Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Kỹ năng tạo lập văn bản nhóm 10 nguyễn hương giang B19DCKT038 đã chuyển đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.52 KB, 12 trang )

Họ và tên: Nguyễn Hương Giang
Mã SV: B19DCKT038


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA CƠ BẢN I
BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MƠN HỌC
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề số:

04

Họ và tên:

Nguyễn Hương Giang

Mã sinh viên:

B19DCKT038

Nhóm lớp học:

03

Giảng viên giảng dạy:

Đinh Thị Hương


Hà Nội – 2021


MỤC LỤC

Lời mở đầu………………………………………………………….3
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt…………4
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân
sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn
bản tiếng Việt ……………………………………………………….6
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn
phúc đáp? Cho ví dụ minh họa………………………………………9
Lời cảm ơn…………………………………………………………...11

2


LỜI MỞ ĐẦU

Theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ: “Văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữ,
thường bao gồm một tập hợp các câu và có thể có một đầu đề, có tính nhất qn
về chủ đề, trọn vẹn về nội dung, được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ”. Hay
hiểu một cách đơn giản thì “Văn bản là một loại tài liệu được hình thành trong
các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội”.
Kỹ năng tạo lập văn bản đóng vai trị rất quan trọng trong cuộc sống nói chung và
đặc biệt là trong học tập, cơng việc. Có rất nhiều kiến thức chúng ta cần phải biết
tới cũng như rèn luyện để có thể thành thạo kĩ năng này. Khi đã đạt tới trình độ
“kĩ năng” thì đây sẽ là điểm mạnh của chúng ta trong công việc sau này. Những
kiến thức này sẽ được cung cấp qua môn học Kỹ năng tạo lập văn bản của Học
viện ta đồng thời ta cũng sẽ được tìm hiểu kỹ và thực hành về nó.


Sinh viên
Nguyễn Hương Giang

3


Đề 4

Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân
sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt.
Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn
phúc đáp? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:
Câu 1:
Đặc trưng của văn bản tiếng Việt được thể hiện qua một số tính chất. Trong
đó, tính liên kết là đặc trưng cơ bản và đóng vai trò quan trọng. Liên kết được đề
xuất bởi hệ thống của văn bản và phụ thuộc theo quy mô của văn bản. Chúng là
một phạm trù không thể tách rời của văn bản. Sự liên kết được bản đảm bảo cho
thông tin nội dung sự kiện được lý giải nhất quán.
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại
giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong
đoạn, giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng
như hình thức biểu đạt. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt:
Liên kết nội dung và liên kết hình thức.

- Tính liên kết về nội dung:

Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay cịn
gọi là chủ đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua
việc tổ chức, triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên
kết: liên kết đề tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
4


Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản
trong việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.
Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật
hay bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được
xem là có liên kết logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu,
các đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp
người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
- Liên kết hình thức:

Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn
vị dưới văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hố, hiện thực
hố mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua
mối quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của
văn bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó,
trong q trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng
các phương tiện ngôn từ cụ thể để hình thức hố, xác lập mối quan hệ đó. Tồn
bộ các phương tiện ngơn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các
câu, các đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.
Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức
liên kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều
phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết

hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa,
liên tưởng, đối nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính.
Các phép liên kết này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị
cơ sở và là đơn vị điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận
dụng giữa các đoạn, phần... trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức
thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình

5


thức có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó liên kết nội dung quy định liên kết
hình thức.

Câu 2: Bản báo cáo trình bày thu hoạch:
Trả lời
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...............................
BÁO CÁO
Về tình hình học trực tuyến mơn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Kính gửi: - Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục HVCNBCVT
- Giảng viên môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Em tên là: Nguyễn Hương Giang

Lớp: D19ACCA

Mã sinh viên: B19DCKT038
Khoa: Kế toán
Ngày sinh: 29/10/2001

Nơi học tập hiện tại: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
Qua hai tháng theo học môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, đặc biệt là
trải qua thời gian học tập trực tuyến, em đã tích lũy cho mình một khối lượng kiến
thức lớn về môn học. Sau đây là báo cáo về q trình của em về mơn học này trên
một số khía cạnh:
1. Nội dung mơn học
• Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, quy
trình thực hiện các bước cụ thể, giúp sinh viện xác định được chủ đề, xây
dựng cấu trúc đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp sinh
6


viên nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và nội
dung, giúp hạn chế lỗi nhằm đem lại cho người đọc văn bản thoái mái và
dễ dàng khi xem xét văn bản.
• Mơn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thơng thường
như: báo cáo, cơng căn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn,...Cách tạo lập
các loại văn bản này đúng cách thức.
• Mơn học giúp sinh viên hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thảo
một văn bản, giúp soạn thảo một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.

