Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

XÂY DỰNG lực LƯỢNG vũ TRANG NHÂN dân VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.54 KB, 12 trang )

Chương 5
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM
5.1. Đặc điểm và những quan điểm nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân.
5.1.1. Khái niệm
LLVTND Việt Nam là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quản lí, có
nhiệm vụ “Chiến đấu giành và giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, bảo vệ ANQG và TTATXH, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN và những
thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước. Là lực lượng xung kích trong khởi
nghĩa tồn dân giành chính quyền, là lực lượng nịng cốt của QPTD, ANND và chiến tranh
nhân dân”. LLVTND bao gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
- Nội dung chủ yếu của khái niệm:
+ Là tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam
+ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước XHCN Việt Nam quản lí.
+ Nhiệm vụ: Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ. Bảo vệ ANQG, TTATXH, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN và những thành quả
cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước.
+ Là lực lượng nịng cốt trong khởi nghĩa giành chính quyền, xây dựng nền QPTD,
ANND và chiến tranh nhân dân.
+ LLVTND bao gồm: Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ.
5.1.2. Đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
5.1.2.1. Cả nước đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN, trong khi các thế lực thù địch chống phá ta quyết liệt trên mọi lĩnh vực:
- Đất nước đã hịa bình thống nhất, đi lên CNXH với hai nhiệm vụ chiến lược, đây là
điều kiện thuận lợi cho xây dựng LLVTND. Hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ chặt
chẽ, tác động với nhau để cùng thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ công
bằng, văn minh”. Do đó, trong khi chúng ta đặt nhiệm vụ trọng tâm vào xây dựng CNXH
không được một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “DBHB” chống phá cách mạng. Đây là
một khó khăn lớn cho ta trong xây dựng LLVTND, vì chiến lược “DBHB” của các thế lực


thù địch, chúng xác định chống phá ta về mọi mặt, trong đó LLVTND là một trọng điểm, với
mục tiêu là vơ hiệu hóa, phi chính trị hóa LLVTND. Do đó cần phải nắm chắc âm mưu, thủ
đoạn chiến lược “DBHB” của địch để có kế hoạch phịng ngừa đảm bảo xây dựng LLVTND
vững mạnh về mọi mặt.
5.1.2.2. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong điều kiện quốc tế đã thay đổi có nhiều
diễn biến phức tạp.
- Tình hình thế giới:
Chủ nghĩa xã hội ở Đơng Âu, Liên Xơ sụp đổ, phong trào cách mạng giải phóng dân
tộc trên thế giới gặp nhiều khó khăn, nhưng trên thế giới, hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn
là xu thế lớn. Đánh giá nhận định về vấn đề này Đại hội đại quốc lần thứ XIII của Đảng đã
nêu: “Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng phức tạp,
khó dự báo. Hịa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn song đang đứng trước nhiều trở


ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra
dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với mơi trường
kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế”1
- Khu vực Đông Nam Á tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định, các nước lớn đang tăng
cường ảnh hưởng của mình để lơi kéo các nước ASEAN “Đơng Nam Á có vị trí chiến lược
ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều
bất ổn”2.
- Tình hình biển Đơng thời gian gần đây có nhiều diễn biến phức tạp khó lường
“Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết
liệt...Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột 3.
5.1.2.3. Sự nghiệp đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đất nước ta bước sang thời kì
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới toàn diện và sâu rộng
hơn.
- Thuận lợi:
Tiềm lực và vị thế của nước ta được tăng cường, Đảng ta có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có đường lối độc lập tự chủ, sáng tạo, nhân dân ta có truyền thống u nước, đồn kết,

tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. LLVT ta tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân
dân “Sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin
của nhân dân ngày càng được nâng lên, tạo những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”4.
Trên cơ sở phát huy những thuận lợi của nước ta trong hiệp hội ASEAN, thành viên
tổ chức thương mại thế giới để giữ vững mơi trường hịa bình và phát triển kinh tế theo định
hướng XHCN. Đó là nền tảng vững chắc để xây dựng LLVTND.
- Thách thức:
Nước ta vẫn tồn tại những thách thức lớn được đại hội Đảng lần thứ XIII đề cập: Tụt
hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới “...đất nước ta vẫn
đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế. Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng
với tiềm năng... Tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa cao”5
Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí là nghiêm trọng; những
biểu hiện xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa “Một bộ phận cán bộ đảng viên phai nhạt lý
tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa6.
Các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “DBHB”, BLLĐ. Hiện nay và trong những
năm tới, chúng ta đang đứng trước nhiều vấn đề phải giải quyết, trong đó có những có mâu
thuẫn chủ yếu là: Nhu cầu phải đầu tư cho quốc phòng và an ninh cho xây dựng LLVTND
dân ngày càng lớn và cấp thiết, nhưng khả năng của nền kinh tế, ngân sách của Nhà nước là
rất hạn hẹp.
5.1.2.4. Thực trạng của lực lượng vũ trang nhân dân ta.
1(1-6) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2021, tr. 31, 92, 105, 107.
2


Trong những năm qua, LLVTND ta đã có bước trưởng thành vững mạnh cả về bản
lĩnh chính trị, chất lượng tổng hợp, trình độ chính quy, sức mạnh chiến đấu khơng ngừng

được nâng lên. Đã hồn thành tốt cả ba chức năng, xứng đáng là lực lượng nòng
cốt đi đầu giải quyết hiệu quả những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp mà Đảng, Nhà nước giao
cho. Song, trên thực tế cần tập trung tháo gỡ một số vấn đề sau:
- Về chất lượng chính trị: Trên thực tế, trình độ lí luận, tính nhạy bén, sắc xảo và bản
lĩnh chính trị của khơng ít cán bộ, chiến sĩ ta chưa tương xứng với vị trí, yêu cầu, nhiệm vụ
của LLVT trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Về khả năng chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của LLVT cịn có những mặt
hạn chế, chưa đáp ứng được các tình huống phức tạp (nếu chiến tranh xảy ra). Cơng tác
huấn luyện, đào tạo cán bộ cịn có những nội dung bất cập, chưa thật sát nhiệm vụ và năng
lực thực hành theo cương vị đảm nhiệm.
- Về trình độ chính quy của qn đội: Chưa đáp ứng được yêu cầu tác chiến hiện đại
và chưa tương xứng với công tác xây dựng. Chấp hành kỉ luật của một bộ phận LLVT còn
chuyển biến chậm, vẫn để xảy ra những vụ việc, ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu của
LLVT.
- Về trang bị của LLVT: Một số đơn vị, lực lượng còn lạc hậu và thiếu đồng bộ.
- Vấn đề nghiên cứu phát triển toàn diện nền khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam
trong thời kì mới cần được tổ chức một cách khoa học, phối hợp chặt chẽ giữa viện nghiên
cứu, cơ sở đào tạo và thực tiễn.
5.1.3. Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong
thời kì mới.
Đại hội XIII của Đảng đã xác định “Xây dựng, củng cố quốc phòng, giữ vững an
ninh quốc gia là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu của Đảng, Nhà nước và của hệ thống
chính trị, trong đó các LLVT đóng vai trò nòng cốt”1
Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng LLVTND trong thời kì mới:
5.1.3.1. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với LLVTND.
- Ý nghĩa:
Đây là quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng LLVTND. Sự lãnh đạo của
Đảng đối với các LLVT sẽ quyết định bản chất cách mạng, mục tiêu, phương hướng chiến
đấu, đường lối tổ chức và cơ chế hoạt động của LLVTND, bảo đảm nắm chắc quân đội trong
mọi tình huống. Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm qua đã minh chứng

điều đó.
- Nội dung:
Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn duy nhất nắm quyền lãnh đạo LLVTND theo
nguyên tắc “Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”, Đảng không nhường hoặc chia sẻ quyền lãnh
đạo cho bất cứ giai cấp, lực lượng, tổ chức nào. Đảng có hệ thống từ Trung ương cho đến cơ
sở lãnh đạo mọi hoạt động của LLVT.
- Tổ chức:

