Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 94 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ

GIÁO TRÌNH

Kinh tế vi mơ
NGHỀ: KẾ TỐN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP/ CAO ĐẲNG NGHỀ
Ban hành kèm theo Quyết định số: 248b/QĐ-CĐNKTCN ngày 17 tháng 9 năm 2019
của Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ)

Hà Nội, năm 2021

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tên tôi là: Nguyễn Thu Hường
Đơn vị: Khoa kinh tế và Công tác xã hội
Tôi là tác giả cuốn giáo trình Kinh tế vi mơ, tơi đã biên soạn cuốn giáo trình này căn
cứ vào chương trình khung của Bộ lao động thương binh và Xã hội dùng cho sinh viên
cao đẳng nghề kế toán doanh nghiệp không sao chép, vi phạm bản quyền của một ai.
Tài liệu này thuộc loại giáo trình nội bộ nên các nguồn thơng tin có thể được cho phép
dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệnh lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh nghiêm cấm.

Tác giả
Nguyễn Thu Hường

2




LỜI NĨI ĐẦU
Mơn học Kinh tế vi mơ là mơn học nghiên cách thức ra quyết định của các chủ
thể kinh tế cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thể, là cơ sở để học các
môn chuyên môn nghề.
Với mục tiêu trang bị giúp cho học sinh, sinh viên những vấn đề cơ bản của các
chủ thể trong nền kinh tế và kỹ năng phân tích cung- cầu hàng hóa trên thị trường, giải
thích được hành vi người tiêu dung và doanh nghiệp; phân biệt được cấu trúc của các
thị trường … góp phần nâng cao năng lực cho người học nghề kế toán doanh nghiệp,
đồng thời đáp ứng được chương trình khung của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội,
Khoa Kinh tế và Công tác xã hội trường Cao đẳng nghề kỹ thuật cơng nghệ biên soạn
Giáo trình Kinh tế vi mơ dùng cho trình độ trung cấp và cao đẳng.
Cuốn sách gồm 05 chương:
Chương 1: Tổng quan về kinh tế học
Chương 2: Cung –cầu
Chương 3: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Chương 4: Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp
Chương 5: Cấu trúc thị trường
Nội dung biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong
quá trình biên soạn tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan của các trường Đại
học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề và cập nhật những kiến thức
mới nhất.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác
giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và các bạn học sinh
cùng đông đảo bạn đọc để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả
Nguyễn Thu Hường


3


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC ........................................................ 11
1. Nền kinh tế ............................................................................................................. 11
1.1. Các chủ thể kinh tế .......................................................................................... 11
1.2. Các yếu tố sản xuất .......................................................................................... 12
1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản: ................................................................................ 12
1.4. Các mơ hình nền kinh tế .................................................................................. 14
2. Kinh tế học ............................................................................................................. 15
2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 15
2.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô .......................................................... 15
2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô ....................... 16
3. Lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp ............................................................. 17
3.1. Lý thuyết lựa chọn ........................................................................................... 17
3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất .................................................................. 17
3.3. Những ảnh hưởng đến lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp ................... 19
Bài tập thực hành ....................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: CUNG -CẦU .......................................................................................... 21
1. Cầu ......................................................................................................................... 21
1.1. Khái niệm một số thuật ngữ ............................................................................ 21
1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường ......................................................................... 23
1.3. Luật cầu ........................................................................................................... 24
1.4. Các yếu tố hình thành cầu .............................................................................. 25
1.5. Sự thay đổi của lượng cầu và cầu .................................................................... 26
2. Cung ....................................................................................................................... 29
2.1. Khái niệm một số thuật ngữ ............................................................................ 29
2.2. Cung doanh nghiệp và cung thị trường. .......................................................... 30

2.3. Qui luật về cung: ............................................................................................. 31
2.4. Các yếu tố hình thành cung ............................................................................. 31
2.5. Sự thay đổi của lượng cung và của cung ......................................................... 32
3. Mối quan hệ cung cầu ............................................................................................ 33
3.1. Giá cân bằng .................................................................................................... 33
3.2. Trạng thái dư thừa, thiếu hụt ........................................................................... 36
3.3. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng và kiểm soát giá ..................................... 37
4. Sự co giãn của cung và cầu .................................................................................... 38
4


4.1. Sự co giãn của cầu ...........................................................................................38
4.2. Sự co giãn của cung theo giá ...........................................................................43
Bài tập thực hành .......................................................................................................47
CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG ....................................49
1. Lý thuyết hữu lợi ích ..............................................................................................49
1.1. Khái niệm các thuật ngữ ..................................................................................49
1.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần ..................................................................50
2. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu ......................................................................................50
2.1. Sở thích người tiêu dùng..................................................................................51
2.2. Đường bàng quan .............................................................................................52
2.3. Đường ngân sách .............................................................................................53
2.4. Sự lựa chọn của người tiêu dùng .....................................................................54
2.5. Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn tối ưu.........................................55
Bài tập thực hành .......................................................................................................55
CHƯƠNG 4 : LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI SẢN XUẤT ....................................57
1. Lý thuyết sản xuất ..................................................................................................57
1.1. Công nghệ và hàm sản xuất .............................................................................57
1.2. Hàm sản xuất ngắn hạn ....................................................................................58
1.3. Sản xuất trong dài hạn .....................................................................................60

