Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Giáo án ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (bài 4, cv 4040)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.52 KB, 70 trang )

Thời gian XDKH: Từ……đến….
Thời gian THKH: Từ….. đến……
Bài 4.

QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU
(Thời lượng 12 tiết)
Việt

Nam đất nước ta ơi
Mênh
mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
(Nguyễn Đình Thi)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
* Năng lực:
+ Năng lực đặc thù.
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận
xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp
tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ
VB;
- Nhận biết được từ đồng âm, từ đa nghĩa; nhận biết được hoán dụ và tác dụng
của việc sử dụng hoán dụ;
- Bước đầu biết làm bài thơ lục bát và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi
đọc một bài thơ lục bát;
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
+ Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị bài ở nhà, nhận ra và điều chỉnh được
những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, trình bày ý kiến của cá
nhân ; nhận xét phiếu bài tập đã hoàn thành, câu trả lời của nhóm bạn
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề đạt ra trong khi
thực hiện các hoạt động học


1


* Phẩm chất: - Yêu nước, trách nhiệm: trân trọng, tự hào về các giá trị văn
hóa truyền thống và vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
A. ĐỌC
Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt
I. Mục tiêu.
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Văn bản văn học:
*Đọc hiểu:
+ Đọc hiểu hình thức.
- Nhận biết được đặc điểm của thể thơ lục bát qua ca dao và thể trữ tình hiện
đại: số tiếng, số dòng, vần, nhịp…
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo củacác bài ca dao, bài
thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
+ Đọc hiểu nội dung.
- Nêu được ấn tượng chung về các bài ca dao, bài thơ trữ tình hiện đại;
nhận biết được các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, đề tài,… trong tính chỉnh thể
tác phẩm.
- Nhận biết được chủ đề của văn bản.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ
văn bản.
+ Liên hệ, so sánh, kết nối.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã
đọc gợi ra.
- So sánh được điểm giống và khác nhau giữa lục bát với lục bát biến thể.
+ Đọc mở rộng:
- Tìm đọc trên mạng Internet một hoặc hai văn bản trữ tình hiện đại, viết

theo thể thơ lục bát có độ dài tương đương.
b. Thực hành tiếng Việt:

2


- Nhận biết, hiểu đặc điểm của từ đồng âm, từ đa nghĩa; hoán dụ, tác dụng
của hoán dụ.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị bài ở nhà, nhận ra và điều chỉnh
được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, trình bày ý kiến của cá
nhân ; nhận xét phiếu bài tập đã hoàn thành, câu trả lời của nhóm bạn
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề đạt ra trong
khi thực hiện các hoạt động học
2. Về phẩm chất: - Yêu nước, trách nhiệm: trân trọng, tự hào về các giá trị
văn hóa truyền thống và vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về các nhà văn, nhà thơ; hình ảnh minh họa cho những chi tiết
tiêu biểu ớ các văn bản;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước phần Tri thức ngữ văn; đọc trước các văn bản đọc;
- Tìm hiểu trên mạng Internet về nguồn gốc của ca dao, các tác giả, các tác
phẩm có trong hoạt động đọc hiểu;
- Tự ơn tập lại kiến thức về nghĩa của từ đã học ở bài 1 (sgk/T26);
- Đọc kĩ các câu hỏi trong sgk/ các từ khó của mỗi văn bản cuối trang sách;

- Tìm đọc các bài ca dao, các văn bản trữ tình hiện đại viết theo thể lục bát
ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước.
III. Tổ chức hoạt động Đọc.
Tiết 45, 46, 47.

3


Văn bản 1.

CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT

NƯỚC

I. Mục tiêu:
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù:
+ Đối với văn bản đọc.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát, lục bát biến thể,
thể hiện qua các bài ca dao: số dòng, số tiếng, vần, nhịp của mỗi bài;
- HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của từng bài ca dao nói riêng và
chùm ca dao nói chung thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;
+ Đối với Tiếng Việt: - Thông qua việc thực hiện, giải quyết các yêu cầu,
bài tập của phần Thực hành tiếng Việt;
- HS hiểu và phân biệt rõ từ đồng âm, từ đa nghĩa, cách dùng một số từ đồng
âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các ngữ cảnh quen thuộc và điển hình.
b. Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị bài ở nhà, nhận ra và điều chỉnh
được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, trình bày ý kiến của cá

nhân ; nhận xét phiếu bài tập đã hoàn thành, câu trả lời của nhóm bạn
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề đạt ra trong
khi thực hiện các hoạt động học
2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm.
- HS cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu mến tự hào về
vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau mà tác giả dân gian thể hiện qua ngôn
ngữ VB.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
4


- Hình ảnh minh hoạ cho các bài ca dao.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn
học bài, vở ghi.
III. Tổ chức các hoạt động học.
Hoạt động KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu. – Tạo hứng thú, gây sự tò mò, thích khám phá kiến thức mới
cho HS.
b. Nội dung. Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm. Các câu trả lời
d. Tổ chức thực hiện.
* GV chuyển giao nhiệm vụ. Thực hiện h/đ cá nhân suy nghĩ rồi trả lời cau
hỏi sau:
+ Với em, nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói những ấn tượng
đẹp đẽ và sâu sắc nhất về q hương, em sẽ nói điều gì?

+ Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu
trong bài thơ đó.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Cá nhân thực hiện.
Dự kiến sản phẩm.
* Báo cáo sản phẩm. Cá nhân báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm. - HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá dẫn dắt chuyển ý.
Cây có cội, nước có nguồn, con người có quê hương. Tình yêu quê hương
là tình cảm ấm áp, chân thành, bền lâu của con người. Tình yêu quê hương
đất nước Việt Nam từ xưa đến nay đã đi vào văn học, âm nhạc, hội họa,
điện ảnh,… Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình yêu quê hương Việt
Nam qua Chùm ca dao về quê hương đất nước.
Hoạt động KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Đọc – Tìm hiểu văn bản.
5


I. Đọc – hiểu văn bản
a. Mục tiêu. - Biết cách đọc văn bản, đọc cảm thụ.
- HS hiểu nghĩa các từ khó; nhận biết đặc điểm thể thơ lục bát qua số dòng,
số tiếng, vần, nhịp của mỗi bài ca dao.
- Nhận xét, đánh giá nét độc đáo của từng bài ca dao nói riêng và chùm ca
da nói chung thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…
- Cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu mến tự hào về vẻ
đẹp của các vùng miền khác nhau mà tác giả dân gian thể hiện qua ngôn
ngữ văn bản.
- Viết được đoạn văn đảm bảo về hình thức và nội dung, thể hiện cảm xúc
về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
b. Nội dung. Hoạt động cá nhân, cặp đơi, nhóm nhỏ.
c. Sản phẩm. Các câu trả lời trong vở ghi

d. Tổ chức thực hiện.
1. Đọc tiếp xúc văn bản.
a. Đọc văn bản, tìm hiểu từ khó.
* GV chuyển giao nhiệm vụ. (GV lần lượt chuyển giao từng nhiệm vụ)
- Thực hiện h/đ cá nhân đọc kĩ phần HD trước khi đọc; đọc phần chú thích
(chữ nhỏ) dưới mỗi trang để hiểu nghĩa củ các từ khó.
- Nêu cách đọc văn bản. Hãy đọc văn bản theo cách đọc của em. (Hình
dung và theo dõi)
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
Dự kiến sản phẩm.
- HS nêu cách đọc: đọc diễn cảm, chú ý từ ngữ, hình ảnh …..
- Giải thích được nghĩa của một số từ khó.
* Báo cáo sản phẩm. Cá nhân nêu cách đọc các bài ca dao – đọc mẫu .
* Đánh giá sản phẩm.
- HS đánh giá lẫn nhau – phản biện..
- GV đánh giá.
GV kết luận. (HS lắng nghe, không ghi)
6


- Cách đọc: chú ý: giọng vui, tự hào… -> GV đọc mẫu.
- Từ khó. + Các địa danh ở Hà Nội: Trấn Võ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây
Hồ.
+ Các địa danh ở Lạng Sơn: xứ Lạng, sông Tam Cờ
+ Các địa danh ở Huế: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình
b. Tác phẩm.
* GV chuyển giao nhiệm vụ.
- Thực hiện h/đ cá nhân, đọc kĩ chú thích 1/T90 để hiểu về ca dao dân ca.
GV gợi ý. Đọc chú thích 1, cho biết: Ca dao dân ca có đặc điểm gì?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+Dự kiến sản phẩm.
Ca dao trữ tình dân gian là những sáng tác của người bình dân, thể hiện
đời sống tâm hồn, tình cảm của mình với quê hương, đất nước, với gia
đình, với cuộc sống lao động…Ngơn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần
với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
* Báo cáo sản phẩm. Cá nhân nêu cách đọc các bài ca dao – đọc mẫu .
* Đánh giá sản phẩm.
- HS đánh giá lẫn nhau – phản biện..
- GV đánh giá.
GV kết luận. (HS lắng nghe, khơng ghi)
Ca dao trữ tình dân gian là những sáng tác của người bình dân, thể hiện
đời sống tâm hồn, tình cảm của mình với quê hương, đất nước, với gia
đình, với cuộc sống lao động…Ngơn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần
với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
2. Đọc chi tiết văn bản. (Nội dung cần đạt)
a. Đọc hiểu hình thức.
* GV chuyển giao nhiệm vụ. - Thực hiện h/đ cá nhân yêu cầu 1, 2, 3/T92.
GV gợi ý. - “Lục” là sáu, “bát” là tám. Mỗi cặp câu lục bát thường có 2
dịng.
- Đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn, xác định:
7


(1) Yêu cầu 1, 2 sgk/T 92. Bài ca dao 1 và 2.
+ Mỗi bài có mấy dịng? Dịng 6 tiếng và dòng 8 tiếng tạo thành một cặp.
Mỗi bài ca dao có mấy cặp?
+ Dựa vào phần Tri thức ngữ văn cho biết, các tiếng đà/ gà, Xương/sương,
sương/gương có gì đặc biệt?
+ Em hãy đọc lại những cặp câu sau để xác định cách ngắt nhịp:
- Gió đưa/ cành trúc/ la đà

