Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÀI TẬP LỚN TÌM HIỂU VỀ Công ty bia Huế HUDA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 18 trang )

Lời mở đầu:
Huế, nổi tiếng với thành vách, miếu mạo nhưng nếu bàn về ngành cơng nghiệp
thì khơng thể nào khơng nói đến Cơng ty Bia Huế, nơi sản xuất ra sản phẩm bia
HUDA mang tầm cỡ quốc tế, được khách hàng ưa chuộng, yêu mến, tin dung.
Bên cạnh vấn đề cạnh tranh thị trường, sản phẩm tiêu thụ thì vấn đề sản xuất
cũng rất được công ty quan tâm. Và vấn đề an toàn và vệ sinh lao động là vấn đề
cấp thiết mà vất cứ nhà máy thực phẩm nào cũng chú ý, quan tâm, đôn đốc thực
hiện. Và công ty Bia Huế cũng như vậy.
25 năm- một chặng đường quá dài và khó khăn để gầy dựng lên được thương
hiệu như ngày hôm nay. Công ty bia Huế đã không ngừng nỗ lực trong các khâu
tự động hóa máy móc, thiết bị; hệ thống hóa các nhà xưởng, chế biến đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm; phát triển và nâng cao trình độ nhân lực... Tạo tiền đề để
HUDA có thể gặt được một số thành quả như ngày hôm nay.

Làm thế nào mà sản phẩm của công ty Bia HUẾ 25 năm qua vẫn đứng trụ ở
mảnh đất miền Trung thân thương này và được mọi người ưa chuộng đến như
thế. Chính là nhờ sự quản lí chặt chẽ ở tất cả các giai đoạn, song song với nó là
vấn đề vệ sinh và an tồn thực phẩm ln được người kĩ sư quan tâm hàng đầu.
Như thế mới cho ra những sản phẩm có chât lượng cao và giá cả hợp lí với người
tiêu dùng. Đó cũng chính là cái xương sống của nhà máy bia. Cái cốt lõi trường
tồn của kinh doanh cho đến ngày hôm nay.


Nội dung:
1. Vấn đề vệ sinh các thiết bị máy móc trong q trình sản xuất
2. Vi khí hậu trong sản xuất
3. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất
4. Tiết kiệm năng lượng
5. Sản xuất sạch hơn
6. Nguyên tắc hoạt động của các thiết bị
7. Xử lí nước thải


8. Hệ thống hơi- điện- nước tại nhà máy
9. Nguyên tắc an tồn
10.Vệ sinh thực phẩm.
11.Hệ thống phịng cháy chữa cháy- biển báo an toàn


1. Vấn đề vệ sinh các thiết bị máy móc trong quá trình sản xuất:
Trong hệ thống nhà máy bao gồm phân xưởng nấu, phân xưởng lên
men, phân xưởng chiết, phân xưởng hơi-điện- nước và khu xử lí nước thải.
Hệ thống các phân xưởng được thiết kế liền kề nhau thuận tiện cho dây
chuyền liên tục làm việc.
 Ở phân xưởng nấu, gồm có máy nghiền, thùng lọc, nồi houlon, thùng
whirlpool, thiết bị làm lạnh, chế độ vệ sinh thiết bị nấu, nồi nấu malt và
nồi nấu gạo. Khi tiến hành quá trình nấu, hơi đi qua các ống hơi truyền
nhiệt cho thành nồi và đáy nồi để đun nóng dịch cháo.Ngồi ra thiết bị
có lắp hệ thống đường ống nước vệ sinh ở phía trên nhằm vệ sinh thiết
bị.
 Chế độ vệ sinh thiết bị nấu: Thông thường cuối tuần tiến hành vệ sinh
toàn bộ thiết bị, riêng đối với nồi houlon thì 8 mẻ phải vệ sinh một
lần. Vì nồi này cần nâng nhiệt lớn, nên nhiệt độ cao, hiện tượng cặn
bám do nhiệt thường xuyên xảy ra làm giảm hệ số truyền nhiệt của
thiết bị.
 Qúa trình vệ sinh: Lúc đầu rửa bằng nước nóng 80 0C trong vòng 5
phút, nước rửa này được đưa xuống cống. Sau đó bơm NaOH nóng
nồng độ 2% có thêm chất tẩy rửa bề mặt để rửa thiết bị; xút được tuần
hoàn trở lại thùng chứa. Và cuối cùng được rửa lại bằng nước nóng.
Lần này nước nóng được tuần hồn về thùng chứa.
 Đối với những thùng có nhiệt độ: nồi gạo, nồi malt, nồi houblon thì
thời gian rửa là 60 phút, cịn đối với thùng ít hoặc khơng có nhiệt thì
làm khoảng 30 phút.