2. Lý thuyết chi phí ....................................................................................................64
2.1. Khái niệm chi phí.............................................................................................64
2.2. Các loại chi phí trong ngắn hạn .......................................................................64
2.3. Chi phí dài hạn .................................................................................................67
3. Lý thuyết về doanh thu và lợi nhuận ......................................................................69
3.1 Doanh thu và doanh thu cận biên .....................................................................69
3.2. Lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận ...................................................................71
Bài tập thực hành .......................................................................................................76
CHƯƠNG 5: THỊ TRƯỜNG VÀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG...................................78
1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo .............................................................................78
1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và khái niệm ...........................................78
1.2. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn ................................................................80
1.3. Đường cung trong ngắn hạn ............................................................................82
1.4. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn ...................................................................82
2. Thị trường độc quyền .............................................................................................83
2.1. Độc quyền bán .................................................................................................84
5


2.2. Độc quyền mua ................................................................................................ 86
3. Cạnh tranh độc quyền ............................................................................................ 86
3.1 Khái niệm và đặc trưng .................................................................................... 86
3.2. Đường cầu và đường doanh thu cận biên ........................................................ 87
3.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp ............................................................ 88
3.4. Cân bằng ngắn hạn và cân bằng dài hạn.......................................................... 88
3.5. Phân biệt giá của doanh nghiệp canh tranh độc quyền.................................... 90
4. Độc quyền tập đoàn ............................................................................................... 90
4.1. Khái niệm và đặc trưng ................................................................................... 90
4.2. Đường cầu và đường doanh thu cận biên. ....................................................... 91
4.3. Lựa chọn của các doanh nghiệp ...................................................................... 91

4.4. Cân bằng trong độc quyền tập đoàn ................................................................ 91
Bài tập thực hành ....................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 94

6


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Kinh tế vi mơ
Mã mơn học: MH KTDN 08
Vị trí, tính chất của mơn học:
- Vị trí: Kinh tế học vi mơ là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ sở của
nghề kế tốn doanh nghiệp, mơn học này được bố trí giảng dạy sau mơn kinh tế chính
trị và trước các mơn cơ sở khác của nghề.
- Tính chất: Kinh tế học vi mô là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định
của các chủ thể kinh tế cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thể, là cơ
sở để học các môn chuyên môn của nghề.
Mục tiêu mơn học:
- Về kiến thức: Trình bày được các vấn đề kinh tế cơ bản của các chủ thể trong nền
kinh tế; cung cầu và sự hình thành giá cả hàng hóa trên thị trường; các yếu tố sản xuất;
cạnh tranh và độc quyền.
- Về kỹ năng:
+ Phân tích được các vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp;
+ Xác định được cung cầu, giá cả hàng hóa;
+ Giải thích được hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp;
+ So sánh được thị truờng cạnh tranh và độc quyền;
+ Xác định được thị trường các yếu tố sản xuất;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Chủ động, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu môn học
+ Tiếp cận và giải quyết các vấn đề kinh tế hiện đại phù hợp với xu thế phát triển hiện

nay.
Nội dung môn học:
Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian (giờ)
Thực
Số
TT

Tên chương, mục

Tổng



số

thuyết

hành, thí
nghiệm,
thảo luận,

Kiểm
tra

bài tập
7


1


Chương1: Tổng quan về kinh tế học

2

2

1. Nền kinh tế

1

1

0.5

0.5

0.5

0.5

Chương 2: Cung –Cầu

10

7

1.Cầu

2


2

1.1. Các chủ thể nền kinh tế
1.2. Các yếu tố sản xuất
1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
1.4. Các mơ hình kinh tế
1.5. Sơ đồ hoạt động của nền kinh tế
2. Kinh tế học
2.1. Khái niệm
2.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
2.3. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học
3. Lựa chọn kinh tế tối ưu
3.1. Lý thuyết lựa chọn
3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất
3.3. Ảnh hưởng của các qui luật kinh tế
đối với sự lựa chọn kinh tế tối ưu
2

3

0.5

1.1. Khái niệm
1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường
1.3. Luật cầu

0.5

1.4. Các yếu tố hình thành cầu


0.5

1.5. Sự thay đổi của lượng cầu và của cầu

0.5

2. Cung
2.1. Khái niệm

2

2

2.2. Cung cá nhân và cung thị trường

0,5

2.3. Luật cung

0,5

2.4. Các yếu tố hình thành cung

0,5

2.5. Sự thay đổi của lượng cung và của

0,5


cung
3. Mối quan hệ cung- cầu
3.1. Trạng thái cân bằng

1

1
1
8


3.2. Dư thừa và thiếu hụt
3.3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng và
kiểm soát giá

2

1

4. sự co giãn cung- cầu

0.5

4.1. Co giãn của cầu

0.5

4.2. Sự co giãn của cung theo giá

3


3

5. Thực hành
3

Chương 3: Lý thuyết hành vi người tiêu

6

3

1

1

2

1

dùng
1.Lý thuyết về lợi ích
1.1. Một số khái niệm
1.2. Qui luật của lợi ích cận biên giảm dần
1.3. Lợi ích cận biên và đường cầu