11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2021


Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Đảng lãnh đạo theo hệ thống dọc từ Quân uy
trung ương đến các đơn vị cơ sở trong toàn quân. Trực tiếp lãnh đạo các đơn vị ở địa phương
(bộ đội địa phương và dân quân tự vệ) là các cấp ủy đảng địa phương.
- Phương pháp:
Đảng lãnh đạo trên mọi hoạt động của LLVTND dân trên tất cả mọi lĩnh vực chính
trị, tư tưởng, tổ chức… cả trong xây dựng và chiến đấu.
5.1.3.2. Tự lực tự cường xây dựng lực lượng vũ trang.
- Cơ sở:
Từ truyền thống, kinh nghiệm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ
tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng LLVT, vào thực tiễn xây dựng LLVTND
Việt Nam trong mấy chục năm qua.
- Nội dung:
Tự lực tự cường dựa vào sức mình để xây dựng, để giữ vững tính độc lập tự chủ, chủ
động không bị chi phối ràng buộc.
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn xây dựng đơn vị vững
mạnh rèn luyện.
+ Triệt để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi về khoa học - công nghệ, để
xây dựng và phát triển LLVT nhân dân.

+ Tập trung từng bước hiện đại hóa trang bị kĩ thuật, quản lí khai thác và có hiệu quả
trang bị hiện có…
+ Tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm.
5.1.3.3. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, lấy chất lượng làm chính, lấy xây dựng
chính trị làm cơ sở.
- Cơ sở:
+ Xuất phát từ lí luận Mác - Lênin về mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng.
Truyền thống xây dựng LLVT của ơng cha ta “Binh q hổ tinh, bất q hổ đa”…
+ Từ địi hỏi u cầu cao của nhiệm vụ đối với LLVTND.
+ Từ thực tiễn xây dựng LLVTND. Đảng ta luôn coi trọng xây dựng chất lượng, lấy
chất lượng chính trị làm cơ sở…Do đó, LLVTND của ta hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng
và Nhà nước giao cho.
+ Từ sự chống phá của kẻ thù trong chiến lược “DBHB”, BLLĐ nhằm phi chính trị
hóa qn đội…
- Nội dung:
+ Nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng lấy nâng cao
chất lượng là chính, đồng thời có số lượng phù hợp với tình hình nhiệm vụ và khả năng kinh
tế của đất nước.
+ Phải có cơ cấu hợp lí giữa các thứ quân, giữa lực lượng thường trực với lực lượng
dự bị động viên.
+ Thường xuyên làm tốt công tác huấn luyện diễn tập để nâng cao trình độ sẵn sàng
chiến đấu của LLVTND.
+ Xây dựng LLVTND có chất lượng tồn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Về
chính trị phải thường xun làm tốt cơng tác qn triệt, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ trong


LLVTND, tin tưởng vào đường lối quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước. Tin
tưởng tuyệt đối, tự giác chấp hành nghiêm mọi đường lối, chủ trương chính sách pháp luật.
+ Chăm lo xây dựng củng cố các tổ chức chính trị trong LLVTND vững mạnh (Tổ
chức Đảng, Đồn thanh niên, Hội đồng quân nhân…) chăm lo xây dựng cơ quan chính trị

vững mạnh, đội ngũ cán bộ chính trị đảng viên có phẩm chất năng lực tốt, đủ sức lãnh đạo
đơn vị.
5.1.3.4. Bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến
đấu thắng lợi.
- Cơ sở:
Đây là quan điểm phản ánh chức năng, nhiệm vụ chủ yếu cơ bản, thường xuyên của
LLVTND, có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho LLVTND chủ động đối phó kịp thời và thắng
lợi trong mọi tình huống có thể xảy ra.
- Nội dung:
+ Lực LLVTND phải luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu đánh địch kịp thời, bảo vệ
được mình, hồn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.
+ Xây dựng LLVTND vững mạnh về mọi mặt, duy trì và chấp hành nghiêm các chế
độ, qui định về sẵn sàng chiến đấu, trực ban, trực chiến, trực chỉ huy…
5.2. Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới.
5.2.1. Phương hướng chung:
Đại hội XIII của Đảng ta khẳng định “Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân
dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên
hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Cơng an
nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”; “Xây dựng dân quân tự vệ vững
mạnh và rộng khắp, coi trọng lực lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ ở các địa
phương trọng điểm1.
- Những quan điểm trên thể hiện sự kế thừa, phát triển trong tư duy lý luận của Đảng
ta về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng cũng thể hiện những nét mới rất quan
trọng trong chủ trương, đường lối tăng cường QP&AN bảo vệ vững chắt Tổ quốc Việt Nam
XHCN.
- Đây là cơ sở để xác định phương hướng xây dựng LLVT. Đối với quân đội phải tiếp
tục đẩy mạnh “Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện
đại” một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
- Xây dựng lựng lượng dự bị động viên hùng hậu, được huấn luyện và quản lý tốt,
bảo đảm khi cần thiết có thể động viên nhanh theo kế hoạch.

