Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kỹ năng tạo lập văn bản nhóm 10 nguyễn hương giang B19DCKT039 đã chuyển đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.91 KB, 8 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA CƠ BẢN I

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
Đề số: 03
Họ và tên: Nguyễn Hương Giang
Mã sinh viên: B19DCKT039
Nhóm lớp học: 10
Giảng viên giảng dạy: Đinh Thị Hương

Hà Nội – 2021




Câu 1 (3 điểm): Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
1. Khái niệm mạch lạc trong văn bản:
- Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản đều phải
hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó. Hay nói một cách đơn
giản thì mạch lạc là sợi dây vơ hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản.
Cùng với liên kết, mạch lạc tạo thành đặc trưng quan trọng nhất của văn bản. Nếu liên
kết được coi là biểu hiện bề mặt, vật chất thì mạch lạc được coi là thể hiện bề sâu, thể
hiện bên trong mang tính tinh thần của sự thống nhất và hoàn chỉnh của văn bản.
2. Tính mạch lạc trong văn bản:
- Thể hiện qua những mặt chủ yếu như sau:
+ Mạch lạc về đề tài: Đề tài của văn bản có thể là một sự việc, một hiện tượng,
một thái độ, một quan điểm nào đó,… được tác giả nhận thức. Khi tất cả các câu trong
vănbản chỉ tập trung nói về một hiện thực duy nhất hoặc về những mảng hiện thực có
quan hệ gần gũi với nhau, không thể tách rời nhau như những mối quan hệ ràng buộc
tất yếu thì văn bản đó có sự mạch lạc về đề tài.


+ Mạch lạc về chủ đề: Chủ đề trong văn bản là quan điểm, thái độ, chính kiến
hoặc điều tác giả muốn dẫn dắt người đọc đến thông qua đề tài của văn bản. Văn bản
được coi là mạch lạc về chủ đề khi tất cả các câu trong văn bản đều được viết theo
một quan điểm,chính kiến hay một tình cảm, thái độ nhất quán
+ Mạch lạc về logic: Logic của một văn bao gồm logic hiện thực mang tính
khách quan và logic trình bày mang tính chủ quan. Logic hiện thực địi hỏi văn bản
phải phản ánh chính xác sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Cịn
logic trình bày trong văn bản là sự sắp xếp hệ thống các ý theo một trình tự hợp lý
giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhận thức những nội dung trong văn bản đó.
3. Tính chất của mạch lạc trong văn bản:
- Trơi chảy thành dịng, thành mạch.
- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản.
- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
4. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc:
- Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mơ tả về một đề tài cụ thể,
xun suốt trong đoạn văn bản đó.
- Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng,
hợp lý, logic, trước sau hơ ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho
người đọc, người nghe.
- Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, khơng gian, diễn biến tâm lý hay các mối
quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả,…


Câu 2 (4 điểm): Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân
sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 7/12/2021


BÁO CÁO
Thu hoạch sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học kỹ năng tạo lập
văn bản tiếng Việt
Sau khoảng thời gian học và thực hành trực tuyến môn Kỹ năng tạo lập văn bản
tiếng Việt, em thấy bản thân đã có nhiều hiểu biết hơn về những quy tắc tạo lập văn
bản để có thể làm việc một cách chuyên nghiệp hơn. Nhất là đối với một ngành nghề
cần thiết phải biết và nằm lòng những kỹ năng này như ngành Kế tốn của em. Mơn
học có tính áp dụng thực tiễn cao, khơng chỉ với ngành em đang theo học, mà các
ngành khác đều cần tới kỹ năng này. Qua đó, em xin tổng kết những kiến thức em đã
được học và thực hành thời gian qua:
Về nội dung môn học:
- Các loại văn bản thông thường: Báo cáo, Cơng văn, Tờ trình, Thơng báo, Biên bản,
Đơn, Thư,... và cách tạo lập các loại văn bản này đúng cách thức.
- Quy tắc soạn thảo văn bản: Viết hoa, dấu câu, phông chữ, căn chỉnh khoảng cách, cỡ
chữ,… Ví dụ như: viết câu một câu hồn chỉnh có đủ ý nghĩa, sau một câu phải có dấu
chấm, sau dấu chấm và đầu câu phải viết hoa, mỗi đoạn văn phải thụt dòng, mỗi chữ
cách nhau một dấu cách, nếu dùng ngoặc thì phải cách ở đằng trước ngoặc và trong
dấu ngoặc khơng phải cách (ví dụ). Khi trình bày một văn bản cần chú ý đến phơng
chữ (hiện nay chủ yếu dùng phông chữ Time New Roman), cỡ chữ 13, chữ nào là tiêu
đề thì phải cỡ chữ to hơn hoặc im đậm, in nghiêng tùy cách mình trình bày, cách lề
như quy định (lề trên khoảng 2cm, lề trái khoảng 3cm, lề phải khoảng 2cm, lề dưới
khoảng 2cm). Phần quốc hiệu và tiêu ngữ phải gõ chính xác, cỡ chữ chuẩn. Một văn
bản ln bao gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, v.v.
- Cách bố trí các thành phần thể thức văn bản hành chính
- Tiếng Việt, sự trong sạch của tiếng Việt, giải nghĩa từ Hán Việt, ca dao, tục ngữ
Về mục tiêu môn học:
- Tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành song song với học lí thuyết trong
chương trình học
- Giúp sinh viên có thể ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng,
mạch lạc, thuyết phục người đọc