2

2.Lựa chọn tiêu dùng tối ưu


0.5

2.1. Sở thích của người tiêu dùn

0.5

2.2. Đường bàng quan

0.5

2.3. Đường ngân sách

0.5

2.4. Sự lựa chọn của người tiêu dùng

2

3. Thực hành

1

2
1

4. Kiểm tra
4

Chương 4: Lý thuyết hành vi của doanh


8

5

3

nghiệp
1.Lý thuyết về sản xuất

2

1.1. Hàm sản xuất

0.5

1.2. Sản xuất trong ngắn hạn

1

1.3. Sản xuất trong dài hạn

0.5

2.Lý thuyết về chi phí

2

2.1. Chi phí sản xuất

1


2.2. Chi phí ngắn hạn

0.5

2.3. Chi phí dài hạn

0.5

3.Lý thuyết về doanh thu và lợi nhuận
3.1. Doanh thu

1
0.5
9


0.5

3.2. Lợi nhuận

5

4. Thực hành

3

3

Chương 5: Cấu trúc thị trường


4

2

1.Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

0,5

0,5

1

1

1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và
doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo
1.2. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn
1.3. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn
2.Thị trường độc quyền

0.5
0.5

2.1. Độc quyền bán
2.2. Độc quyền mua
3.Thị trường cạnh tranh độc quyền

0.5

0.5

3.1. Khái niệm và đặc điểm
3.2. Đường cầu và doanh thu cận biên
3.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp
4.Độc quyền tập đoàn
4.1. Khái niệm và đặc điểm
4.2. Đường cầu và doanh thu cận biên

0,5
0,5

4.3. Lựa chọn của doanh nghiệp
4. Thực hành

1

5. Kiểm tra

1

Cộng

30

1
1
18

10


2

Nội dung chi tiết:

10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
Mã chương: MH KTDN 08.01
Giới thiệu: Chương này cung cấp các khái niệm cơ bản và một số quy luật, cơng cụ
phân tích quan trọng của khoa học hiện đại, nhằm giúp sinh viên có được kiến thức
ban đầu về mơn học.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, phân loại, phương pháp nghiên cứu kinh tế học và lý
thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu.
- Thực hiện được các bài tập tình huống, phân biệt chính xác kinh tế vi mơ và vĩ mơ.
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực trong q trình nghiên cứu, học tập.
Nội dung chính:
1. Nền kinh tế
Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các nhu cầu
cạnh tranh nhau.
Để hiểu được một nền kinh tế hoạt động như thế nào, chúng ta phải xem xét
cách thức tổ chức của một nền kinh tế và phương thức tác động qua lại giữa các chủ
thể nền kinh tế với nhau trong quá trình ra quyết định.
1.1. Các chủ thể kinh tế
Trong một nền kinh tế có ba nhóm chủ thể ra quyết định về sử dụng các nguồn
lực khan hiếm đó là: doanh nghiệp, hộ gia đình và Chính phủ.
- Hộ gia đình: Là người người tiêu dung các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
ra trong nền kinh tế. Đây là người quyết định số lượng hàng hóa và dịch vụ được mua

trên thị trường đầu ra. Đồng thời hộ gia đình là người sở hữu và cho thê các yếu tố sản
xuất trên thị trường đầu vào
- Doanh nghiệp: Là người tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra
trong nền kinh tế. Đây là người quyết định số lượng hàng hóa và dịch vụ được mua
trên thị trường đầu ra. Đồng thịi, hộ gia đình là ngưòi sồ hữu và cho thuê các yếu tố
sản xuất trên thị trường đầu vào
- Chính phủ: Là người ban hành các quy định và luật lệ phù hợp, tạo ra môi
trường pháp lý thuận lợi cho sự hoạt động của các chủ thể kinh tế khác trên thị trưòng.
Bằng cách thay đổi các quy định và luật lệ, Chính phủ có thể làm thay đổi sự lựa chọn

11


của các doanh nghiệp và các hộ gia đình để điều chỉnh các hoạt động kinh tê theo
những mục tiêu nhất định.
Mối quan hệ các chủ thể trong nền kinh tế được biểu diễn qua mơ hình sau:
Chi tiêu

Doanh thu
Thị trường hàng hóa, dịch vụ

Cầu hàng hóa

Cung hàng hóa

Thuế

Trợ cấp
Doanh nghiệp
hàng hóa, dịch


Chính phủ

Hộ gia đình

Trợ cấp

Cung yếu tố SX

Thuế
Thị trường vốn, lao động

Thu nhập

cầu yếu tố sx
chi phí sản xuất

* Mục tiêu của các thành viên kinh tế
- Hộ gia đình: tối đa hóa lợi ích
- Doanh nghiệp: tối đa hóa lợi nhuận
- Chính phủ: phúc lợi xã hội lớn nhất.
1.2. Các yếu tố sản xuất
Các yếu tô sản xuất là các đầu vào dùng để sản xuất ra sản phẩm cho xã hội.
Các yếu tô' sản xuất bao gồm:
- Lao động (L): là khả năng sản xuất của con người. Thu nhập từ lao động là tiền
lương (w).
- Đất đai (Đ): là nguồn lực tự nhiên. Thu nhập từ đất đai là tiền thuê đất (r).
- Vốn (K): là phương tiện sản xuất để tạo ra sản phẩm. Thu nhập từ vốn là tiền lãi (i)
1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản:
Một nền kinh tế muốn tồn tại và phát triển được cần phải giải quyết ba vấn đề

