Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.31 KB, 2 trang )
Thưởng thức “nàng Tí”
Chuột Đông Nam bộ xuất hiện đều đặn quanh năm, ngoại hình cũng là chuột
nhưng mần đồ nhậu để cảm nhận khẩu vị khác biệt của nó so với giống chuột
đồng ăn lúa mới là chuyện đáng bàn
Dân ham nhậu “của lạ” kháo nhau
về một “làng chuột” liệt hạng dzách
lầu ở Biên Hoà, với các lời ca tụng
về món thịt chuột nghe đã tai còn
hơn nhân viên của “trung tâm công
nghệ hoá màu” ca bài ca con chuột.
Cái nơi người ta gọi là “làng chuột”
ấy, thực không xa lắm nếu đo từ
Sài Gòn, nằm ven sông Đồng Nai,
cách ngã ba Vũng Tàu non cây số,
gặp đường Nguyễn Văn Tỏ (hương
lộ 10 cũ) rẽ phải cắm mãi sẽ đến
“làng chuột” thuộc khu phố Thái
Hoà, phường Long Bình Tân, Biên
Hoà.
Giống chuột quậy tung trời các nương ngô, vườn khoai mì, khoai lang, củ sắn
miệt Đông Nam bộ được đánh bẫy, thu gom chuyển về “làng chuột” Bến Gỗ
cho dân nhậu ngâm cứu.
Chuột miền Đông lang bạt trên đất khô, chui lủi hang hốc gặm khoai nên
lông lá láng mướt, ửng vàng trông đã con mắt, được dân nhậu gọi là chuột
cơm, hay chuột lông vàng, tình trạng cơ thể tròn trịa cỡ nửa nắm tay, lên
bàn cân độ bốn em một ký. Theo lý giải của tay thợ mần chuột chuyên
nghiệp ở quán Sáu Danh – trung tâm của “làng chuột” thì giống chuột miền
Đông mập, nhưng không mắc bịnh béo phì nung núc như giống chuột đồng
ăn lúa ở miền Tây, do chạy nhảy nhiều, xơi khoai sắn nên thịt chắc nịch,
ngon lạ lùng, ăn một ghiền hai mà ăn hai ghiền… hoài.
Ghé “làng chuột”, chọn quán Sáu Danh – một quán hữu tình giáp mé sông,