3 là gì? ….
- Giáo viên đã giải thích được cho học sinh hiểu những từ mà học sinh chưa hiểu.
Ví dụ: Trong bài : Ơng trạng thả diều (lớp 4) bên cạnh các từ được chú giải
trong SGK, GV còn gợi ý giúp học sinh hiểu một số từ khác như: nghe giảng nhờ,
vi vút,…
-Giáo viên giúp học sinh mở rộng kiến thức về chủ điểm mà các em đang được học
kết hợp với giáo dục kĩ năng sống.
Ví dụ: Bài: Ơng Trạng thả diều thuộc chủ điểm Có chí thì nên. Trước khi vào
bài mới cơ đã cho HS quan sát tranh minh họa trong sách và đặt câu hỏi để HS nêu
lên được chủ điểm của bài học. Sau khi tìm hiểu bài, GV đặt câu hỏi : “Em học
được gì qua nhân vật Nguyễn Hiền?” HS trả lời => rút ra được bài học cho bản
thân và áp dụng vào trong việc học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
2.Về nguyên tắc giao tiếp :
- Giáo viên đã tổ chức hoạt động nói cho HS trong tiết dạy Tiếng Việt, nghĩa là
giáo viên đã sử dụng giao tiếp cho học sinh nói với nhau, thi đua đọc bài hay trao
đổi ý kiến với nhau như một phương pháp dạy học chủ đạo ở tiểu học.

Ví dụ: Trong các hoạt động kiểm tra bài cũ ở bài Vẽ trứng (lớp 4), cơ tổ chức trị
chơi Ơ cửa bí mật và chọn ngẫu nhiên một số học sinh lên thực hiện yêu cầu, khi
chọn ra được rồi thì những việc cịn lại sẽ do học sinh thực hiện, học sinh đó sẽ tự
đọc ra yêu cầu của giáo viên và thực hiện, sau khi thực hiện sẽ tự điều khiển mời
bạn khác nhận xét và trả lời câu hỏi giao lưu( nếu có) rồi giáo viên mới nhận xét lại
và chốt ý; và cuối cùng là một câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn để tất cả HS
cùng trả lời câu hỏi đó bằng cách sử dụng bảng con (thể hiện được 1 tiêu chí của
tiết học tích cực)
Ví dụ: Ở phần Luyện đọc bài Vẽ trứng, qua phần đọc nối tiếp toàn bài GV giúp
HS sửa những lỗi phát âm chưa đúng hay thường phát âm sai (do phát âm vùng
miền). Ở phần Luyện đọc diễn cảm, GV hướng HS ngắt giọng, nhấn giọng, đọc
đúng giọng đọc của bài sau đó GV cho HS thi đọc diễn cảm, để tạo hứng thú cho
HS. Ở phần Tìm hiểu bài, HS thảo luận nhóm và trình bày theo hình thức hỏi - đáp


- Ngồi ra, trong các hoạt động tìm hiểu bài mới, luyện tập thực hành, vận dụng
hay mở rộng, học sinh sẽ được tự lên trình bày ý kiến, bài làm của cá nhân hay của
nhóm và điều khiển các hoạt động giao lưu. Học sinh sẽ được nhận xét phần trả lời
của bạn và đặt ra các câu hỏi, nêu lên ý kiến cá nhân.
Ví dụ: Bài Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân GV cho HS
thảo luận theo nhóm 4 để các em đóng vai người thân và thực hiện cuộc trao đổi
theo yêu cầu của bài, sau đó 1 hoặc 2 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và
nhận xét.
- Trong các hoạt động thảo luận nhóm đơi, nhóm 4, … các em học thêm được đức
tính biết chia sẻ, lắng nghe, biết cách làm việc nhóm…
3.Nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh tiểu học
- Ở nguyên tắc này, giáo viên đã thực hiện tương đối tốt. Đa số ở các tiết học tiếng
Việt, giáo viên tổ chức một số hoạt động dưới hình thức trị chơi, ln sử dụng
hình ảnh, tranh ảnh minh họa,…để HS hứng thú với bài.
Ví dụ bài: Vẽ trứng GV cho HS chơi trị Ơ cửa bí mật để ơn lại bài cũ, GV đưa