- Trong quá trình thực hiện phải quán triệt đầy đủ tinh thần các Nghị quyết của Đảng
về tăng cường QP&AN, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kì mới.
5.2.2. Phương hướng cụ thể.
5.2.1. “Xây dựng Quân đội nhân dân, Cơng an nhân dân cách mạng chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng:
hải quân, phòng không - không quân, tác chiến điện tử, trinh sát kỹ thuật, cảnh sát biển, tình
11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2021, tr. 336.


báo, cơ yếu, an ninh, cảnh sát cơ động, kỹ thuật nghiệp vụ, an ninh mạng và đấu tranh
phòng chống tội phạm công nghệ cao”2.
* Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng:
- Đây là vấn đề cơ bản hàng đầu trong nhiệm vụ xây dựng quân đội, công an trong
mọi giai đoạn cách mạng.
- Nội dung:
+ Xây dựng bản chất giai cấp, công nhân cho quân đội, công an làm cho lực lượng
này tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân “Quân đội ta trung với Đảng,
hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thủ nào cũng đánh thắng” 1.
+ Chấp hành mọi đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.
+ Kiên định mục tiêu lí tưởng xã hội chủ nghĩa, vững vàng trước mọi khó khăn thử
thách, hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
+ Trước diễn biến tình hình phải phân biệt được đúng sai.
+ Có tinh thần đồn kết qn dân, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế tốt.
+ Kỉ luật tự giác nghiêm minh, dân chủ rộng rãi…
* Xây dựng qn đội, cơng an chính quy:
Là thực hiện thống nhất về mọi mặt (tổ chức biên chế, trang bị). Dựa trên những chế
độ, điều lệnh qui định, đưa mọi hoạt động của quân đội, công an vào nề nếp. Nhằm thống
nhất ý chí và hành động về chính trị, tư tưởng và tổ chức của mọi cán bộ, chiến sỹ, để tăng

cường sức mạnh chiến đấu tổng hợp của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
- Nội dung:
Thống nhất về bản chất Cách mạng, mục tiêu chiến đấu, về ý chí quyết tâm, nguyên
tắc xây dựng quân đội, công an về tổ chức biên chế trang bị. Thống nhất về quan điểm tư
tưởng quân sự, nghệ thuật quân sự, về phương pháp huấn luyện giáo dục. Thống nhất về tổ
chức thực hiện chức trách nề nếp, chế độ chính qui, về quản lí cán bộ, chiến sỹ, quản lí trang
bị.
* Xây dựng Qn đội nhân dân, Cơng an nhân dân tinh nhuệ:
Biểu hiện mọi hoạt động của quân đội và công an trên các lĩnh vực đạt hiệu quả cao.
- Nội dung:
+ Tinh nhuệ về chính trị: Đứng trước diễn biến của tình hình, có khả năng phân tích
và kết luận chính xác đúng, sai, từ đó có thái độ đúng đắn với sự việc đó.
+ Tinh nhuệ về tổ chức: Tổ chức gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu được
giao.
+ Tinh nhuệ về kĩ - chiến thuật: Phải giỏi sử dụng các loại binh khí, kĩ thuật hiện có,
biết sử dụng trang bị vũ khí hiện đại, giỏi các cách đánh, vận dụng mưu trí, sáng tạo các hình
thức chiến thuật.
* Xây dựng Qn đội nhân dân, Công an nhân dân từng bước hiện đại:
22 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2021, tr. 277.
11 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, 6, 7, 8, 12, 14, 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.


