Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến XUẤT KHẨU VẢI THIỀU SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.55 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

RESEARCH PROPOSAL
ĐỀ TÀI
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU VẢI THIỀU
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

Nhóm thực hiện: PENTASKILLS

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2021

1


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
ATTP
EU
EUR
EVFTA

NỘI DUNG
An toàn thực phẩm
European Union (Liên minh châu Âu)
Euro (Đơn vị tiền tệ của Liên minh châu Âu)
European Union - VietNam Foreign Trade Agreement (Hiệp định
thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam)

FTA



Foreign Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

JPY

Japanese Yen (Đơn vị tiền tệ Nhật Bản)

NB

Nhật Bản

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QGNK

Quốc gia nhập khẩu

QGXK

Quốc gia xuất khẩu

RCA

Revealed Comparative Advantage (Chỉ số lợi thế so sánh)


USD

United States Dollar (Đồng đô la Mỹ)

VJEPA
VN

VietNam - Japan Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối
tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản)
Việt Nam

VND

Việt Nam Đồng (Đơn vị tiền tệ của Việt Nam)

XNK

Xuất nhập khẩu

XK

Xuất khẩu


MỤC LỤ

ABSTRACT............................................................................................................................ 3
I. GIỚI THIỆU....................................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................3

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................4
3.1 Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết...........................................................................4
3.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp...............................................................................4
3.3 Phương pháp định lượng.............................................................................................4
4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu..................................................................................4
5. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................................4
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................................................5
1. Các khái niệm trong đề tài.............................................................................................5
1.1 Khái niệm về xuất khẩu...............................................................................................5
1.2 Khái niệm về xuất khẩu vải thiều................................................................................5
2. Các lý thuyết nền sử dụng trong đề tài..........................................................................5
2.1 Lý thuyết về lợi thế so sánh và chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu...................................5
2.2 Lý thuyết thương mại mới...........................................................................................6
2.3 Lý thuyết Heckscher Ohlin (Mơ hình H-O).................................................................6
2.4 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter.......................................7
III. ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH PHÂN TÍCH...............................................................................7
1. Tổng hợp 1 số các nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu............................................................................................................................. 7
2. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cung xuất khẩu từ các nghiên cứu thực
nghiệm............................................................................................................................... 12
3. Phân tích về khoảng trống nghiên cứu........................................................................13
4. Mơ hình phân tích.........................................................................................................14
5. Diễn giải các yếu tố và các giả thuyết............................................................................................15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16


ABSTRACT: Xuất phát từ tính cấp thiết đối với vấn đề xuất khẩu của Việt Nam nói chung

và xuất khẩu nơng sản nói riêng, nhóm nghiên cứu lựa chọn đối tượng vải thiều và nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU. Việc phân tích
hồi quy tuyến tính đa biến đối với các dữ liệu thứ cấp là cơ sở cho các dấu tác động và các
giải pháp liên quan từ kết quả nghiên cứu.
Keywords: xuất khẩu, nông sản, vải thiều, EU…
I. GIỚI THIỆU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu Bộ NN&PTNT, tính trong 9 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu
nơng sản ước tính đạt gần 13,7 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản hiện là một trong những nguồn
thu rất quan trọng với nước ta. Hoạt động xuất khẩu nơng sản cịn góp phần thúc đẩy các
quan hệ kinh tế đối ngoại, và tăng cường vị thế quốc gia trên trường thế giới.
Mang đặc trưng của nông sản nhiệt đới gió mùa, trái cây từ Việt Nam đang ngày
càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế. Theo Báo cáo XNK VN (Bộ Công
thương, 2020), cơ cấu thị trường xuất khẩu trái cây Việt Nam có những chuyển biến tích cực
khi giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tăng tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường khó
tính như EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản…Trong đó, sản lượng vải cả nước đạt khoảng
từ 210.000 - 225.000 tấn trong khoảng 5 năm trở lại đây theo số liệu của Bộ NN&PTNT.
Do sản lượng vải hàng năm lớn, nếu chỉ tiêu thụ nội địa sẽ dẫn tới cung vượt quá
cầu. Trong khi ở một số nước, điển hình là các nước khối EU, lại tồn tại nhu cầu sử dụng vải
thiều, chẳng hạn như việc xuất khẩu thành công vào EU các lô vải thiều Thanh Hà và Lục
Ngạn (Hội Lương thực thực phẩm TP. HCM, 2021). Tuy nhiên, hành trình đưa quả vải đến
tay người tiêu dùng quốc tế nói chung và EU nói riêng khơng hề dễ dàng. Để góp phần vào
việc đánh giá các tác nhân ảnh hưởng đến việc xuất khẩu vải thiều sang thị trường EU,
nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu vải thiều Việt
Nam sang thị trường Liên minh châu Âu”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang
thị trường EU.