 Ở phân xưởng lên men, có các thiết bị như: thiết bị lên men, thiết bị lọc
khung bản, hệ vệ sinh thiết bị
 Hệ vệ sinh trong nhà máy gồm một bể có 3 khoang, một
khoang chứa NaOH 2%, một khoang chứa nước thu hồi và
một khoang chứa chất diệt khuẩn oxonia.
 Có 3 hệ vệ sinh khác nhau:
- Đối với các thùng chứa men địi hỏi chế độ tiệt trùng gắt gao
thì ta có hệ vệ sinh nước nóng như thùng chưa men và thùng
nhân giống
- Đối với các thùng chứ khơng địi hỏi chế độ tiệt trùng gắt gao
ta có hệ vệ sinh nước lạnh.
 Ở phân xưởng chiết bao gồm 3 dây chuyền: 2 dây chuyền chiết chai và
một dây chuyền chiết lon.
 Trước khi bia được chiết vào chai hay lon, chai hay lon phải
qua q trình rửa sạch. Mục đích của quá trình rửa chai nhằm
rửa sạch bên trong và bên ngoài vỏ chai. Vỏ chai sau khi được


rửa sạch được đưa lên đèn chiếu để kiểm tra độ sạch của chai.
Những chai đạt yêu cầu sẽ được băng tải chuyển đến máy
chiết chai, chai chưa rửa sạch được đem đi rửa lại.
 Sau khi chiết cần kiểm tra độ đầy và loại những chai không
đạt yêu cầu. Sau đó bia được đưa đến máy thanh trùng. Mục
đích của quá trình thanh trùng nhằm tiêu diệt lượng nấm men
cịn sót lại và một số vi sinh vật có trong bia, nhằm ổn định
chất lượng bia, kéo dài thời gian bảo quản. Sau khi thanh
trùng, kiểm tra xem có chai nào bị nứt, bị xì, hoặc khơng đạt
yều cầu. Cuối cùng chai bia được bóc vào két. Cái két này đã
được rửa sạch bằng máy rửa két.
 Xuyên suốt quá trình nấu, lên men, chiết thì vấn đề vệ sinh ln bám sát

từng cơng đoạn một. Từ đó cho thấy vấn đề vệ sinh thực phẩm đóng vai trị
quan trọng trong q trình sản xuất thực phẩm.
2. Vi khí hậu trong sản xuất:
Nhiệt độ trong hệ thống nhà máy bia phụ thuộc vào chức năng hoạt động mà
có nhiệt độ cao, thấp hay trung bình. Ở phân xưởng nấu bia, đó là nơi có nhiệt độ
cao nhất khoảng 780C,ở phân xưởng lên men có khu vực làm lạnh dịch đường và
lên men có nhiệt độ từ 100C 120C, ở khu vực ủ bia nhiệt độ từ 00C20C . Nhiệt
độ trung bình của con người tầm 37 0C khơng thích hợp với mơi trường làm việc
đó được, nên nhà máy đã có những biện pháp riêng để trang bị cho các kĩ sư hay
công nhân lao động những bộ đồ cách nhiệt, các phương tiện bảo vệ cá nhân khác
nhằm thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra quá trình hoạt động của các thiết bị,
máy móc và bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Hạn chế sự ảnh hưởng của
các yếu tố nguy hiểm hay có hại gây bệnh nghề nghiệp. Ngồi ra những khu vực
có nhiệt độ cao người ta lắp các thiết bị thơng gió, khơng những thế cịn xây dựng
khu vực nghỉ dưỡng cho cơng nhân, có chế độ khám định kì sức khỏe hằng năm
cho công nhân.
3. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất:
Tiếng ồn và rung động ảnh hưởng đến các hoạt động trong sản xuất. Thay vào
đó người ta lắp đặt và điều chỉnh quạt hút làm giảm 1% nguyên liệu thất thốt.
Tiếng ồn và rung động cịn gây cảm giác khó chịu cho cơng nhân làm việc nhất là
độ nhạy cảm của thính giác.Biện pháp thường áp dụng cho trường hợp này là sử
dụng phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác là nút tai hay bao tai để giảm thiểu sự
ảnh hưởng đó.Ngồi ra khi mức độ ồn và độ rung quá cao người ta sẽ xét lại sự
hoạt động của máy móc để điều chỉnh phù hợp với mức qui định về tiếng ồn và
rung động.
4. Tiết kiệm năng lượng:


Xác định việc tiết kiệm năng lượng (TKNL) là yếu tố then chốt trong giảm chi
phí sản xuất, bình ổn giá sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh và đời sống cho

CBCNV, nhiều năm qua, Công ty TNHH Bia Huế đã áp dụng các giải pháp
TKNL một cách hiệu quả.
Những giải pháp TKNL hiệu quả phải kể đến đó là: Cải tạo hệ thống cấp nước
ở bẫy bọt CO2 tại khu vực thùng lên men và hệ thống thu hồi CO 2; cải tạo hệ
thống làm mát nước ở hệ thống hóa lỏng CO2 và hệ thống lạnh.

