Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Giáo trình May áo vest nữ 1 lớp (Nghề: May thời trang - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.91 KB, 41 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

GIÁO TRÌNH

Mơn học: May áo vest nữ 1 lớp
NGHỀ: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:.../QĐ-...ngày ...tháng ...năm ... của
........................................)

Hà Nội, năm 2021


1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam từ ngàn xưa đã có câu “ Người
đẹp vì lụa”. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người cũng
ngày một lớn, cái đẹp, sự hồn mỹ là cái mà con người ln vươn tới và muốn
đạt được. Khi nền kinh tế cịn thấp thì nhu cầu ăn mặc của con người vươn tới
chỉ là “ăn no mặc ấm”, nhưng ngày đất nước ngày càng phát triển, kéo theo
đó nhu cầu về ăn mặc của con người cũng đòi hỏi sự đáp ứng ở mức cao hơn.


Khơng cịn là “ăn no mặc ấm” nữa mà hơn thế nhu cầu ấy phải là “ăn ngon
mặc đẹp”. Điều đó một lần nữa khẳng định cho chúng ta thấy rằng việc chúng
ta mặc như thế nào cho đẹp là rất quan trọng.
Ban biên soạn giáo trình Khoa Cơng nghệ May thời trang - Trường Cao
đẳng nghề Bắc Nam đã tiến hành biên soạn giáo trình May áo vest nữ 1 lớp
với thời lượng 90 giờ. Giáo trình gồm bốn bài: Bài mở đầu - Giới thiệu mô
đun May áo vest nữ 1 lớp, bài 1 - May túi lộn boong, bài 2 – May cổ áo vest
nữ 1 lớp, bài 3 - May áo vest nữ 1 lớp.
Tuy nhiên, thời trang áo vest nữ vô cùng phong phú, đa dạng theo mùa,
theo lứa tuổi, do vậy mặc dù ban biên soạn đã hết sức cố gắng để hoàn thành
giáo trình với chất lượng cao, song giáo trình sẽ khơng tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Vì vậy rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của
các độc giả.
Ban biên soạn giáo trình xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình,
tinh thần cộng tác khoa học có hiệu quả của các đơn vị thuộc Tổng cục Dạy
nghề và các giảng viên có kinh nghiệm đã đóng góp nhiều ý kiến q báu
trong q trình biên soạn và hồn thiện giáo trình này.
Hà Nội, ngày......tháng........ năm 2013
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Trần Thị Ngọc Huế
2. Biên soạn : Đào Thị Thủy
Phùng Thị Nụ


3
MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 7
GIỚI THIỆU MÔ ĐUN MAY ÁO VEST NỮ 1 LỚP ..................................... 7
1. Khái niệm chức năng của quần áo ........................................................... 7
1.1. Khái niệm .......................................................................................... 7

1.2. Chức năng ......................................................................................... 7
2. Phân loại quần áo, xu hướng nguyên phụ liệu cho vest nữ 1 lớp ............. 8
2.1. Phân loại quần áo ............................................................................... 8
2.2. Xu hướng nguyên phụ liệu ................................................................ 8
BÀI 1. MAY TÚI LỘN BOONG ................................................................... 10
1. Đặc điểm ................................................................................................. 10
2 . Cấu tạo.................................................................................................... 11
3. Quy cách và yêu cầu kỹ thuật ................................................................. 11
3.1. Quy cách ........................................................................................... 11
3.2. Yêu cầu kỹ thuật............................................................................... 11
4. Phương pháp may .................................................................................... 12
5. Mặt cắt tổng hợp...................................................................................... 15
6. Các dạng sai hỏng - Nguyên nhân - biện pháp phòng ngừa. .................. 16
BÀI 2. MAY CỔ ÁO VESTON NỮ 1 LỚP ................................................... 17
1. Đặc điểm ................................................................................................. 17
2 . Cấu tạo.................................................................................................... 18
3. Quy cách và yêu cầu kỹ thuật ................................................................. 18
3.1. Quy cách ........................................................................................... 18
3.2. Yêu cầu kỹ thuật............................................................................... 18
4. Phương pháp may cổ ............................................................................... 18
5. Vẽ mặt cắt tổng hợp ................................................................................ 20
6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ..... 21
BÀI 3.PHƯƠNG PHÁP MAY ÁO VEST NỮ 1 LỚP ................................... 23
1. Đặc điểm ................................................................................................. 23
2. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật ................................................................... 24
3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết ........................................................ 24
4. Cấu tạo..................................................................................................... 25
5. Quy trình lắp ráp ..................................................................................... 26
5.1. Chuẩn bị ........................................................................................... 26
5.2. Trình tự may ..................................................................................... 27