kinh tế cơ bản là: sản xuất cái gì? (What to produce?) sản xuất như thế nào? (How to
produce?) Sản xuất cho ai? (Produce for whom?).
Nhu cầu của xã hội về hàng hóa và dịch vụ rất phong phú, đa dạng và ngày
càng tăng về sô' lượng và chất lượng. Song trên thực tế, nhu cầu có khả năng thanh
tốn lại có hạn. Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu vơ hạn trong khi khả năng thanh tốn có
hạn, xã hội và người tiêu dùng phải lựa chọn nhu cầu cần thiết hơn và cần thiết nhất.
Các nhu cầu này sẽ được xã hội, người tiêu dùng ưu tiên hơn và khả năng thanh toán
12


của các nhu cầu này sẽ cao hơn. Tổng các nhu cầu có khả năng thanh tốn của xã hội,
của ngưồi tiêu dùng chính là nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trưồng. Nhu cầu
này là căn cứ, là xuất phát điểm để định hướng cho Chính phủ và các nhà kinh doanh
trong việc đưa ra các quyết định về sản xuất. Trên thị trường, giá cả là phương tiện
phát tín hiệu báo cho các nhà kinh doanh biết cần phải sản xuất và cung ứng cái gì để
có lợi nhất. Giá cả là "bàn tay vơ hình" điều khiển thị trường, điều khiển quan hệ cung
cầu và giúp người sản xuất lựa chọn quyết định sản xuất tối ưu.
- Sản xuất như thế nào? Quyết định sản xuất như thế nào chính là quyết định về
phương pháp sản xuất, hình thức cơng nghệ và cách phối hợp các đầu vào tối ưu.
Sau khi đã lựa chọn được cần sản xuất cái gì, Chính phủ và các nhà kinh doanh phải
xem xét và lựa chọn việc sản xuất như thế nào để có lợi nhuận cao nhất. Động cơ lợi
nhuận đã khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm, lựa chọn các phương pháp sản
xuất có hiệu quả nhất. Để đứng vững và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường, các doanh
nghiệp phải luôn luôn đổi mới kỹ thuật và cơng nghệ, nâng cao trình độ của cơng
nhân, trình độ quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ uy tín với khách hàng.
- Sản xuất cho ai? Quyết định sản xuất cho ai chính là quyết định về việc phân
phối thu nhập, cần phải xác định rõ ai sẽ được hưởng lợi từ những hàng hóa và dịch vụ
sản xuất ra.
Thị trường quyết định giá cả của các yếu tố sản xuất. Do đó, thị trường cũng
quyết định thu nhập của các đầu ra - thu nhập về hàng hóa, dịch vụ. Thu nhập của xã

hội, của tập thể hay của cá nhân phụ thuộc vào quyền sỏ hữu và giá cả của các yếu tố
sản xuất, phụ thuộc vào lượng hàng hóa và giá cả của các hàng hóa, dịch vụ. Vấn đề
mấu chốt cần giải quyết là những hàng hóa và dịch vụ sản xuất được phân phối cho ai
để vừa có thể kích thích mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, vừa bảo đảm sự công bằng xã
hội. về nguyên tắc, cần bảo đảm cho mọi người lao động được hưởng lợi từ những
hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đã tiêu thụ, căn cứ vào những cống hiến của họ
(cả lao động sống và lao động vật hóa) đối vối q trình sản xuất ra những hàng hóa và
dịch vụ, đồng thời cần chú ý thỏa đáng đến những vấn đề xã hội.
Quá trình phát triển kinh tê của mỗi nước, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp chính
là q trình lựa chọn để quyết định tối ưu ba vấn đề kinh tế cơ bản trên. Song, việc lựa
chọn để quyết định tối ưu ba vấn đề kinh tê cơ bản còn phụ thuộc vào trình độ phát

13


triển kinh tê - xã hội, vào hệ thống kinh tế, vào mức độ can thiệp của Chính phủ và chế
độ chính trị - xã hội của mỗi nước.
1.4. Các mơ hình nền kinh tế
Có ba mơ hình kinh tế chủ yếu là: mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mơ
hình kinh tê thị trường và mơ hình kinh tê hỗn hợp.
a) Mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
- Khái niệm: Là mơ hình kinh tế trong đó Chính phủ đưa ra mọi quyết đình liên
quan đến việc phân bổ nguồn lực của xã hội.
-Trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung việc lựa chọn ba vấn đề kinh tế
cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thê nào và sản xuất cho ai đều do Chính phủ
quyết định.
- Nhược điểm chủ yếu của mơ hình này là: kém hiệu quả, kém linh hoạt và thiếu động
lực khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế.
-Ảnh hưởng của kinh tế kế hoạch hóa tập trung tới sự lựa chọn kinh tế tối ưu
của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hoạt động theo những kế hoạch kinh tế của nhà nước, dựa trên
quan hệ cấp phát, giao nộp sản phẩm hầu như doanh nghiệp khơng có cơ hội lựa chọn ,
những vấn đề kinh tế cơ bản đều được giải quyết từ kế hoạch hóa tập trung của nhà
nước.
Doanh nghiệp chỉ là người thực hiện, chỉ lựa chọn những phương hướng, những giải
pháp để thực hiện tốt nhất kế hoạch nhà nước trên cơ sở những quy định của nhà nước.
b) Mơ hình kinh tế thị trường
- Khái niệm: Là mơ hình kinh tê trong đó thị trường đưa ra mọi quyết định liên
quan đến việc phân bổ nguồn lực của xã hội.
- Trong mơ hình kinh tế thị trường việc lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều được thực hiện thông qua hoạt
động của quan hệ cung cầu và giá cả trên thị trường.
- Nền kinh tế thị trường tôn trọng các hoạt động của thị trường, quy luật của sản
xuất và lưu thơng hàng hóa. Kinh tế thị trường là kinh tế năng động và khách quan.
- Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường tới sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ kinh doanh, phải lựa chọn, xác
14


