Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ năng tạo lập văn bản nhóm 10 đỗ hoài ngọc B19DCQT112 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.48 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

______________________

TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
Đề số: 4
Họ và tên: Đỗ Hoài Ngọc
Mã sinh viên: B19DCQT112
Nhóm lớp học: 10
Giảng viên giảng dạy: Đinh Thị Hương

HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤC
Phần mở đầu………………………………………………………………………..2
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng việt?......................................3
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết
thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt……….4
Câu 3: Anh( chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của cơng văn phúc đáp? Cho
ví dụ minh họa?...........................................................................................................6
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………10

1


PHẦN MỞ ĐẦU
Như các bạn đã biết là môn Kỹ năng tạo lập văn bản là một kĩ năng không thể thiếu
trong nhiều vị trí ở hầu hết các ngành nghề. Với vai trị là sinh viên thì bạn cũng đã
làm quen qua viết email, báo cáo, thuyết trình. Và hơn thế nữa khi bạn đi xin vệc thì


bạn cũng sẽ viết công văn xin việc gửi đến nhà tuyển dụng.
Kỹ năng tạo lập văn bản là cách bạn thực hiện các thao tác như nhập thơng tin,
chỉnh sửa, trình bày văn bản được thực hiện trên giấy tờ hay phần mềm ứng dụng.
Đây là một phần trong chương trình đại học và là một môn rất qua trọng trong việc
ứng tuyển nhận viên ở thời đại ngày nay.
Bởi lẽ chúng ta cần phải hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng soạn thảo văn bản
chuyên nghiệp cụ thể như:
Khi người khác đọc văn bản của bạn thì họ sẽ đưa ra đánh giá về trí thơng minh của
bạn dựa trên những gì họ nhìn thấy và bạn sẽ gây ấn tượng với họ nếu văn bản của
bạn không sai chính tả và ngữ pháp. Cịn ngược lại, với bài văn bản kém chất lượng
thì bạn sẽ khơn g được ứng tuyển chẳng hạn, hay là khách hàng sẽ tìm nhà cung cấp
khác. Nhằm giải quyết các vấn đề đó thì trường Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn
thơng đã đem môn kỹ năng tạo lập văn bản vào chương trình giảng dạy sinh viên để
giúp sinh viên đáp ứng tốt cho công việc tương lai.
Em rất cảm ơn cô giảng viên Định Thị Hương đã dẫn dắt bọn em trong môn kỹ năng
tuyệt vời này ạ!

2


BÀI LÀM
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng việt?
Trả lời:
Tính liên kết văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các cấp độ
đơn vị dưới văn bản. Đó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các
phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như là hình thức biểu đạt, là
một trong những tính chất quan trọng của văn bản làm cho văn bản dễ hiểu. Trên cơ
sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình
thức.
Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn

thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời phải biết kết nối các câu, các
đoạn đó bằng phương tiện ngơn ngữ thích hợp.
Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản ln phải có sự liên
kết chặt chẽ về nội dung và hình thức
Thứ nhất là về liên kết nội dung: Nội dung văn bản gồm hai nhân tố cơ bản là đề tài
hay chủ đề. Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện qua việc tổ chức, triển khai
hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết: liên kết đề tài và liên
kết chủ đề (hay còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết lô gich).
Thứ hai là về liên kết đề tài: Là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn
bản văn phòng trong việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến (Liên
kết lô-gich là các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp
xếp theo một trình tự hợp lí). Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính lô-gich về
nội dung giữa các đơn vị cấp độ đơn vị dưới văn bản. Đó là sự tương hợp về nội
dung miêu tả, trần thuật hay bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn
bản. Một đoạn văn được xem là có tính lơ-gich khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn
luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là có
liên kết lơ-gich khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn, các
phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố tình
tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới
văn bản xét trên bình diện ngơn ngữ biểu đạt, nhằm hình thức hóa, thực hiện hóa
mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện quan mối
quan hệ giữ các câu, các đoạn, các phần,… xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản.
Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong q
trình tạo văn bản, người viết (người nói ) bao giờ cũng phải vận dụng các phương
tiện ngôn từ cụ thể để hình thức xóa, xác lập mối quan hệ nào đó. Tồn bộ các