- Nâng cao ý thức tôn trọng và bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ mẹ đẻ
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt là một mơn học có tính thực tiễn cao.
Trong q trình học, dù việc học online có làm hạn chế đi việc gặp gỡ, trao đổi giữa
giáo viên và các sinh viên, nhưng cô giáo vẫn tạo điều kiện nhiều nhất có thể để giúp


sinh viên được thực hành nhiều. Một lần nữa phải khẳng định môn học giúp tất cả sinh
viên đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai. Mong trong thời gian tới, cô giáo
cũng như nhà trường sẽ giúp thêm nhiều lớp sinh viên thành thạo kĩ năng quan trọng
này.
Người viết báo cáo
Giang
Nguyễn Hương Giang
Câu 3 (3 điểm): Anh/chị hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình?
Cho ví dụ minh họa
1. Nội dung
Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt: Thơng qua việc nhận định tình hình
dựa trên những căn cứ thực tiễn, cá nhân/tổ chức cần nêu ra được lý do tại sao lại đưa
ra nội dung trình duyệt, phân tích những căn cứ diễn ra trên thực tế để làm nổi bật lên
các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt.
Khi trình bày phần lý do này cá nhân/tổ chức cần phải sử dụng lời văn và góc nhìn
mang tính khách quan, đưa ra những phân tích dựa trên tình hình thực tế của cơ quan,
đơn vị. Điều đó sẽ giúp cho tổng thể tờ trình trở nên chuyên nghiệp và thuyết phục
cấp trên hơn.
- Phần 2: Nội dung các vấn đề cần đề xuất (trong đó có tờ trình các phương án, phân
tích và chứng minh các phương án là khả thi):
+ Cần phải tóm tắt nội dung của đề nghị mới, các phương án khả thi một cách
cụ thể rõ ràng, với các luận cứ cụ thể kèm theo có thơng tin trung thực đem lại độ tin
cậy cao.

+ Chỉ ra những vấn đề có thể xảy ra xuất phát từ đề nghị mới nếu được áp dụng
vào thực tiễn, đưa ra những mục tiêu chung, khái qt, có thể dự tính dựa trên những
con số dựa theo kết quả của kỳ trước.
+ Những khó khăn và thuận lợi khi triển khai dự án vào trong thực tiễn là gì,
biện pháp cần được áp dụng để khắc phục phải được trình bày một cách khách quan,
tránh những nhận xét một cách chủ quan, thiên vị và không sát với nhu cầu của thực
tiễn.
+ Nêu lên ý nghĩa và tác dụng của đề nghị mới đối với sản xuất, đời sống xã
hội, công tác lãnh đạo và quản lý.
Trong phần nội dung trình bày về các vấn đề cần đề xuất cần phải đảm bảo cách hành
văn trau chuốt và rõ ràng, mạch lạc, những tài liệu tham khảo được sử dụng trong tờ
trình phải đảm bảo có độ tin cậy cao để quá trình xác minh các số liệu được trung thực
và khách quan hơn.
Những bằng chứng được đưa ra trong tờ trình cần phải bám sát với thực tế, thông qua
những con số về những kết quả và thành tích đã đạt được, khơng đưa ra những lập
luận mang tính mập mờ chung chung. Như vậy sẽ khiến cho tổng thể tờ trình khơng


có điểm nhấn, khơng tạo được sự xác thực và uy tín, từ đó sẽ khơng có được sự thuyết
phục nhất định từ người đọc.
- Phần 3: Kiến nghị cấp trên (hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện vật chất, tinh thần). Yêu
cầu phê chuẩn, chẳng hạn xin lựa chọn một trong các phương án, xin cấp trên duyệt
một vài phương án xếp thứ tự, khi hoàn cảnh thay đổi có thể chuyển từ phương án
chính thức sang phương án dự phịng đã được chuẩn bị trước đó, được lên kế hoạch và
chuẩn bị sẵn sàng, cố gắng kiến nghị để cấp trên xem xét, chấp thuận để sớm triển
khai hoạt động vào thực tiễn, thực hiện đề xuất mới. Có thể trình bày phương án dự
phịng nếu cần thiết.
Đối với phần kiến nghị với cấp trên, nên lựa chọn văn phong nghiêm túc và lịch sự,
nhã nhặn, lời văn có một chút thiết tha, nghiêm túc nhất định, đưa ra những lý do phù
hợp với thực tiễn và hoàn cảnh để có thể thuyết phục được cấp trên một cách tuyệt đối.

Nội dung kiến nghị phải có tính khả thi thì bên có thâm quyền mới có đủ những lý lẽ
và bằng chứng, căn cứ dựa vào đó để phê duyệt cho bạn được.
2. Hình thức tờ trình
TÊN CƠ QUAN
--------Số:...../TTr

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------------------......., ngày ......... tháng ........... năm ........
TỜ TRÌNH
Về ............(1)..................
Kính gửi: ……………………….(2)…………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Nơi nhận:
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

Như trên;
(Ký tên đóng dấu)

Lưu VP.
______________________________
(1) Tóm tắt nội dung tờ trình
(2) Tên cơ quan nhận tờ trình



3. Ví dụ



×