định tối ưu những vấn đề kinh tế cơ bản . Nó khơng gặp phải những sức ép hay sự hỗ
trợ nào đó từ nhà nước, tuy nhiên cạnh tranh gay gắt, biến động khó lường. Doanh
nghiệp phải năng động nhạy bén tìm mọi biện pháp để phân phối sử dụng nguồn lực có
hiệu quả nhất .Có thể nói ở đây sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp đã đạt đến
đỉnh cao của tự do lựa chọn .
c) Mơ hình kinh tế hỗn hợp
- Khái niệm: Là mơ hình kinh tế kết hợp mơ hình kinh tế thị trường với mơ
hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
- Nền kinh tế hỗn hợp đòi hỏi trước hết phải phát triển các quan hệ cung cầu,
cạnh tranh, tôn trọng vai trò của thị trưòng, lấy lợi nhuận làm mục tiêu và động cơ

phấn đấu. Mặt khác, cũng đòi hỏi phải tăng cường vai trò và sự can thiệp của Chính
phủ để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tê thị trường.
- Ảnh hưởng của nền kinh tế hỗn hợp tới sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh
nghiệp.
Mơ hình kinh tế này phát huy được tính năng động, tích cực của doanh nghiệp
trong tự chủ kinh doanh tạo ra động lực phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế . Đồng
thời phát huy được vai trị quản lý điều tiết kinh tế vĩ mơ của nhà nước là điều kiện cần
thiết để doanh nghiệp lựa chọn kinh tế tối ưu một cách có hiệu quả.
2. Kinh tế học
2.1. Khái niệm
Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách chọn lựa của nền kinh tế
trong việc sử dụng nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất các loại sản phẩm nhằm
thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người.
Hay nói các khác kinh tế học nghiên cứu sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân và hành vi của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế (tế bào kinh tế).
2.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
- Kinh tế vi mô:
Kinh tế học vi mô nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế bằng cách tách biệt
từng bộ phận của nền kinh tế: nghiên cứu hành vi ứng xử của các cá nhân về các hàng
hóa cụ thể trên từng loại thị trường trong mối quan hệ với các tác nhân gây ra bởi hoàn
cảnh chung.

15


Vậy kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các thành viên kinh tế đó là hộ
gia đình, doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động và sự can thiệp của chính phủ.
- Kinh tế học vĩ mơ:
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế như một thể
thống nhất. Nghiên cứu sự tương tác giữa các cấu khối chung trong nền kinh tế có thể

điều khiển được.
Vậy kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của nền kinh tế
như lạm phát, thất nghiệp, đầu tư, ngân hàng trung ương, chính sách tiền tệ, chính sách
tài khóa…
Mối quan hệ giữa kinh tế vi mơ và vĩ mô:
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mơ nghiên cứu nền kinh tế ở những góc độ
khác nhau, tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ không thể tách rời. Kinh tế vi mô
nghiên cứu những tế bào, những bộ phận, cịn kinh tế vĩ mơ nghiên cứu tổng thể nền
kinh tế, được cấu thành từ những tế bào, những bộ phận ấy. Trong thực tiễn kết quả
kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc
vào sự phát triển của các doanh nghiệp, của các tế bào kinh tế. Kinh tế vĩ mô tạo hành
lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho kinh tế vi mô phát triển.
2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô
a) Đối tượng
Kinh tế học vi mơ nghiên cứu tính quy luật, xu thế tất yếu của các hoạt động
kinh tế vi mô ( hành vi của cá nhân, doanh nghiệp đối với các hàng hóa cụ thể ... ).
Những khuyết tật của kinh tế thị trường về vai trò của quản lý và điều tiết kinh tế của
nhà nước đối với hoạt động kinh tế vi mô.
b) Nội dung
Kinh tế học vi mô cung cấp lý luận và phương pháp luận kinh tế cho quản lý
doanh nghiệp . Là khoa học về sự lựa chọn hoạt động kinh tê ú trong phạm vi doanh
nghiệp , nó vạch ra các quy luật , xu thế vận động tất yếu của hoạt động kinh tế vi mô .
c) Phương pháp
+ Phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu.
+ Phương pháp thực hành , vấn đề , tình huống.
+ Gắn lý luận với thực tiễn knh tế.
+ Phương pháp mơ hình hóa và cơng cụ tốn học
16



3. Lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp
3.1. Lý thuyết lựa chọn
3.1.1 Khái niệm:
Lựa chọn là cách thức mà các cá nhân và các doanh nghiệp đưa ra quyết định
tối ưu về việc sử dụng các nguồn lực của họ.
Lý thuyết của sự lựa chọn: Cung cấp phương pháp luận khoa học cho các quyết
định trong họat động kinh tế vi mô:
+ Sự lựa chọn là một tất yếu khách quan trong hoạt động kinh tế vi mô. Do các
nguồn lực có giới hạn (một doanh nghiệp chỉ có số vốn và nguồn lực nhất định ) khơng
thể cùng một lúc đáp ứng nhiều mục tiêu.
+ Sự lựa chọn hồn tồn có thể thực hiện được . Do mỗi nguồn lực có hạn đều
có thể sử dụng nó vào mục đích khác nhau.
+ Mục tiêu cuả sự lựa chọn là xác định mục đích, hình thức và phương pháp tốt
nhất cho hoạt động kinh tế vi mô để tối thiểu hóa chi phí mà vẫn tối đa hóa lợi ích và
lợi nhuận của chủ thể .
+ Căn cứ của sự lựa chọn: Khái niệm được sử dụng hữu ích nhất trong lý thuyết
lựa chọn là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất hoặc phương án
kinh doanh tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn kinh tế.
3.1.2. Bản chất và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu
a) Bản chất của sự lựa chọn
Bản chất của sự lựa chọn kinh tế tối ưu là giải quyết tốt nhất mâu thuẫn giữa
nhu cầu dường như vô hạn của con người, của xã hội với nguồn tài nguyên có giới hạn
để sản xuất ra những của cải đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của xã hội
thơng qua những quyết định: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?
trong phạm vi từng doanh nghiệp.
b) Phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu
Giải quyết bài toán tối ưu trên cơ sở lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất.
Lý thuyết giới hạn khản năng sản xuất được trình bày qua mơ hình đường giới
hạn khả năng sản xuất .
3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất

3.2.1 Nguồn lực khan hiếm

17


Thời gian là một trong những nguồn lực khan hiếm. Chúng ta chỉ có một quỹ
thời gian có hạn để thực hiện các công việc mà chúng ta muôn. Giả sử những hoạt
động chủ yếu của chúng ta được chia thành hai loại: học tập và nghỉ ngơi. Với cách
phân chia như vậy, chúng ta có thể biểu diễn sự phân chia quỹ thời gian trên đồ thị như
sau:
Học tập
(giờ/ngày) 24

24

Nghỉ ngơi (giờ/ngày)

Hình I.2 Thời gian và nguồn lực khan hiếm
Trên hình I.2, đường biểu diễn những khả năng kết hợp có thể giữa học tập và
nghỉ ngơi mà chúng ta có thể tiến hành trong quỹ thời gian của mình (24h). Cụm từ
“đường giới hạn” chỉ ra rằng đó là đường biên mà chúng ta không thể vượt quá. Thực
vậy, những điểm nằm ngồi đường giói hạn là những điểm không khả thi, để đạt được
những điểm này chúng ta cần phải có quỹ thời gian lớn hơn 24 giờ trong một ngày.
Những điểm nằm bên trong đường giới hạn được gọi là những điểm khơng có hiệu
quả, bởi vì chúng ta có thê đạt đến điểm này mà không cần phải sử dụng hết quỹ thời
gian 24 giờ của mình.
3.2.2 Đường giới hạn khả năng sản xuất
a) Khái niệm: Đường giới hạn khả nâng sản xuất (PPF) chỉ ra số lượng tơi đa
của hái hàng hóa có thể được sảh xuất ra từ các đầu vào khác nhau của nền kinh tê với
một nguồn lực Và công nghệ nhất định khi toàn bộ nguồn lực được sử dụng một cách

có hiệu quả
Giả sử chúng ta có một khu đất nơng nghiệp với một diện tích nhất định sử
dụng chỉ để trồng cà phê và chè. Đường giới hạn khả năng sản xuất trong trường hợp
này như sau:
Kết hợp

Cà phê

Chè

A

0

15

B

1

14

C

2

12

D


3

9
18


E

4

5

F

5

0

Vì nguồn lực có hạn nên sản xuất thêm hàng hóa này có nghĩa là phải sản xuất
bớt hàng hóa khác. Chúng ta phải lựa chọn giữa các kết hợp hàng hóa khác nhau và
đường giối hạn khả năng sản xuất phản ánh sự giới hạn mà khan hiếm nguồn lực buộc
họ phải lựa chọn.
Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết những điểm mà tại đó xã hội sản
xuất một cách có hiệu quả.
Những điểm nằm phía trong đường giới hạn khả năng sản xuất là không hiệu
quả vì xã hội có thể tăng thêm sản lượng của một mặt hàng mà không phải cắt bớt sản
lượng của mặt hàng khác. Tại những điểm này nguồn lực bị sử dụng lãng phí hoặc
phân bổ khơng đúng.
Nguồn lực bị sử dụng lãng phí khi chúng nhàn rỗi, trong khi chúng có thể được
đưa vào hoạt động. Nguồn lực bị phân bổ không đúng khi chúng thực hiện những