Với thiết bị hiện có; tận dụng nước rửa cuối tại thùng lọc và bã hoa tại thùng
lắng xốy trong; thay thế tồn bộ bóng đèn cao áp bằng bóng đèn Compact có
cơng suất tiêu thụ điện năng thấp. Mới đây, Công ty còn áp dụng phương pháp
mua hơi đốt từ vỏ trấu thay thế hơi đốt sử dụng dầu FO.
Việc sản xuất bia của Công ty TNHH Bia Huế tiêu hao năng lượng tương đối
tốt, tức là nằm trong giới hạn cho phép hoặc thấp hơn so với các nhà máy bia sử
dụng công nghệ tiên tiến. Song, giai đoạn trước khi áp dụng các giải pháp tiết
giảm năng lượng, mỗi năm lượng điện, dầu, nước tiêu thụ không nhỏ. Từ 20082009, mỗi năm, Công ty TNHH Bia Huế sử dụng từ hơn 10 - 12 triệu kWh điện;
4 - 4.6 triệu lít dầu FO; gần 900.000m 3 nước cho sản xuất. Sau khi áp dụng các
sáng kiến TKNL trên, hiện nay, mỗi năm lượng điện tiêu thụ giảm từ 2-2.2 triệu
kWh; nước hơn 58.000m3; nhiên liệu hơn 220000kg. Nhờ vậy, Công ty TNHH
Bia Huế tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm. Riêng sáng kiến TKNL từ việc tối ưu
hóa hệ thống lạnh tại Nhà máy Bia Phú Bài, hàng năm tiết kiệm hơn 185000


USD. Nhờ tiết kiệm chi phí, Cơng ty TNHH Bia Huế đầu tư trang thiết bị phục vụ
sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho CB-CNV.
Anh Nguyễn Thái Hà, Phó giám đốc kỹ thuật Cơng ty TNHH Bia Huế cho
biết, để quán triệt chủ trương TKNL của đơn vị đến từng CB-CNV, hàng năm,
Công ty đều đặt chỉ tiêu TKNL cho từng bộ phận cụ thể. Sau đó, các bộ phận
triển khai đến từng CB-CNV. Cuối năm, Ban giám đốc có thưởng phạt xứng đáng
cho tập thể và cá nhân thực hiện tốt hoặc khơng tốt tiêu chí này. Bên cạnh việc
xây dựng tiêu chí, Cơng ty TNHH Bia Huế còn thường xuyên lồng ghép tuyên
truyền TKNL trong các buổi họp, tập huấn để nâng cao ý thức cho CB-CNV trong

việc TKNL.
Mục tiêu của Công ty TNHH Bia Huế là tiết kiệm càng nhiều chi phí sản xuất
càng tốt. Tiết kiệm được chi phí sản xuất có nghĩa là ngồi bình ổn giá sản phẩm,
nâng cao thu nhập cho CB-CNV, cịn góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
của bia Huế trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Với ý nghĩa đó, Cơng ty TNHH
Bia Huế đề ra các kế hoạch TKNL cả trước mắt cũng như lâu dài. Theo đó, xây
dựng các định mức tiêu thụ năng lượng cụ thể hàng năm, theo phương châm năm
sau ít hơn năm trước. Phát động phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Ưu tiên
thực hiện các giải pháp mang tính đầu tư thấp, chủ yếu hiệu chỉnh quy trình vận
hành. Bảo trì, bảo dưỡng tồn bộ thiết bị máy móc trên dây chuyền sản xuất một
cách hợp lý. Hồn thiện việc kiểm sốt năng lượng một cách cụ thể và chính xác
nhất. Bổ sung lắp đặt thiết bị đo điện, nước, hơi, khí nén tại những hộ tiêu thụ
chính trong từng cơng đoạn sản xuất của nhà máy.
Xác định con người là yếu tố then chốt trong việc thực hiện TKNL, Công ty
TNHH Bia Huế luôn quan tâm tổ chức đào tạo, tham quan học tập về kinh
nghiệm và mơ hình quản lý tối ưu hóa sản xuất tại Nhà máy Bia Malaysia trong
hệ thống Tập đoàn Bia Carlsbreg. Công ty TNHH Bia Huế cũng xác định, TKNL
cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường bằng việc giảm lượng khí thải từ các
nhà máy ra mơi trường. Vì vậy, trong thời gian tới, Cơng ty TNHH Bia Huế sẽ
tiếp tục ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong việc TKNL, nhằm giảm
thiểu tối đa lượng khí thải từ việc đun nấu để sản xuất bia. Trong đó, việc sử dụng
hơi đốt từ trấu thay dầu FO tại Nhà máy Bia Phú Thượng trong tháng 7 tới là một
minh chứng cụ thể cho vấn đề này.
5. Sản xuất sạch hơn:
Với công suất thiết kế 80 triệu lít/năm, trong năm 2009, cơng ty Bia Huế đặt
kế hoạch nâng cơng suất lên 160 triệu lít/năm.
Nhà máy đã phát động chương trình SXSH trong tất cả các bộ phận, đồng thời
thành lập nhóm SXSH làm nịng cốt do Giám đốc Nhà máy trực tiếp làm Trưởng
Ban, chỉ đạo điều hành. Công việc đầu tiên của Ban là rà soát tổng thể đưa ra các