6. Sơ đồ........................................................................................................ 35
6.1. Sơ đồ khối gia công sản phẩm: ....................................................... 36
6.2. Sơ đồ lắp ráp sản phẩm áo vest nữ 1 lớp ......................................... 37
7- Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa..... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 41


4

MƠN ĐUN: MAY ÁO VEST NỮ 1 LỚP
Tên mơ đun: May áo vest nữ 1 lớp
Mã số mô đun: MĐMTT 24
Thời gian mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo
luận, bài tập:

54 giờ; Kiểm tra: 6 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun May áo vest nữ 1 lớp được bố trí học sau mơ đun Thiết
kế trang phục 3
- Tính chất:
Mơ đun May áo vest nữ 1 lớp là một mô đun chuyên môn nghề trong
danh mục các môn học, mơ đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực
hành.
II. Mục tiêu mô đun: Sau khi học xong mơ đun này người học có khả
năng
- Kiến thức:
+ Phân tích được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi lộn
boong, cổ áo Vest nữ 1 lớp
- Kỹ năng:

+ Xây dựng được quy trình lắp ráp và vẽ được mặt cắt của các bộ phận áo
Vest nữ 1 lớp
+ May hoàn chỉnh áo Vest nữ 1 lớp đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và
định mức thời gian
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Bố trí chỗ làm việc khoa học, hợp lý và đảm bảo an tồn lao động và vệ
sinh cơng nghiệp trong q trình thực hành
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, chính xác, tác phong cơng nghiệp và ý
thức tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình học tập


5
III.

Nội dung mô đun:
Thời gian(giờ)
Kiểm

Số
TT

Tên các bài trong mô đun

Thực hành,

tra, thi

Tổng




thí nghiệm,

kết

số

thuyết

thảo luận,

thúc

luyện tập


đun

1

Bài mở đầu: Giới thiệu mơ đun

1

1

8

2


1. Đặc điểm

0,25

0,25

2. Cấu tạo

0,25

0,25

3. Yêu cầu kỹ thuật

0,25

0,25

4. Quy trình may

2,5

0,5

5. Vẽ mặt cắt tổng hợp

0,5

0,5


6. Các dạng sai hỏng khi may,

0,25

0,25

May áo vest nữ 1 lớp
1. Ý nghĩa của mô đun May áo
vest nữ 1 lớp
2. Giới thiệu nội dung mô đun
Bài 1: May túi lộn bong