Tiếng chuông Trấn võ/ canh gà Thọ Xương
- Ai ơi,/ đứng lại mà trơng
Kìa núi thành Lạng,/ kìa sông Tam Cờ.
* Sáu dấu thanh được xếp như sau:
- Thanh bằng (viết tắt là B), gồm: tiếng khơng có dấu (đưa, la,
chng..)gọi là thanh ngang và các tiếng có dấu huyền (cành, đà, Kìa,
Cờ...)
- Thanh trắc (viết tắt là T), gồm các tiếng có dấu: sắc, nặng, hỏi, ngã.
+ Tiếng thứ 6 và thứ 8 đà –Xương là thanh gì? Tiếng thứ 4 trúc-võ là
thanh gì?
Từ đó trả lời câu hỏi sau. Bài ca dao số 1 và số 2 có đặc điểm hình của thể thơ nào?

(2) u cầu 3 sgk/T92. Bài ca dao số 3.
+ Đếm số tiếng trong cặp câu đầu, so sánh số tiếng với cặp câu thứ hai?
+ Các tiếng: Ba-Đá, Dạ-ba có chức năng gì?
+ Cách ngắt nhịp của cặp câu đầu như thế nào? Cách phối thanh có giống
bài ca dao 1, 2 khơng?
Từ đó trả lời câu hỏi sau. Bài ca dao số 3 có đặc điểm hình của thể thơ
nào?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
Dự kiến sản phẩm.
(1) Bài ca dao 1, 2. Có 4 dịng, chia làm 2 cặp: một câu 6 tiếng và 1 câu 8
tiếng.
- Cách gieo vần: đà – gà, xương – sương – gương;…
8


- Tiếng cuối của dòng 6 ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 ở dưới,
tiếng cuối của dòng 8 lại vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp theo;
- Ngắt nhịp:


+ Gió đưa/ cành trúc/ la đà
Tiếng chuông Trấn Võ/ canh gà Thọ Xương
->Nhịp chẵn: 2/2/2; 2/4; 4/4;

=> Hai bài ca dao có dặc điểm hình thức của thể thơ lục bát.
(2) Bài ca dao số 3.
+ Tính chất lục bát: hai câu sau vẫn tuân theo quy luật của lục bát thơng
thường;
+ Tính chất biến thể: hai dịng đầu:
- Cả hai dịng đều có 8 tiếng (khơng phải lục bát, một dịng 6 tiếng, một
dịng 8 tiếng);
- Về thanh, tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (Đá) và tiếng thứ sáu của
dịng thứ hai (ngã) khơng phải thanh bằng như quy luật mà là thanh trắc.
=> Bài ca dao số 3 là lục bát biến thể.
* Báo cáo sản phẩm. Cá nhân báo cáo sản phẩm của mình
* Đánh giá sản phẩm.
- HS đánh giá lẫn nhau – phản biện..
- GV đánh giá.
GV kết luận. (HS bổ sung vào vở - nếu còn thiếu)
(1) Bài ca dao 1,2.
- Mỗi bài có 4 dịng, chia làm 2 cặp: một câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng.
- Cách gieo vần: đà – gà, xương – sương – gương;…
- Thanh điệu: Tiếng thứ 6 và thứ 8 đà –Xương, thường là thanh B; tiếng thứ
4 trúc-võ thường là thanh T.
- Ngắt nhịp: Nhịp chẵn: 2/2/2; 2/4; 4/4;
=> Hai bài ca dao có dặc điểm hình thức của thể thơ lục bát.
(2) Bài ca dao số 3.
- Cả hai dịng đầu đều có 8 tiếng.
9



- Hai câu sau vẫn tuân theo quy luật của lục bát thông thường;
- Về thanh, tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (Đá) và tiếng thứ sáu của dòng
thứ hai (ngã) không phải thanh bằng như quy luật mà là thanh trắc.
- Ngắt nhịp:4/4 (2 dòng đầu)
=> Bài ca dao có đặc điểm hình thức của lục bát biến thể.
b. Đọc hiểu nội dung.
b.1. Bài ca dao 1. (câu hỏi 4/T92)
* GV chuyển giao nhiệm vụ. Thực hiện h/đ cá nhân đọc lại bài ca dao số 1.
- Chia sẻ cặp đôi câu hỏi 4 /T92
GV gợi ý.
+ Những địa danh nào được nhắc đến trong bài ca dao?
+ Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp
tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
+ Em cảm nhận vẻ đẹp của Hồ Tây như thế nào?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. (GV hướng dẫn HS liệt kê các sự
vật, hiện tượng ra giấy nháp)
Dự kiến sản phẩm:
- Những địa danh quen thuộc của Thăng long Xưa: Trấn Võ, Thọ Xương,
Yên Thái…
- Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ : mặt gương Tây Hồ vẻ đẹp của Tây Hồ, nước trong vào buổi sớm
như sương (ẩn dụ - so sánh ngầm) Vẻ đẹp nên thơ vào sáng sớm.
* Báo cáo sản phẩm. Đại diện cặp đôi báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm.
- HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá.
GV kết luận. (HS bổ sung vào vở - nếu còn thiếu)
- Những địa danh quen thuộc như: Trấn Võ, Thọ Xương, Yên Thái…

