Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ năng tạo lập văn bản nhóm 10 nguyễn diễm quỳnh B19DCMR150

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.44 KB, 11 trang )


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
NHÓM HỌC: 10
Giảng viên: Đinh Thị Hương
Sinh viên: Nguyễn Diễm Quỳnh
Mã sv: B19DCMR150
Lớp: D19CQMR02-B
Số điện thoại: 0904035759

HÀ NỘI 2021
2


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU………………………………………………………………………...4

Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt……………...5
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân
sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt. …………………………………………………………………………………...7
Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn
phúc đáp? Cho ví dụ minh hoạ. …………………………………………………….8
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………..11

3



LỜI NÓI ĐẦU
Kỹ năng soạn thảo văn bản:
Là một phần khơng thể thiếu trong nhiều vị trí ở hầu hết các ngành nghề
cũng như trong cuộc sống. Ngay cả khi khơng là một nhà văn thì tần suất bạn
soạn thảo văn bản thường xuyên hơn bạn nghĩ. Ít nhất, bạn cũng sẽ viết công văn
xin việc, email gửi đến nhà tuyển dụng, đăng bài trên các phương tiện truyền
thông xã hội… Nếu công việc yêu cầu, bạn cũng tạo ra những văn bản như báo
cáo, thuyết trình, bản tin… Vậy kỹ năng tạo lập văn bản là cách bạn thực hiện các
thao tác như nhập thơng tin, chỉnh sửa, trình bày văn bản được thực hiện trên
giấy hoặc các phần mềm ứng dụng như Microsoft Word. Đây cũng là một phần
trong chương trình đại học và là kỹ năng mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng
muốn thấy trong văn bản ứng tuyển của ứng viên trong thời đại ngày nay.
Tầm quan trọng của kỹ năng soạn thảo văn bản chuyên nghiệp:
Khi người khác đọc văn bản của bạn, họ sẽ đưa ra đánh giá về trí thơng
minh và sự siêng năng của bạn dựa trên những gì họ nhìn thấy. Cho dù văn bản
đó là trên giấy hay trực tuyến (chẳng hạn như email, bài viết trên trang web…),
người đọc sẽ có ấn tượng tiêu cực về bạn nếu văn bản của bạn có lỗi chính tả
và lỗi ngữ pháp. Hậu quả của một văn bản kém chất lượng có thể khá nặng.
Chẳng hạn, kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại không tốt sẽ làm khách
hàng của bạn phật lịng và họ sẽ tìm đến một nhà cung cấp khác. Hoặc nếu văn
bản kém đó được in ra thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ mất thêm một
khoản chi phí để in lại. Khi xin việc, kỹ năng soạn thảo văn bản không tốt sẽ
khiến bạn không nhận được lời mời phỏng vấn cho công việc thực sự mong
muốn. Gửi một hồ sơ hoặc thư xin việc chứa nhiều lỗi cho thấy bạn không
chuyên nghiệp. Đây không nên là ấn tượng bạn tạo ra cho nhà tuyển dụng tiềm
năng khi đang tìm việc làm. Nhằm giải quyết vấn đề đó và đem lại kỹ năng nhất
định cho sinh viên về kỹ năng tạo lập văn bản, Học viện Cơng nghệ Bưu chính
viễn thơng đã đem bộ mơn kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng việt vào chương trình
dạy học cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu cho công việc trong tương lai.


4


ĐỀ 4
Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
 Khái niệm: Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc
qua lại giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa
các câu trong đoạn, giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về
mặt nội dung cũng như hình thức biểu đạt.
 Các câu trong 1 đoạn văn vad các đoạn văn trong 1 văn bản phải ln có sự
liên kết chặt chẽ về: nội dung và hình thức
a) Tính liên kết nội dung
Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay cịn
gọi là chủ đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung
qua việc tổ chức, triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành hai nhân
tố liên kết: liên kết đề tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên
kết logic).
Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản
trong việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.
Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa
các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần
thuật hay bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn
bản được xem là có liên kết logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận
giữa các câu, các đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại
trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích
biểu đạt nào đó.
b) Liên kết hình thức
Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn
vị dưới văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hố, hiện
thực hố mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.

Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua
mối quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề
của văn bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh.
Do đó, trong q trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải
vận dụng các phương tiện ngơn từ cụ thể để hình thức hố, xác lập mối quan
hệ đó. Tồn bộ các phương tiện ngơn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội
dung giữa các câu, các đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.
5


Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức
liên kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm
nhiều phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung,
liên kết hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế
đồng nghĩa, liên tưởng, đối nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc
và tuyến tính. Các phép liên kết này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của
đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị điển hình của văn bản. Các phép liên kết
này cũng được vận dụng giữa các đoạn, phần... trong văn bản. Ðiều đó có
nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn bản. Trong văn
bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng với
nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình thức.
 Các phép liên kết chính:
Phép lặp từ ngữ: Sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các
câu khác nhau để tạo sự liên kết.
Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa,
trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên
kết.
Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ
đã có cở câu đứng trước.
Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng

trước.
Ví dụ 1:
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục
đích đào tạo những cơng dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước
nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân
và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trị và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến
bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)
- Liên kết câu: Phép lặp từ “trường học”
- Liên kết đoạn: Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội
dung đoạn trước
Ví dụ 2:
a.Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
(Nam Cao, Chí Phèo)
6


