Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HỘI NGHỊ PARIS VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM (2711973)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.41 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HỘI NGHỊ PARIS VỀ CHẤM DỨT CHIẾN
TRANH, LẬP LẠI HỊA BÌNH Ở VIỆT NAM
(27/1/1973)
Nhóm sinh viên thực hiện:

Nhóm 3

Lớp tín chỉ:

TRI117(2/1.2122).4

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Tố Uyên

Năm học:

2021 – 2022

Hà Nội, tháng 12 năm 2021
1


1



2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HỘI NGHỊ PARIS VỀ CHẤM DỨT CHIẾN
TRANH, LẬP LẠI HỊA BÌNH Ở VIỆT NAM
(27/1/1973)
Nhóm sinh viên thực hiện:

Nhóm 3

Lớp tín chỉ:

TRI117(2/1.2122).4

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Tố Uyên

Năm học:

2021 – 2022


Hà Nội, tháng 12 năm 2021
3



MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 4
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 4
2. Tổng quan nghiên cứu.......................................................................................... 5
3. M c tiêu nghiên cứu............................................................................................. 6
4. Đối t ng nghiên cứu.......................................................................................... 6
5. Ph m vi nghiên cứu.............................................................................................. 6
B. NỘI DUNG..............................................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỘI NGHỊ PARIS............................................. 7
1.1 Bối cảnh lịch sử................................................................................................ 7
1.1.1 Về phía Mỹ.................................................................................................. 7
1.1.2 Về phía Việt Nam......................................................................................... 7
1.2 Diễn biến chính................................................................................................ 8
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH PARIS.................................................... 11
2.1 Nội dung hiệp định Paris.............................................................................. 11
2.2 Ý nghĩa........................................................................................................... 17
2.2.1 Khái quát tác động và ảnh hưởng tới Việt Nam và các nước trên thế giới17
2.2.2

Ý nghĩa...................................................................................................... 18

CHƯƠNG 3. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA HỘI NGHỊ PARIS ĐẾN CHẤM
DỨT CHIẾN TRANH, THIẾT LẬP HỊA BÌNH Ở VIỆT NAM.......................20
3.1 Kết quả đ t đ c........................................................................................... 20

3.1.1 Tình hình dẫn tới hội nghị Paris............................................................... 20
3.1.2 Tình hình Việt Nam sau Hội nghị Paris..................................................... 21
3.1.3 Thành tựu.................................................................................................. 22
3.1.4 Nguyên nhân dẫn đến thành công của Hội nghị Paris.............................. 23
3.2 H n chế........................................................................................................... 24
3.3 Bài học............................................................................................................ 25
3.4 Liên hệ với thực tiễn hiện nay...................................................................... 27
C. KẾT LUẬN............................................................................................................30
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 31


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nghị Paris kéo dài gần 5 năm là một cuộc đấu tranh gay go, phức tạp trên
mặt trận ngoại giao của nước ta. Đó cũng chính là cuộc đấu tranh của nhân dân
ở cả hai miền Nam Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Trong các phiên họp chung như các cuộc tiếp xúc riêng, phía Việt
Nam chúng ta khơng bỏ qua bất kỳ vấn đề quan trọng nào liên quan đến cuộc
chiến tranh ở Đông Dương, nhưng tập trung đấu tranh vào hai vấn đề quan trọng
nhất là đòi rút hết quân Mỹ và quân 5 nước đồng minh của Mỹ ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương ra khỏi miền Nam, địi họ tơn trọng các quyền dân tộc cơ
bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Với thắng lợi của
Hiệp định Paris về Việt Nam, nhân dân ta đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho
Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, thuận lợi cho mục tiêu “đánh cho ngụy
nhào”, làm tiền đề tiến lên giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước
mùa Xuân năm 1975. Đây là thắng lợi của chúng ta về cả mặt qn sự và chính
trị, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
Mặc dù đã có rất nhiều tiểu luận, luận văn viết về “Hiệp định Paris” nhưng
chưa có bài tiểu luận nào viết về “Hội nghị Paris” về một cách đầy đủ và trọn

vẹn nhất, vì thế nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Hội nghị Paris về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam (27/1/1973)” để làm đề tài nghiên
cứu của mình.


