Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Kỹ năng tạo lập văn bản nhóm 10 nguyễn thị ánh tuyết B19DCKT153

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.68 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
GIẢNG VIÊN: ĐINH THỊ HƯƠNG

Tên sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Mã sinh viên: B19DCKT153
Nhóm lớp học: 10
Đề tài: 03
Số điện thoại: 0911281843

HÀ NỘI, THÁNG 12/2021



PHỤ LỤC

Đề 3

Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt………… 4

Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
……………………………………………………………………………… ….9

Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho
ví dụ minh hoạ……………………………………………………………… …11



Câu 1: Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản đều phải
hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó. Hay nói một cách đơn
giản thì mạch lạc là sợi dây vơ hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản.
Ví dụ: Cấu tạo một chiếc điện thoại thơng minh thì bố cục là các phần như màn hình,
camera, bàn phím, thẻ nhớ… còn mạch lạc là các vi mạch giúp các bộ phận trên điện
thoại hoạt động được.
Những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc
Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mơ tả về một đề tài cụ thể,
xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.
Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng,
hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho
người đọc, người nghe.
Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, khơng gian, diễn biến tâm lý hay các
môi quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả…
1.1 Khái niệm mạch lạc trong văn bản
1.1.1 Mạch lạc là một hiện tượng khá mơ hồ vì thế vấn đề mạch lạc trong văn bản
đã tạo ra nhiều ý kiến, nhiều cách hiểu khác nhau.
Trước hết, tôi đề cập đến một số định nghĩa tiêu biểu về mạch lạc trong các cơng
trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
+ David Nunan (48,1994) khẳng định :“ Mạch lạc là “ tầm rộng mà ở đó diễn ngơn
được tiếp nhận như là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp câu và phát
ngơn khơng có liên quan với nhau”
+ Galperin .(6,1997) cho rằng mạch lạc là một đặc trưng cho văn bản và định nghĩa
:“ Mach lạc đó là những hình thức liên kết riêng biệt, đảm bảo thể liên tục ( về thời
gian hoặc không gian), sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các thông báo cụ thể, sự kiện, hành
động cụ thể”
+ Garrot và Standfort.(19,1994) “ Một trong những mục tiêu của người viết có kinh
nghiệm là làm cho các yếu tố khác nhau trong một văn bản hòa kết lại với nhau một

cách thích hợp để trở thành một thể mạch lạc hồn chỉnh. Đặc trưng kết hợp mang
tính văn bản này gọi là mạch lạc”


Bách khoa thư ngơn ngữ và ngơn ngữ học(1994) có khái niệm “ Mạch lạc là sự nối
kết có tính chất logic được trình bày trong quá trình triển khai một cốt truyện, một
truyện kể…lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được kết nối với nhau, hơn là
những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ( như trong liên kết) .
+ Halliday và Hassan.(38,1976) đã xác định khái niệm mạch lạc như sau: “ Mạch
lạc được coi như phần còn lại( sau khi trừ liên kết) thuộc về ngữ cảnh của tình huống
với những dấu nghĩa tiềm ẩn .Mạch lạc được coi là phần bổ sung cần thiết cho liên
kết, là một trong những điều kiên tạo thành chất văn bản” .
- Trong số rất nhiều các định nghĩa về mạch lạc của các tác giả nước ngồi chúng
tơi nhận thấy đáng chú ý là định nghĩa của K. Wales ( 1994) “Để cho một văn bản
hoặc một diễn ngôn nào đó là có mạch lạc thì nó phải có nghĩa và cũng phải có tính
chất một chỉnh thể và phải được định hình tốt.
Mạch lạc được coi là một trong những điều kiện hoặc những đặc trưng hàng đầu của
một văn bản : ngoài mạch lạc, một văn bản khơng đích thực là một văn bản”.
Chúng ta thấy tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của mạch lạc trong văn bản.
1.1.2 Mạch lạc thời gian gần đây cuốn hút sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học
ở Việt Nam. Chúng ta có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu ở trong nước
như sau:
+ Nguyễn Thị Thìn khi bàn về mạch lạc của văn bản viết ( 24,2003) đã mạnh dạn
trình bày cách hiểu của bà về văn bản viết như sau:
* Mạch lạc được hiểu là logic của sự trình bày và khẳng định mạch lạc của văn bản
viết là sự thống hợp của 4 phương diên sau:
- Sự thống nhất về chủ đề và đích giao tiếp của tồn văn bản.
- Trình tự triển khai chủ đề văn bản đảm bảo tính hợp lý.
- Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố nội dung của văn bản.
- Giải pháp triển khai chủ đề phù hợp ý đồ giao tiếp và thể loại văn bản.