-

Phạm vi không gian: Phân tích số liệu xuất khẩu vải thiều Việt Nam trên phạm vi thị
trường EU với 27 nước thành viên.
Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2010 – 2021.

-

3


3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết
Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết được sử dụng với mục đích hệ thống các nguồn
dữ liệu đa dạng liên quan đến các lý thuyết có quan hệ với đối tượng của đề tài, từ đó xây
dựng các dữ liệu thành một kết cấu có logic, tạo lập cơ sở cho mơ hình nghiên cứu.
3.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
nông sản từ các nghiên cứu liên quan đến đề tài. Sau khi phân tích và điều chỉnh, các yếu tổ
ảnh hưởng đến xuất khẩu được sử dụng bởi hầu hết các nghiên cứu trước được đề xuất cho
khung phân tích của đề tài.
3.3 Phương pháp định lượng
- Dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp thu thập từ các Báo cáo của Bộ Công Thương, Bộ
NN&PTNT, Niên giám thống kê của Hải quan,…
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến nhằm kiểm định
các giả thuyết và kỳ vọng được đưa ra trong nghiên cứu.
4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu vải thiều sang thị trường EU; đồng thời đề xuất giải pháp theo kết quả nghiên cứu. Để

đạt được mục đích trên, bài nghiên cứu cần đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
Một là, đề xuất giả thuyết và mơ hình phân tích các yếu tố tác động đến XK vải thiều
VN – EU.
Hai là, phân tích mức độ tác động các yếu tố trong khung phân tích.
Ba là, đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu vải thiều sang EU dựa trên kết quả
nghiên cứu.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi sau:
Một là, những yếu tố nào tác động tới xuất khẩu vải thiều của Việt Nam sang thị
trường EU và dấu tác động của chúng như thế nào?
4


Hai là, cần những chính sách, giải pháp gì để hạn chế tác động tiêu cực và phát huy
tác động tích cực của các yếu tố ảnh hưởng nhằm thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Việt Nam
sang thị trường EU?
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Các khái niệm trong đề tài
1.1 Khái niệm xuất khẩu
Theo khoản 1, Điều 28, Chương 2 Luật Thương mại Việt Nam (2005), xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật. Hiểu theo cách khái quát, xuất khẩu là một hình thức bán hàng cho nước ngoài để thu
về lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia.
Có nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu, dưới góc độ tiếp cận của bài nghiên
cứu, xuất khẩu là việc bán hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận.
1.2 Khái niệm xuất khẩu vải thiều
Theo Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam 2021, vải thiều thuộc danh mục Quả vải là quả hạch và các phần khác ăn được của cây vải, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách
khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu.
Theo góc nhìn kinh doanh và cách tiếp cận của đề tài, vải thiều được hiểu dựa trên

định nghĩa của Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam 2021, là một loại vải tồn tại ở dạng tươi
sống hoặc đã qua chế biến, có giá trị đối với sức khỏe, có nhu cầu tiêu thụ trên thị trường để
thỏa mãn nhu cầu của con người và là một loại hàng hóa có thể bn bán ra khỏi biên giới
quốc gia để thu lợi nhuận. Dựa theo cách tiếp cận đã nói trên, xuất khẩu vải thiều là việc
buôn bán vải thiều từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận, trong đó, vải
thiều đóng vai trị là hàng hóa.
2. Các lý thuyết nền sử dụng trong đề tài
2.1 Lý thuyết về lợi thế so sánh và chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu
Năm 1817, David Ricardo cho ra đời lý thuyết về lợi thế so sánh. Lý thuyết này chỉ
ra rằng mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa và xuất khẩu sản phẩm có chi phí cơ hội thấp hơn
(hay có lợi thế so sánh trong sản xuất). (Nguyễn Văn Nên và cộng sự (2019), STK Kinh tế
quốc tế)