3



phương tiện ngơn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các
đoạn,… là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.
Liên kết hình thức trong văn bản được phân chai thành nhiều phương thức liên kết.
Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương
tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết hình thức
bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối
nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết
này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn- đơn vị cơ sở và là đơn vị
điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn, các
phần,… trong văn bản. Điều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp
độ trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan
hệ biện chứng với nhau, trong đó, liên két nội dung quy định liên kết hình thức. Các
phép liên kết chính:
+ Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một số từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau
để tạo sự liên kết.
+ Phé đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái
nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
+ Phép thế: sử dụng các câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở
câu đứng trước.
+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.
Ví dụ minh họa:
Một bà mẹ đang ngồi cùng đứa con gái 7 tuổi của mình. Bà trơng đứa bé học bài, bà
thì cầm tờ tạp chí đọc. Bởi lẽ con gái bà cần phải có người lớn ngồi cùng mới
nghiêm túc học bài và làm bài được.
Phép lặp: lặp từ “bà”, “con gái
Phép thế: “bà” thay thế cho “bà mẹ”
Phép nối: “và”

Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi

kết thúc quá trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng
Việt?
Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------------

4


BÁO CÁO
Về tình hình kết quả học tập trực tuyến mơn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng
Việt

Kính gửi: -

Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục HVDNBCT
Giảng viên môn kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt

Em tên là: Đỗ Hoài Ngọc

Lớp: D19CQQT04-B

Mã sinh viên: B19DCQT112
Khoa: Quản trị kinh doanh
Ngày sinh: 22/10/2001
Quê quán: Văn Giang, Hưng Yên
Nơi học tập hiện tại: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thơng.
Qua hai tháng theo học mơn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, em đã tích
cho mình một khối lượng kiến thức khá lớn về môn học. Dưới đây là báo cáo về tình

hình học tập trực tuyến của em về mơn học này qua các khía cạnh:
1. Nội dung môn học:
- Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, quy trình
thực hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng câu
trúc phần, đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp sinh viên
nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và nội dung,
giúp hạn chế lỗi nhằm đem lại cho người đọc văn bản thoải mái và dễ dàng
khi xem xét văn bản.
- Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số các loại văn bản thơng thường
như: Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thông báo, đơn, thư,… Cách tạo lập các loại
văn bản này đúng cách thức.
- Môn học giúp sinh viên hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thảo một
văn bản, giúp soạn thảo một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.
2. Mục tiêu mơn học:
- Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết
phục người đọc
- Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
3. Tự nhận xét đánh giá về tình học tập của bạn thân đối với mơn Kỹ năng
tạo lập văn bản tiếng Việt:
- Về tư tưởng: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một môn học thú vị và
cực kỳ bổ ích trong chương trình đào tạo của Học viện Cơng nghệ Bưu chính

5


Viễn thông. Em cảm thấy môn học này rất quan trong với mình hiện tại và
tương lai nên em rất có hứng thú với mơn học.
- Về tình hình học tập:
+ Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn
văn, biết cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập

văn bản
+ Đã nắm rõ cá thế thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
+ Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính
thơng thường, một số loại văn bản thơng thường như: Báo cáo, cơng văn, tờ
trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư,… xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội
dung và thế thức của văn bản.
4. Những đề xuất về nội dung chương trình mơn học:
- Mơn học nên quan tâm đến việc cho sinh viên thực hành nhiều hơn bằng cách
để sinh viên tự nghiên cứu và tạo lập một số loại văn bản hành chính cơng vụ.
Sau đó, các nhóm sinh viên sẽ ngồi lại, cùng tìm và sửa chữa những sai sót
cho nhau
- Cung cấp cho sinh viên các mẫu văn bản hành chính tiêu chuẩn mới nhất và
thực hiện phân tích chuyên sâu
Trên đây là tồn bộ nội dung báo cáo về tình hình học tập trực tuyến của bản
thân em đối với môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong kỳ vừa qua. Bản
thân em thì rất muốn học mơn học này trực tiếp để học cùng cô giáo và bạn bè thì sẽ
tuyệt vời hơn bao giờ hết. Rất mong nhận được những lời nhận xét cũng như góp ý
từ Trung tâm khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, cũng như từ giảng viên bộ
môn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ngọc
Đỗ Hoài Ngọc
Câu 3: Anh( chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của cơng văn phúc đáp?
Cho ví dụ minh họa?
Trả lời:
Để trả lời cho câu hỏi này thì cần phải hiểu “ phúc đáp” nghĩa là gì ?
Phúc đáp là việc trả lời bằng thư từ, công văn một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm

quyền đưa ra/đặt ra cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong thẩm quyền,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Từ Phúc đáp thường được đi kèm trong các công văn trả lời: Công văn phúc đáp.