+ Nguyễn Hòa (9,1999) cho rằng mạch lạc là sự kết hợp của 3 yếu tố là liên kết, cấu
trúc và quan yếu. Ba yếu tố trên sẽ tạo thành mạch lạc trong liên kết, mạch lạc trong
cấu trúc và mạch lạc trong quan yếu. Ông khẳng định rằng nếu như trong một văn
bản nào đó mà liên kết hình thức vắng mặt thì tính mạch lạc của diễn ngơn sẽ giảm.


Về cấu trúc, cấu trúc là yếu tố của mạch lạc mà thiếu nó văn bản sẽ trở nên lộn xộn,
khơng mạch lạc. Mạch lạc trong quan yếu có 4 yếu tố phát triển nội dung chính :
- Thơng tin nền.
- Thông tin nhận xét phản ứng của bên thứ ba.
- Bằng chứng chi tiết hóa.
- Kết quả hay hành động kéo theo của sự kiện chính.
+ Nguyễn Thị Hồng Thúy (25, 2004) đã đưa ra một số nhận định như sau : “ Trật tự
câu trong vai trò liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản” đã đưa ra một số nhận định
về mạch lạc như sau : Trật tự câu có vai trị to lớn đối với việc thiết lập tính mạch
lạc cho văn bản. Để văn bản có tính mạch lạc thì các nội dung, các sự kiện có liên
quan đến chủ đề phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định nào đó.
• Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo trật tự thời gian, không gian sẽ tạo ra
mạch lạc về thời gian, khơng gian.
• Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo trật tự quan hệ logic về mặt ngữ nghĩa
sẽ tạo mạch lạc theo nội dung quan yếu.
• Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo kiểu lý giải vấn đề sẽ tạo ra mạch lạc
trong quan hệ lập luận.
+ Diệp Quang Ban(1,2003) đã đưa ra những ý kiến khái quát nhất về mạch lạc và
những biểu hiên của mạch lạc:
- Mạch lạc trong quan hệ nghĩa logic giữa các từ ngữ trong văn bản.
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ nghĩa giữa vật nêu ở chủ ngữ với đặc trưng nêu
ở vị ngữ.
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các đề tài( chủ đề) của các câu.
o Duy trì đề tài

o Triển khai đề tài
o Các kiểu duy trì và triển khai đề tài
• Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những câu có quan
hệ nghĩa với nhau.
• Mạch lạc biểu hiện trong trình tự hợp lý giữa các câu ( mệnh đề).


• Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ ngoại chiếu : là mối quan hệ giữa các từ ngữ
trong văn bản với vật, việc, hiện tượng bên ngoài văn bản, nó giúp cho từ ngữ trong
văn bản trở nên rõ nghĩa hoặc xác định.
• Mạch lạc biểu hiên trong khả năng dung hợp giữa các hành động lời nói.
Một số nhà nghiên cứu khẳng định mạch lạc là yếu tố quyết định tạo thành văn bản
chứ không phải là liên kết.Liên kết và mạch lạc là những thuộc tính cơ bản của văn
bản.Trong một văn bản có liên kết chưa chắc đã tạo ra mạch lạc, ngược lại, khi văn
bản mạch lạc thì chắc chắn phải có liên kết. Để tạo thành văn bản thì liên kết là điều
kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ.Vì thế, mạch lạc là yếu tố quan trọng quyết
định đến sự hình thành của văn bản.
Mạch lạc trong văn bản được thể hiện cụ thể ở sự thống nhất về mặt chủ đề,sự chặt
chẽ về logic.
1.2 Các hình thức của mạch lạc: liên kết hình thức và liên kết nội dung
Cơng trình nghiên cứu về văn bản của 2 tác giả Trần Ngọc Thêm (1985) và Diệp
Quang Ban (1988) đã nhấn mạnh đặc biệt về tầm quan trọng của 2 hình thức liên kết
: liên kết hình thức và liên kết nội dung trong việc tạo mạch lạc cho văn bản.
1.2.1 Liên kết hình thức: Liên kết hình thức là “hệ thống các phương thức liên kết
hình thức”. Trần Ngọc Thêm (23,2003) đã giới thiệu 9 phương thức liên kết:
* Phương thức lặp
* Phưong thức đối
*Phương thức thế đòng nghĩa
*Phương thức liên tưởng
*Phép tuyến tính

*Phương thức thế đại từ
*Phép tĩnh lược yếu
*Phép tĩnh lựợc mạnh
*Phép nối lỏng
*Phép nối chặt.
1.2.2 Liên kết nội dung:


Theo Trần Ngọc Thêm(23,2000) “ Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ
thống các phương thức liên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dung để diễn
đạt sự liên kết nội dung”
Liên kết nội dung sẽ được chia thành 2 loại nhỏ đó là liên kết chủ đề và liên kết
logic.
*Liên kết chủ đề : Để đảm bảo tính mạch lạc cho văn bản địi hỏi văn bản đó phải
tập trung thảo luận một chủ đề.
*Liên kết logic: Là mặt không thể thiếu được của mạch lạc, sự chặt chẽ logic trong
một văn bản sẽ tạo thành tính mạch lạc cho văn bản đó.
Trong văn bản sự chặt chẽ logic thường được đảm bảo bằng hệ thống các từ quan
hệ, từ ngữ chuyển tiếp, sắp xếp ý hợp lý, sắp xếp trật tự từ, sắp xếp trình tự trước sau
về mặt khơng gian, thời gian, mức độ chuyên sâu, mức độ quan trọng, theo quan hệ
logic toàn thể-bộ phận, cái chung, cái riêng, nguyên nhân, kết quả…..

Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi
kết thúc quá trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2021


BÁO CÁO THU HOẠCH SAU Q TRÌNH HỌC TẬP
MƠN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
Kính gửi: Giảng viên bộ môn Đinh Thị Hương

Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Lớp: D19ACCA
Mã sinh viên: B19DCKT153
Ngày sinh: 10-10-2001
Quê quán: Vĩnh Phúc
Nơi học tập hiện tại: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông
Môn học: Kỹ năng tạo lập văn bản
Thời gian học tập: 4 tháng
Nội dung môn học:
Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy trình thực
hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn,
soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn thảo một
văn bản đúng về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lại cho
người đọc văn bản thoải mái khi xem xét văn bản.
Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường như: Báo
cáo, cơng văn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư... Cách tạo lập các loại văn bản
này đúng cách thức.


Môn học sẽ giúp chúng ta hiểu và nằm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thỏa một văn
bản, giúp chúng ta soạn thỏa một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.
Mục tiêu mơn học:
Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục
người đọc
Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt,

Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với môn học Kỹ năng tạo
lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học kỳ 1 (năm học 2020 – 2021):

1. Về tư tưởng: Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt là một môn học thú vị và cực
kì bố ích trong chương trình đào tạo của Học viên Cơng nghệ Bưu chính viễn
thơng. Em cảm thấy mơn học này rất quan trọng đối với mình trong hiện tại và
tương lai sau này nên em rất có hứng thú với bộ mơn kỹ năng tạo lập văn bản.
2. Về tình hình học tập:
• Đã nằm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn,
biết cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản.
• Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính
thơng thường. một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, công văn, tờ
trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư...xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung
và thể thức của các văn bản.
• Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