2. Tổng quan nghiên cứu
Từ khi có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã trải qua những chặng
đường đấu tranh oanh liệt và thắng lợi vẻ vang, từng bước mang lại độc lập, tự
do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đảng ln nhạy bén, bám sát tình hình thời
cuộc để xác định đúng đắn nhiệm vụ, phương pháp cách mạng phù hợp đưa đất
nước tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn. Trong thực tiễn, Đảng luôn kết hợp
chặt chẽ giữa kiên trì chuẩn bị lực lượng với nắm vững thời cơ, khi thời cơ đến
đã biết chớp lấy, kịp thời tổ chức, động viên nhân dân cả nước đứng lên đấu
tranh giành thắng lợi.
Gắn liền với chặng đường đầy vinh quang đó, Hội nghị Paris trở thành một
trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu, góp phần không thể thiếu trong thắng lợi
của Cách Mạng Việt Nam trong những năm 70 của thế kỉ XX. Hội nghị Paris và
Hiệp định Paris là một điển hình thành cơng trong nghệ thuật đấu tranh ngoại
giao của dân tộc ta trong lịch sử chống ngoại xâm, góp phần làm phong phú
nghệ thuật vừa đánh giặc vừa đàm phán của cha ông ta, qua Hiệp định Paris, vị
thế của dân tộc Việt Nam đã được nâng cao trên trường quốc tế.
Vận dụng những bài học từ hội nghị Paris, để khẳng định quan điểm của Việt
Nam trong các đàm phán quốc tế, cần thể hiện vị thế của nước ta ở nhiều lĩnh
vực, nhất là chính trị, kinh tế, văn hóa và cả quân sự. Như trong các đàm phán
thương mại song phương, có đối tác đưa ra các yêu sách phi lý về nhân quyền,
về các vấn đề nội bộ, về nền kinh tế thị trường…; bên cạnh việc kiên trì giải
thích, thuyết phục, chúng ta ln chứng minh bằng các lý lẽ cụ thể về các thành
tựu bảo vệ quyền con người ở nước ta, về uy tín của đất nước trên trường quốc
tế, về tính hội nhập và đặc điểm thị trường của nền kinh tế…
Có thể nói, thắng lợi của Hiệp định Paris đã mở ra một bước ngoặt mới cho

cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Quá trình đi đến việc ký kết
và bản thân Hiệp định đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học quý giá.
Trong bối cảnh hiện nay, các bài học đó cần được nghiên cứu và vận dụng một
cách hợp lý để tiếp tục thúc đẩy cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ hơn
nữa.


3. M c tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu này cung cấp cho nhóm em thơng tin về một trong những sự
kiện ấn tượng, đặt dấu ấn trên lịch sử cả thế giới và đặc biệt là Việt Nam - Hội
nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam. Nhờ đó, chúng
em hiểu rõ hơn về ảnh hưởng, tầm quan trọng của hội nghị này lên việc kết thúc
giai đoạn chiến tranh tại đất nước mình và tiếp thu những bài học của quá khứ.
4. Đối t ng nghiên cứu
Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam.
5. Ph m vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Từ ngày 01/11/2021 đến ngày 15/12/2021
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tổng quan Hội nghị Paris,
nội dung của Hiệp định Paris.


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỘI NGHỊ PARIS
1.1 Bối cảnh lịch sử
1.1.1 Về phía
Mỹ
Cuối năm 1964 đầu năm 1965, trước những địn tiến cơng mãnh liệt của qn
và dân miền Nam, cả về quân sự và chính trị, chiến lược "chiến tranh đặc biệt"
của Mỹ đã phá sản. Ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp
đổ.

Để hịng cứu vãn tình thế, Mỹ thay đổi chiến lược, từ "chiến tranh đặc biệt"
chuyển thành "chiến tranh cục bộ", thực chất là "Mỹ hóa" cuộc chiến tranh. Một
mặt, Mỹ ồ ạt đưa quân chiến đấu vào miền Nam; mặt khác, tiến hành chiến tranh
phá hoại bằng không quân và hải quân chống lại miền Bắc, đưa chiến tranh xâm
lược ra cả nước ta. Ba năm 1965, 1966, 1967 là thời gian Mỹ điên cuồng leo
thang chiến tranh.
Để lừa bịp dư luận, chính quyền Giơn-xơn rêu rao "miền Bắc xâm lược miền
Nam" và mở cuộc vận động "ngoại giao hịa bình", địi "miền Bắc đình chỉ thâm
nhập người và dụng cụ chiến tranh vào miền Nam, rút quân khỏi miền Nam" và
"đàm phán không điều kiện với Mỹ".
1.1.2 Về phía Việt Nam
Đảng ta đã nhận định rằng, Mỹ buộc phải "Mỹ hóa" cuộc chiến tranh là vì
chúng đang ở trong thế bị động về chiến lược. Mặc dù Mỹ đưa vào miền Nam
mấy chục vạn quân và đánh phá ác liệt miền Bắc, nhưng lực lượng so sánh giữa
ta và địch khơng có thay đổi lớn.
Ta có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường, đánh bại
âm mưu trước mắt và lâu dài của địch. Trên thực tế, Mỹ càng leo thang chiến
tranh thì càng vấp phải những địn giáng trả mãnh liệt của ta, cuối cùng, càng
thấy đất trời mù mịt.
Về mặt ngoại giao, ta nêu cao chính nghĩa của cuộc chiến đấu, bóc trần bộ
mặt xâm lược và tính chất nguy hiểm của các hành động leo thang chiến tranh
cùng thủ đoạn đàm phán hịa bình giả hiệu của địch. Ta kiên quyết đòi Mỹ chấm


dứt xâm lược, rút hết quân ra khỏi miền Nam, chấm dứt vô điều kiện mọi hành
động chiến tranh chống miền Bắc. Điều kiện tiên quyết của ta cho đàm phán là:


chỉ khi nào Mỹ chịu chấm dứt ném bom, Việt Nam dân chủ cộng hịa mới nói
chuyện với Mỹ.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam trong Tết Mậu
Thân năm 1968 cùng với thắng lợi của miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại
đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.
1.2 Diễn biến chính
Đêm ngày 31-3-1968, phát biểu ý kiến trên đài truyền hình Mỹ, Tổng thống
Giơn-xơn thừa nhận thảm bại trong Tết Mậu Thân và thông báo, đã ra lệnh chấm
dứt mọi cuộc tiến công bằng máy bay và tàu chiến chống miền Bắc Việt Nam,
trừ khu vực phía Bắc khu phi qn sự. Ơng ta cịn cam kết "sẵn sàng đi bước
đầu tiên trên con đường xuống thang" và không ra tranh cử tổng thống thêm một
nhiệm kỳ nữa.
Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ bắt
đầu tại Paris và gần 6 tháng sau đi đến thỏa thuận về việc Mỹ chấm dứt mọi
hành động chiến tranh chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày 31-101968, đồng thời thỏa thuận về việc triệu tập tại Paris một hội nghị để bàn việc
chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam, gồm các bên: Việt Nam dân
chủ cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài
Gịn.
Ngày 25-1-1969, Hội nghị Paris về Việt Nam họp phiên đầu tiên, mở ra giai
đoạn "vừa đánh, vừa đàm".
Hội nghị Paris về Việt Nam là cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt một cuộc
chiến tranh dài nhất trong thế kỷ XX, cuộc chiến tranh diễn ra trên phạm vi một
nước nhưng lại là tiêu điểm của những mâu thuẫn và xung đột mang tính thời
đại: giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực phản động, giữa hịa bình với chiến tranh. Đó là cuộc đối thoại giữa hai thế
lực đối đầu trên chiến trường, một bên là lực lượng xâm lược có thế mạnh vượt
trội về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế yếu về chính trị, tinh thần; một bên là
lực lượng bảo vệ Tổ quốc, tuy có điểm yếu tương đối về quân sự và kinh tế
nhưng lại có thế mạnh tuyệt đối về chính trị, chính nghĩa. Đó cịn là cuộc đối
chọi giữa hai nền ngoại giao, một bên là nền ngoại giao nhà nghề của một siêu
cường; một bên là nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng còn non trẻ. ở



Paris đã diễn ra một cuộc đấu quyết liệt giữa hai ý chí, hai trí tuệ, hai loại pháp
lý và đạo lý, hai thứ mưu lược khác nhau.
Cả ta và đối phương đều đến Hội nghị với những mục đích và đòi hỏi đối lập
nhau. Ta đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội và vũ khí ra
khỏi miền Nam Việt Nam, xóa bỏ chính quyền bù nhìn tay sai, tơn trọng quyền
tự quyết của nhân dân miền Nam. Mỹ cũng nói muốn chấm dứt chiến tranh,
nhưng lại đòi miền Bắc và Mỹ cùng rút quân; địi khơi phục lại khu phi qn sự
và duy trì chính quyền Sài Gịn. Có nghĩa là Mỹ tiếp tục thực hiện âm mưu chia
cắt lâu dài Việt Nam, điều Mỹ khơng làm được trên chiến trường.
Chính vì những địi hỏi khác nhau đó mà đàm phán vừa mở ra mấy tháng đã
dẫm chân tại chỗ. Để khai thông, ngày 8-5-1969, Đồn Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam đưa ra giải pháp toàn bộ 10 điểm về việc giải quyết vấn đề
Việt Nam. Đáp lại, ngày 14-5-1969, Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn, qua diễn văn
đọc trên truyền hình Mỹ, đã đưa ra 8 điểm của giải pháp cho vấn đề Việt Nam.
Giải pháp của hai bên vẫn đối chọi nhau như nước với lửa.
Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam được thành lập. Ngày 8-6, Tổng thống Ních-xơn cơng bố chính sách "Việt
Nam hóa chiến tranh", chủ trương tìm một con đường khác chứ không phải
thông qua đàm phán để rút được quân Mỹ ra khỏi chiến tranh mà vẫn giữ được
chính quyền và quân đội Sài Gòn. Thực chất của "Việt Nam hóa chiến tranh" là
dùng người Việt đánh người Việt, "thay đổi màu da của xác chết". Để thực hiện,
Mỹ triển khai một kế hoạch tồn diện về qn sự, chính trị, kinh tế, trong đó
quan trọng nhất là chuyển giao vũ khí hiện đại cho qn đội Sài Gịn, củng cố
chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, ngăn chặn mọi âm mưu đảo chính. Trên chiến
trường, Mỹ tiến hành bình định quyết liệt, đồng thời mở rộng chiến tranh sang
Cam-pu-chia và Lào nhằm ngăn chặn tiếp tế của miền Bắc vào miền Nam, cô
lập lực lượng cách mạng miền Nam từ bên ngồi. Về ngoại giao, chính quyền
Ních-xơn xây dựng một chiến lược tồn cầu mới trong khn khổ "học thuyết
Ních-xơn", tìm cách lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung trong quan hệ với Việt