- Biện pháp tu từ ẩn dụ “mặt gương Tây Hồ”diễn tả vẻ đẹp của Tây Hồ vào
buổi sớm nước trong như sương (ẩn dụ - so sánh ngầm)
10


=> Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên Hồ Tây trong trẻo, nhẹ nhàng, góp
phần làm nổi bật cảnh đẹp của Thăng Long xưa.
b.2 Bài ca dao 2. (câu hỏi 5/92)
* GV chuyển giao nhiệm vụ. Thực hiện h/đ cá nhân đọc lại bài ca dao số
2.
- Chia sẻ cặp đơi câu hỏi 5 /T92
GV gợi ý.
+ Những hình ảnh nào được nhắc đến trong bài ca dao, gợi vẻ đẹp rất riêng
của xứ Lạng?
+ Nêu tình cảm của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn
gửi: Ai ơi, đứng lại mà trơng. Hãy tìm một số câu ca dao có sử dụng từ ai
hoặc có lời nhắn Ai ơi…
+ Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của xứ Lạng.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm chia sẻ,tìm chi tiết.
Dự kiến sản phẩm.
- Những hình ảnh được nhắc đến trong bài ca dao, gợi vẻ đẹp rất riêng của
xứ Lạng: núi, đồng, thành, sông;
- Lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông Lời gọi, nhắn gửi tha thiết hãy
dừng lại mà xem vẻ đẹp của xứ Lạng.
* Báo cáo sản phẩm. Đại diện các cặp đôi báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm.
- HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá.
GV kết luận. (HS bổ sung vào vở - nếu cịn thiếu)
- Các hình ảnh: núi, đồng, thành, sông;

- Các từ ngữ: Ai ơi, đứng lại mà trông -> Lời gọi, nhắn gửi tha thiết hãy
dừng lại mà xem vẻ đẹp của xứ Lạng.
=> Tác giả dân gian nhắn gửi đến người đọc tình cảm yêu mến thiết tha, tự
hào về vẻ đẹp xứ Lạng.
GV bổ sung thêm. “Ai ơi”, đây là một mơ-típ quen thuộc trong ca dao.
11


- Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa người ta có thì
Chơi xn kẻo hết xn đi
Cái già sịng sọc nó thì theo sau
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
b.3. Bài ca dao 3. (câu hỏi 6/92)
* GV chuyển giao nhiệm vụ. Thực hiện h/đ cá nhân đọc lại bài ca dao số 3.
- Chia sẻ cặp đôi câu hỏi 6 /T92
GV gợi ý.
+ Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên
nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào
về cảnh sơng nước nơi đây? (gợi ý: Em hãy gạch dưới những từ chỉ địa
danh trong bài ca dao. Việc liệt kê các địa danh nổi tiếng của xứ Huế như
Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình gợi cho em ấn tượng gì? Từ “lờ đờ”
trong dịng thơ thứ ba thuộc loại từ nào, việc sử dụng từ đó có tác dụng gì?
Cảm nhận của em về hình ảnh bóng ngả trăng chênh, tiếng hò xa vọng,
v.v…).
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Chia sẻ h/đ cặp đôi (cá nhân)
Dự kiến sản phẩm.

- Các hình ảnh: đị, bóng ngả, trăng chênh, tiếng hị; các địa danh: Đơng
Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ
- Vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế - Huế đẹp với sông nước
mênh mang, với những điệu hị mái nhì mái đẩy thiết tha, lay động lịng
người.
* Báo cáo sản phẩm. Đại diện nhóm báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm. - HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá.
GV kết luận. (HS bổ sung vào vở - nếu còn thiếu)
12


- Các hình ảnh: đị, bóng ngả, trăng chênh, tiếng hị; các địa danh: Đơng
Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ
=> Gợi vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế - Huế, với sơng nước
mênh mang, những điệu hị mái nhì mái đẩy thiết tha, lay động lịng người.
3.Tổng kết. (câu hỏi 7/92)
* GV chuyển giao nhiệm vụ.
– Khái quát lại nghệ thuật của VB Chùm ca dao về quê hương đất nước.
- Thực hiện h/đ cặp đôi câu hỏi 7/T92
- Em hãy khái quát lại chủ đề của những bài ca dao. Chỉ rõ mối quan hệ
chủ để chùm ca dao với chủ đề “Quê hương gyêu dấu”.
GV gợi ý. - Nhắc lại đặc điểm của thể thơ.
- Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ tình cảm trực tiếp, cảm xúc của con
người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả
dân gian đối với quê hương đất nước?
- Cả 3 bài ca dao đều thể hiện niềm tự hào của những người bình dân về
điều gì? Em thấy 3 bài ca dao góp phần thể hiện chủ đề “Quê hương yêu
dấu” như thế nào?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động cá nhân. (GV sử dụng