Người lập báo cáo
Tuyết
Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví
dụ minh hoạ.
3.1. Khái niệm Tờ trình là một loại văn bản dùng để đề xuất với cấp trên (hay cơ
quan chức năng) một vấn đề mới hoặc đã có trong kế hoạch để xin phê duyệt. Vấn
đề mới có thể là một chủ trương, phương án cơng tác, chính sách, tiêu chuẩn, định
mức… hoặc bãi bỏ một văn bản, quy định không còn phù hợp với điều kiện kinh tế
xã hội.
3.2. Yêu cầu của tờ trình Khơng nên nhầm lẫn vai trị của tờ trình với một cơng
văn trao đổi. Tờ trình khơng những cung cấp thơng tin như vai trị của một cơng văn

trao đổi, mà cịn có chức năng trình bày, lập luận, diễn giải vấn đề bằng các phương
án, các giải pháp tổ chức thực hiện mang tính khả thi; các kiến nghị cần phải rõ ràng,
cụ thể và hợp lý; người viết tờ trình cần phân tích thực tế để người duyệt nhận thấy
rõ tính cấp thiết của vấn đề. - Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu
bức thiết của vấn đề cần trình duyệt. - Nêu các nội dung xin phê chuẩn phải rõ ràng,
cụ thể. - Các ý kiến phải hợp lý, dự đốn, phân tích được những phản ứng có thể xảy
ra xoay quanh đề nghị mới. - Phân tích các khả năng và trình bày khái qt các
phương án phát triển thế mạnh, khắc phục khó khăn.
3.3. Cấu trúc của tờ trình Cấu trúc của tờ trình được chia thành 3 phần:
- Phần mở đầu: Nhận định tình hình, phân tích mặt tích cực của tình hình để làm cơ
sở cho việc đề xuất vấn đề mới; phân tích thực tế để thấy được tính cần kíp của đề
xuất.
- Phần nội dung: Nêu tóm tắt nội dung của đề nghị mới, dự kiến những vấn đề có
thể nảy sinh quanh đề nghị mới nếu được áp dụng; nêu những khó khăn, thuận lợi
và biện pháp khắc phục. Phần này cũng có thể trình bày những phương án. Luận
điểm và luận chứng được trình bày cần cụ thể, nêu rõ sự việc hoặc những số liệu có
thể xác minh để làm tăng sức thuyết phục của đề xuất.
- Phần kết thúc: Nêu ý nghĩa, tác dụng của đề nghị mới; đề nghị cấp trên xem xét
chấp thuận đề xuất để sớm triển khai thực hiện. Có thể nêu phương án dự phòng nếu
cần thiết.
- Trong phần nêu lý do, căn cứ dùng cách hành văn để thể hiện được nhu cầu khách
quan do hồn cảnh thực tế địi hỏi.
- Phần đề xuất: Dùng ngôn ngữ và cách hành văn có sức thuyết phục cao nhưng rất
cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn


điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để đảm bảo sự kiện
và số liệu chính xác. Nêu rõ các thuận lợi, các khó khăn trong việc thực thi các
phương án, tránh nhận xét chủ quan, thiên vị, phiến diện...
- Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, lý lẽ phải chặt chẽ,

nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin cho cấp phê duyệt.
Tờ trình phải đính kèm các phụ lục để minh hoạ thêm cho các phương án được đề
xuất kiến nghị trong tờ trình.
Ví dụ về mẫu tờ trình:


LỜI CẢM ƠN TỚI CÔ ĐINH THỊ HƯƠNG
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Đinh Thị Hương đã dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập
vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ năng tạo lập văn bản của cô, chúng
em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm
túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể
vững bước sau này.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn
tại những hạn chế nhất định. Do đó trong q trình hồn thành bài tiểu luận, chắc
chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong được những góp ý
của cơ đề bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Kính chúc cơ có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành cơng trên con đường sự
nghiệp giảng dạy của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.



×