2

6

2

nguyên nhân và biện pháp
phòng ngừa
7. Thực hành
3

Bài 2: May cổ áo vest nữ 1 lớp

4

4

12


3

1. Đặc điểm

0,25

0,25

2. Cấu tạo

0,25

0,25

3. Yêu cầu kỹ thuật

0,25

0,25

2

1

4. Quy trình may

7

1


2


6
5. Vẽ mặt cắt tổng hợp
6. Các dạng sai hỏng khi may,

1

1

0,25

0,25

nguyên nhân và biện pháp
phòng ngừa
7. Thực hành

4

6

6

Kiểm tra

2


2

Bài 3: May áo vest nữ 1 lớp

52

9

1. Đặc điểm hình dáng

0,5

0,5

2. Yêu cầu kỹ thuật

0,5

0,5

3. Bảng thống kê số lượng các

0,5

0,5

4. Quy trình lắp ráp

6


4

5. Sơ đồ

3

3

0,5

0,5

41

2

chi tiết

6. Các dạng sai hỏng khi may,

2

nguyên nhân và biện pháp
phòng ngừa
7. Thực hành
Kiểm tra

39

39


2

2

Thi kết thúc mô đun

2

2

Cộng

75

15

54

6


7
BÀI MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU MÔ ĐUN MAY ÁO VEST NỮ 1 LỚP
Xuất phát từ nhu cầu để bảo vệ cơ thể, chống lại tác động của thiên
nhiên, người xưa đã biết tìm kiếm những tấm phủ, những mảng da, những
mảng lông, mảng vỏ cây để che cơ thể. Những tấm vải che ngực trở thành các
kiểu áo, các mảnh che mông, che đùi... trở thành các kiểu váy, quần.
Thông tin đầu tiên về quần áo có từ các bức hoạ trên các vách hang trên

núi Pyrênê, tại biên giới Pháp và Tây Ban Nha. Các nhà khảo cổ học xác định
bức hoạ đã có từ 20.000 năm trước đây, trong thời kỳ băng hà
Ban đầu, động lực phát triển quần áo là điều kiện tự nhiên. Bằng chứng
là quần áo phát triển mạnh mẽ ở những nơi có khơng khí khắc nghiệt (đặc
biệt là nơi có khơng khí lạnh)
1. Khái niệm chức năng của quần áo
1.1. Khái niệm
Trang phục là những gì con người mang khốc trên cơ thể mình nhằm
bảo vệ và làm đẹp cho cơ thể. Trang phục bao gồm: Quần áo, nón mũ, khăn,
giày dép, găng tay thắt lưng, túi ví, đồ trang sức…và nhiều đồ vặt khác, được
kết hợp hài hoà với nhau trong một chỉnh thể thống nhất trên từng người mặc.
Trong các phục trang đó, quần áo chiếm tỉ lệ lớn và quan trọng nhất.
Quần áo là thuật ngữ dùng để chỉ các sản phẩm dệt may thành những vật
phẩm để mặc trên người.
+ Áo: Là những sản phẩm mặc ở phần trên cơ thể, kể từ cổ vai trở xuống,
tuỳ theo độ dài mà áo được chia thành: áo dài, áo lửng, áo ngắn…
+ Quần: Là những sản phẩm để che phần dưới cơ thể, từ bụng trở xuống có
2 ống che chi dưới.
Váy: Là những sản phẩm để che cả cơ thể hay chỉ phần dưới, được may
quây liền.
1.2. Chức năng
Quần áo có những chức năng sau:
- Sử dụng: Giữ ấm, bảo vệ cơ thể tránh những tác động có hại của môi
trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể trong sinh hoạt và lao động, không
làm cản trở các hoạt động của cơ thể, tạo điều kiện tốt cho quá trình trao đổi
chất trên bề mặt da cơ thể.


8
- Thông tin thẩm mỹ:

+ Chức năng thông tin xã hội: Quần áo ln là một trong những yếu tố
chính thể hiện mối quan hệ của con người với tự nhiên xã hội. Quần áo trở
thành một bộ phận không thể tách rời của văn hố lồi người. Quần áo thể
hiện trình độ văn hố của người mặc và của cả dân tộc xã hội thời kỳ đó.
+ Chức năng thơng tin cá nhân: Qua quần áo, người ta có thể biết tương đối
một số thông tin cơ bản về người mặc như: sở thích, tính cách, nghề nghiệp,
vị trí xã hội…
+ Chức năng thẩm mỹ: Quần áo góp phần nâng cao vẻ đẹp bên ngoài của
cơ thể nhờ sự lựa chọn phù hợp về màu sắc, hình dáng, cấu trúc và các chi tiết
trang trí trên quần áo với cơ thể người mặc.
Với mọi chủng loại, quần áo đều thể hiện đầy đủ cả hai nhóm chức năng cơ
bản trên, tuy nhiên mức độ quan trọng của mỗi nhóm chức năng có thể khác
nhau.
2. Phân loại quần áo, xu hướng nguyên phụ liệu cho vest nữ 1 lớp
2.1. Phân loại quần áo
Quần áo được sử dụng hiện nay rất phong phú và đa dạng về chủng
loại, đối tượng và điều kiện sử dụng, chức năng và đặc điểm kết cấu. Vì vậy,
để thuận lợi cho quá trình sản xuất và sử dụng, quần áo được chia theo một số
đặc trưng sau:
- Theo đối tượng sử dụng:
+ Giới tính: Nam, nữ.
+ Lứa tuổi: Quần áo trẻ em (sơ sinh, mẫu giáo, thiếu nhi, thiếu niên), thanh
niên trung niên…
+ Điều kiện khí hậu: Bốn mùa đều có đặc điểm riêng về khí hậu nên quần áo
cũng phải phù hợp.
+ Chức năng: Quần áo ngủ, thường phục, đồng phục, lễ hội…
+ Kết cấu: Áo che phủ phần trên cơ thể.
Quần che phủ phần dưới từ thắt lưng trở xuống.
Váy che phủ cả hoặc nửa cơ thể từ thắt lưng trở xuống.
+ Theo ý nghĩa xã hội, dân tộc: Thể hiện bản sắc, đặc điểm riêng của từng đất