câu hỏi gợi mở)
Dự kiến sản phẩm.
+ Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát và lục bát biến thể, phù hợp với việc tâm tình, bộc lộ tình
cảm, cụ thể ở đây là tình yêu quê hương đất nước.
+ Nội dung
- Chùm ca dao thể hiện tình u tha thiết và lịng tự hào của tác giả dân
gian đối với vẻ đẹp của quê hương đất nước.
+ Chủ đề. Cả 3 bài ca dao đều thể hiện niềm tự hào của những người bình
dân về vẻ đẹp của quê hương, đất nước Việt nam. Từ đó, nhắc nhở chúng ta
phải giữ gìn và bảo vệ vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
* Báo cáo sản phẩm. Cá nhân báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm. - HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
13


- GV đánh giá.
GV kết luận. (HS nghe, không ghi)
a. Nghệ thuật.
- Thể thơ lục bát và lục bát biến thể, từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, phù hợp với
việc tâm tình, bộc lộ tình cảm, cụ thể ở đây là tình yêu quê hương đất nước.
b. Nội dung.
- Chùm ca dao thể hiện tình u tha thiết và lịng tự hào của tác giả dân
gian đối với vẻ đẹp của quê hương đất nước.
GV kết luận. (HS bổ sung vào vở-nếu còn thiếu)
Chủ đề. Cả 3 bài ca dao đều thể hiện niềm tự hào của những người bình
dân về vẻ đẹp của quê hương, đất nước Việt nam. Từ đó, nhắc nhở chúng ta
phải giữ gìn và bảo vệ vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
4.Viết kết nối với đọc.
* GV chuyển giao nhiệm vụ.

- Thực hiện họat động cá nhân yêu cầu viết kết nối với đọc sgk/T92
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam
thắng cảnh của quê hương đất nước.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. (GV sử dụng câu hỏi gợi mở)
GV gợi ý.
- Hình thức: Đảm bảo đoạn văn (viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống
dòng)
- Nội dung. Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của Hồ gươm, chùa Tam Chúc…..
(Có thể là thắng cảnh ở điwja phương để phù hợp với HS
* Báo cáo sản phẩm. Cá nhân báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm.
- HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá.
Hoạt động 2. Kết nối với Tiếng Việt.
II. Thực hành Tiếng Việt.

14


a. Mục tiêu. - Thông qua việc thực hiện, giải quyết các yêu cầu, bài tập
của phần Thực hành tiếng Việt; HS hiểu và phân biệt rõ từ đồng âm, từ đa
nghĩa, cách dùng một số từ đồng âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các
ngữ cảnh quen thuộc và điển hình.
b. Nội dung. Hoạt động cá nhân, cặp đơi.
c. Sản phẩm. Các câu trả lời trong vở ghi.
d. Tổ chức thực hiện.
1.Từ đồng âm.
Câu 1/T92.
* GV chuyển giao nhiệm vụ. – Đọc lại phần Tri thức ngữ văn về từ đồng
âm.

- Thực hiện hoạt động cá nhân đọc kĩ phần 1,hộp chỉ dẫn/T92.
- Thực hiện h/đ cặp đôi yêu cầu 1/T92.
GV gợi ý. – Giải thích nghĩa của mỗi từ “bóng” trong từng câu. Vì sao em
lại xác định đây là từ đồng âm?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động cặp đôi. (GV sử dụng
câu hỏi gợi mở, hướng dẫn những HS còn yếu)
Dự kiến sản phẩm.
a. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh. (bóng: hình ảnh của vật do phản chiếu
mà có)
b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc (bóng: quả cầu rỗng bằng cao su,
da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao)
c. Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng (bóng: nhẵn đến mức phản chiếu
được ánh sáng gần như mặt gương)
* Báo cáo sản phẩm. Đại diện cặp đôi báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm.
- HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá.
GV kết luận. (HS bổ sung vào vở-nếu cịn thiếu)
Câu a. bóng: hình ảnh của vật do phản chiếu mà có
15


Câu b. bóng: quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm
đồ chơi thể thao
Câu c. bóng: nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mặt
gương.
->Những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hồn tồn khác nhau,
khơng liên quan gì với nhau từ đồng âm.
Câu 2/T92.
* GV chuyển giao nhiệm vụ. - Thực hiện h/đ cặp đôi yêu cầu 2/T92.