5


Theo lý thuyết này, quốc gia xuất khẩu sẽ thu được lợi ích nếu xuất khẩu sản phẩm
có lợi thế so sánh. Trong thương mại toàn cầu, lý thuyết được dùng để tính chỉ số lợi thế so
sánh hiện hữu RCA giữa các quốc gia cùng xuất khẩu một sản phẩm.
Cơng thức:
RCA_ij = (X_ij/X_i )/(X_wj/X_w )
Trong đó: RCA_ij: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu trong xuất khẩu sản phẩm j của quốc gia
i
X_ij: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của quốc gia i
X_i: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i
X_wj: Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j toàn cầu
X_w: Tổng kim ngạch xuất khẩu tồn cầu.
Nếu RCA_ij > 1 thì quốc gia i có lợi thế so sánh đối với sản phẩm j, chỉ số này càng
lớn thì lợi thế so sánh càng lớn. Và ngược lại, chỉ số RCA_ij < 1 thì quốc gia i khơng có lợi
thế so sánh đối với sản phẩm j. (Balassa, B. (1965) Trade Liberalization and Revealed

Comparative Advantage)

2.2 Lý thuyết thương mại mới
Lý thuyết thương mại mới của Paul Krugman giải thích mối quan hệ thương mại
trong cùng một ngành dựa trên lợi thế sản xuất theo quy mô. Quy mô sản xuất càng lớn
càng làm giảm chi phí sản xuất. Như vậy, lợi ích sẽ tăng dần đối với việc chun mơn hóa.
Lý thuyết thương mại mới nêu ra hai điểm quan trọng: Thứ nhất, thông qua lợi ích
kinh tế theo quy mơ mà có thể làm gia tăng đa dạng sản phẩm và làm giảm thiểu chi phí sản
xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm. Thứ hai, khi sản phẩm làm ra đạt được lợi ích kinh tế theo
quy mơ thì thị trường tồn cầu chỉ có thể hỗ trợ một số ít các cơng ty trong lĩnh vực đó. Do
vậy, một số sản phẩm sẽ chỉ được thống trị bởi một số quốc gia nhất định đi đầu trong sản
xuất sản phẩm đó.
2.3 Lý thuyết Heckscher Ohlin (Mơ hình H-O)
Lý thuyết Heckscher-Ohlin cho rằng các quốc gia sẽ xuất khẩu hàng hóa mà dùng
nhiều hàm lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó và nhập khẩu những hàng hóa sử dụng
nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó.
Như vậy, có thể thấy rằng lý thuyết H-O cố gắng giải thích mơ hình của thương mại
quốc tế mà ta chứng kiến trên thị trường thế giới. Giống như lý thuyết của Ricardo, lý
6


thuyết H-O cho rằng thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích. Tuy nhiên, khác với lý thuyết của
Ricardo, lý thuyết H-O lập luận rằng mơ hình thương mại quốc tế được xác định bởi sự
khác biệt về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn là bởi sự khác biệt về năng suất lao
động.
2.4 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter
Lý thuyết của Michael Porter lý giải tại sao trong thương mại quốc tế có những quốc
gia thành cơng, nhưng bên cạnh đó vẫn có những quốc gia thất bại.
Lý thuyết của Michael Porter được hình thành dựa trên 04 thuộc tính lớn của một
quốc gia, bao gồm: điều kiện về các yếu tố sản xuất, các điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ

và liên quan, chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành. Chúng góp phần gia
tăng hoặc cản trở sự tạo ra lợi thế cạnh tranh tại nước đó.
Như vậy, các lý thuyết trên đều là các lý thuyết thương mại quốc tế, có hệ thống, phát
triển tăng dần, và có giá trị thực tiễn ngay trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay.
Trong khi lý thuyết của Ricardo là sơ khai cho quan điểm phát triển xuất khẩu dựa trên lợi
thế so sánh thì mơ hình H-O tiếp tục phát triển trên cơ sở này nhưng nhấn mạnh sự khác biệt
về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn. Lý thuyết thương mại mới cho thấy lợi ích
tăng dần trong q trình chun mơn hóa, thể hiện qua lợi ích kinh tế theo quy mơ. Cuối
cùng, lý thuyết của Michael Porter đã chỉ ra các nhóm yếu tố cần thiết để nâng cao năng lực
cạnh tranh xuất khẩu của mỗi quốc gia.
III. ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH PHÂN TÍCH
1. Tổng hợp 1 số nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu

7


Thứ
tự

Tác giả (năm Vấn đề nghiên Phương
pháp
Khung phân tích
nghiên cứu)
cứu
nghiên cứu