Nam, tìm kiếm một giải pháp thương lượng theo điều kiện có lợi cho Mỹ.
Thực tiễn cho thấy, những gì Mỹ khơng làm được thời kỳ "Mỹ hóa" cao độ
cuộc chiến tranh thì cũng khơng làm được trong thời kỳ "Việt Nam hóa chiến
tranh". Những năm 1969 - 1972 là những năm giằng co quyết liệt giữa hai bên


trên chiến trường cũng như tại bàn đàm phán. Đàm phán thực chất chỉ diễn ra
sau khi Mỹ đã cảm nhận được thất bại của chính sách "Việt Nam hóa chiến
tranh", nhất là sau thắng lợi của ta ở đường 9 - Nam Lào và trong chiến dịch
Đông Xuân 1971 - 1972, giải phóng thêm được nhiều vùng rộng lớn.
Từ cuối năm 1971 đến những tháng cuối năm 1972, cả ta và Mỹ đều đưa ra
những đề nghị mới, thông qua đàm phán công khai và đàm phán riêng, cuối
cùng đi đến thỏa thuận về một văn bản hiệp định.
Hội nghị Paris về Việt Nam, nếu kể từ cuộc đàm phán giữa Việt Nam dân chủ
cộng hòa và Mỹ (tháng 5-1968) cho đến khi ký được Hiệp định đã kéo dài trong
4 năm 9 tháng, qua 202 phiên họp công khai và 24 phiên họp riêng.
Mặc dù ngoan cố đến phút cuối cùng, ngày 27-1-1973, Mỹ đã buộc phải ký
"Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam". Hiệp định
Paris được sự công nhận và bảo đảm của một hội nghị quốc tế về Việt Nam,
thông qua Định ước quốc tế, ký ngày 2-3-1973 cũng tại Paris.


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH PARIS
2.1 Nội dung hiệp định Paris
PHẦN I: CÁC QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
Điều 1. Hoa Kỳ và các nước khác tơn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn
vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneve năm 1954 về Việt Nam
đã công nhận
PHẦN II: CHẤM DỨT CHIẾN SỰ - RÚT QUÂN
Điều 2. Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên toàn Việt Nam bắt đầu từ 27

tháng 1 năm 1973.
Cùng ngày nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống lãnh
thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không,
trên biển bất cứ từ đâu tới, và sẽ chấm dứt việc tahr mìn tại vùng biển, các cảng
và sơng ngịi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hoa Kỳ sẽ tháo gỡ, làm mất
hiệu lực vĩnh viễn, phá hủy tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sơng ngịi
ở miền Bắc Việt Nam ngay sau khi Hiệp Định này có hiệu lực. Việc chấm dứt
hoàn toàn chiến sự trong điều này là vững chắc và không thời hạn.
Điều 3. Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hịa
bình Bắt đầu từ khi ngừng bắn:
a. Các lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài đồng minh của Hoa Kỳ và của
Việt Nam Cộng hịa sẽ ở ngun vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế
hoạch rút quân, BLHQS bốn bên nói trong Điều 16 sẽ quy định những thể thức
b. Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trị của
mình, BLHQS hai bên nói trong Điều 17 sẽ quy định vùng do mỗi bên kiểm
soát, và những thể thức trú quân
c. Các lượng chính quy thuộc mọi quân chủng và bình chủng và các lực lượng
khơng chính quy của các bên ở miền Nam Việt Nam phải ngừng mọi hoạt động
tán công nhau và triệt để tuân theo những điều quy định sau đây:
- Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển;
- Ngăn cấm mọi hoạt động đối địch, khủng bố và trả thù của cả hai bên
Điều 4. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hay can thiệp vào công việc
nội bộ của miền Nam Việt Nam


Điều 5. Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc
rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân
viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, nhân viên quân sự liên quan đến
chương trình bình định, vũ khí đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và
của các nước nói trên cho tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát

cũng sẽ rút trong thời hạn đó.
Điều 6. Việc hủy bỏ tất cả các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa
Kỳ và của các nước ngồi khác đã nói ở Điều 3 (a) sẽ hoàn thành trong thời
ngày kể từ 60 ngày kể từ khi ký Hiệp định này
Điều 7. Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến khi thành lập chính phủ nói Điều 9
(b) và Điều 14 của Hiệp định này, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ không được nhận
đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viện quân sự, kể
cả nhân viên quân sự kỹ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh. PHẦN
III: VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN QUÂN SỰ BỊ BẮT, THƯỜNG DÂN
NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT VÀ NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT NAM BỊ BẮT VÀ
GIAM GIỮ
Điều 8.
a.Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước
ngoài của các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành khơng chậm hơn
ngày hồn thành việc rút qn trong vịng 60 ngày.
b.Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên
và thường dân nước ngồi của các bên bị mất tích trong chiến đấu, xác định vị
trí và bảo quản mồ mả của những người bị chết, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho
việc cất bốc và hồi hương hài cốt và có những biện pháp khác cần thiết để tìm
kiếm tin tức những người cịn coi là mất tích trong chiến đấu.
c.Vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam
Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên cơ sở những nguyên
tắc của Điều 21(b) của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20/7/1954.
Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm điều đó trên tinh thần hòa giải và hòa hợp
dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình. Hai
bên miền Nam Việt Nam sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề này trong
vịng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực..