GV gợi ý.
- Câu a, từ “đường” có nghĩa là gì?
- Câu b, từ “đồng” có nghĩa là gì?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động cặp đôi. (GV sử dụng
câu hỏi gợi mở, hướng dẫn những HS còn yếu)
Dự kiến sản phẩm.
a. - Đường lên xứ Lạng bao xa (đường: chỉ khoảng không gian phải vượt
qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác)
- Những cây mía óng ả này chính là ngun liệu để làm đường (đường:
chỉ chất kết tinh có vị ngọt, dùng trong thực phẩm)
b. – Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát (đồng:
khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt)
- Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng (đồng: đơn vị tiền tệ)
* Báo cáo sản phẩm. Đại diện cặp đôi báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm. - HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá.
GV kết luận. (HS bổ sung vào vở-nếu còn thiếu)
a/ - đường: chỉ khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm
này đến một địa điểm khác
- đường: chỉ chất kết tinh có vị ngọt, dùng trong thực phẩm
b/ - đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
- đồng: đơn vị tiền tệ.
16


=> Những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hồn tồn khác nhau,
khơng liên quan gì với nhau từ đồng âm.
2. Từ đa nghĩa.
Câu 3/T93.
* GV chuyển giao nhiệm vụ. – Đọc lại phần Tri thức ngữ văn về từ đa

nghĩa.
- Thực hiện hoạt động cá nhân đọc kĩ phần 2,hộp chỉ dẫn/T93.
- Thực hiện h/đ cặp đôi yêu cầu 3/T93.
Gợi ý. – Từ “trái” biểu thị sự vật có dạng hình gì?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Cá nhân tự thực hiện vào vở ghi.
Dự kiến sản phẩm.
a. Cây xồi trước sân nhà em có rất nhiều trái
b. Bố vừa mua cho em một trái bóng.
c. Cách một trái núi với ba quãng đồng
Trái trong ba ví dụ đều biểu thị sự vật có dạng hình cầu Từ đa nghĩa.
* Báo cáo sản phẩm. Cá nhân báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm. - HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá.
GV kết luận. (HS bổ sung vào vở-nếu còn thiếu)
a. trái (trái xồi); b. trái (bóng); c. trái (núi)
=> Đều biểu thị sự vật có dạng hình cầu -> Từ đa nghĩa.
Câu 4/T93
* GV chuyển giao nhiệm vụ. Thực hiện h/đ cặp đôi yêu cầu 4,sgk/T93)
Gợi ý. Dựa vào ngữ cảnh cụ thể để giải thích từ “cổ”
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Chia sẻ cặp đôi -> Cá nhân tự
thực hiện vào vở ghi.
Dự kiến sản phẩm.
a. Con cị có cái cổ cao (Cổ: chỉ một bộ phận cơ thể, nối đầu với
thân)
17


b. Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao cổ (Cổ:
chỗ eo ở gần phần đầu của một đồ vật, giống hình dáng cái cổ). ->Từ đa
nghĩa.

c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp của riêng Hà Nội (Cổ: tính từ, chỉ sự cổ
kính, lâu đời), khơng liên quan gì đến nghĩa của từ cổ trong hai câu a và b.
-> Từ đồng âm.
* Báo cáo sản phẩm. Cá nhân báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm. - HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá.
GV kết luận. (HS bổ sung vào vở-nếu còn thiếu)
a. cổ: chỉ một bộ phận cơ thể, nối đầu với thân
b. cổ: chỗ eo ở gần phần đầu của một đồ vật, giống hình dáng cái
cổ
->Từ đa nghĩa.
c. cổ: tính từ, chỉ sự cổ kính, lâu đời.
-> Khơng liên quan gì đến nghĩa của từ cổ trong hai câu a
và b. -> Từ đồng âm.
Câu 5/93.
* GV chuyển giao nhiệm vụ. Thực hiện h/đ cá nhân (yêu cầu 5,sgk/93)
Gợi ý. Nghĩa của từ nặng trong ngữ cảnh này là gì?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Cá nhân tự thực hiện vào vở ghi.
Dự kiến sản phẩm.
- Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non. (nặng: tính chất, mức độ
nhiều tình cảm).
- Một số ví dụ có từ nặng được dùng với nghĩa khác:
+ Túi trái cây này nặng quá.
+ Em rất buồn vì bà nội bị ốm nặng.
* Báo cáo sản phẩm. Cá nhân báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm. - HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá.
18



GV kết luận. (HS bổ sung vào vở-nếu còn thiếu)
Nghĩa từ nặng (nặng tình nước non) ->nặng: tính chất, mức độ nhiều
tình cảm.
Hoạt động LUYỆN TẬP.
a.Mục tiêu.
- Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa lục bát với
lục bát biến thể.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do 3 bài ca
dao gợi ra.
b. Nội dung. Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm. Câu trả lời trong vở ghi
d. Tổ chức thực hiện.
* GV chuyển giao nhiệm vụ.
(1) Thực hiện h/đ cá nhân chỉ ra sự khác nhau về hình thức giữa 2 bài ca
dao sau:
- Bình Định có núi Vọng Phu.
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
Em về Bình Định cùng anh.
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa (Ca dao)
- Đứng bên ni đồng, gó bên tê đồng,
mênh mơng bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát
ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đồng đồng
Phất phơ dưới gọn nắng hồng ban mai. (Ca
dao)
(2) Em làm gì để giữ gìn vẻ đẹp quê hương, đất nước?
GV gợi ý. Đọc lại Tri thức ngữ văn về thể thơ lục bát.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. (GV sử dụng câu hỏi gợi mở)
Dự kiến sản phẩm.