Kết quả

Các nghiên cứu trong nước

1

Van Son, D., & Các yếu tố ảnh Pooled OLS, FEM, - Biến phụ thuộc: Khối lượng XK
Le Thi Viet Nga, hưởng đến xuất REM; mơ hình trọng
P. M. (2021)
khẩu nơng sản Việt lực
- Biến độc lập: GDP của QGXK; dân số QGXK và
Nam
QGNK; tình hình lạm phát QGXK; tỷ giá hối đối; độ
mở cửa thương mại; sự tham gia vào các tổ chức thế
giới (WTO và APEC); mức độ phát triển kinh tế
QGXK; diện tích đất nơng nghiệp QGXK

GDP QGXK (+); dân số (+); diện tích đất nơn
nghiệp của QGXK (+); diện tích đất nông nghi
của QGNK (-); khoảng cách địa lý (-); tỷ giá h
đoái (+); sự tham gia vào các tổ chức thế gi
(WTO và APEC) (+); độ mở cửa thương mại (+
mức độ phát triển kinh tế QGXK (+); diện tích đ
nơng nghiệp QGXK (-); tình hình lạm phát (khơn
có tác động)

2

Đỗ Thị Hòa Nhã Các yếu tố tác động
và cộng sự đến xuất khẩu hàng
(2019)
nông sản VN vào
thị trường EU


Mô hình trọng lực,
phương pháp ước
lượng. Thống kê mơ
tả, phương pháp so
sánh, phân tích hồi
quy

3

Nguyễn Ngọc
Quỳnh,
Phạm
Hồng Linh, Bùi
Thị Thanh Hải
(2018)

Phương pháp ước - Biến phụ thuộc: Khối lượng XK
GDP (+); GDP/người (+); mức độ tự do thương m
lượng bình phương
(+); khoảng cách địa lý (-); tình trạng tiếp giáp biể
- Biến độc lập: GDP, GDP/người; khoảng cách địa lý;
tối thiểu tổng quát
(-)
tình trạng tiếp giáp biển; mức độ tự do thương mại
khả thi (FGLS)

Các nhân tố ảnh
hưởng đến xuất
khẩu hàng nông sản
của Việt Nam sang

thị trường EU

- Biến phụ thuộc: Khối lượng XK

GDP/người (+); dân số (+); chỉ số công nghệ (+
chất lượng các chính sách của Chính phủ (+); c
- Biến độc lập: GDP/người; dân số; diện tích đất nơng
phí vận chuyển (-)
nghiệp; chi phí vận chuyển; khoảng cách cơng nghệ;
chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO

9


4

Nguyễn Thanh Các nhân tố ảnh Phương pháp phân
Tùng (2017)
hưởng tới một số tích thu thập số liệu
lĩnh vực xuất khẩu
chủ yếu của Việt
Nam

5

Th.S Đào Đình Năng lực cạnh Phương pháp Pooled -Biến phụ thuộc: Kim ngạch XK
Minh (2017)
tranh hàng xuất OLS, Fixed effect và
-Biến độc lập: GDP của Việt Nam; GDP của nước
khẩu Việt Nam- Mô Random effect

nhập khẩu; vốn FDI tại VN; tỷ giá thực VNĐ/đồng;
hình lực hấp dẫn
GDP/người của QGNK; khoảng cách địa lý giữa thủ
đô Hà Nội và thủ đô QGNK; các hiệp định thương
mại tự do giữa Việt Nam và QGNK

6

Mai Thị Cẩm Tú Các yếu tố ảnh
(2016)
hưởng đến xuất
khẩu thủy sản Việt
Nam
sang
thị
trường Nhật Bản

Phương pháp hệ
thống hóa lý thuyết
phương pháp so sánh
– đối chiếu, phương
pháp thống kê mô tả,
phương pháp phỏng
vấn chuyên gia,
phương pháp ước
lượng mơ hình phân
phối độ trễ tự hồi
quy

-Biến phụ thuộc: Kim ngạch XK


Đầu tư FDI (-); tỷ giá hối đoái(+); hiệp định thươn
mại(+); sự tiếp cận của khách hàng đối với thôn
-Biến độc lập: Đầu tư FDI; tỷ giá hối đối; hiệp định
tin hàng hóa, dịch vụ (+)
thương mại; sự tiếp cận của khách hàng đối với thơng
tin hàng hóa, dịch vụ.