nước, cộng đồng như: áo dài của Việt Nam, áo Kimono của Nhật Bản, áo Sari
của Ấn Độ.
2.2. Xu hướng nguyên phụ liệu
Nghiên cứu xu hướng nguyên phụ liệu là một trong những khâu không thể
thiếu trong quá trình lựa chọn kiểu dáng, chất liệu sản phẩm nhất là đối với


9
sản phẩm. Lựa chọn đúng nguyên phụ liệu sẽ cho ta bộ trang phục đẹp về
kiểu dáng, đạt yêu cầu về chất lượng, quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng,
đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại vải may vay có thành phần, tính
chất, chất liệu khác nhau như vải kaki xước, vải lanh, vải pha len, vải
len…Vải pha giữa len và poly sẽ làm cho bộ veston đứng hơn, đa số các nhà
may thích loại vải này. Tuỳ theo tỉ lệ pha len và sợi len làm cho vải trở nên
mềm mại hoặc trở nên cứng và thô ráp do quá nhiều poly. Vải 100% len mềm
mại, tạo cảm giác mát khi mặc nhưng giá thành cao và phải giặt khô, không
giặt bằng máy… Vải kaki xước ít nhăn, có khả năng giữ dáng áo cao, mặc
đứng áo, có vân đẹp và đem lại sự thoải mái khi sử dụng…

Cho đến nay, quần áo đã phát triển tới mức trở thành thước đo giá trị,
văn hố tự có của mỗi người. Bên cạnh chức năng bảo vệ cơ thể, trang phục
còn mang nhiều ý nghĩa khác. Trang phục trở thành đối tượng của văn hố
nghệ thuật, phản ánh đặc tính dân tộc. Sự phát triển của trang phục phản ảnh
trình độ phát triển của một dân tộc, một quốc gia.
Với phạm giáo trình mơ đun may áo vest nữ 1 lớp, giới thiệu đầy đủ kỹ
thuật may áo vest nữ 1 lớp (từ bộ phận chủ yếu tới lắp ráp) giúp chúng ta có
cái nhìn một cách tổng quan và thiết thực nhất.



10
BÀI 1
MAY TÚI LỘN BOONG
Mã bài: MĐ MTT 24-01
Giới thiệu
Có thể nói thời trang là phương tiện của giao tiếp. Con người khơng chỉ
giao tiếp bằng lời nói hay cử chỉ mà bằng cả bề ngoài. Ở một chừng mực nào
đó thời trang có tích cực thúc đẩy sự giao tiếp hoặc ngược lại.
Chúng ta có thể lựa chọn và xây dựng cho mình một phong cách mới sao
cho phù hợp với bản thân đồng thời lịch sự, hiện đại nhưng không mmaats đi
vẻ đẹp truyền thống của dân tộc. Cái đẹp chính là sự biết kết hợp hài hịa giữa
vẻ đẹp tự nhiên của cá nhân với vẻ đẹp của thời trang đồng thời che đi khuyết
điểm của bản thân mình.
Khi bước vào mùa đơng cuối năm, những bộ trang phục công sở được
may bằng chất liệu dạ, len hay kaki dày với gam màu trung tính như màu
nude, kem, đen, ghi.. phối với các màu sống động như đỏ, xanh dương... cùng
những điểm nhấn tinh tế như cổ, túi áo tạo nên nét dịu dàng, nữ tính, khơng
chỉ mang lại cho bạn gái vẻ đẹp sang trọng và tự tin trong mùa đơng lạnh giá
mà cịn thực sự thích hợp mỗi khi tung tăng dạo phố.
Mục tiêu của bài:
- Phân tích được đặc điểm, cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và
phương pháp may túi lộn boong.
- Vẽ được mặt cắt của túi lộn boong.
- May được kiểu túi lộn boong đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật.
- Xử lý được các dạng sai hỏng trong quá trình may túi lộn boong.
- Đảm bảo định mức thời gian và an tồn trong q trình luyện tập.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp và an tồn lao động trong q trình
luyện tập.
Nội dung chính:

1. Đặc điểm


11
Là loại túi ốp ngoài, miệng túi liền thân túi, đáy trịn khơng nắp, túi sau
khi may xong khơng lộ đường may trên thân túi, thường được sử dụng trong
các mặt hàng cao cấp như các loại áo ký giả, áo khốc ngồi.
2 . Cấu tạo
- Thân túi : 1 lá
- Thân sản phẩm : 1 lá

Hình 1. Thân áo, túi áo

3. Quy cách và yêu cầu kỹ thuật
3.1. Quy cách
- Hình dáng vị trí túi theo mẫu D x R= 13,5 cm x 12 cm
- Bản rộng viền miệng túi: 2,5cm
- May mí xung quanh thân túi: 0,1cm
- Mật độ mũi may: 4 – 5 mũi/cm
3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Túi phải đúng vị trí, kích thước, hình dáng.
- Túi phải đảm bảo sự cân đối, đối xứng (nếu có hai túi)
- Túi phải êm phẳng, khơng cầm bai bùng, đáy túi tròn phải tròn đều
- Các đường may đều đẹp, bền chắc, phải đúng quy cách và yêu cầu kỹ
thuật.
- VSCN.


12
4. Phương pháp may

Bước 1: Sang dấu.
- Sang dấu vị trí túi lên thân sản phẩm trên mặt phải thân áo, mẫu đậu để
sang dấu trên thân áo hụt hơn mẫu chuẩn 0,1 cm (mẫu thành phẩm 1)
Mặt phải thân sản phẩm kẻ các đường ngang và dọc tạo thành hình chữ
nhật (để tạo thành các điểm chuẩn trong quá trình may) sao cho các đường kẻ
trên thân túi và trên thân áo trùng với nhau.
- Sang dấu túi trên mặt trái thân túi, mẫu đậu dùng để sang dấu trên thân
túi lớn hơn mẫu chuẩn 0,1cm. (mẫu thành phẩm 2)
Sang dấu lên mặt trái thân túi kẻ các đường ngang và dọc tạo thành hình
chữ nhật (để tạo thành các điểm chuẩn trong quá trình may) sao cho các
đường kẻ trên thân túi và trên thân áo trùng với nhau.
Yêu cầu: Đường phấn sang dấu phải sắc nét, bám sát cạnh mẫu

Hình 2. Sang dấu lên BTP
Bước 2: May miệng túi
- Cách 1: Bẻ miệng túi theo đường phấn đã sang dấu, gập hai lần về phía
mặt trái, áp dụng đường may mí ngầm hoặc đường may viền cuốn kín.


13

1

Hình 3. a. May miệng túi (cách 1)
- Cách 2: Gấp miệng túi hai lần về phía mặt trái áp dụng kiểu khâu luồn
mũi.
1

Hình 3. b. May miệng túi (cách 2)
- Cách 3: Là gấp miệng túi về phía mặt trái.


Hình 3. C. May miệng túi (cách 3)
Bước 3: May rút chun đáy túi và là thân túi.
- May lược ở hai góc đáy túi cách đường phấn sang dấu 0,3cm.


14
- Đặt mẫu thành phẩm để sang dấu thân túi lên mặt trái thân túi rút chun
hai góc đáy túi và là chết các cạnh xung quanh thân túi.
* Yêu cầu: Hai góc đáy túi trịn đều, các cạnh thân túi chết nếp và ơm sát
mẫu thành phẩm.

