Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KTGK TRAN NGOC LAN ANH THAK6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.84 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
&œ

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ
Mơn: PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Giảng viên: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA
Sinh viên: TRẦN NGỌC LAN ANH
Lớp: ĐH Tiểu học A-K6

Năm học: 2018-2019



BÀI LÀM:
I. Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; nguyên tắc
giao tiếp, nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có
của HSTH).
Trải qua khoảng thời gian thực tập tại trường Tiểu học Tam Hiệp B, tuy chỉ
vỏn vẹn có 4 tuần ngắn ngủi nhưng đã để lại trong em nhiều kỉ niệm đáng nhớ và
những bài học sâu sắc.Trong đợt thực tập này chúng em được tham dự các tiết dạy
mẫu, tham gia dự giờ, đồng thời được thử sức mình bằng những tiết tập giảng và
thi giảng đầy lý thú và bổ ích. Sau những tiết tập giảng, các thầy cô giáo đã chia sẻ,
rút kinh nghiệm để chúng em áp dụng vào những tiết tập giảng sau được tốt hơn.
Những điều đó làm chúng em cảm thấy tự tin và quyết tâm hơn. Vì may mắn được
đi thực tập đúng vào dịp hội giảng nên em có khá nhiều cơ hội tìm hiểu, học tập và
nghiên cứu về các phương pháp giảng dạy của các thầy cơ trong trường. Qua đây
em xin trình bày về việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở một số tiết


dạy:

1. Nguyên tắc phát triển tư duy
- Tiết dạy học vần ôn – ơn: ở tiết dạy này, giáo viên đã đảm bảo được nguyên
tắc phát triển tư duy cho học sinh. Cụ thể là:
+ Trong khi giới thiệu vần mới, giáo viên đã liên hệ, đặt ra những câu hỏi để
học sinh suy nghĩ, tư duy và phân tích. So sánh vần mới vừa được học với các vần
đã học để từ đó tìm ra điểm giống và khác nhau. Sau khi so sánh, giáo viên yêu cầu
học sinh cài vần vào bảng cài, học sinh sẽ cài vần mới vào bảng cài, tự đánh vần,
đọc trơn.
Hoạt động này giúp học sinh có thể nhận biết, nhớ vần được lâu hơi vì
các em tự thao tác, tư duy dưới yêu cầu của giáo viên mà không phải chỉ nhắc
lại, đọc lại lời giáo viên.
+ Tiếng khóa: giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời: có vần ơn muốn có
tiếng chồn ta phải ghép thêm âm gì? Từ vần mới vừa được học, học sinh có thể trả


lời ngay được câu hỏi của giáo viên. ( thêm âm ch trước vần ôn và thêm thanh
huyền trên vần ôn)
+ Từ khóa: trước khi giới thiệu từ khóa, giáo viên cho học sinh quan sát ảnh
con chồn. Học sinh sẽ dễ dàng trả lời được từ khóa mà giáo viên muốn đề cập đến,
sau đó giáo viên liên hệ, hỏi các em đã từng nhìn thấy nhìn thấy con chồn ở đâu?
Đố các em biết con chồn sống ở đâu?Thức ăn u thích của chồn là gì?
Học sinh sẽ suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn
rồi sau đó giáo viên mới kết luận. Điều này giúp học sinh chủ động trong quá
trình học.
+ Từ ứng dụng: cũng tương tự như từ khóa, giáo viên lần lượt cho học sinh
quan sát tranh, từ đó học sinh sẽ suy nghĩ và trả lời theo hiểu biết của bản thân, bức
tranh đó có nội dung gì, liên hệ thực tế,… cuối cùng giáo viên mới kết luận và mở
rộng thêm cho học sinh.