PHẦN IV: VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN

MIỀN NAM VIỆT NAM
Điều 9. Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa cam kết
tơn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam
Việt Nam sau đây:
a. Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng
b. Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua
"tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế" (Ủy ban quốc tế kiểm
soát và giám sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam Việt Nam những vấn đề về
việc kiểm soát và giám sát cho đến khi Hội nghị quốc tế có những sắp xếp dứt
khốt, và chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành
lập sau Tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam).
c. Các nước ngồi sẽ khơng được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoăc cá nhân
nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam.
Điều 10. Hai bên miền Nam Việt Nam cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững
hịa bình ở miền Nam Việt Nam, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương
lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực.
Điều 11. Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:
- Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả
thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này
hoặc bên kia
- Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín
nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản
và quyền tự do kinh doanh.
Điều 12.
a. Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh
thần hòa giải và hịa hợp dân tộc, tơn trọng lẫn nhau và khơng thơn tính nhau để
thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần
ngang nhau. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội

bộ của miền Nam Việt Nam trong vòng 90 ngày.


b. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đơn đốc hai bên
miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân
tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ
chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển
cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thương mà
thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ
tục và thể thức tuyển cử địa phương theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa
thuận.
Điều 13. Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai
bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên tinh thần hòa giải và hịa hợp dân tộc,
bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau, khơng có sự can thiệp của nước ngồi, phù hợp
với tình hình sau chiến tranh. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thảo luận về việc
giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm càng sớm càng tốt.
Điều 14. Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hịa bình, độc lập.
Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước khơng phân
biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau
và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào khơng kèm theo điều kiện
chính trị. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ
thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam
Việt Nam trong Điều 9 (b).
PHẦN V: VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ
QUAN HỆ GIỮA MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM
Điều 15. Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện
pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam
Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thơn tính bên nào và khơng có sự can
thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt
Nam thỏa thuận.

Trong khi chờ đợi thống nhất
a.Ranh giới và khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không được tính là
biên giới quốc gia.
b.Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự ở hai bên giới
tuyến quân sự tạm thời


c.Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan
hệ bình thường về nhiều mặt bao gồm có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới
tuyến quân sự tạm thời.
d.Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự
hoặc khối quân sự nào và khơng cho phép nước ngồi có căn cứ qn sự, quân
đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình.
PHẦN VI: CÁC BÊN LIÊN HỢP QUÂN SỰ, ỦY BAN QUỐC TẾ KIỂM
SOÁT VÀ GIÁM SÁT, HỘI NGHỊ QUỐC TẾ
Điều 16.
a.Các bên tham gia Hội nghị Paris về Việt Nam sẽ cử ngay đại điện thành lập
BLHQS bốn bên có nhiệm vụ đảm bảo sự phối hợp hành động của các bên trong
việc thực hiện các điều khoản sau đây Hiệp định này:
b. BLHQS bốn bên sẽ làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí.
c.BLHQS bốn bên sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi ký kết Hiệp định này và chấm
dứt hoạt động trong thời hạn 60 ngày, sau khi việc rút quân của Hoa Kỳ và qn
của các nước ngồi đã nói ở Điều 3 (a) và việc trao trả nhân viên quân sự của
các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt đã hoàn thành
d.Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về tổ chức, thể thức làm việc, phương tiện hoạt động
và chi phí của BLHQS bốn bên
Điều 17.
a. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ cử ngay đại diện để thành lập BLHQS hai bên
có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên miền Nam Việt Nam
trong việc thực hiện các điều khoản của Hiệp định này

b. Những vấn đề bất đồng sẽ chuyển cho UBQTKSé-GS
c. Sau khi Hiệp định này được ký kết, BLHQS hai bên sẽ thỏa thuận ngay những
biện pháp và tổ chức nhằm thực hiện ngưng bắn và giữ gìn hào bình ở miền
Nam Việt Nam
Điều 18.
a. Sau khi ký Hiệp định này, thành lập ngay UBQTKSé-GS
b. Cho đến khi Hội nghị Quốc tế nói ở Điều 19 có những sắp xếp dứt
khoát, UBQTKSé-GS sẽ báo cáo với bốn bên những vấn đề về việc kiểm
soat và giám sát việc thi hành những điều khoản của Hiệp định này


Điều 19. Các bên thỏa thuận về việc triệu tập một Hội nghị Quốc tế trong vòng
30 ngày kể từ khi ký Hiệp định này sẽ ghi nhận các Hiệp định đã ký kết; bảo
đảm chấm dứt chiến tranh, giữ vững hịa bình ở Việt Nam, tơn trọng các quyền
dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền
Nam Việt Nam, góp phần vào hịa bình và bảo đảm hịa bình ở Đơng Dương
PHẦN VII. ĐỐI VỚI CAMPUCHIA VÀ LÀO
Điều 20.
a.Các bên tham gia Hội nghị phải triệt để tôn trọng Hiệp định Genève năm 1954 về
Campuchia và Hiệp định Genève năm 1962 về Lào đã công nhận các quyền dân
tộc cơ bản của nhân dân hai nước về độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn
lãnh thổ các nước đó. Các bên phải tôn trọng nền trung lập của hai nước. Các
bên tham gia Hội nghị cam kết không dùng lãnh thổ của hai nước để xâm phạm
chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác.
b.Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở hai nước, rút hết và không
đưa trở lại vào hai nước đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên qn sự, vũ
khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.
c.Cơng việc nội bộ của Campuchia và Lào phải do nhân dân mỗi nước này giải
quyết, khơng có sự can thiệp của nước ngoài
d.Những vấn đề liên quan giữa các nước Đông Dương sẽ do các bên Đông Dương

giải quyết, trên cơ sở tơn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ của nhau
và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
PHẦN VII: QUAN HỆ GIỮA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG
HÒA
Điều 21. Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công
việc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và trên tồn Đơng
Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh.
Điều 22. Việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam và thực hiện
triệt để Hiệp định này sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng
có lợi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, trên cơ sở tơn trọng độc
lập, chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Đồng thời, những việc đó bảo đảm hịa bình vững chắc ở Việt Nam và góp phần
gìn giữ hịa bình lâu dài ở Đơng Dương và Đơng Nam Á