GDP của Việt Nam (+); GDP của QGNK (+); tỷ g
thực tế (+); GDP/người của QGNK (+); vốn FDI t
Việt Nam (-); khoảng cách địa lý (-); FTA khôn
ảnh hưởng

- Biến phụ thuộc: Khối lượng XK

GDP/người (+); tỷ giá hối đoái (-); hiệp địn
VJEPA (-); vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và thôn
- Các biến độc lập: GDP/người, khối lượng sản xuất tin liên lạc (+); giá sản xuất trong nước (-); kh
thủy sản QGNK; tỷ lệ giữa giá XK của VN và giá XK lượng sản xuất của Việt Nam (+)
trung bình của các đối thủ VN tại Nhật Bản; khối
lượng sản xuất thủy sản của VN; giá sản xuất thủy
sản của VN; vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và thông
tin liên lạc; tỷ giá hối đoái thực VND/JPY; hiệp định
đối tác kinh tế VN – NB (VJEPA)

Các nghiên cứu nước ngoài
7

Burhan Ahmad, Đánh giá chuỗi giá


- Phương pháp bình - Biến phụ thuộc: Khối lượng XK của Kinnow (tấn)

- Mức giá XK (+); kinh nghiệm của nhà XK (+
10


8

9

10

Mubashir
Mehdi, Abdul
Ghafoor, & Hira
Anwar. (2018)

trị và đo lường các phương tối thiểu
yếu tố ảnh hưởng (OLS) trên dữ liệu
đến xuất khẩu cam sơ cấp
tại Pakistan
- Kỹ thuật hồi quy
bội

Hussien,
(2015)

Các yếu tố ảnh
hưởng đến cung
xuất khẩu cà phê

của Ethiopia.

H.B.

Kenya (2013)

Zheng,
Z.,
Saghaian, S. H.,
& Reed, M. R.
(2012)

trình độ học vấn của nhà XK (+); ảnh hưởng c
chứng nhận, năng suất (+); nghiên cứu thị trườn
- Biến độc lập: Trình độ học vấn của nhà XK; kinh
(+); vai trò của cơ quan quản lý cảng biển (+); kh
nghiệm của nhà XK; mức giá trung bình XK; khối
lượng sản xuất của QGXK (+)
lượng sản xuất của QGXK; chứng nhận chất lượng;
nghiên cứu thị trường; vai trò của các cơ quan quản lý
cảng biển.

- Kiểm định Dickey- - Biến phụ thuộc: Khối lượng XK cà phê
Fuller (ADF) và
- Các biến độc lập: Lượng mưa; tỷ giá hối đối
Kiểm
định
PP
Birr/USD; số lao động trong nơng nghiệp; FDI; năng
(Philips-Perron)

suất cà phê; độ mở cửa thương mại; giá sản xuất trong
- Dữ liệu giai đoạn nước; mức thu nhập trong nước và lãi suất trong nước
1965-2005

Các yếu tố ảnh - Phương pháp OLS
hưởng đến cung
- Dữ liệu giai đoạn
xuất khẩu các mặt
1963 – 2012.
hàng nông sản (cà
phê, rau và tổng
nông sản).

- Biến phụ thuộc: Khối lượng cung XK.

Các yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu
xuất khẩu đối với
hạt dẻ cười Hoa Kỳ

- Biến phụ thuộc: Cung XK hạt dẻ cười của Mỹ.

Thống kê mô tả

- Các biến độc lập: Tỷ giá hối đoái thực; khối lượng
sản xuất trong nước; lượng mưa; thương mại hóa và
khối lượng cung XK năm trước .

Giá sản xuất trong nước (-); tỷ giá hối đoái (-); mứ
thu nhập thực (+) và độ mở của thương mại (+).


Các yếu tố ảnh hưởng trong ngắn hạn: Tỷ giá h
đối (+); vốn đầu tư nước ngồi (+); thu nhập thự
trong nước (+) và độ mở cửa thương mại (+).

Khối lượng sản xuất trong nước (+); tỷ giá hối đo
(trừ mặt hàng cà phê) (+); lượng mưa (+) chỉ
nghĩa đối với mặt hàng cà phê, thương mại hóa (
chỉ có ý nghĩa với mặt hàng rau.

Giá XK của QGXK (-); tỷ giá hối đoái c
QGXK/QGNK (-); GDP QGNK (+); giá XK c
- Biến độc lập: GDP QGNK; giá XK của QGXK; giá
QG đối thủ (+); ATTP QGXK (+); ATTP đối th
XK hạt của đối thủ (Iran); tỷ giá hối đoái của QGNK
của QGNK (-); Giá XK các loại hạt thay thế khơn
và QGXK; ATTP QGXK; ATTP của đối thủ QGNK;
có tác động rõ ràng
giá XK các loại hạt thay thế

11


2. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cung xuất khẩu từ các nghiên cứu thực
nghiệm

12


Tên yếu tố


Tác động

Tác giả (năm nghiên cứu)

GDP của QGXK

+

Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phạm Hoàng Linh, Bùi Thị
Thanh Hải (2018); Van Son, D., & Le Thi Viet
Nga, P. M. (2021); Th.S Đào Đình Minh (2017).