cơ hội, mỗi tuần thực hiện một chủ đề “nóng” liên quan đến SXSH, sau đó tổng
kết rút kinh nghiệm và duy trì thực hiện. Chỉ trong thời gian ngắn tham gia dự án
SXSH, các bộ phận của Nhà máy đã đề xuất 60 giải pháp đi sâu vào cải tiến kỹ
thuật, tối ưu hóa thiết bị sản xuất, qui trình sản xuất ở nhà nấu, nhà men, khu vực
chiết chai, động lực, góp phần tăng hiệu quả sản xuất của Nhà máy. Đặc biệt các
chỉ số môi trường của Nhà máy được cải thiện đáng kể.
5.1Tại khu vực nhà nấu, Nhà máy đã áp dụng 4 giải pháp chính gồm: Kiểm tra
chặt chẽ nguyên liệu nhập vào; Điều chỉnh lại lượng gió hút bụi tại các máy
sàng; Chắn cửa hút gió trong máy sàng để giảm một nửa lượng gió và nâng
cao khoảng cách các họng gió với mặt sàn; Thường xuyên điều chỉnh lưu
lượng gió hút bụi hợp lý cho các mẻ cân. Kết quả, Nhà máy đã giảm được
lượng bụi từ 160 kg/ mẻ (tháng 9/2008) xuống cịn 90 kg/ mẻ (tháng 11/2008).
Ngồi ra cịn tiết kiệm được lượng điện khi chạy máy hút bụi.
5.2Tại khu vực nhà men, 6 giải pháp SXSH đã được áp dụng như: Giảm lượng
nước đuổi dịch và dịch đuổi nước trong quá trình nhận dịch. Điều chỉnh lượng
O2 cung cấp vào dịch cho phù hợp để tránh trào dịch. Thay đổi lại quy trình xả
men, chỉ xả 1 lần sau khi nhận dịch, 1 lần sau 2 ngày đạt -10 C và 1 lần trước
khi lọc 2 ngày. Sau khi xả phần men đặc để đưa bia đi lọc, lấy phần bia lẫn
men đưa vào tank thứ cấp của hệ thống lọc, sau khi bia đã trong thì đưa bia
đến tank đệm trước bằng tay, sau đó tiến hành lọc. Thống nhất thao tác của các
ca vận hành trong quá trình dùng nước đẩy bia và bia đẩy nước. Lắp đặt đồng
hồ đếm bia. Khu vực nhà men này, chỉ riêng chất khô đã tiết kiệm được
1,24%, tương ứng với 1,1 tỉ đồng cho cơng suất 80 triệu lít/năm. Tại một số
khu vực khác như khu vực chiết chai, phịng thí nghiệm, phân xưởng cơ điện,
chương trình thay đổi thiết kế một số công đoạn mà qua khảo sát thấy chưa
phù hợp.
 Kết quả thu được rất khả quan. Thời gian bảo dưỡng máy nén CO 2 tăng lên
2.5 tháng. Lượng xỉ đường bám ở các van rất ít, khơng cịn bị gãy các lá
van, số lò xo lá bị giảm rất nhiều, từ 7/64 cái khi chưa cải tiến cuống 1/64

cái sau cải tiến trong 3 tháng; Hiệu suất nén của máy nén tăng, lượng nước
tiêu thụ cho tẩy bọt ở khu vực tank lên men giảm từ 11.4 lít/kg CO2 xuống
1.9 lít/kg CO2.
 Từ kết quả trên Nhà máy Bia Phú Bài dự kiến sẽ tiếp tục duy trì công
tác SXSH một cách hệ thống hơn, bao gồm việc thường xuyên đo
đạc, giám sát, đưa ra các giải pháp cải tiến và thực hiện để đạt được
các mục tiêu đề ra là: Giảm hao hụt chất khô; Giảm tiêu thụ nhiệt
năng; Giảm lượng nước tiêu thụ; Giảm hóa chất vệ sinh; Tăng hiệu
suất dây chuyền chiết chai; Giảm điện năng tiêu thụ; Giảm lượng
nước tiêu thụ và áp dụng 5S.
6. Nguyên tắc hoạt động của các thiết bị:


6.1.1 Máy nghiền:
1. Máy nghiền malt:
a. Mục đích: Để nghiền malt thành mãnh nhỏ tăng bề mặt tiếp xúc với
nước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nấu.
b. Nguyên tắc hoạt động: Hai cặp trục của máy nghiền được phân bố phía
trên và phía dưới của sàng rung. Malt sau khi nghiền ở cặp trục thứ
nhất, được đưa xuống sàng rung, phần lọt sàng được thu gom vào thùng
chứa, phần không lọt sàng được đưa vào cặp trục thứ hai để nghiền lại
một lần nữa.
c. Yêu cầu: Malt sau khi nghiền, vỏ trấu của nó càng nguyên càng tốt vì
lớp trấu góp phần tạo nên lớp lọc về sau đồng thời hạn chế các chất
khơng có lợi có trong vỏ trấu vào trong bia.
2. Máy nghiền gạo: Là máy nghiền 1 cặp trục. Gạo sau khi nghiền ở cặp
trục thứ nhất được đưa xuống sàng rung ,phần lọt sàng được thu gom
vào silô chứ
6.1.2 Nồi nấu gạo:
1. Cấu tạo:



2. Nguyên tắc hoạt động:
Sau khi nghiền gạo cùng với malt lót được đưa vào nồi, có chứa nước.
Thiết bị có dạng thân trụ đáy cầu, nắp có dạng hình nón có lắp ống thốt hơi. Hệ
thống cấp hơi gián tiếp để gia nhiệt đồng thời thân nồi, đáy nồi được bao bọc bởi
một lớp bảo ôn. Trục nồi nấu có lớp cánh khuấy để đảo trộn dịch, tránh hiện
tượng gạo bị vón cục và để cho q trình đường hoá xảy ra triệt để hơn. Khi tiến
hành nấu hơi đi qua các ống hơi truyền nhiệt cho thành nồi và đáy nồi để đun
nóng dịch cháo. Gạo sau khi nghiền được vít tải đưa vào cửa số (2). Tiến hành bật
cánh khuấy (16). Sau khi cho hết nguyên liệu vào mới tiến hành gia nhiệt lên
90oC trong 20 phút. Hệ thống gia nhiệt bao trùm hết đáy và 1/3 thân thiết bị.
Nguyên liệu được gia nhiệt bằng tác nhân hơi nước. Sau đó tiếp tục nâng nhiệt độ
lên đến nhiệt độ sôi và giữ trong 20 phút để quá trình đường hố xảy ra hồn tồn.
Sau khi đường hố đạt yêu cầu thì tháo dịch cháo ra theo cửa số (13). Ngồi ra
thiết bị có lắp hệ thống đường ống nước vệ sinh ở phía trên nhằm vệ sinh thiết bị.
6.1.3 Nồi nấu malt:
1. Cấu tạo:


2. Nguyên tắc hoạt động:
Malt sau khi nghiền cùng với nước được đưa vào nồi nhờ bộ phối trộn.
Nồi malt cũng được làm bằng thép khơng gỉ, nồi có dạng hình trụ đáy cơn kích
thước lớn hơn nồi gạo, nắp hình nón có lắp ống thốt hơi. Hệ thống cấp hơi gián
tiếp để gia nhiệt đáy nồi được bao bọc bởi một lớp bảo ơn. Trục nồi nấu có lắp
cánh khuấy để đảo trộn dịch tránh hiện tượng vón cục. Khi tiến hành nấu hơi đi
qua các ống hơi truyền nhiệt cho đáy nồi để đun nóng dịch cháo. Nhưng ở nồi
malt cịn có thêm một bộ phận nữa là bộ hồ malt. Q trình hồ malt được thực
hiện như sau: malt được phân phối xuống buồng hoà malt ở thiết bị hồ malt, ở
dưới thiết bị hồ malt có một đường ống dẫn nước nóng, nước được phun lên ở

dạng tia để tránh hiện tượng vón cục, nước được dùng có nhiệt độ 42 0C. Nguyên
liệu được cho vào ở cửa số (17) và nước cho vào ở đường ống số (14). Nước và
Malt được hoà đều với nhau nhờ bộ hoà malt (16). Nước và malt sau khi hồ đều
thì theo đường ống qua bộ phận phân phối đi vào nồi nấu malt. Hệ thống gia nhiệt
ở nồi nấu malt chỉ bao trùm ở phần đáy của thiết bị bởi vì nhiệt độ nấu malt thấp
hơn nhiệt độ nấu gạo. Ở nồi malt người ta bơm nước vào có nhiệt độ khoảng 42 oC
cùng lúc với malt. Sau khi q trình đường hố kết thúc thì tiến hành chuyển qua
thùng lọc.
6.1.4 Thùng lọc:
1. Cấu tạo:

Ghi chú: 1: Dịch vào 6: Ống gom dịch lọc 2: Lưới lọc 7: Dịch ra 3: Ống dẫn
nước vệ sinh 8: Động cơ 4: Vòi phun 9: Bộ phận chuyển bã 5: Răng cào 10:
Thùng chứa bã Thùng lọc có đường kính 4800 mm, thể tích 317 hl.
Thiết bị thân trụ đáy bằng, gần đáy thiết bị có lớp lưới lọc bằng kim loại. Bên
trong thiết bị có cánh khuấy có tác dụng hình thành lớp lọc và cào bã: bộ phận


cánh khuấy gồm ba cánh được hàn kín trên trục, trên mỗi cánh có gắn các thanh
xoắn và thanh thẳng cũng như các tấm đồng cào bã. Cánh khuấy được vận hành
bằng motor dẫn động. Đáy thiết bị có lắp hệ thống ống gom dịch lọc. Ngồi ra ở
phần rìa đáy có hố thốt bã; phía dưới là thùng chứa bã với cơ cấu vít tải đẩy bã
ra ngồi. Thiết bị cịn có các cơ cấu phụ trợ như thùng cân bằng, hệ thống nước
rữa bã và hệ thống nước vệ sinh.
2. Nguyên tắc hoạt động:
Dịch cháo sau khi đường hoá xong được chuyển qua thùng lọc theo 2 cửa
số (1). Trước khi lọc cho nước nóng vào ngập bề mặt lưới lọc (khoảng 5 hl), để
tránh khối cháo dễ bít bề mặt khối lọc làm tắc nghẽn ống và hạn chế sự tiếp xúc
với oxy. Lưới lọc là một sàng lưới được làm bằng thép không gỉ. Khi khối cháo
chuyển vào thùng lọc thì cánh khuấy hoạt động để giàn đều bã ra bề mặt sàn lưới.

Nguyên tắc lọc là dựa vào sự chênh lệch áp suất phía trên và phía dưới màng lọc,
dịch đường tự chảy qua lưới lọc vào các ống gom (6). Dịch được tuần hoàn trở lại
cho đến khi nào trong mới tiến hành bơm qua thùng houblon hoá. Cánh khuấy
được gắn vào trục trung tâm. Cả hệ thống có thể nâng lên hạ xuống nhờ động cơ
(8) đặt ở dưới đáy thiết bị. Việc cào bã được thực hiện nhờ hệ thống lưỡi dao đẩy
bã đặt nghiêng một góc xác định so với cánh khuấy nhằm đưa bã từ tâm ra ngoài.
Sau khi lọc dịch đầu tiên tiến hành phun nước ấm 76oC để rửa đường hồ tan cịn
sót lại. u cầu sau khi rửa bã nồng độ chất khô < 1% là đạt.
6.1.5 Thiết bị houblon hóa:
1. Cấu tạo: Thiết bị houblon hóa được làm bằng thép khơng gỉ, có dạng hình
trụ đáy chỏm cầu.

Thiết bị houblon hóa
Ghi chú:


1)
2)
3)
4)
2-

Ống thoát hơi;
Nước vệ sinh các ống chùm;
Bộ phận truyền nhiệt;
Ống tháo nước ngưng;
Nguyên tắc hoạt động:

5)
6)

7)
8)

Ống cấp hơi;
Dịch vào;
Nón phân phối;
Nước vệ

Dịch đường từ thiết bị lọc được chuyển vào thùng qua cửa 6 đặt dưới đáy.
Nếu thùng đang hoạt động thì dịch được chuyển qua thùng trung gian. Trong
thùng houblon có bộ phận truyền nhiệt 3 dạng ống chùm, dịch đi trong ống hơi đi
vào khoảng cách giữa các ống nhằm truyền nhiệt cho dịch đường. Khi đó dịch
được phun qua các ống chùm lên nón phân phối 7 có tác dụng như cánh khuấy để
dịch trong nồi ln chuyển động để q trình truyền nhiệt được tốt. Nhiệt độ
houblon hóa là 1000C và được thực hiện trong 1h. Sau đó dịch được bơm qua
thùng lắng xốy tâm cũng qua cửa 6. Hơi gia nhiệt cho dịch vào theo cửa 5, nước
ngưng được tháo ra qua cửa 4.
6.1.6 Thiết bị lắng Whirlpool:
1. Cấu tạo:

2. Nguyên tắc hoạt động:
Dịch được bơm vào thùng qua đường ống đột thu để có vận tốc lớn trước
khi vào thiết bị, dịch được đưa vào theo phương tiếp tuyến với thùng và tạo nên
lực xoáy tâm, cặn hoa được lắng và tập trung ở tâm của đáy thùng, dịch trong
được đưa qua thiết bị làm lạnh trước khi tiến hành lên men. Bã hoa được lấy ra
theo cách thủ công.
6.1.7 Thiết bị làm lạnh:


1. Cấu tạo:

Dùng thiết bị làm lạnh kiểu bản mỏng. Thiết bị làm lạnh có cấu tạo là các
tấm bản gấp sóng chế tạo từ thép khơng gỉ, trên mổi tai có đục một lổ trịn, với
cấu tạo như vậy khi ghép chúng lại thì sẽ tạo thành 4 đường dẫn, bia vào (1), bia
ra (2), chất tải lạnh vào(3), chất tải lạnh ra (4), chất tải lạnh là H20 3-40C.