19


- Hình thức :

Bài 1. Lục bát thơng thường
Bài 2. Lục bát biến thể.

- Em thấy bản thân mình cần có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và phát huy vẻ
đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam.
* Báo cáo sản phẩm. Cá nhân báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm.
- HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá bằng rubric.
GV kết luận. (HS bổ sung vào vở-nếu cịn thiếu)
- Hình thức :

Bài 1. Lục bát thơng thường
Bài 2. Lục bát biến thể.

- Mỗi người cần có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của quê
hương, đất nước Việt Nam.
Hoạt động VẬN DỤNG.
a. Mục tiêu. Đọc mở rộng thêm một số bài ca dao khác viết về vẻ đẹp quê
hương, đất nước.
- HS học thuộc lòng một số bài ca dao về vẻ đẹp quê hương, đất nước.
b. Nội dung. Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm. Câu trả lời.
d. Tổ chức thực hiện.
* GV chuyển giao nhiệm vụ.

–Tìm đọc trên mạng internet một số bài ca dao khác viết về vẻ đẹp
quê hương, đất nước.
- Học thuộc lòng một số bài ca dao về vẻ đẹp quê hương, đất nước mà
HS yêu thích
Chia sẻ với người thân, cảm xúc của em sau khi học xong chùm ca dao về
quê hương đất nước.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ ở nhà. (GV sử dụng câu hỏi gợi
mở)
20


III. Trả bài giữa kì .
a. Mục tiêu.
- HS nhận thấy được những ưu điểm và hạn chế của mình trong bài kiểm
tra.
- Biết cách tự sửa chữa những sai sót trong bài kiểm tra.
- Biết cách rút kinh nghiệm khi làm bài kiểm tra trực tuyến trên các nền
tảng công nghệ.
b. Nội dung. Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm. Kết quả kiểm tra.
d. Tổ chức thực hiện.
Phần I. Yêu cầu bài kiểm tra.
* GV nhắc lại yêu cầu bài kiểm tra.
1. Yêu cầu chung. (cả đề chính thức và dự bị)
+ Đọc hiểu.
- Bài kiểm tra đánh giá được năng lực đọc hiểu thể loại truyện đồng thoại,
thể thơ có yếu tố tự sự và miêu tả (cả về hình thức và nội dung)
- Từ một ngữ liệu, HS nhận biết được hình thức thể loại, hiểu được ý nghĩa
chi tiết , hình ảnh trong tính chỉnh thể của ngữ liệu. Thực hành nhận biết
biện pháp tu từ, nghĩa của từ… trong ngữ liệu.

+ Viết. Viết được bài văn ngắn kể lại một trải nghiệm của bản thân; một
đoạn văn nêu cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
2. Yêu cầu cụ thể.
- Làm bài trong thời gian 60 phút trên nền tảng Azota
- Cấu trúc của đề:
+ Phần Trắc nghiệm (Đọc hiểu), gồm 12 câu, mỗi câu đúng được 0,5 điểm
+ Phần Tự luận (Viết), gồm 1 câu, 4 điểm
- Đáp án: (xem lại tiết 43, 44)
Phần II. Nhận xét.
*GV nhận xét kết quả làm bài của HS
1. Ưu điểm.
21


- Đại đa số HS nắm được đặc điểm hình thức của thể loại truyện đồng
thoại, vì vậy đã nhận biết được các đặc trưng của truyệnđồng thoại trong
đoạn trích: ngôi kể, người kể chuyện, nhân vật trong câu chuyện, biện pháp
nghệ thuật so sánh được sử dụng trong đoạn trích…
- Nhiều HS hiểu ý nghĩa của các chi tiết là lời nói, là lời kể về hành động
của nhân vật trong đoạn trích; hiểu được chủ đề đoạn trích đặt trong mối
liên hệ với chủ đề bài học. Hiểu được ý nghĩa của tình bạn, của trải nghiệm.
Biết vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống thực tiễn.
- Hầu hết HS đều viết được bài văn theo yêu cầu đề ra: kể về một trải
nghiệm thành công hay thất bại của bản thân theo ngơi thứ nhất, có miêu tả
nhân vật qua ngoại hình,hành động, cảm xúc, suy nghĩ….Trình bày bài có
bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu lốt…Ít mắc lỗi.
2. Tồn tại.
- Một số em, chưa ơn kĩ bài, dẫn đến chưa nắm được đặc trưng của thể loại
truyện đồng thoại.
- Phần viết. Viết bài văn có sự việc nhân vật, nhưng chưa có bố cục rõ ràng,

chưa miêu tả được ngoại hình, hành động, cảm xúc…của nhân vật.
- Cách sử dụng ngôi kể chưa đồng nhất từ mở bài đến thân bài, kết bài (lúc
xưng tôi, lúc xưng em)
Phần III. Kết quả.
- Điểm xuất sắc:……..bài.
- Điểm giỏi:………….bài
- Điểm khá:………….bài
- Đạt:……………… bài
- Chưa đạt:…………..bài.
Lưu ý. GV có thể đọc mẫu một bài viết xuất sắc. (không nên đọc bài chưa
đạt đề tránh làm tổn thương HS)
IV. Hướng dẫn học bài.
- Học kĩ bài cũ, chỉ ra đặc trưng thể loại thơ lục bát, lục bát biến thể trong
ca dao.
-