+

Đỗ Thị Hịa Nhã và cộng sự (2019);Nguyễn
Ngọc Quỳnh, Phạm Hoàng Linh, Bùi Thị Thanh
Hải (2018); Mai Thị Cẩm Tú (2016); Th.S Đào
Đình Minh (2017).

Dân số QGXK

+

Đỗ Thị Hòa Nhã và cộng sự (2019); Van Son, D.,
& Le Thi Viet Nga, P. M. (2021).

Dân số QGNK

+


Đỗ Thị Hòa Nhã và cộng sự (2019); Van Son, D.,
& Le Thi Viet Nga, P. M. (2021).

Chính sách chính phủ

+

Đỗ Thị Hịa Nhã và cộng sự (2019).

Chỉ số cơng nghệ

+

Đỗ Thị Hòa Nhã và cộng sự (2019).

Mức độ mở cửa thương
mại/Việc gia nhập các hiệp
định thương mại, các tổ
chức thế giới

+

Van Son, D., & Le Thi Viet Nga, P. M. (2021);
Hussien 2015.

Khoảng cách địa lý giữa
QGNK và QGXK

-


Tình trạng tiếp giáp biển

-

Tỷ giá hối đoái
QGXK/QGNK

-/+

Mai Thị Cẩm Tú (2016); Van Son, D., & Le Thi
Viet Nga, P. M. (2021); Kenya (2013); Hussien
2015.

Vốn đầu tư vào vận tải, kho
bãi và thông tin liên lạc

+

Mai Thị Cẩm Tú (2016).

Giá sản xuất trong nước
(QGXK)

-

Mai Thị Cẩm Tú (2016); Hussien 2015.

Khối lượng sản xuất
(QGXK)


+

Mai Thị Cẩm Tú (2016); Kenya (2013).

Diện tích đất nơng nghiệp
QGXK

+

Đỗ Thị Hòa Nhã và cộng sự (2019); Van Son, D.,
& Le Thi Viet Nga, P. M. (2021).

Diện tích đất nơng nghiệp
QGNK

-

Van Son, D., & Le Thi Viet Nga, P. M. (2021)

Mức độ phát triển kinh tế
QGXK

+

Van Son, D., & Le Thi Viet Nga, P. M. (2021).

Vốn FDI tại QGXK

-


Th.S Đào Đình Minh (2017).

Tiếp cận của khách hàng đối
với thông tin hàng hóa, dịch
vụ

+

Nguyễn Thanh Tùng (2017).

Giá xuất khẩu của đối thủ
QGXK tại thị trường QGNK

+

Zheng, Z., Saghaian,13S. H., & Reed, M. R.
(2012).

GDP/người QGXK

Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phạm Hoàng Linh, Bùi Thị
Thanh Hải (2018); Van Son, D., & Le Thi Viet
Nga, P. M. (2021); Th.S Đào Đình Minh (2017).
Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phạm Hồng Linh, Bùi Thị
Thanh Hải (2018).


3. Phân tích khoảng trống nghiên cứu
Qua lược khảo, chúng tơi thấy hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào hướng đến các yếu

tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam qua thị trường EU. Bên cạnh đó, tuy
có nhiều các cơng trình khác nhau nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một
số mặt hàng từ quốc gia này đến quốc gia khác nhưng mỗi cơng trình nghiên cứu đều có
một mơ hình phân tích với đa dạng các yếu tố. Dựa trên các cơ sở lý thuyết đã nêu, đồng
thời do giới hạn về nguồn lực, chúng tôi quyết định kế thừa các yếu tố phổ biến, phù hợp
với lý thuyết đã được nhiều tác giả trước lựa chọn nghiên cứu.
Trong đó, tác giả Mai Thị Cẩm Tú (2016) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Nhật Bản. Tác giả đã vận dụng các cơ sở lý thuyết nền
trong thương mại quốc tế, kết hợp nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của các cơng
trình trong và ngồi nước. Đề tài của tác giả Mai Thị Cẩm Tú sử dụng hệ thống các biến
như sau:
Biến phụ thuộc: Khối lượng xuất khẩu thủy sản từ VN sang NB.
Các biến độc lập gồm: GDP/người của NB; khối lượng sản xuất thủy sản của NB; tỷ lệ giữa
giá xuất khẩu của VN và giá xuất khẩu trung bình của các đối thủ VN tại NB; khối lượng
sản xuất thủy sản của VN; giá sản xuất thủy sản của VN; vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và
thông tin liên lạc; tỷ giá hối đoái thực VND/JPY; hiệp định đối tác kinh tế VJEPA.
Chúng tơi nhận thấy rằng yếu tố trong mơ hình của tác giả vừa có tính phổ biến vừa liên
kết với các lý thuyết nền được sử dụng. Do đó, chúng tơi quyết định kế thừa mơ hình của tác giả
Mai Thị Cẩm Tú và điều chỉnh các biến sao cho phù hợp với đối tượng đang nghiên cứu.
4. Mơ hình phân tích
Thứ nhất, chúng tơi lược bỏ đi yếu tố về khối lượng sản xuất của QGNK. Vì theo GS.TS
Ngơ Thế Dân (Kinh nghiệm trồng vải thiều ở Lục Ngạn, 2002) vải thiều là loại cây sống ở vùng
nhiệt đới, cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để sinh trưởng và ra quả. Trong khi khí hậu của EU
mang đặc điểm ơn đới, khơng thích hợp cho sinh trưởng của lồi thực vật này. Ngồi ra, chúng
tơi cũng khơng tìm được dữ liệu nào cho thấy EU có trồng và phát triển loại cây này. Do đó, biến
về khối lượng sản xuất vải thiều ở thị trường EU là không phù hợp cho đối tượng nghiên cứu của
đề tài.
Thứ hai, với biến liên quan đến hiệp định đối tác kinh tế, chúng tôi đã điều chỉnh thành
hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU EVFTA.
Như vậy, sau khi vận dụng mơ hình nghiên cứu của tác giả Mai Thị Cẩm Tú (2016) và điều

chỉnh, mơ hình phân tích của chúng tơi gồm có 8 biến như sau:

14


-

1 biến phụ thuộc: Khối lượng xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang EU

-

7 biến độc lập:
● X1: GDP/người của các nước trong EU
● X2: Tỷ lệ giữa giá xuất khẩu của Việt Nam và giá xuất khẩu trung bình của các đối
thủ Việt Nam tại EU
● X3: Khối lượng sản xuất vải thiều của Việt Nam
● X4: Vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
● X5: Giá bán vải thiều tại Việt Nam
● X6: Tỷ giá hối đoái thực VNĐ/EUR
● X7: Hiệp định thương mại tự do EVFTA

15


5. Diễn giải các yếu tố và các giả thuyết
X1: GDP của QGNK cao thể hiện quy mô và sức mua của thị trường nhập khẩu lớn.
Do đó, xuất khẩu sang những nước có GDP cao thường lớn hơn xuất khẩu sang những nước
có GDP thấp. GDP/người cũng có tác động tương tự như GDP. Đồng thời, các nghiên cứu
trước đều có kết quả nghiên cứu giống nhau đối với yếu tố này.
Giả thuyết H1: GDP/người được kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến khối lượng xuất khẩu

(+)
X2: Trong một thị trường cạnh tranh hồn hảo, có rất nhiều quốc gia xuất khẩu cùng
một loại hàng hố. Do đó, nếu các yếu tố khác không đổi, QGNK sẽ nhập khẩu hàng hố từ
QGXK có giá xuất khẩu thấp hơn. Khi đó, lượng cầu nhập khẩu của QGNK từ một QGXK
cụ thể tăng khi giá cả của QGXK đó thấp hơn giá cả trung bình của các đối thủ cạnh tranh
của QGXK và ngược lại (Mai Thị Cẩm Tú, 2016).
Giả thuyết H2: Tỷ lệ giữa giá XK của Việt Nam và giá XK trung bình của các đối thủ Việt
Nam tại EU tác động ngược chiều đối với khối lượng XK (-)
X3: Theo lý thuyết cung xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia, khi các yếu tố khác
không đổi, lượng cung sản xuất nội đia tăng làm cho lượng cung xuất khẩu tăng và ngược
lại.
Giả thuyết H3: Khối lượng sản xuất trong nước tác động cùng chiều với khối lượng XK (+)
X4: Lý thuyết của Micheal Porter đã cho thấy trong 4 thành tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh xuất khẩu, có thành tố về các ngành hỗ trợ và liên quan. Hoạt động vận tải,
kho bãi và thơng tin liên lạc càng hiệu quả thì càng tối ưu các chi phí liên quan và nâng cao
hiệu suất hoạt động.
Giả thuyết H4: Hoạt động vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc tác động cùng chiều lên
khối lượng XK (+)
X5: Lý thuyết của Ricardo đã cho thấy chi phí lao động trong nước đã ảnh hưởng
trực tiếp đến giá so sánh của các sản phẩm. Quốc giá có giá so sánh rẻ hơn sẽ có lợi thế so
sánh về sản phẩm đó.
Giả thuyết H5: Giá bán vải thiều tại Việt Nam tác động ngược chiều với khối lượng XK (-)
X6: Theo lý thuyết về tỷ giá hối đối, khi các yếu tố khác khơng đổi, năng lực cạnh
tranh của hàng VN sẽ tăng khi tỷ giá thực tăng (đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ).
Giả thuyết H6: Tỷ giá hối đoái thự EUR/VND tác động cùng chiều với khối lượng XK (+)
X7: Tự do thương mại liên quan đến nỗ lực cắt giảm rào cản thuế quan và phi thuế
quan, ngày nay, mục tiêu ưu đãi thuế quan cũng được thể hiện thông qua các hình thức liên
kết quốc tế. Tuy nhiên, tác động của tự do thương mại lên QGXK còn tuỳ thuộc vào mức độ
đáp ứng đối với các hàng rào phi thuế quan (Mai Thị Cẩm Tú, 2016).
Giả thuyết H7: Tác động của EVFTA có thể dương hoặc âm lên khối lượng XK (+/-)