Đi đơi với chính qui, tinh nhuệ, tiếp tục từng bước hiện đại hóa qn đội, cơng an về
trang bị, vũ khí. Hiện đại hóa là một tất yếu, nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân
đội và công an.
- Nội dung:
+ Từng bước đổi mới vũ khí, trang bị kĩ thuật quân đội, công an.
+ Xây dựng rèn luyện quân nhân, cán bộ chiến sỹ công an bản lĩnh trí tuệ và năng lực
hành động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phức tạp và tác chiến hiện đại.

+ Phát triển các quân binh chủng kĩ thuật trong quân đội, có nghệ thuật quân sự hiện
đại, khoa học quân sự hiện đại, có hệ thống cơng nghệ quốc phịng hiện đại. Bảo đảm cho
quân đội hoạt động trong mọi điều kiện chiến tranh hiện đại .
+ Những nội dung trên là cả một quá trình phấn đấu lâu dài mới đạt được, hiện nay ta
phải thực hiện bước đi: “Từng bước” nghĩa là phải dần dần bằng khả năng kinh tế và trình
độ khoa học của đất nước. Quá trình hiện đại hóa qn đội, cơng an phải gắn với q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với từng bước phát triển cơng nghiệp quốc phịng,
sản xuất mới, kết hợp phục hồi sửa chữa cải tiến vũ khí trang thiết bị hiện có và mua một số
vũ khí cần thiết.
* Để xây dựng được Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, bảo vệ Tổ quốc, đối phó với
chiến tranh cơng nghệ cao cần tập trung xây dựng các tiềm lực chủ yếu sau:
- Xây dựng về chính trị - tinh thần
Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - tinh thần là nguyên
tắc trong tổ chức và hoạt động của Quân đội; thể hiện quan điểm coi con người là yếu tố
quyết định thắng, bại trên chiến trường “Trong mọi cuộc chiến tranh rốt cuộc thắng lợi đều
tùy thuộc vào tinh thần quần chúng đang đổ máu trên chiến trường” 1; nhằm tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, giữ vững bản chất giai cấp cơng nhân,
tính dân tộc, tính nhân dân của quân đội.
Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trung thành vô hạn với
Đảng, Tổ quốc và nhân dân, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước; vững tin vào sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; nâng cao
cảnh giác, làm thất bại chiến lược “DBHB”, BLLĐ của các thế lực thù địch, âm mưu “phi
chính trị hóa” Qn đội; gắn bó mật thiết với nhân dân; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc
lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Xây dựng, phát huy vai trị hệ thống cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các
cấp; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác đảng, cơng tác chính trị; quan tâm
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược, chiến dịch; thường xuyên làm tốt
cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, cơng tác kiểm tra, giám sát, không để thế lực thù địch xâm
nhập, cài cắm, móc nối, phá hoại, làm lộ bí mật quân sự.

- Tổ chức, biên chế và xây dựng nguồn nhân lực
Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức và xây dựng phù hợp với quan điểm,
đường lối QPTD, CTND của Đảng; đồng bộ, cân đối giữa Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa
phương và Dân quân tự vệ; lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên; lực lượng

11 V.I. Lênin, Toàn tập, tập 41, Bản tiếng việt, NXB Tiến bộ, Matsxcơva, 1997. tr.147.


chiến đấu với bảo đảm chiến đấu; lục quân với các quân chủng, binh chủng; tổng quân số
với khả năng bảo đảm vũ khí, trang bị.
Đầu tư, bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng quân đội, các chương trình,
dự án trọng điểm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật;
nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến; làm chủ cơng nghệ chế tạo một số loại
vũ khí, trang bị hiện đại cho lục quân, các quân, binh chủng; tiến tới thiết kế, sản xuất một số
vũ khí, trang bị quốc phịng có ý nghĩa chiến lược.
- Đào tạo, huấn luyện, diễn tập
Đi đôi với xây dựng về chính trị - tinh thần, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn coi
trọng công tác đào tạo, huấn luyện, diễn tập; thường xun đổi mới tồn diện cơng tác đào
tạo, huấn luyện, diễn tập phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị và sự phát triển của nghệ
thuật quân sự Việt Nam.
Tập trung đào tạo cán bộ lãnh đạo, chỉ huy có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất
đạo đức tốt; nắm chắc nghệ thuật quân sự, nghệ thuật tác chiến quân, binh chủng, ngành, tác
chiến của các binh đoàn chủ lực và của chiến tranh nhân dân địa phương (tác chiến của khu
vực phòng thủ tỉnh, thành phố), trong các loại hình tác chiến của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc;
có năng lực tồn diện về lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, huấn luyện, tiến hành công tác đảng,
cơng tác chính trị; hiểu biết cơ bản về khoa học - cơng nghệ qn sự; có trình độ công nghệ
thông tin, ngoại ngữ và kiến thức về pháp luật, xã hội đáp ứng yêu cầu của từng cấp.
Chú trọng huấn luyện kỹ năng chiến đấu cá nhân, tác chiến hiệp đồng quân, binh
chủng, ngành; khai thác, làm chủ, phát huy tính năng, hiệu quả của các loại vũ khí, trang bị
hiện có bằng nghệ thuật qn sự Việt Nam theo phương châm “cơ bản, thiết thực, vững