Đọc trước văn bản 2 “Chuyện cổ nước mình ” Lâm Thị Mỹ Dạ

22


*************
Tiết 48, 49.
Văn bản 2.

CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
(Lâm Thị Mỹ Dạ)

I.Mục tiêu:
1/ Năng lực:

a. Năng lực đặc thù.
+ Đối với văn bản đọc:
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thể thơ lục bát thể hiện qua
bài thơ;
- HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ,
hình ảnh, biện pháp tu từ;
- HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ
về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu
đối với những câu chuyện cổ.
b. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị bài ở nhà, nhận ra và điều chỉnh
được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, trình bày ý kiến của cá
nhân ; nhận xét phiếu bài tập đã hoàn thành, câu trả lời của nhóm bạn
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề đạt ra trong
khi thực hiện các hoạt động học.
2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm.
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
quê hương, đất nước, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc
II . Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Chuẩn bị của GV
- Kế hoạch bài học;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về tác giả, hình ảnh minh họa cho những câu chuyện cổ;
23


- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi

hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. Tổ chức các hoạt động học.
Hoạt động KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu. – Tạo hứng thú, gây sự tị mị, thích khám phá kiến thức mới
cho HS.
b. Nội dung. Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm. Các câu trả lời
d. Tổ chức thực hiện.
* GV chuyển giao nhiệm vụ. Thực hiện h/đ cá nhân câu hỏi sau:
- Với chủ đề quê hương yêu dấu, em khổng chỉ cảm nhận, yêu mến, tự hào
về vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam qua những địa danh nổi tiếng
với những cảnh sắc thiên nhên tươi đẹp, em đã đọc văn bản “Chuyện cổ
nước mình”, tác giả đã nhắc đến những truyện cổ nào? Qua đó, em cịn tự
hào về những vẻ đẹp nào của dân tộc Việt Nam?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Cá nhân thực hiện.
Dự kiến sản phẩm.
+ Tự hào về vẻ đẹp của con người Việt nam: thương người như thể thương
thân, ỏ hiền gặp lành…qua những câu chuyện cổ dân gian.
* Báo cáo sản phẩm. Cá nhân báo cáo.
* Đánh giá sản phẩm. - HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá dẫn dắt chuyển ý.
Chúng ta ai cũng thuộc một vài câu chuyện cổ với những kết thúc có hậu.
Vẫn nhắc về những câu chuyện cổ với kết thúc có hậu ấy, nhưng Lâm Thị
Mỹ Dạ lại thể hiện nó qua thể thơ lục bát – thể thơ mà chúng ta mới cùng
tìm hiểu trong những tiết học trước. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm
hiểu bài thơ Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ để thấy được những
câu chuyện cổ đã được tái hiện như thế nào và tình yêu quê hương đất nước
của nhà thơ.
24



Hoạt động KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Đọc – Tìm hiểu văn bản.
a. Mục tiêu. - Biết cách đọc văn bản.
- HS khái quát được những nét tiêu biểu về tác giả, t/p; nhận biết được thể
loại, phương thức biểu đạt của VB, bố cụcVB…
- Phát hiện và phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ… được sử
dụng trong bài thơ . Từ đó, hiểu được tình yêu quê hương, đất nước, niềm
tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể
hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.
- Viết được đoạn văn biểu cảm đảm bảo về hình thức và nội dung, cảm
nhận về một đoạn thơ.
b. Nội dung. Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ.
c. Sản phẩm. Các câu trả lời trong vở ghi.
d. Tổ chức thực hiện.
I. Đọc tiếp xúc văn bản.
1. Đọc văn bản, tìm hiểu từ khó.
* GV chuyển giao nhiệm vụ.
- Thực hiện h/đ cá nhân đọc kĩ phần HD trước khi đọc, theo dõi hộp chỉ dẫn
trong sgk. Chú ý các từ khó phía dưới các trang sách.
- Nêu cách đọc văn bản. Hãy đọc văn bản theo cách đọc của em.
GV gợi ý.
+ Khi đọc cần chú ý hình dung, tượng tượng (theo dõi, dự đốn) từ những
từ ngữ, hình ảnh quan trọng. Đọc kĩ các từ khó cuối mỗi trang sách,
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
Dự kiến sản phẩm. HS nêu cách đọc: đọc diễn cảm, chú ý từ ngữ, hình
ảnh…
* Báo cáo sản phẩm. Cá nhân nêu cách đọc – đọc mẫu.
* Đánh giá sản phẩm. - HS đánh giá lẫn nhau – phản biện.
- GV đánh giá

GV bổ sung thêm.
25


×