hình ảnh minh họa: Lê-ô-nác-đô Đa Vin-ci, Bữa tiệc ly, Mona lisa,…, học sinh đọc
bài phân vai theo các nhân vật và trò chơi Rung chuông vàng để củng cố bài học.
- Tuỳ thuộc vào vốn Tiếng Việt của HS mà GV có những bài học phù hợp với trình
độ của HS và GV cũng để ý những HS phát âm chưa đúng để chỉnh sửa cho đúng.
Điều này thường được thấy rõ trong phần luyện đọc.
- GV cho HS tra từ điển để biết rõ một số từ và cách áp dụng, đặt câu sao cho phù
hợp, GV chỉnh sửa nếu chưa đúng trong các tiết tập đọc, luyện từ và câu (mở rộng
vốn từ),… (theo cá nhân em quan sát thì khoảng 60% HS trong lớp có mang theo
từ điển tiếng Việt đi học).
- Giáo viên còn tạo điều kiện cho các em hình thành lời nói hồn chỉnh của mình
trong các cuộc hội thoại giữa các em hay giữa giáo viên với học sinh, trong các
hình thức học khác nhau như cá nhân, lớp, nhóm, …
Ví dụ: trong các hoạt động thảo luận nhóm hay trình bày trước lớp, học sinh sẽ
được trình bày ý kiến theo cách hiểu, ngơn ngữ biểu đạt của bản thân, không theo
khuôn mẫu nhất định,…Cụ thể như trong bài: Kể chuyện đã nghe đã đọc,các em
được thảo luận theo nhóm, lựa chọn câu chuyện (trong SGK hoặc trên báo chí…)


và kể câu chuyện đó bằng lời văn của mình dựa vào gợi ý trong SGK và gợi ý của
cô giáo.

Tiêu chí của một tiết dạy tích cực
 Mọi học sinh đều được tham gia hoạt động
Ở tiêu chí này các GV hướng dẫn của em thực hiện rất tốt.
Ví dụ: Ở phần ôn tập bài cũ, GV thường đưa ra một câu hỏi trắc nghiệm có
nhiều đáp án lựa chọn để tất cả HS sử dụng bảng con trả lời hoặc GV cho HS
chơi trị Rung chng vàng đảm bảo tất cả HS đều được tham gia.
Ví dụ: Trong phần tìm hiểu bài GV đưa ra yêu cầu, HS suy nghĩ cá nhân sau
đó thảo luận trao đổi ý kiến với nhóm đơi hoặc nhóm 4 rồi trình bày kết quả
trước lớp theo hình thức hỏi – đáp.


 Tự HS sản sinh ra kiến thức
Ở tiêu chí này GV hướng dẫn của em làm tương đối tốt. Chủ yếu là HS khá
giỏi mới trả lời câu hỏi theo những gợi ý của giáo viên còn những học sinh
khác chỉ dựa vào sách giáo khoa và phần ghi nhớ.
Ví dụ: Trong phân mơn Luyện từ và câu bài Tính từ, sau khi tìm hiểu ví dụ
xong GV hỏi: “Thế nào là tính từ?” thì HS thường nhìn và đọc phần ghi nhớ
trong SGK
Ví dụ: Trong phần tập đọc, khi trả lời các câu hỏi, HS sẽ trả lời những gì có
trong sách mà khơng nêu được ý kiến riêng của mình (chỉ có một vài HS biết
cách tóm tắt và nêu ý kiến riêng của mình trong câu trả lời). Khi GV nhận xét,
tóm tắt lại câu trả lời yêu cầu HS nhắc lại thì chỉ có HS khá giỏi trả lời được...
 Khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ, thoải mái
Ở tiêu chí này các GV hướng dẫn của em đã thực hiện tốt. Khơng khí lớp học
ln thoải mái, vui vẻ không chỉ trong những tiết hội giảng mà cả ngay nhưng
tiết học bình thường. Tất nhiên, ở những tiết hội giảng các em sẽ được tham
gia các hoạt động trị chơi, sắm vai, trao đổi nhóm,…nhiều hơn so với các tiết
học bình thường nhưng nhìn chung thì cơ đã ln tạo điều kiện cho các em
HS trao đổi, thảo luận. Cơ thường nêu những ví dụ gần gũi, hài hước để giúp
các em học một cách thoải mái, cơ cũng kể chuyện để tạo khơng khí cho lớp