16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện ngôn ngữ học, 2003. Từ điển Tiếng Việt. Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản Đà
Nẵng.
2. Bộ NN&PTNT, 2020. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tháng 9, 9 tháng và nhiệm vụ
công tác những tháng cuối năm.
3. Bộ Công thương, 2020. Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2020: Nhà xuất bản Công
thương (2021)
4. GS. TS Ngô Thế Dân, 2002. Kinh nghiệm trồng vải thiều ở Lục Ngạn: Nhà xuất bản
Nơng nghiệp.
5. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2013. Giáo trình Kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
6. Nguyễn Văn Nên và cộng sự, 2019. Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB ĐHQG TP. HCM
7. Hội Lương thực thực phẩm TP. HCM, 2021. Pacific Foods xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên
đi châu Âu theo Hiệp định EVFTA.
8. Nguyễn Thị Đường, 2012. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào
thị trường Trung Quốc.
9. Nguyễn, X. T. (2011). Lý thuyết lợi thế so sánh và gợi ý đối với Việt Nam trong bối cảnh
phát triển hiện nay.
10. Quỳnh, N. N., Linh, P. H., & Hải, B. T. T. (2018). CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH
CHÂU ÂU (EU). TNU Journal of Science and Technology, 188(12/3), 173-178.
11. Balassa, B., 1965. Trade Liberalization and Revealed Comparative Advantage
12. Van Son, D., & Le Thi Viet Nga, P. M. (2021). SOME FACTORS IMPINGING ON
EXPORTS OF AGRICULTURAL PRODUCTS IN VIETNAM. PalArch's Journal of
Archaeology of Egypt/Egyptology, 18(7), 1599-1610.
13. TÚ, M. (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị

trường Nhật Bản.
14. ĐTH Nhã, NTT Hà (2019) Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào
thị trường EU. TNU Journal of Science and Technology, 2019
15. Nguyễn Thanh Tùng (2017) Các nhân tố ảnh hưởng tới một số lĩnh vực xuất khẩu chủ
yếu của Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC MẶT
HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (158 – 164)
16. Ths. Đào Đình Minh (2017) NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT
NAM: MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học NĂNG LỰC CẠNH
17


TRANH CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(24 - 29)

18


17. Maugu, L., Mwirigi, R., Maara, J., & Galo, N. (2013). The determinants of supply of
Kenya’s major agricultural crop exports from 1963 to 2012. International Journal of
Business, Humanities and Technology, 3(5).
18. Ahmad, B., Mehdi, M., Ghafoor, A., & Anwar, H. (2018). Value chain assessment and
measuring export determinants of citrus fruits in Pakistan: an analysis of primary
data. Pakistan Journal of Agricultural Sciences, 55(3).
19. Zheng, Z., Saghaian, S. H., & Reed, M. R. (2012). Factors affecting the export demand
for US pistachios. International Food and Agribusiness Management Review, 15(10302016-82925), 139-154.
20. Hussien, H. B. (2015). Determinants of Coffee Export Supply in Ethiopia: Error
Correction Modeling Approach. Journal of Economics and Sustainable Development, 6(5),
21-38.

-Hết-


19



×