PHẦN IX: NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 23. Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi đại diện tồn quyền của các bên tham
gia Hội nghị Paris về Việt Nam ký. Tất cả các bên có liên quan sẽ thi hành triệt
để Hiệp định này và các Nghị định thư của Hiệp định.
2.2 Ý nghĩa
2.2.1 Khái

quát tác động và ảnh h ởng tới Việt Nam và các n ớc trên thế giới

Với Hiệp định Paris, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu của
mình, mở ra một giai đoạn mới, thuận lợi cho mục tiêu “đánh cho Ngụy nhào”,
là tiền đề tiến lên giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước năm
1975. Ông Trịnh Ngọc Thái, thành viên đồn đại biểu Việt Nam Dân chủ cộng
hịa tại Hội nghị Paris, cho biết: “Cuộc đàm phán Paris về Việt Nam đã trở
thành trung tâm chú ý của dư luận thế giới vì cuộc đấu tranh chính trị, qn sự

và ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là tâm điểm của những mâu thuẫn cơ
bản của thời đại lúc bấy giờ. Việc ký kết Hiệp định là sự tháo nút cho cuộc chiến
tranh ác liệt và lâu dài nhất trên thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ hai”.
Đối với Việt Nam Cộng hịa thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với họ
mặc dù họ tham gia ký kết và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa trước một
nguy hiểm trong một tương lai gần. Hiệp định này đã buộc Hoa Kỳ phải rút tồn
bộ lực lượng qn sự của mình khỏi Việt Nam và Đông Dương. Điều này đã
khiến Việt Nam Cộng hịa mất đi chỗ dựa chính và lún sâu vào khủng hoảng
nhanh hơn. Để trấn an Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nixon đã hứa với Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu là trong trường hợp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát
động chiến tranh tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng bằng
cách thích hợp để đảm bảo an ninh cho Việt Nam Cộng hòa. Lời hứa này sẽ
khơng có giá trị thực tế vì sau đó Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết khơng cho
phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc
hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Với các áp đặt như
vậy thì dù khơng có sự kiện Watergate, dù Tổng thống Nixon có tại vị thì cũng
khơng thể giữ lời hứa một cách hữu hiệu được.
Đối với người Mỹ họ thực sự muốn đóng lại cuộc chiến, quên nó đi và mở
sang một trang sử mới. Bên cạnh đó, cam kết bí mật của Tổng thống Richard
Nixon rằng sức mạnh không quân Mỹ sẽ trở lại cuộc chiến nếu Việt Nam Dân


chủ Cộng hòa đưa quân trở lại miền Nam, cam kết mà Quốc hội Mỹ không hề
hay biết và rất có thể sẽ phản đối nếu xảy ra. Đối với quân đội Hoa Kỳ, đây là
cách họ ra khỏi cuộc chiến này một cách chính đáng.
Khơng chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam, Hiệp định Paris cịn mang tính quốc
tế khi góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước của nhân dân Lào và
Campuchia. Hiệp định cũng góp phần mở ra một chương mới trong cục diện
Đông Nam Á: Mỹ rút lui về quân sự khỏi Đơng Dương và Đơng Nam Á; xu thế
hồ bình, trung lập phát triển mạnh trong khu vực, mở ra khả năng thiết lập một

khu vực hồ bình, hữu nghị ổn định.
Theo Đại sứ Dương Văn Quảng, giám đốc Học viện Ngoại giao, việc ký Hiệp
định Paris chứng tỏ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt
Nam đi đến thắng lợi từng bước và theo một cách đầy chiến lược. Đây là tiền đề
để đi đến chiến thắng cuối cùng. Bên cạnh đó, đây cũng là một chiến thắng của
ngoại giao nhân Việt Nam khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền
Nam Việt Nam đã huy động được sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Tuy nhiên,
việc Hoa Kỳ-Trung Quốc thông qua Thông cáo Thượng Hải 1972 đã gây ra
nhiều cản trở đối với tiến trình hịa bình, thống nhất của Việt Nam.
2.2.2 Ý nghĩa
Hiệp định Paris 1973 cho thấy Việt Nam tranh thủ được cả Liên Xô, Trung
Quốc, các nước Xã hội chủ nghĩa, các nước thành viên Phong trào không liên
kết và cả người dân Mỹ u chuộng hịa bình, để hình thành mặt trận nhân dân
thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Điều này thể hiện phương châm
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh quốc gia với sức
mạnh quốc tế, kết hợp ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân.
Hiệp định Paris về VN là thắng lợi của sự kết hợp của đấu tranh quân sự,
chính trị, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của
quân và dân hai miền Nam, Bắc, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước. Hiệp định đã hội tụ đủ các điều kiện kể cả về chiến lược,
quân sự, chính trị, lẫn ngoại giao cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975:
Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết sạch quân
về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi, để nhân dân
ta tiến lên giải phóng hồn tồn miền Nam đất nước.