- Liên kết câu: Phép trái nghĩa:"yếu đuối - mạnh"; "hiền lành - ác"
b.Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là
sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói
chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, khơng riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
- Liên kết câu: Phép lặp:"Văn nghệ"
- Liên kết đoạn: Phép lặp:" sự sống"
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản
thân sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn
bản tiếng Việt.
Trong đời sống hiện nay máy tính đã và đang trở thành một cơng cụ đắc
lực không thể thiếu đối với mỗi người đặc biệt là trong quá trình soạn thảo văn

bản.
Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng ngơn ngữ (kí
hiệu) nhất định. Văn bản là phương tiện cần thiết để triển khai các mặt sinh hoạt
đông, công bố các chủ trương, chính sách và giải quyết các công việc cụ thể, là
một trong những phương tiện quan trọng trong q trình lãnh đạo. Mơn học kỹ
năng tạo lập văn bản hướng dẫn cách viết, thể thức và kỹ thuật trình bày nội dung
của một văn bản. Nó ghi lại quy tắc soạn thảo văn bản chung cho tồn bộ người
dùng. Mọi người thơng qua đó để biết được cách thức soạn thảo phù hợp, để trình
bày nội dung của mình được rõ ràng mạch lạc.
- Nội dung môn học:
+ Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy
trình thực hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây
dựng cấu trúc đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp ta
nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và nội dung,
giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lại cho người đọc văn bản thoải mái
khi xem xét văn bản.
+ Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường
như: Báo cáo, công văn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư... Cách tạo
lập các loại văn bản này đúng cách thức.
- Mục tiêu môn học:
7


+ Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc
thuyết phục người đọc
+ Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ mẹ đẻ
Sau khi học xong môn học kỹ năng tạo lập văn bản thì sinh viên cần nhớ
thể thức và kỹ thuật trình bày nội dung văn bản. Quan trọng nhất là các quy tắc
cơ bản trong soạn thảo văn bản đó là: viết câu một câu hồn chỉnh có đủ ý nghĩa,
sau một câu phải có dấu chấm, sau dấu chấm và đầu câu phải viết hoa, mỗi đoạn

văn phải thụt dòng, mỗi chữ cách nhau một dấu cách, nếu dùng ngoặc thì phải
cách ở đằng trước ngoặc và trong dấu ngoặc không phải cách (ví dụ). Khi trình
bày một văn bản cần chú ý đến phông chữ (hiện nay chủ yếu dùng phông chữ
Time New Roman), cỡ chữ 13, chữ nào là tiêu đề thì phải cỡ chữ to hơn hoặc im
đậm, in nghiêng tùy cách mình trình bày, cách lề như quy định (lề trên khoảng
2cm, lề trái khoảng 3cm, lề phải khoảng 2cm, lề dưới khoảng 2cm). Mỗi người
sau khi học xong sẽ tạo cho mình một kỹ năng riêng để soạn thảo.
Khi soạn thảo một văn bản phải có bố cục rõ ràng: phần quốc hiệu và tiêu
ngữ phải gõ chính xác, cỡ chữ chuẩn. Một văn bản luôn bao gồm ba phần: phần
mở đầu, phần nội dung, phần kết luận

Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng
văn phúc đáp? Cho ví dụ minh hoạ.
1. Khái niệm
Phúc đáp là việc trả lời bằng thư từ, công văn một số câu hỏi mà chủ thể có
thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong
thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Cơng văn phúc đáp là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để trả lời (phúc
đáp) một/một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho chủ thể
làm công văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản
khác từ phía cá nhân, tổ chức khác (ví dụ như đơn u cầu, cơng văn u cầu,
…).
2. Cách sử dụng
Công văn phúc đáp được sử dụng khi chủ thể (cơng dân, tổ chức, doanh
nghiệp) nào đó có u cầu về một cơng việc nhất định gửi đến cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền (có thể là cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ
tổ chức, doanh nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó; có
thể là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp) và tổ chức, cá nhân đó trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ phải soạn cơng văn phúc
8



đáp lại nội dung yêu cầu từ phía chủ thể có u cầu theo mẫu cơng văn phúc
đáp theo quy định pháp luật.
Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể thấy
rằng cơng văn phúc đáp được sử dụng rất phổ biến. Với cơ quan nhà nước,
công văn phúc đáp được coi là một trong những loại phương tiện giao tiếp
chính thức của cơ quan nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với cơng dân.
3. Nội dung và hình thức
Cơng văn phúc đáp có những nội dung sau:
(I) Mở đầu: trả lời cơng văn số … ngày … / … / … của ……… về vấn đề…
(II) Nội dung:
+ Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc
thư riêng, đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những
yêu cầu hay trả lời những thắc mắc.
+ Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể
là khơng đủ các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).
(III) Kết thúc: Nhận được cơng văn này, cịn điểm nào chưa rõ đề nghị quý…
cho ý kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.
Một công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều
kiện sau:
+ Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, khơng nước đơi;
+ Ngơn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu
đạt;
+ Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận;
+ Tuân thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung
cơng văn
4. Ví dụ

9



10


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đinh Thị Hương đã dạy em trong thời
gian vừa qua. Em được cơ chỉ bảo rất nhiệt tình. Cơ dạy em biết trình bày một
văn bản hành chính, biết cách soạn thảo văn bản,… Những kiến thức bổ ích
này sẽ giúp em trong học tập cũng như sau này.
Em xin cảm ơn HVCNBCVT đã tạo điều kiện cho em học môn học này.
Môn học này rất cần thiết và bổ ích.
Sinh viên
Quỳnh
Nguyễn Diễm Quỳnh

11



×