2. Mục tiêu mơn học
• Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc,
thuyết phục người đọc.
• Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
3. Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với môn
học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
• Về tư tưởng: Đây là một mơn học thú vị và cực kì bổ ích trong chương
trình đào tạo của Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng. Em cảm
thấy mơn học này rất quan trọng đối với mình trong hiện tại và tương

lai nên bản thân em rất có hứng thú với mơn học.
• Về tình hình học tập:
➢ Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu
trúc đoạn văn, biết cách sử dụng đúng các phong cách văn bản
cho mục đích tạo lập văn bản.
➢ Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
➢ Đã soạn thảo được văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành
chính thơng thường, một số loại văn bản như: đơn, thư, báo
cáo,...xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể thức của
các văn bản.
7


4. Những đề xuất về nội dung chương trình mơn học
• Phân tích chun sâu hơn về cách văn bản hành chính
• Q trình học trực tuyến gặp một số bất cập, tuy nhiên cả cơ và trị đều
đã thực hiện và làm việc rất hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo về tình hình học tập của bản thân em
đối với môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong học kỳ vừa qua. Rất
mong nhận được những nhận xét cũng như góp ý từ Giảng viên bộ mơn cũng như
Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Giang
Nguyễn Hương Giang

8



Câu 3:
Cơng văn là gì? Đó là một trong những loại văn bản hành chính được dùng
phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao
tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với cơng dân.
Thậm chí trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày
cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và
giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Nó thường dùng
để giao dịch, nhắc nhở, đề nghị, trả lời, mời họp…
Công văn phúc đáp là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để trả lời
(phúc đáp) lại một hoặc một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đặt ra cho người
làm cơng văn. Hoặc nó cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản
khác từ phía cá nhân, tổ chức khác (ví dụ như Đơn yêu cầu, cơng văn u cầu…)
Cơng văn phúc đáp có thể giải thích, hướng dẫn,.. xong khác với cơng văn
giải thích hướng dẫn ở chỗ việc giải thích hướng dẫn ở đây được xuất phát từ yêu
cầu, đề nghị, sáng kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Nội dung của công văn phúc đáp:
- Đặt vấn đề: ghi rõ trả lời (phúc đáp) công văn số, ký hiệu, ngày tháng
năm nào, của ai, vấn đề gì…
- Giải quyết vấn đề: trả lời vấn đề mà nội dung văn bản gửi đến đang yêu
cầu phải giải đáp, nếu cơ quan được phúc đáp có đầy đủ thơng tin chính
xác để trả lời, hoặc trình bày, giải thích lý do từ chối trả lời và hẹn thời
gian trả lời, nếu có cơ quan phúc đáp khơng có thơng tin đầy đủ
- Kết luận: đề nghị cơ quan được phúc đáp có vấn đề gì chưa rõ, chưa
thỏa đáng cho biết ý kiến để nghiên cứu trả lời. Cách trình bày phải lịch
sự, xã giao, thể hiện sự quan tâm của cơ quan phúc đáp.
Hình thức của cơng văn phúc đáp:
- Gồm quốc hiệu, tiêu ngữ ở (góc phải) đầu văn bản
9



- Tên cơ quan phúc đáp, số hiệu văn bản ở góc trái
- Nội dung cơng văn ở giữa văn bản
- Cuối văn bản gồm nơi nhận ở góc bên trài và chữ kỹ ở phía bên phải
Ví dụ minh họa về công văn phúc đáp

Công văn số 2417/ UBND-TD của UBND tỉnh Thanh Hóa

10


LỜI CẢM ƠN

“Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Cơng nghệ Bưu
chính Viễn thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản vào chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô
Đinh Thi Hương đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý giá cho em trong
suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ năng tạp
lập văn bản của cơ, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích về kỹ năng
này, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến
thức vô cùng quan trọng, là hành trang để em có thể vững bước trên sự nghiệp
sau này.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có tính
thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của
sinh viên. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những
hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía
cơ để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Kính chúc cơ dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên sự nghiệp giảng
dạy.
Em xin chân thành cảm ơn!”


11



×