Việc ký kết Hiệp định Paris thể hiện rất rõ một quyết định đúng đắn về mặt
chiến lược của Việt Nam. Đó là ta đã lựa chọn và thực hiện “chiến lược giành
thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hồn tồn” trên cả ba mặt trận: chính
trị, qn sự và ngoại giao. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Việt

Nam đã biết cách xây dựng ngoại giao thành một mặt trận và đây là một sự sáng
tạo. Ngoại giao đã thể hiện được vai trò chủ động của mình, góp phần quan
trọng tiến tới kết thúc cuộc chiến tranh một cách thuận lợi nhất. Như vậy, nghệ
thuật “vừa đánh vừa đàm” là sự kết hợp hài hòa hai yếu tố quân sự và ngoại
giao, nói cách khác, ngoại giao “khơng gây khó dễ” cho chiến trường và ngược
lại, các hoạt động quân sự trên chiến trường không phá vỡ thế đàm phán trên
bàn hội nghị.
Hiệp định Paris cịn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng nữa; đó là nó quy định
các điều khoản liên quan đến chính trị, đến các lực lượng chính trị, tổng tuyển
cử và việc thành lập cơ cấu chính quyền tại Miền Nam Việt Nam. Nói tóm lại,
các diễn biến lịch sử cách đây 40 năm cho thấy Hiệp định Paris đã tạo mọi tiền
đề để chúng ta kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào năm 1975.


CHƯƠNG 3. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA HỘI NGHỊ PARIS ĐẾN
CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, THIẾT LẬP HỊA BÌNH Ở VIỆT NAM
3.1 Kết quả đ t đ c
3.1.1 Tình hình dẫn tới hội nghị Paris
Cuối năm 1964 đầu năm 1965, trước những địn tiến cơng mãnh liệt của qn
và dân miền nam, cả về quân sự và chính trị, chiến lược "chiến tranh đặc biệt"
của Mỹ đã phá sản - ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp
đổ. Ðể hịng cứu vãn tình thế, Mỹ thay đổi chiến lược, từ "chiến tranh đặc biệt"
chuyển thành "chiến tranh cục bộ", thực chất là Mỹ hóa cuộc chiến tranh. Một
mặt, Mỹ ồ ạt đưa quân chiến đấu vào miền nam; mặt khác, tiến hành chiến tranh
phá hoại bằng không quân và hải quân chống lại miền bắc.
Từ đầu năm 1965 đến cuối năm 1967, chúng đã đổ vào miền nam từ 18.000
quân lên 480.000 quân. Mục tiêu chiến lược của "chiến tranh cục bộ" là đánh bại
cách mạng miền nam trong vòng 25 - 30 tháng để đến cuối năm 1967, Mỹ có thể
ca khúc khải hồn và rút hết quân về nước. Ðồng thời với quá trình leo thang
chiến tranh, chính quyền Johnson rêu rao cái gọi là cuộc vận động "ngoại giao

hịa bình", địi "miền bắc đình chỉ thâm nhập người và dụng cụ chiến tranh vào
miền nam" và "đàm phán không điều kiện" với Mỹ.
Ðảng ta nhận định: Mỹ buộc phải Mỹ hóa cuộc chiến tranh là vì chúng đang ở
trong thế bị động về chiến lược. Mặc dù Mỹ đưa vào miền nam mấy chục vạn
quân và đánh phá ác liệt miền bắc, nhưng lực lượng so sánh giữa ta và địch
khơng có thay đổi lớn. Ta có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên
chiến trường, đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch.
Cuộc thử lửa trong ba năm liền 1965, 1966 và 1967 cho thấy nhận định của ta
là đúng. Ðịch càng leo thang chiến tranh càng bị giáng trả mãnh liệt. Ðã bế tắc
về mặt quân sự, Mỹ cũng vấp phải khó khăn lớn về mặt ngoại giao. Ta kiên
quyết bác bỏ thủ đoạn "ngoại giao hịa bình" giả hiệu và cái gọi là "đàm phán
khơng điều kiện" của chúng, địi Mỹ phải chấm dứt xâm lược, rút hết quân ra
khỏi miền nam, chấm dứt vô điều kiện mọi hành động chiến tranh chống miền
bắc. Ðiều kiện tiên quyết của ta là: Chỉ khi nào Mỹ chấm dứt ném bom, Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa mới nói chuyện của Mỹ.
Cuối năm 1967 đầu năm 1968, giữa lúc Mỹ cịn đang chuẩn bị cho cuộc tiến
cơng mùa khơ thứ ba với 120 vạn qn (trong đó có 50 vạn qn Mỹ) và khốc


lác rằng "chiến thắng đã ở trong tầm tay" thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân của quân và dân miền nam nổ ra như sấm vang, chớp giật. Cuộc tổng
tiến công đã đánh thẳng vào các thành thị và trung tâm đầu não chỉ huy cuộc
chiến tranh của Mỹ- ngụy, gây cho chúng những tổn thất nặng nề về người và
phương tiện chiến tranh. Dư luận Mỹ cho rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử,
quân đội Mỹ đứng trước nguy cơ bị thua trong một cuộc chiến tranh. Thất bại đó
đã được Tổng thống Johnson thừa nhận trong bài phát biểu trên Ðài Truyền hình
Mỹ đưa 31-3-1968. Ơng ta tun bố đã ra lệnh chấm dứt mọi cuộc tiến công
bằng máy bay và tàu chiến chống miền bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, cam kết "sẵn
sàng đi bước đầu tiên trên con đường xuống thang" và không ra tranh cử tổng
thống thêm một nhiệm kỳ nữa.