Hình 4. May rút chun đáy túi và là thân túi
Bước 4: May thân túi lên thân sản phẩm.
- Đặt thân áo nằm dưới, thân túi để trên sao cho hai mặt phải úp vào
nhau xắp cho miệng trùng với đường sang dấu miệng túi được sang dấu trên
thân áo phải trùng nhau. Góc túi phía nẹp đặt sao cho dấu phấn trên thân túi
trùng dấu phấn phía nẹp trên thân áo. Đường tra túi trên thân và trên t úi trùng
nhau.Cắm kim may lộn từ góc miệng túi bên này sang góc miệng túi bên kia.
Khi tra túi các điểm lấy dấu trên túi và trên thân phải trùng nhau, đầu v à cuối
đường may lại mũi chỉ cho chăc chắn.
Chú ý: Khi may giữ cạnh túi phải hơi bai thân áo đồng thời các điểm
sang dấu trên vải trên thân túi và trên thân áo trùng nhau.

Hình 5. May thân túi lên thân sản phẩm.


15
Bước 5: Kiểm tra và làm sạch sản phẩm
- Kiểm tra hình dáng, kích thước, đường may theo quy cách và u cầu

kỹ thuật. Vệ sinh cơng nghiệp.

Hình 6. Kiểm tra và làm sạch sản phẩm
5. Mặt cắt tổng hợp
1. May miệng túi
2. May thân túi vào thân sản phẩm
a. Thân sản phẩm
b. Thân túi

1
a

b

2

Hình 7. Mặt cắt tổng hợp


16
6. Các dạng sai hỏng - Nguyên nhân - biện pháp phòng ngừa.

Dạng sai hỏng
- Túi bị găng

Nguyên nhân

Biện pháp phịng ngừa

- Khơng đủ độ dư do tính

tốn trừ độ dư cho vật liệu
khơng chính xác

- Căn cứ vào độ dày mỏng
của vải để tính tốn độ dư 
0,1

- Do là hoặc sang dấu khơng
chính xác
- Góc túi gẫy
khơng trịn đều

- Khi sang dấu và là phải
chính xác theo mẫu

- May lộn không may bám
theo đường phấn sang dấu

- Phải chỉnh cho đường
phấn sang dấu trên thân túi
và trên thân áo trùng nhau
khi may

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hãy nêu trình tự may tự may túi lộn boong theo hình vẽ mặt cắt sau:

1
a

b


2

Hình.8. a. Thân áo
b. Túi áo
2. Trình bày một số dạng sai hỏng trong quá trình may túi lộn boong.
Đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục các dạng sai hỏng đó.


17

GHI NHỚ
- Yêu cầu kỹ thuật đối với túi lộn boong ở áo vest nữ
- Quy trình may túi lộn boong ở vest nữ 1 lớp

BÀI 2
MAY CỔ ÁO VESTON NỮ 1 LỚP
Mã bài: MĐ MTT 24-02
Giới thiệu:
Cổ áo cũng là một trong những điểm nhấn tương đối quan trọng tạo nên
nét dịu dàng, nữ tính, khơng chỉ mang lại cho bạn gái vẻ đẹp sang trọng lịch
thiệp mà còn mang lại sự tự tin trong cuộc sống.
Mục tiêu của bài:
- Phân tích được đặc điểm, cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may cổ áo Veston nữ 1 lớp.
- Vẽ được mặt cắt của cổ áo Veston nữ 1 lớp.
- May được cổ áo Veston nữ 1 lớp đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật.
- Xử lý được các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may cổ áo
Veston nữ 1 lớp.
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong q trình luyện tập.

Nội dung chính:
1. Đặc điểm
- Cổ bẻ, hai ve xuôi, khi may xong không lộ đường may trên cổ, thường
được sử dụng trong các mặt hàng cao cấp như các loại áo ký giả, áo khốc
ngồi, áo veston.