nhiệm vụ khơng phù hợp. Những điểm nằm ngồi đường giới hạn khả năng sản xuất là
những điểm không thể đạt được. Như vậy, hiệu quả sản xuất chỉ xuất hiện ở những
điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
Hiệu quả sản xuất đạt được khi không thể sản xuất thêm hàng hóa này mà
khơng phải giảm bớt sản xuất một số hàng hóa khác.
Điều đó có nghĩa là nền kinh tế đã tận dụng hết khả năng sản xuất.
3.3. Những ảnh hưởng đến lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp
a) Tác động của quy luật khan hiếm
Nhu cầu của con người không ngừng tăng lên và ngày càng đa dạng, phong
phú, địi hỏi hàng hóa và chất lượng dịch vụ ngày càng cao, tiện ích mang lại ngày
càng nhiều. Tuy nhiên tài nguyên để thỏa mãn những nhu cầu trên lại ngày càng khan
hiếm và cạn kiệt (đất đai , khoáng sản , lâm sản , hải sản ...).
Quy luật khan hiếm tài nguyên so với nhu cấu của con người ảnh hưởng gay gắt
đến sự lựa chọn kinh tế tối ưu trong hoạt động kinh tế vi mô . Dẫn đến vấn đề lựa chọn
kinh tế tối ưu đặt ra ngày càng căng thẳng và thực hiện rất khó khăn. Địi hỏi doanh
nghiệp phải lựa chọn những vấn đề kinh tế cơ bản của mình trong giới hạn cho phép
của khả năng sản xuất với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng.
b) Tác động của quy luật lợi suất giảm dần
19


Quy luật lợi suất giảm dần cho biết khối lượng đầu ra có them ngày càng giảm
khi ta liên tiếp bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi(đầu vào
khác giữ nguyên).
Quy luật lợi suất giảm dần đòi hỏi trong lựa chọn tối ưu doanh nghiệp phải
phối hợp đầu vào sản xuất với một tỷ lệ tối ưu
c) Tác động của quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng
Chi phí cơ hội (PPF) : là chi phí để sản xuất ra một mặt hàng được tính bằng
số lượng mặt hàng khác bị bỏ đi để sản xuất thêm một đơn vị mặt hàng đó.
Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng cho biết: khi muốn tăng dần từng đơn

vị mặt hàng này , xã hội phải bỏ đi ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác :quy luật
đòi hỏi sử dụng tài nguyên vào sản xuất các mặt hàng khác nhau một cách hiệu quả.
Ví dụ: Vẽ đường PPF (PPF là đường cong lồi ra ngoài).
Cam

PPF
0

Quýt
Bài tập thực hành

Câu 1: Phân biệt kinh tế vi mơ và kinh tế vĩ mơ?
Câu 2: Trình bày các vấn đề cơ bản của nền kinh tế?
Câu 3: So sánh các mơ hình của nền kinh tế?
Câu 4: Em hãy nêu những ảnh hưởng đến lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp?

20


CHƯƠNG 2: CUNG -CẦU
Mã chương: MH KTDN 08.02
Giới thiệu: Xã hội phải tìm ra cách thức để giải quyết các vấn đề: Sản xuất cái gì? Sản
xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Kinh tế thị trường cho thấy, thị trường và giá cả
là căn cứ để phân bổ nguồn lực khan hiếm cho các yêu cầu sử dụng mang tính cạnh
tranh. Chương này sẽ nghiên cứu thị trường chi tiết hơn với những vấn đề rất quan
trọng đốỉ với phân tích kinh tế.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm cung cầu và các vấn đề liên quan đến cung cầu.
- Thực hiện được các bài tập tình huống và tính tốn, xác định cân bằng cung cầu; Xác
định ảnh hưởng của các yếu tố đến cung cầu, co giãn cung cầu.

- Tích cực, chủ động trong quá trình học tập, nghiên cứu
Nội dung chính:
1. Cầu
1.1. Khái niệm một số thuật ngữ
a, Nhu cầu: Là mong ước, ước mơ… mang tính vơ hạn của con người
b, Cầu: Là số lượng hàng hóa mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các
mức giá khác nhau (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Cầu thỏa mãn 2 điều kiện: Nhu cầu
Và khả năng thanh toán
Do vậy ta có thể định nghĩa “cầu” bằng một cách khác: Cầu hàng hóa thể hiện
mọi mối quan hệ có thể có giữa giá cả hàng hóa và lượng cầu của hàng hóa đó, xét
trong cùng một đơn vị thời gian.
Cầu hàng hóa được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau:
- Ở dạng biểu, bảng ta gọi đó là biểu cầu
- Ở dạng hàm số, phương trình ta gọi là phương trình cầu, hàm số cầu
- Ở dạng đồ thị ta gọi là đường cầu…
c, Lượng cầu
Lượng cầu là một khái niệm cụ thể, nó ln đi liền với khái niệm giá cụ thể.
Vậy lượng cầu là số lượng hàng hóa mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở 1
mức giá nhất định.