chắc”. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp huấn luyện phù hợp với tổ chức,
trang bị và điều kiện thực tế của từng đơn vị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu
và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thường xuyên tổ chức diễn tập nhằm rèn luyện năng lực toàn diện về lãnh đạo, chỉ
huy, điều hành của người chỉ huy cơ quan đối với các lực lượng; nâng cao trình độ tổ chức
chỉ huy, hiệp đồng bảo đảm tác chiến, xử trí tình huống chiến lược; bổ sung hoàn thiện
phương án tác chiến đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Việt Nam chủ trương tham gia huấn luyện, diễn tập đối phó các tình huống an ninh
phi truyền thống, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỗ trợ nhân
đạo,... với một số nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ của các nước, bảo
đảm lợi ích quốc gia - dân tộc; phù hợp luật pháp quốc tế, pháp luật và điều kiện, khả năng
của Việt Nam; tăng cường hợp tác, góp phần duy trì hịa bình, ổn định của khu vực và trên
thế giới.
- Nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu khoa học bao gồm khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội nhân
văn quân sự, khoa học hậu cần, kỹ thuật quân sự,... Cụ thể là:
Củng cố nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; giáo dục, bồi dưỡng lòng
trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do
của Tổ quốc.
Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam, lý luận chiến tranh
nhân dân trong điều kiện mới, sẵn sàng đánh thắng các hình thái chiến tranh mới. Coi trọng
nghiên cứu việc tổ chức chuẩn bị, tiến hành chiến tranh; tư tưởng chỉ đạo, phương châm,


phương thức, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh và tác chiến chiến lược, xây dựng lực lượng vũ
trang; huy động, khai thác các tiềm lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh...; lý luận và
thực tiễn chuẩn bị và thực hành các chiến dịch (trận đánh) trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn chuyên ngành, huy động tiềm lực, nâng cao khả năng
cơ động, vận tải, bảo đảm đời sống, quân y, xăng dầu,... Nghiên cứu ứng dụng công nghệ

thông tin, tự động hóa, khai thác, làm chủ cơng nghệ cao, vũ khí, trang bị hiện đại; cải tiến,
nâng cấp, chế tạo các loại vũ khí, phương tiện, trang thiết bị quân sự đáp ứng chiến tranh
công nghệ cao; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, bảo đảm giành thắng lợi
trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
- Vũ khí, trang bị kỹ thuật, hậu cần:
Vũ khí, trang bị kỹ thuật, hậu cần có vai trị rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại.
Là quốc gia đang phát triển, trình độ khoa học - cơng nghệ cịn có mặt hạn chế, song Nhà
nước Việt Nam rất chú trọng bảo đảm cho quân đội những loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện
đại cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.
Coi trọng giữ gìn, bảo quản tốt, cải tiến có chọn lọc những vũ khí, trang bị hiện có;
đầu tư thích đáng để tự sản xuất một số phương tiện, vũ khí phù hợp với khả năng công
nghệ; đồng thời mua sắm một số vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu tăng
cường sức mạnh chiến đấu cho quân đội. Tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức bảo đảm
hậu cần, kỹ thuật; hình thành các cơ sở bảo đảm nòng cốt theo vùng, miền; kết hợp với xã
hội hóa; sử dụng có hiệu quả, tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển tiềm lực quốc phịng;
tích cực tham gia đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
- Cơng nghiệp quốc phịng: Cơng nghiệp quốc phịng là bộ phận cấu thành của nền
công nghiệp quốc gia, được xây dựng, phát triển theo hướng từng bước hòa nhập với công
nghiệp quốc gia, thúc đẩy công nghiệp quốc gia phát triển. Việt Nam chủ trương xây dựng,
phát triển cơng nghiệp quốc phịng đạt trình độ khoa học - cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, góp
phần từng bước hiện đại hóa, nâng cao sức mạnh, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của
Quân đội nhân dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nâng cao tiềm lực QP&AN quốc gia. Đẩy
mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại và thành tựu của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sửa
chữa, cải tiến, hiện đại hóa các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật có tính năng kỹ thuật, chiến
thuật cao.
Việt Nam chủ trương xây dựng và phát triển cơng nghiệp quốc phịng có quy mơ, tổ
chức, cơ cấu quản lý phù hợp, bảo đảm tập trung, thống nhất về quản lý nhà nước; phát huy
vai trò, trách nhiệm tự chủ của các cơ sở cơng nghiệp quốc phịng và sự tham gia tích cực,
hiệu quả của các bộ phận, thành phần kinh tế quốc dân. Đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp

quốc phịng theo hướng lưỡng dụng và thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc
gia. Phấn đấu đến năm 2030, cơng nghiệp quốc phịng sẽ có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia
sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; hoàn thành quy hoạch các doanh nghiệp cơng nghiệp quốc
phịng; sắp xếp các cơ sở cơng nghiệp quốc phịng nịng cốt trên cả ba miền Bắc, Trung,
Nam phù hợp với thế trận phòng thủ chiến lược của đất nước. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về
đào tạo, nghiên cứu, chế tạo, tiêu thụ các sản phẩm quốc phịng; đa phương hóa, đa dạng hóa
hợp tác, mua sắm vũ khí, phương tiện, trang bị quân sự bảo đảm các tiêu chí về chất lượng,
giá thành, làm chủ công nghệ; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phương thức
tác chiến trong các hình thái chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Xây dựng, phát triển kỹ thuật quân sự:


Cùng với sự phát triển khoa học quân sự, ngành kỹ thuật quân sự đang phát huy
truyền thống “chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường” trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng
công nghệ mới; ứng dụng công nghệ thơng tin, tự động hóa, khai thác, làm chủ cơng nghệ
cao, vũ khí, trang bị hiện đại; bảo đảm phịng, chống hiệu quả và giành thắng lợi, đáp ứng
yêu cầu tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đối phương sử dụng
vũ khí cơng nghệ cao. Tập trung đầu tư, bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
5.2.2.2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên
Nghị quyết Đại hổi Đảng lần thứ XIII đảng ta xác định: “Xây dựng lực lượng dự bị động
viên hùng hậu, chất lượng ngày càng cao”1, đồng thời lực lượng dự bị động viên cần được
quan tâm huấn luyện và quản lí tốt, bảo đảm khi cần thiết có thể đảm bảo động viên nhanh
theo kế hoạch.
Theo bảng tổng hợp số liệu năm 2021, nguồn của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

(tham khảo)
TT
Quốc gia
I

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

II
1
2
3
4
5
6
7
8

Quân
quy

chính

Lực lượng
dự bị

Một số nước lớn và một số nước quan tâm

Hoa Kỳ
1.771.995
1.458.500
Trung Quốc 2.285.000
800.000
Nga
766.000
2.035.000
Nhật Bản
230.300
41.800
Anh và Bắc
205.850
181.720
Ireland
Pháp
222.215
93.099
Ấn Độ
1.325.000
2.142.821
Israel
176.500
445.000
CHDCND
1.106.000
8.200.000
Triều Tiên
Hàn Quốc
687.000

1.000.000
Các nước trong khối ASIAN
Brunei
7.000
700
Singapore
72.500
356.500
Myanmar
406.000
0
Campuchia
124.300
0
Việt Nam
455.000
5.000.000
Thái Lan
305.860
245.000
Lào
29.100
0
Malaysia
109.000
296.300