18
2 . Cấu tạo
- Thân sản phẩm đã lắp ráp decoupe, may chiết, may túi hoàn chỉnh, ráp
vai con + là rẽ vai con.
- Nẹp ve: 2 lá
- Cổ chính: 1 lá

7.5c

- Cổ lót: 1 lá
- Mex lá cổ: 2 lá
(kích thước bằng lá cổ)
- Mex nẹp ve: 2 lá
(kích thước bằng nẹ ve)
3. Quy cách và yêu
cầu kỹ thuật

Hình 9. Cấu tạo cổ

3.1. Quy cách
- Hình dáng vị trí theo mẫu
- May cổ với thân: 0,8cm
- Mật độ mũi may: 4 – 5 mũi/cm

3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Cổ phải đúng vị trí, kích thước, hình dáng.
- Cổ phải đảm bảo sự cân đối, đối xứng
- Cổ phải êm phẳng, khơng cầm bai bùng, hai đầu cổ phải thốt đều.
- Các đường may đều đẹp, bền chắc, phải đúng quy cách và yêu cầu kỹ
thuật.
- VSCN
4. Phương pháp may cổ
*Bước 1: Ép mex với lá cổ, nẹp áo, thân trước. Lấy dấu cổ áo (hình10).
Chú ý: Các đường lấy dấu phải chính xác, sắc nét, đản bảo độ ăn khớp,
đối xứng khi lắp ráp.
- Ép mex lên mặt trái hai lớp lá cổ, nẹp ve.
- Ép mex lên mặt trái thân trước (phần nẹp) được thực hiện trước khi
đem thân trước lắp ráp.
- Đặt mẫu thành phẩm lên mặt trái lá cổ.


19
- Sang dấu góc lá cổ ra mặt phải.
- Vẽ lại đường tra cổ, đầu ve, chân ve, đường ráp ve lên mặt trái nẹp thân
trước.
- Sang dấu đường tra cổ, đầu ve ra mặt phải ve, thân trước.

Hình 10. Ép mex và lấy dấu cổ
* Bước 2: May lắp ráp lá cổ lót vào thân áo + là rẽ đường may ( hình
11)
- Thân áo đặt dưới, lá cổ lót đặt lên trên, hai mặt phải úp vào nhau,
đường may đầu góc lá cổ trùng với điểm đặt ve trên thân trước.
- May lá cổ lót vào thân trước trái, may đến góc cổ thì bấm góc và may
vịng qua cổ sau, đến vòng cổ thân trước phải, đến góc cổ thứ 2 bấm góc kết

thúc ở điểm đặt đầu ve thân trước. Đầu và cuối đường may lại mũi chắc chắn.
- Là rẽ mép vải đường may sang hai bên.
*Bước 3: May lá cổ ngoài vào ve áo + là rẽ đường may


20
- Ve bên phải đặt dưới, lá cổ chính đặt trên, hai mặt phải úp vào nhau sao
cho đường may trùng với diểm đặt ve áo. May lá cổ ngoài vào ve bên phải
đến góc cổ bấm góc và may đến cuối đầu vai. Đầu và cuối đường may lại mũi
chỉ.
- Ve bên trái đặt dưới, lá cổ chính đặt trên, hai mặt phải úp vào nhau sao
cho đường may trùng với diểm đặt ve áo. May lá cổ chính vào ve bên trái đến
góc cổ bấm góc và may đến cuối đầu vai. Đầu và cuối đường may lại mũi chỉ
chắc chắn.
* Bước 4: May lộn ve áo.
- Thân áo đặt dưới, ve áo đặt trên, hai mặt phải úp và nhau sao cho
đường may tên thân áo và ve trùng nhau. May từ đầu ve đến điểm nhọn của
ve đặt chỉ và tiếp tục may đến gấu áo theo đường thành phẩm, hai đầu đường
may lại mũi chắc chắn.
- Tương tự cho ve áo còn lại.
* Bước 5: May lộn lá cổ.
- Lật mép vải may ve xuống bên dưới. Gấp mép vải đầu lá cổ về bân trái,
xếp cho hai mép vải bằng nhau và may lộn lá cổ theo đường thành phẩm.
- Bấm góc đầu ve và lộn mặt phải lá cổ, lộn đầu ve ra bên ngồi.
*Bước 6: Mí ve áo, mí lá cổ lót.
- Lật mép vải qua ve áo và diễu 1mm lên ve áo, từ đầu gấu đến điểm bẻ
ve 1 cm thì dừng lại.
- Lật mép vải may lộn lá cổ qua lớp lót lá cổ và mí 1mm lên lá cổ trong,
đầu và cuối đường may lại mũi chỉ.
*Bước 7: Mí chân cổ, chặn ve.