 Ghi chú: Đường chất tải lạnh vào. Đường bia vào.
2. Nguyên tắc hoạt động: Dịch ra khỏi thùng Whirlpool khoảng 980C được
bơm vào thiết bị làm lạnh kiểu bản


7. Xử lí nước thải:
Tồn bộ nước thải của nhà máy được tập trung ra cống, trong nước
thải này có chứa lượng chất hữu cơ và những chất bẩn khác nên không thể
thải trực tiếp ra sông mà phải cần hệ thống xử lí. Ở nhà máy sử dụng phương
pháp vi sinh để xử lí nước thải. Tuy khơng xử lí triệt để nhưng góp phần giữ
vệ sinh và chống ơ nhiễm mơi trường.
a) Quy trình xử lí nước thải:
Nước thải từ nhà máy Cống Bể ngầmBể cân bằngBể metanBể
hiếu khíBể gạn lọc Nước sạch thải ra sơng.
b) Thuyết minh quy trình cơng nghệ:
Bể tiền sử lý
Nước thải từ các phân xưởng sản xuất dẫn về bể tiền xử lí qua các bước lọc rác
và lắng sơ bộ trước khi được bơm vào bể thu nước.
8. Hệ thống hơi - điện - nước tại nhà máy:
8.1Hệ thống điện:
Trong nhà máy điện được sử dụng dưới 2 dạng: điện chiếu sáng và điện động
lực.
 Để chiếu sáng nhà máy sử dụng 3 loại bóng đèn:
o Đàn huỳnh quang bóng bầu dục,ánh sáng trắng, công suất 100W để
chiếu sáng các khu vực nhà máy.

o Đèn tuýp huỳnh quang, ánh sáng trắng, công suất 40W.
o Đèn trịn dây tóc, ánh sáng vàng, cơng suất 100300W.
8.2Hệ thống hơi:
Tại nhà máy, hơi được dùng để dung nóng nồi gạo, nồi malt, nồi houblon. Hơi
cịn dùng làm lạnh dịch lên men cũng như trong quá trình chiết rót:
- Hơi gồm có hơi nóng và hơi lạnh. Hơi được cung cấp từ lò hơi của nhà
máy, sau khi thực hiện xong chức năng của mình hơi được hồi lưu trở lại
hoặc thải ra ngồi. Nước ngưng thì được thải ra ngồi
- Đường ống dẫn hơi đều có lớp bảo ơn bên ngồi để tránh tổn thất nhiệt ra
môi trường xung quanh và để đảm bảo hiệu suất của quá trình làm lạnh và
gia nhiệt.Hơi từ lo hơi theo các đường dẫn ống đến các phân xưởng nấu,
lên men. Tại mỗi nơi thiết bị đều có ống dẫn hơi vào và ra.


8.3Hệ thống nước:
 Nước được sử dụng tại nhà máy nhằm nấu bia và vệ sinh thiết bị bao bì.
 Nước sử dụng cho nhà máy phải đẩm bảo các chỉ tiêu về vi sinh vật, hóa
học, lí hóa. Nước được cung cấp từ nhà mấy nước trong thành phố. Sau
khi nước được bơm về nhà máy, nước được chứa trong bể để cho mùi
clo bay đi tránh những ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Sau đó
mới được đưa vào sản xuất thông qua các hệ thống ống dẫn.
 Nước sau khi dùng xong, theo đường ống dẫn về khu vực xử lí nước
thải.Tại nhà máy cịn có hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt, để chủ
động nước cho mùa hè.
9. Nguyên tắc an toàn:
Trước khi giao ca hay nhận ca, tất cả cán bộ, công nhân trong phân xưởng
phải thực hiện các quy định sau nhằm đảm bảo an toàn lao động và nâng cao
hiệu quả trong quá trình sản xuất:
o Phải kiểm tra hệ thống máy móc xem có vật cản hay hư hỏng gì
khơng, kiểm tra các dây tiếp đất đề phòng rò rỉ, điện giật.