Tổng số
quân
trên 1000

dân

Số quân
chính
quy trên
1000 dân

3.271.495
7.054.000
3.250.000
284.350

10,4
5,2
22,7
2,2

5,6
1,7
5,3
1,8

0

387.570

6,3

3,4


98.155
1.300.586
7.650

413.469
4.768.407
629.150

6,4
3,9
79,2

3,4
1,1
22,2

189.000

9.495.000

386,7

45

3.500.000

5.187.000

103,6


13,7

2.250
93.800
107.250
67.000
40.000
113.700
100.000
24.600

9.950
522.800
513.250
191.300
5.495.000
664.560
129.100
429.900

25,6
112,2
10,7
13,2
62
10,1
18,9
16,7

18

15,6
8,4
8,6
5,1
4,6
4,3
4,2

Lực lượng
bán quân
sự

Tổng
quân

41.000
3.969.000
449.000
12.250

số

11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2021, tr. 277


9
10

Philippines

Indonesia

220.000
438.410

430.000
400.000

140.000
280.000

790.000
1.118.410

8,1
4,6

2,2
1,8

11

Đông Timor

1.332

0

0


1.332

1,3

1,3

5.2.2.3. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ:
Nghị quyết Đại hổi Đảng lần thứ XIII đảng ta xác định: “Xây dựng dân quân tự vệ
vững mạnh và rộng khắp, coi trọng lực lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ ở các
địa phương trọng điểm”1
Bác Hồ nói: “Dân qn tự vệ và du kích là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt
của Tổ quốc, vô luận kẻ thù hung bạo thế nào, hễ đụng đến lực lượng đó, bức tường đó thì
địch nào cũng phải tan rã”.
+ Năm 1990, chính phủ đã ban hành điều lệ dân quân tự vệ.
+ Pháp lệnh dân quân tự vệ năm 2004, đây là sự thể chế hóa đường lối quan điểm của Đảng
về nhiệm vụ xây dựng LLVT quần chúng.
+ Luật Dân quân tự vệ được ban hành và có hiệu lực thi hành ngày 15 tháng 7 năm 2019 dựa
trên cơ sở pháp lệnh DQTV.
Nội dung:
Dân quân tự vệ được xây dựng rộng khắp ở tất cả thơn, xóm bản làng, nơng trường, cơng
trường, doanh nghiệp, nhưng có trọng điểm, chú ý có hình thức phù hợp trong các thành
phần kinh tế.
Chú trọng xây dựng cả số lượng và chất lượng, lấy chất lượng làm chính, tổ chức biên chế
phải phù hợp. Huấn luyện phải thiết thực hiệu quả.
Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ dân quân tự vệ.
Thực hiện tốt các chính sách với dân quân tự vệ.
5.3. Những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
5.3.1. Chấn chỉnh tổ chức biên chế lực lượng vũ trang nhân dân.
- Bộ đội chủ lực: Tổ chức các đơn vị phải gọn, mạnh, cơ động, có sức chiến đấu cao.
Bố trí các binh đồn chủ lực gắn với thế trận QP&AN nhân dân trên cả nước cũng như từng

vùng chiến lược.
- Bộ đội địa phương: Phải căn cứ vào tình hình cụ thể để tổ chức và bố trí cho phù hợp
với từng địa phương và thế trận cả nước.
- Bộ đội biên phịng: Cần có số lượng phù hợp, chất lượng cao, tổ chức hợp lý để hoàn
thành nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, anh ninh biên giới quốc gia, vùng biển, đảo…
theo nhiệm vụ được giao.
- Dân quân tự vệ: Được tổ chức trên cơ sở lực lượng chính trị ở từng đơn vị hành
chính, đơn vị sản xuất và dân cư ở cơ sở đó, có số lượng phù hợp, chất lượng cao.
5.3.2. Nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục, xây dựng và phát triển khoa học
kỹ thuật quân sự Việt Nam (Khoa học công an)
5.3.3. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kĩ thuật của lực lượng vũ
trang nhân dân.
11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2021, tr. 277


5.3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang nhân dân có phẩm chất năng
lực tốt.
5.3.5. Thực hiện nghiêm túc và đẩy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
lực lượng vũ trang nhân dân.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN
1. Quan điểm, nguyên tắc xây dựng LLVT nhân dân Việt Nam ?
2. Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân trong tình hình hiện nay ?



×