- Gấp mép vải chân cổ chính vào mặt trái che kín đường may tra cổ sau
và tiến hành mí chân cổ. Đường mí cách mép gấp 1mm.
- Để em phẳng ve áo nằm êm lên thân áo và tiến hành may chặn ve.
5. Vẽ mặt cắt tổng hợp

b
3
a

c

1
2


21

a: Thân áo
b: Bản cổ chính
c: bản cổ lót
1 - Chắp sống cổ
2 - May lộn sống cổ
3 - May chắp chân cổ

6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Các dạng sai hỏng

Nguyên nhân


Biện pháp phòng
ngừa

-Tra cổ bị lệch họng - Lấy dấu vòng cổ, lá cổ
cổ
khơng chính xác

- Lấy dấu vịng cổ, lá
cổ chính xác và may
theo đường thiết kế

- Đầu lá cổ, độ hở ve
không đối xứng

- Tra cổ không đúng theo
đường thiết kế

- Tra cổ chính xác

- Tra cổ khơng vng
góc, góc cổ khơng
thốt êm

- Tra cổ góc vng khơng
đúng thao tác

- Tra cổ góc vng
phải bấm đúng vị trí
góc cổ .


- Khi tra lá cổ, nẹp ve - Lá cổ, nẹp ve không đúng
bị vặn
canh sợi

- Lá cổ, nẹp ve phải
đúng canh sợi

- Tra tay khơng trịn - Lấy dấu tay khơng trịn, tra
đều, tay bị lảng hoặc tay khơng theo đường thiết
quắp
kế

- Lấy dấu tra tay theo
đường thiết kế

- Cổ sau bị bửa

- Nâng đường vòng cổ
thân sau lên phía trên


22

Vòng cổ thân sau khoét quá
sâu.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hãy nêu trình tự may cổ áo theo hình vẽ mặt cắt sau:

b

3
a

c

1
2

a: Thân áo
b: Bản cổ chính
c: bản cổ lót

2. Trình bày các dạng sai hỏng, ngun nhân và biện pháp khắc phục
trong quá trình may cổ áo vest một lớp.
GHI NHỚ
- Yêu cầu kỹ thuật đối với cổ áo ở áo vest nữ


23
- Quy trình may cổ áo ở vest nữ 1 lớp

BÀI 3
PHƯƠNG PHÁP MAY ÁO VEST NỮ 1 LỚP
Mã bài: MĐ MTT 24-03
Giới thiệu
Nhắc tới thời trang công sở hẳn trang phục áo vest nữ được bạn quan
tâm đầu tiên? Chính kiểu dáng thanh lịch đặc trưng, sự đa dạng về màu sắc và
mẫu mã thiết kế đã giúp cho vest được nhiều nhiều người lựa chọn khi đi làm.
1. Đặc điểm



24
Là loại áo khốc ngồi, một lớp, cổ chữ K, có 2 túi ốp lộn bong ở thân
trước, tay có hai mang, thân trước và thân sau có bổ thân

Hình 12. Mặt trước của áo

Hình 13. mặt sau của áo

2. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật
a. Quy cách:
- Thông số kích thước theo mẫu.
- Mật độ mũi may: 4 – 5 mũi/cm
b. Yêu cầu kỹ thuật:
- Áo may song các chi tiết đúng kích thước và vị trí.
- Áo may xong phải êm phẳng, đảm bảo hình dáng, kích thước.
- Các chi tiết và bộ phận ở hai bên phải cân đối đối xứng và bằng nhau,
tay áo mọng, trịn đều, khơng lãng hoặc quắp.
- Các đường may đều đẹp, đúng quy cách
- VSCN
3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết


×