Tuần 17
07/12/2018
Tiết 32
Ngày soạn:
Ngày dạy : 10/12/2018
Bài 30.THỰC HÀNH:
SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CƠNG NGHIỆP LÂU NĂM
Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU :Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiẹp lâu năm ở 2 vùng: Trung Du và
MN BB với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi khó khăn, các giải pháp phát triển kinh tế
bền vững.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng bản đồ, phân tích bảng số liệu, bảng thống kê.
- Có kỹ năng viết và trỡnh bày một báo cáo ngắn gọn.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tự giác trong học tập
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, …
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mơ hình, video,
clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
2. Chuẩn bị của học sinh:
Thước kẻ, bút chì, máy tính bỏ túi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp
9A1……………….., 9A2........................, 9A3............................, 9A4......................................,
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài học:
Khởi động: GV giới thiệu nội dung bài thực hành.
Hoạt động 1: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm vùng Tây Nguyên và
Trung du Miền núi Bắc Bộ
* Phương pháp dạy học : Đàm thoại, giải quyết vấn đề, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, …
Bước 1:
- Dựa vào bảng 30.1 nêu tổng diện tích và cây công nghiệp lâu năm ở mỗi vùng.
- HS dựa vào sgk trả lời, gv chuẩn xác kiến thức.
Bước 2:
GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận 3 nội dung:
- N1: Cây CN lâu năm nào chỉ trồng được ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du Miền
núi Bắc Bộ? Vì sao?
- N2: Cây CN lâu năm nào trồng đuợc ở Trung du miền núi bắc Bộ mà không trồng ở Tây
Nguyên?
- N3: So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở 2 vùng?
Bước 3:
- HS tiến hành thảo luận theo nhóm.
- Đại diện hs trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GVchuẩn xác kiến thức:
Có sự chênh lệch về diện tích, sản lượng cà phê 2 vùng do các yếu tố đất, khí hậu
- Cà phê: khơng chịu sương muối,cần lượng mưa từ 1500-2000mm,độ ẩm khơng khí 7880%, khơng chịu được gió mạnh, đất đỏ badan có tầng canh tác dày trên 70cm, tơi xốp,
thốt nước.
- Chè: thích hợp với nhiệt độ ôn hòa(15-200c), chịu được lạnh dưới 200c,lượng mưa 15002000mm, Độ cao thích hợp 500-1000m
- Các nước nhập khẩu cà phê nước ta: Nhật, CHLB Đức
- Các nước nhập khẩu chè nước ta: EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
Hoạt động 2 : Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm
của một trong 2 cây công nghiệp chè, cà phê
* Phương pháp dạy học : Giải quyết vấn đề, thảo luận, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, …
Bước 1:
GV chia lớp thành 4 nhóm học sinh viết báo cáo
Nhóm 1+3: Viết báo cáo về cây cà phê
Nhóm 2+4: Viết báo cáo về cây chè.
Bước 2:
- GV đưa ra dàn ý để HS viết báo cáo:
+Đặc điểm sinh thái của cây chè , cà phê.
+Tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ .
- HS thảo luận đại diện nhóm đọc báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.Gv chuẩn xác kiến thức.
Bước 3:
GV đọc báo cáo ngắn gọn về cây chè để HS tham khảo:
Chè có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt thích hợp với khí hậu mát lạnh, phát triển trên đất
feralit. Chè được trồng nhiều nhất ở vùng Trung du và MN Bắc Bộ với S = 67.600 ha chiếm
68.8% S chè cả nước, sản lượng là 47.000 tấn chiếm 62.1% sản lượng chè cả nước. Tây Ngun
có diện tích và sản lượng chè đứng thứ hai trên cả nước. Chè được bán rộng rãi ở thị trường
trong và ngoài nước và được xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như Châu Âu, Tây Á,
Nhật Bản...
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Giải đáp những thắc mắc của HS.
2. Hướng dẫn học tập
- Yêu cầu hs về nhà hoàn thành bài viết báo cáo.
- Tiếp tục ôn tập tốt chuẩn bị cho kì thi HK I, nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………..