học,…Đặc biệt, cô luôn khen nhiều hơn chê, mỗi khi các em trả lời đúng cô
đều khen và động viên những bạn trả lời chưa đúng. Còn với các bạn rụt rè,
đọc chậm, viết xấu thì thường được cơ quan tâm nhiều hơn, ví dụ: ở lớp 4/2
có bạn Thảo là HSKT, cô luôn đặc biệt quan tâm đến bạn, mỗi khi bạn trả lời
câu hỏi cô thường khen bạn và mời cả lớp vỗ tay để khích lệ bạn…
II, Yêu cầu 2: Một số băn khoăn, thắc mắc khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học
Tiếng Việt ở trường Tiểu học
Bên cạnh việc học hỏi từ cô hướng dẫn cùng các cô trong khối thông qua các tiết

dạy mẫu, tiết dự giờ thì em có những thắc mắc khi lần đầu được tiếp cận thực tế ở
trường phổ thông như sau:
- Trong thực tế, GV không viết chữ in khi trình bày bảng mà viết chữ thường, viết
chữ thường ghi viết vào bảng nhóm hay phiếu học tập.
- Thực tế thì tiết tập đọc thường kéo dài đến 42-43 phút. Em băn khoăn không biết
là do quy trình của tiết tập đọc dài hay do cách tổ chức các hoạt động chưa được
hợp lý?
- Trong phân môn Tập làm văn, GV thường giảng bài và cho HS lập dàn ý trên lớp
cịn viết bài văn thì cho các em về nhà làm, liệu như vậy có hiệu quả? Các em sẽ tự
làm hay chép bài trong sách giải, chép bài của bạn,…?
- Giáo án ở trường Tiểu học được soạn chi tiết kĩ hơn so với giáo án soạn ở trường
đại học. (ví dụ : Ghi rõ câu hỏi của GV, GV tổ chức hoạt động gì? Nhóm mấy ?
Trong bao nhiêu phút ? )
- Giáo viên không chia bảng khi dạy (trừ môn tập đọc) như vậy có nên hay khơng?
Vì giáo viên khơng chia bảng nên HS lên bảng viết tuỳ ý thích làm HS dưới lớp
khó quan sát và theo dõi.
Nếu là em thì em sẽ chia bảng và yêu cầu HS lên bảng sẽ viết vào phần bảng nào
đó để các HS dưới lớp dễ quan sát, và chú ý vào bài học hơn.
- Trong một số hoạt động, GV yêu cầu HS làm nhóm 4 hoặc nhóm 8 sau đó đại
diện nhóm trả lời. Liệu như vậy có hiệu quả ? Các em HS trong nhóm liệu có tham
gia trao đổi, thảo luận hay chỉ có mấy bạn khá giỏi làm?


Nếu là em thì trong lúc các em thảo luận nhóm, em sẽ đi quan sát từng nhóm sau
đó mời bất kì bạn nào trong nhóm trình bày (có thể theo hình thức hỏi – đáp giữa
nhóm này và nhóm kia)
Cảm ơn thầy đã đọc bài, mong thầy góp ý bài làm giúp em.
Em xin chân thành cảm ơn.




×