21


Trong điều kiện cầu hàng hóa khơng đổi, khi giá hàng hóa đó thay đổi thì lượng cầu
của nó sẽ thay đổi, thường là nghịch biến.
d, Biểu cầu
Là bảng thể hiện mối quan hệ có thể có giữa giá và lượng cầu của một hàng
hóa, xét trong cùng điều kiện khơng gian, thời gian.
Ví dụ: Biểu cầu hàng hóa X tại Hà Nội ngày 1.1.2020 như sau:

Tình huống

Giá (Px)

Lượng cầu (Qx)

A

0

20

B

1

18

C

2

16

D

3

14


E

4

12

e, Đường cầu (Demand curve)
Thể hiện số liệu trong biểu cầu bằng đồ thị có trục P và Q ta có đường cầu như
hình vẽ

P

Dx

0

Q
Hình II.1: Đường cầu

Nhận xét: Đường cầu theo qui luật có dạng dốc xuống từ trái sang phải, nghĩa là
giá và lượng cầu nghịch biến
Hàm số cầu (Demand function)
Qdx = F (Px,Py, I, T, A…)
Nhưng để đơn giản, thường người ta chỉ xét lượng cầu hàng X phụ thuộc vào
giá hàng X: Qdx = f(Px)
Hoặc giá cầu phụ thuộc vào lượng cầu: Px = F(Qd)

22



Để đơn giản trong q trình tính tốn thường người ta quy ước hàm số cầu có
dạng tuyến tính:
Qdx= a+bP, trong đó theo qui luật cầu thì a>0; b<0 hoặc
Px = c+dQd trong đó c>0, d<0
1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường
- Cầu của cá nhân: Là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người ấy mua ở các mức giá
khác nhau.
- Cầu của thị trường: Cầu thị trường cho một hàng hóa chính bằng tổng lượng cầu của
các cá nhân trong thị trường đó xét trong cùng đơn vị thời gian, tương ứng ở tất cả các
mức giá.
Hay nói cách khác, xét trong bất kỳ một mức giá nào đó lượng cầu thị trường
chính bằng tổng lượng cầu của các cá nhân trong thị trường.
Do vậy cầu thị trường cho một hàng hóa phụ thuộc vào tất cả các yếu tố ảnh
hưởng đến cầu cá nhân, và thêm vào đó cịn phụ thuộc vào số lượng người mua trong
thị trường.
Cầu cá nhân và cầu thị trường:
Px

Qd1

Qd2

Qdx

8

1

0


1

4

4

5

9

0

8

7

15

Ví dụ: Trong thị trường có hai ơng A và B cùng tiêu dung hàng hóa X với hàm
số cầu như sau:
- Dạng Q = f(P)
Qda = 10 – 2 P
Qdb = 20 – 3 P
Khi ấy phương trình đường cầu thị trường sẽ là:
QDx = Qda + Qdb = 30 – 5P
- Dạng P= f(Q)
Để giải ta có 2 cách:
Cách 1: Chuyển dạng P= f(Q) sang dạng Q = f(P) rồi tính toán như trên, khi làm
xong ta chuyển về dạng P = f (Q)
Cách 2: Để giải ta có 2 cách

23


+ Cách 1: Chuyển dạng P = f(Q) sang dạng Q = f (P) rồi tính tốn như trên, khi làm
xong ta chuyển về dạng P = f (Q)
+ Cách 2: Ta qui đổi các phương trình khác nhau về chung một hệ số góc (độ dốc)
theo nguyên tắc lấy bội số chung nhỏ nhất, rồi cộng các số liệu lại, nhưng nhớ hệ số
góc thì được giữ ngun, cuối cùng ta tìm ra: P = f (Q)
Ví dụ: Ta có phương trình như sau:
Pa = 10 – 2Q
Pb = 20 – 3Q
Vậy để tìm phương trình thị trường ta làm như sau:
3Pa = 30 – 6Q
2Pb = 40 – 6Q
5P = 70 – 6Q
P = (70/5) – (6/5) Q
Vậy nếu thị trường có 2 người tiêu dùng hịan tịan giống ông A
Pa = 10 – 2Q
Pa = 10 – 2Q
Cầu thị trường là: 2P = 20 – 2Q
P = 10 – (2/2) Q
1.3. Luật cầu
Quy luật về cầu: người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn nếu
như giá của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại (với điều kiện các yếu tố khác
không đổi).
Đường cầu có thể là đường thẳng, cong lồi, lỏm... tuỳ trường hợp, nhưng để
đơn giản thường ta qui ước đường cầu có dạng đường thẳng tuyến tính. Nếu đường
cầu song song với trục sản lượng Q hoặc trục giá P thì đó là trường hợp đặc biệt của
đường cầu.
Nếu đường cầu dốc lên từ trái sang phải thì đó là ngoại lệ của đường cầu.


D

24


P

D

Đường cầu đặc biệt.

Q

D
P

Ngoại lệ của đường cầu.

Q

Giá cầu P và lượng cầu Qd thường quan hệ nghịch biến, được giải thích bởi hai
ảnh hưởng: Anh hưởng thu nhập và sản phẩm thay thế.
1.4. Các yếu tố hình thành cầu
- Giá bán hàng hóa (yếu tố nội sinh): khi giá tăng thì cầu giảm v khi gi giảm thì cầu
tăng -> sự vận động dọc theo đường cầu.
- Có 5 yếu tố ngoại sinh dẫn đến dịch chuyển đường cầu:
+ Thu nhập (I): đối với hàng hóa bình thường (thiết yếu, xa xỉ) khi thu nhập tăng thì
cầu tăng, cịn đối với hàng hóa cấp thấp khi thu nhập tăng thì cầu giảm.
+ Số lượng người mua:

+ Giá hàng hóa.
+ Thị hiếu
+ Kỳ vọng

25


×