6


Công văn phúc đáp là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để trả lời (phúc đáp)
một/một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho chủ thể làm cơng văn.
Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản khác từ phía cá nhân,
tổ chức khác (ví dụ như Đơn u cầu, Cơng văn u cầu, …)
Nói cách khác công văn phúc đáp là công văn dùng để trả lời về những vấn đề mà cơ
quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình.
những đặc điểm của cơng văn phúc đáp:
– Thứ nhất: Công văn phúc đáp không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên trình
tự, thủ tục ban hành đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với những trường hợp giải quyết
các công việc khẩn cấp.
– Thứ hai: Cơng văn phúc đáp có nhiều loại khác nhau được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật,… phù hợp với nhiều mục đích khác
nhau của các chủ thể ban hành.
– Thứ ba: Công văn phúc đáp không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp ban hành mà có thể do các cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức,
doanh nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó.
– Thứ tư: Trong cơng văn phúc đáp khơng có hiệu lực thi hành nên cơng văn chấm
dứt hiệu lực khi các chủ thể thực hiện xong, giải quyết xong các công việc trên thực
tế.
– Thứ năm: Công văn phúc đáp không được áp dụng rộng rãi phổ biến mà chỉ được
áp dụng cho chủ thể đó, cơng việc đó. Nhất là đối với cơng văn hướng dẫn, nếu có sự
việc tương tự, muốn được giải quyết vẫn phải xin hướng dẫn từ đầu.

Công văn phúc đáp không phải là một văn bản quy phạm pháp luật nên cơng văn
phúc đáp khơng có hiệu lực đối với tất mọi người, tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp. Cơng văn phúc đáp chỉ có giá trị hiệu lực, giá trị áp dụng đối với cá
nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận công văn phúc đáp.
– Các chủ thể đó có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu, nội dung của công văn phúc
đáp và trả lời cho chủ thể ban hành công văn phúc đáp về việc đã nhận được công văn
phúc đáp hoặc nội dung yêu cầu của công văn phúc đáp nếu là công văn yêu cầu, đề
nghị, xin ý kiến hoặc kết quả của việc thực hiện công văn đó.
– Cơng văn phúc đáp là loại văn bản khơng có ghi rõ thời hạn hiệu lực, thời điểm hết
hiệu lực của văn bản giống như văn bản hành chính thông thường. Thời điểm hết hiệu
lực của công văn là khi nội dung công việc, sự kiện trong công văn đã kết thúc hoặc
có cơng văn mới thay thế.
– Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể thấy rằng
Cơng văn phúc đáp được sử dụng rất phổ biến. Với cơ quan nhà nước, công văn phúc
đáp được coi là một trong những loại phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan
Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Đặc biệt hơn nữa, trong các tổ chức
xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng
công văn phúc đáp nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Một cơng văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
– Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đôi;

7


– Ngơn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;
– Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận;
– Tn thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung cơng văn.
Cơng văn phúc đáp:
– Mở đầu: trả lời công văn số … ngày … / … / … của ……… về vấn đề…
– Nội dung:

+ Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc thư riêng,
đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu cầu hay trả lời những
thắc mắc.
+ Nếu khơng trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể là khơng
đủ các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).
Ví dụ về cơng văn phúc đáp của ủy ban nhân dân Ba Đình- Hà Nội:

8


9


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn
thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt vào trương trình giảng dạy.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Đinh Thị Hương
đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập
vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt của cơ,
em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm
túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững
bước sau này.
Bộ mơn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là môn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của
sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế
còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó
có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem
xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!”


10



×