+ Trong suốt q trình học, khơng cần sử dụng sách giáo khoa : việc này
tránh tình trạng học sinh học vẹt (vì hầu như các em đã được học chữ từ mẫu giáo,
học thêm )
- Tiết dạy tập đọc “ Bà cháu” : Giáo viên rèn các thao tác tư duy cho học sinh như
phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp,… Giáo viên đặt học sinh vào trạng thái tư
duy bằng cách cho học sinh thực hiện nhiều hoạt động(quan sát tranh, tìm từ khó,
cách đọc bài văn hay, hiểu nội dung bài,...).
+ Giáo viên dẫn vào bài bằng cách cho học sinh hát bài “ Cháu yêu bà” , đặt
câu hỏi bài hát nói lên điều gì? Tự học sinh suy nghĩ rồi trả lời ý kiến của
mình.
+ Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung bài thông qua các câu hỏi.
Lúc này học sinh đang gặp phải tình huống có vấn đề buộc phải tư duy thì khi đó
học sinh sẽ độc lập suy nghĩ để tìm ra câu trả lời dựa vào kiến thức đã có của
mình. Và học sinh sẽ tập trung hơn, tư duy nhanh, chính xác để giơ tay phát biểu.
+ Khi học sinh trình bày câu trả lời của mình địi hỏi sử dụng ngơn ngữ
chính xác, ngắn gọn để mọi người dễ hiểu.
+ Giáo viên đọc hai cách đọc khác nhau của cùng một câu văn và yêu cầu
học sinh so sánh xem lần đọc nào hay hơn? Cách ngắt nhịp của câu văn đó như
thế nào?


+ Giáo viên sẽ thông qua câu hỏi kết hợp giáo dục học sinh, học sinh hiểu
được sự hiếu thảo của các cháu dành cho ơng bà và từ đó muốn bày tỏ lịng hiếu
thảo thì phải làm như thế nào?

2. Nguyên tắc giao tiếp
- Tiết dạy học vần ôn – ơn: trong phần kiểm tra bài cũ: giáo viên cho học sinh
đọc lại nhiều lần bài mà các em đã được học dưới hình thức đọc cả lớp điều này
giúp các em ôn lại và nhớ hơn những vần đã được học. Đi vào bài mới, giáo viên tổ
chức cho học sinh đọc nhiều lần với nhiều hình thức khác nhau: cá nhân, nhóm,

lớp. Trong khi dạy, giáo viên lồng ghép, liên hệ kiến thức, đồng thời giáo dục bảo
vệ môi trường cho học sinh để học sinh được trao đổi, phát biểu để nói hiểu biết
của mình qua các từ mới, từ ứng dụng.
- Tiết dạy tập đọc “ Bà cháu” : giáo viên cho học sinh đọc bài nhiều lần, luyện
đọc diễn cảm, cách ngắt nghỉ phù hợp. Cho học sinh đặt những câu hỏi mà học
sinh thắc mắc sau đó cả lớp sẽ thảo luận tìm ra câu trả lời.
+ Giáo viên giúp học sinh hình thành kỹ năng đọc thông qua hoạt động
luyện đọc, học sinh được rèn cách đọc diễn cảm từng câu trong bài, cách ngắt nhịp
từng câu, nhấn giọng ở những từ nào. Giáo viên cho học sinh đọc từng câu nối tiếp
nhau, đọc nhóm bốn, đọc cá nhân,, đọc cả lớp. Trong lúc học sinh đọc thì giáo viên
lắng nghe, sửa cách phát âm cho học sinh (nếu sai).
+ Giáo viên giúp học sinh hình thành kỹ năng nghe thơng qua việc so sánh
hai lần đọc khác nhau của giáo viên khi đọc cùng một câu trong bài, nghe cách
ngắt nhịp, nhấn giọng từ, cách đọc hay, nhận xét cách đọc của các bạn.
+ Giáo viên giúp học sinh hình thành kỹ năng nói thơng qua việc trả lời các
câu hỏi của giáo viên, giúp khơi gợi học sinh cách nói một câu hoàn chỉnh.

3. Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của
HSTH
Với học sinh lớp 1 thì khả năng tập trung chú ý của các em chưa cao, các em
làm việc riêng nhiều, nên việc để tất cả học sinh đều chú ý lắng nghe là một điều
khó địi hỏi giáo viên phải có những biện pháp phù hợp:
- Tiết dạy học vần ôn – ơn: trong phần giới thiệu từ ứng dụng, giáo viên tổ
chức trò chơi “bé tập làm bánh” : cho các em chọn hình ảnh chiếc bánh u thích,
sau đó mở ra đọc từ ứng dụng nằm phía sau. Từ đó, giúp học sinh cảm thấy hứng
thú và chú ý hơn.
- Giáo viên chia nhóm để các em cùng nhau tìm ra tiếng có chưa vần vừa học.
Khi đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, giáo viên kèm theo những lời khen ngợi,