o Sử dụng khẩu trang, găng tay, áo blue, giày, mũ bảo hiểm đề phịng
hố chất chạm phải, bia nổ, bỏng...
o Làm đúng theo hướng dẩn sơ đồ quy trình cơng nghệ, tuyệt đối
khơng tự ý làm khác. Khi cần thay đổi bất cứ điều gì phải thơng báo,
đề nghị trước với trưởng ca hoặc người có trách nhiệm.
o Người lao động , tuỳ theo từng phân xưởng mà phải biết và tuân thủ
theo các quy định, thường xuyên được tập huấn về nội quy an toàn
lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chửa cháy và được cấp bảo
hộ lao động.
o Trong quá trình lao động người lao động phải xem, theo dõi kịp thời
phát hiện những hư hỏng, trục trặc, những yếu tố nguy hiểm nhanh
chóng xử lý hay báo cáo ngay cho trưởng ca hoặc người có trách
nhiệm biết.
o Những vấn đề liên quan đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhà
máy sẽ giải quyết theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Trong
nhà máy thì tất cả các cán bộ cũng như cơng nhân đều nghiêm túc
chấp hành theo những qui định mà cơng ty đưa ra. Tuy nhiên trong
q trình sản xuất thì những sai sót có thể mắc phải là điều không thể
tránh khỏi và tuỳ theo mức độ vi phạm mà nhà máy có hình thức xử
lý khác nhau.


10.Vệ sinh thực phẩm:
Vệ sinh thực phẩm là điều kiện an toàn đầu tiên cho người tiêu dùng
nên phải quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình sản xuất.
Yêu cầu:
 Người bị bệnh truyền nhiễm không được vào phân xưởng sản xuất.
Không được đổ rác trong phân xưởng hay gần phân xưởng sản xuất
vì đó là nguồn gây ơ nhiễm cho môi trường sản xuất và ảnh hưởng
đến vệ sinh an tồn của thực phẩm.

 Cơng nhân phải có đủ sức khoẻ để đảm bảo được công tác được
giao. Phải mặt áo bảo hộ lao động theo quy định ở các phân xưởng.
Các máy và thiết bị tiếp xúc với sản phẩm phải được rửa và sát
trùng sạch sẽ thường xuyên.
Trước khi nhận ca hay bàn giao ca sản xuất, nhân viên sắp xếp, phân công
lau chùi xưởng, vận hành theo quy định đề ra. Trong quá trình sản xuất bia để
chất lượng của bia được đảm bảo và an tồn vệ sinh thực phẩm thì u cầu tất
cả các nhân viên trong quá trình vận hành sản xuất phải tuân thủ một cách
nghiêm ngặt những nội quy về an tồn vệ sinh thực phẩm mà cơng ty đề ra.
Nước sau khi xử lý đổ ra môi trường phải đúng quy định của nhà nước. Nhà
máy khi sản xuất thì sẽ thải ra một lượng nước thải rất lớn, điều này được nhà
máy rất quan tâm vì nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường. Nước thải
chảy theo hệ thống thoát nước thải và được nhà máy xử lý theo phương pháp
bể sinh học, đây là phương pháp rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại các
nhà máy cơng nghiệp.
11.Hệ thống phịng cháy chữa cháy- biển báo an tồn:
Trong hệ thống cơng ty được trang bị các phương tiện chữa cháy ở các cầu
thang hay góc tường.
Đặt chng cảnh báo khi có hỏa hoạn xảy ra.
Thường xuyên huấn luyện, giáo dục và tuyên truyền cho công nhân về cơng
tác phịng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn cho người và của.
Các biển báo an toàn được đặt ở trước khu vực nguy hiểm.


Kết luận:
Để đảm bảo một nhà máy, công ty hoạt động tốt ngồi việc áp dụng
cơng nghệ trang thiết bị hiện đại, an tồn lao động và vệ sinh mơi trường cũng là
vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.Nó khơng chỉ mang lại sức khỏe tốt cho
người lao động. tăng năng suất làm việc, bảo vệ môi trường mà cịn tạo hình ảnh tốt
với người tiêu dùng.Đi đơi với nâng cấp dây chuyền công nghệ nhà công ty Bia

Huế cũng đang tuân thủ đúng nguyên tắc và áp dụng các biện pháp cụ thể trong
công tác đảm bảo an tồn lao động và vệ sinh mơi trường.
Tuy cịn nhiều thiếu sót nhưng khơng thể phủ nhận hiệu quả mà nó
mang lại. Qua thời gian tìm hiểu thực tế cùng với kiến thức thu nhận được từ bộ
môn kĩ thuật an tồn và mơi trường em đã hồn thành bài tiểu luận này. Qua đây e
xin chân thành cảm ơn các thầy cơ, các anh chị khóa trên đã cung cấp cho em nhiều
kiến thức bổ ích để hồn thành tốt bài làm của mình.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ
Khoa Cơ Khí – Cơng Nghệ
------------

BÀI TIỀU LUẬN
Tên đề tài: “Anh (chị) hãy tìm hiểu vấn đề an tồn lao động và vệ sinh
mơi trường ở một nhà máy thực phẩm mà anh chị biết”.

Bộ mơn: Kĩ thuật an tồn mơi trường
GVHD: Nguyễn Thị Diễm Hương
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

Huế, tháng 12, năm 2015



×