Thế là nhân dân ta đã giành được thắng lợi quyết định. Ý chí xâm lược của
Mỹ đã bị lung lay. Trong tình thế thay đổi có lợi cho ta, bằng một địn tiến cơng
ngoại giao mới, ta chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ.
3.1.2 Tình hình Việt Nam sau Hội nghị Paris
Theo Hiệp định Paris (năm 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Việt Nam, phía Mỹ buộc phải rút tồn bộ qn đội, cam kết khơng dính líu về
qn sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Thế nhưng,
với bản chất phản động, hiếu chiến, đế quốc Mỹ đã trắng trợn phá hoại Hiệp
định, tiếp tay cho ngụy quyền Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân “tràn
ngập lãnh thổ” nhằm bình định, lấn chiếm vùng giải phóng, giành đất, giành dân
và xóa thế “da báo”. Chỉ tính riêng năm 1973, chính quyền Sài Gịn đã có
301.097 hành động vi phạm Hiệp định, trong đó có 34.266 cuộc hành quân lấn
chiếm, 216.550 cuộc hành qn bình định. Khơng những thế, đế quốc Mỹ tiếp
tục duy trì lực lượng khơng qn và hải qn ở các vùng phụ cận Việt Nam để
“ngăn đe”, kết hợp tăng cường các hoạt động ngoại giao xảo quyệt, nhằm kiềm
chế sự phát triển của cách mạng nước ta. Trước tình hình đó và trên cơ sở nhận
định, đánh giá đúng thực tiễn, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa III - năm 1973) tiếp tục khẳng định “Con đường của cách mạng
miền Nam là con đường bạo lực cách mạng”. Thực hiện đường lối lãnh đạo
đúng đắn đó, bằng sự nỗ lực của cả nước kết hợp với sức mạnh thời đại, quân và
dân ta liên tục tiến công địch và giành được thắng lợi lớn trên cả mặt trận quân


sự và chính trị, tiêu diệt và làm tan rã hồn tồn ngụy qn, ngụy quyền, giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
3.1.3 Thành tựu
Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận
quân sự, chính trị và ngoại giao. Với Hiệp định, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến
tranh ở Việt Nam, rút khỏi Việt Nam và Đơng Dương, chấm dứt dính líu qn
sự, tạo thuận lợi cho cách mạng phát triển; ngụy mất chỗ dựa về quân sự, bị suy

yếu và lún sâu vào khủng hoảng chính trị; Mỹ phải lùi về chiến lược, đi sâu vào
xu thế rút lui về quân sự khỏi Đông Dương và tránh một Việt Nam thứ hai. Hiệp
định Paris là cơ sở pháp lý không cho phép Mỹ tiếp tục dính líu và can thiệp trở
lại.
Hiệp định cũng xác nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội,
hai vùng kiểm soát; xoá ngụy một bước về pháp lý, ta giữ vững lực lượng quân
sự, chính trị của ta, làm cơ sở cho cách mạng miền Nam tiến lên.
Hiệp định mở ra giai đoạn mới, tạo điều kiện cho việc hồn thành giải phóng
miền Nam. Hiệp định buộc Mỹ rút hết, ngụy mất chỗ dựa và suy yếu, ta giữ
nguyên lực lượng và lớn mạnh lên, xuất hiện cục diện mới, so sánh lực lượng
mới ở miền Nam. Đây là điều kiện cơ bản rất thuận lợi cho ta. Với Hiệp định
Paris, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra
một giai đoạn mới, tạo so sánh lực lượng mới, thuận lợi cho mục tiêu “đánh cho
ngụy nhào”, hồn thành giải phóng miền Nam. Mỹ rút qn nhưng Việt Nam
vẫn giữ nguyên lực lượng chính trị và vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy,
chiến thắng mùa Xn 1975 hồn tồn giải phóng miền Nam khơng tách khỏi
thắng lợi của Hiệp định Paris.
Hiệp định Paris 1973 phản ánh thắng lợi ở mức cao trong bối cảnh quốc tế có
thuận lợi nhưng cũng phức tạp. Việt Nam đã tranh thủ được cả Liên Xô, Trung
Quốc, các nước XHCN, các nước không liên kết, nhân dân thế giới và hình
thành trên thực tế “mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm
lược”.
Hiệp định Paris và thắng lợi của nhân dân Việt Nam góp phần mở ra một
chương mới trong cục diện Đông Nam Á: Mỹ rút lui về quân sự khỏi Đông
Dương và Đông Nam Á; khối SEATO giải tán; xu thế hồ bình, trung lập phát


×