tuyên dương, khích lệ học sinh để các em mạnh dạn, tự tin và thấy hứng thú hơn
khi trả lời câu hỏi ( bạn nào giỏi đứng lên đánh vần giúp cô vần...?/ bạn nào ngoan
đứng lên đọc to bài cho cơ..? )
- Đồng thời, thay vì đưa ra câu hỏi một cách bình thường giáo viên cịn
dùng hình thức là đố (cô đố các con....? ) để các em cảm thấy có sự hào hứng, tập
trung vào câu hỏi hơn hơn
- Một số em phát âm chưa rõ, vốn từ chưa được phong phú. Trong các tiết học
đa số giáo viên sử dụng ngôn ngữ chung của cả lớp, sử dụng nhiều tranh ảnh thu
hút sự chú ý của các em.
- Tiết dạy tập đọc “ Bà cháu “ : Khi giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả
lời, sau câu trả lời của các em, giáo viên thường khen ngợi, khích lệ học sinh. GV
cũng gọi nhiều học sinh trả lời và nhận xét để học sinh chú ý trong giờ học hơn.
Khi nhận xét câu trả lời của học sinh, giáo viên thường khen nhiều hơn chê, điều
này giúp học sinh cảm thấy câu trả lời của mình được cơng nhận, và từ đó tự tin
hơn, mạnh dạn hơn trong học tập.
- Trong khi học, giáo viên mở rộng, liên hệ thực tế để học sinh trả lời theo
suy nghĩ của mình. Vì khơng có sự đúng, sai nên học sinh có thể thoải mái nói
lên suy nghĩ của mình.
 Đánh giá các tiết dạy ở trường tiểu học theo các tiêu chí của 1 tiết dạy tích
cực.
Tiêu chí 1: Mọi học sinh đều được tham gia hoạt động: Hầu hết mọi học sinh
đều được tham gia các hoạt động. Học sinh được luyện đọc theo cá nhân,
nhóm, cả lớp nên mọi học sinh đều được luyện đọc. Khi tổ chức trò chơi để
học sinh tham gia, cả lớp đều được tham, học sinh sẽ cùng nhau thảo luận
theo nhóm.
Tiêu chí 2: Tự học sinh sản sinh ra tri thức:
+ Tiết học vần ôn – ơn: giáo viên đưa ra câu hỏi để học sinh tư duy trả lời, so
sánh sự giống và khác nhau giữa vần ôn và vần on, con chồn sống ở đâu ?...
+ Tiết dạy tập đọc “ Bà cháu ”: giáo viên đưa ra câu hỏi có liên quan đến bài
tập đọc, học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi, từ đó rút ra ý chính của

đoạn và nội dung toàn bài. Tuy nhiên những câu hỏi này giáo viên đã hướng
dẫn học sinh trả lời từ trước, dẫn đến học sinh thụ động trong học tập, rập
khuôn.
Tiêu chí 3: khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ, thoải mái: Trong tiến trình
dạy, giáo viên tổ chức trị chơi giúp học sinh hứng thú hơn, chú ý hơn trong
học tập. Tuy nhiên vì mới tham gia trị chơi nên khi chuyển qua hoạt động
tiếp theo học sinh thường mất tập trung.


II.Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với
các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học
Trong 4 tuần thực tập vừa qua (từ ngày 29/10 đến ngày 24/11) là khoảng thời
tuy không dài nhưng em đã được học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ những trải
nghiệm thực tế tại trường Tiểu học Tam Hiệp B. Tuy nhiên em cũng có một số băn
khoăn, thắc mắc:
 Phần kiểm tra bài cũ (học vần), giáo viên yêu cầu học sinh viết từ hoặc tiếng
có chưa vần của bài trước, hầu hết học sinh chỉ đều viết từ hoặc tiếng
trong sách giáo khoa mà không có từ mở rộng bên ngồi. Theo em thì hoạt
động này giáo viên nên mở rộng thêm để học sinh có thể tự viết thêm được
nhiều từ hơn nằm ngồi sách giáo khoa. Và khi học sinh đọc từ, chỉ u cầu
học sinh đọc trơn mà khơng phân tích. Theo em nên cho các em phân tích
lại theo sự hiểu biết, ghi nhớ của mình để các em hiểu được nghĩa của các từ
được kĩ hơn
 Ở các tiết hội giảng hầu như các giáo viên đã rà bài cho học sinh trước khi
lên tiết dạy, như vậy tiết học khi đánh giá sẽ được xem là tốt, thực hiện đúng
quy trình,... nhưng liệu các em có bị rập khn, thụ động hay không? Và trái
hẳn với tiết dự giờ thì trên lớp hoạt động dạy học lại được rút ngắn, giáo
viên đã bỏ qua một vài quy trình như ghép bảng cài, luyện viết, luyện nói..
Như vậy là nên hay không?




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×