Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ năng tạo lập văn bản nhóm 10 mai thị liên B19DCKT088

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.09 KB, 11 trang )

1


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
TIẾNG VIỆT

Đề số
Sinh viên thực hiện
Mã SV
Nhóm mơn học
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

4
Mai Thị Liên
B19DCKT088
10
TS. Đinh Thị Hương

Hà Nội – 2021

2



TỔNG QUAN MƠN HỌC
Trong đời sống hiện nay máy tính đã và đang trở thành một công cụ đắc lực không thể thiếu
đối với mỗi người đặc biệt là trong quá trình soạn thảo văn bản Văn bản là một phương tiện
cần thiết để triển khai, công bố các chủ trương, chính sách để giải quyết những cơng việc
cụ thể. Vì thế đã có những phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính (Microsoft Word)
đem lại cho con người thuận tiện để đạt được năng suất cao trong công việc cũng như tiết
kiệm thời gian bỏ ra để hoàn thành một văn bản.
Tuy nhiên, để soạn thảo một văn bản đúng chuẩn về quy tắc và thể thức thì hẳn hầu như rất
ít sinh viên có thể đáp ứng được nhu cầu này. Nhằm giải quyết vấn đề đó và đem lại kỹ
năng nhất định cho sinh viên về kĩ năng tạo lập văn bản, Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thơng đã đem bộ mơn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt vào quá trình dạy và học
của sinh viên trong trường, đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai Kỹ năng tạo lập văn
bản là môn học cung cấp những kiến thức nền tảng về cách soạn thảo một văn bản quy
chuẩn theo trình tự cụ thể.
Môn học sẽ giới thiệu cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định chủ đề,
xây dựng cấu trúc đoạn văn, biên soạn văn bản, ... ứng dụng thực tế thường gặp trong cuộc
sống, học tập và công việc như đơn từ, biên bản, ... Sau khi hồn thành mơn học, sinh viên
có thể:
-

Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

-

Ứng dụng thành thạo các kỹ năng để tạo lập văn bản một cách lưu loát, thuyết phục.

3



Đề 4
Câu 1: (3 điểm) Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Câu 2: (4 điểm) Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi
kết thúc quá trình học trực tuyến môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Câu 3: (3 điểm) Anh (chị) hiểu như thế nào về nội dung và hình thức của cơng văn phúc
đáp? Cho ví dụ.

Bài làm
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Trả lời:
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các
đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức biểu đạt.
Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kết
hình thức.
i, Tính liên kết nội dung:
Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay còn gọi là chủ
đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức,
triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết: liên kết đề tài và
liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
-

Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong việc
tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.

-

Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các cấp độ
đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay bàn
luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là có

liên kết logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn, các
phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố tình
tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
4


2i, Liên kết hình thức:
Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới
văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hố, hiện thực hố mối quan
hệ về mặt nội dung giữa chúng.
Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối quan
hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản. Mối
quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong q trình tạo
văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các phương tiện ngôn từ cụ
thể để hình thức hố, xác lập mối quan hệ đó. Tồn bộ các phương tiện ngơn từ có giá trị
xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên kết
hình thức.
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc quá
trình học trực tuyến môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Trả lời:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP
MƠN KỸ NĂNG TẠO LẬP
VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
Kính gửi: TS. Đinh Thị Hương – Giảng viên môn kĩ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Họ và Tên: Mai Thị Liên
Lớp: D19ACCA

Ngày sinh: 11 – 11 – 2001
Quê quán: Liên Phương, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Trường: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng
Mơn học: Kĩ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
5


Thời gian đào tạo: 7 tuần
Tổng quan môn học: Trong đời sống hiện nay máy tính đã và đang trở thành một công cụ đắc lực
không thể thiếu đối với mỗi người đặc biệt là trong quá trình soạn thảo văn bản Văn bản là một
phương tiện cần thiết để triển khai, cơng bố các chủ trương, chính sách để giải quyết những cơng
việc cụ thể. Vì thế đã có những phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính (Microsoft Word) đem
lại cho con người thuận tiện để đạt được năng suất cao trong công việc cũng như tiết kiệm thời gian
bỏ ra để hoàn thành một văn bản. Tuy nhiên, để soạn thảo một văn bản đúng chuẩn về quy tắc và
thể thức thì hẳn hầu như rất ít sinh viên có thể đáp ứng được nhu cầu này. Nhằm giải quyết vấn đề
đó và đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kĩ năng tạo lập văn bản, Học Viện Cơng nghệ Bưu
chính Viễn thơng đã đem bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt vào quá trình dạy và học của
sinh viên trong trường, đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai Kỹ năng tạo lập văn bản là môn
học cung cấp những kiến thức nền tảng về cách soạn thảo một văn bản quy chuẩn theo trình tự cụ
thể. Mơn học sẽ giới thiệu cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định chủ đề, xây
dựng cấu trúc đoạn văn, biên soạn văn bản, ... ứng dụng thực tế thường gặp trong cuộc sống, học
tập và công việc như đơn từ, biên bản, ...
Mục tiêu môn học:
-

Tôn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

-

Ứng dụng thành thạo các kỹ năng để tạo lập văn bản một cách lưu loát, thuyết phục.


-

Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy trình thực
hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn,
Soạn văn bản và biên tập văn bản.

-

Ngồi ra mơn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản đúng về hình
thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lại cho người đọc văn bản
thoải mái khi xem xét văn bản. Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại
văn bản thông thường như: Báo cáo, Công văn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn,
thư... Cách tạo lập các loại văn bản này đúng cách thức.

Những thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng
tạo lập văn bản tiếng Việt:
-

Nắm rõ được cách tạo lập về nội dung và cấu trúc của văn bản, đoạn văn, biết cách sử dụng
6


đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản.
-

Nắm được các thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản.

-


Được tham khảo và soạn thảo một số văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính
thơng thường, một số loại văn bản thơng thường như: Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thơng báo,
biên bản, đơn, thư… xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể thức của các văn bản.

-

Trình bày một văn bản cần chú ý đến phông chữ (hiện nay chủ yếu dùng phông chữ Time
New Roman), cỡ chữ 13, chữ nào là tiêu đề thì phải cỡ chữ to hơn hoặc im đậm, in nghiêng
tùy cách mình trình bày, cách lề như quy định (lề trên khoảng 2cm, lề trái khoảng 3cm, lề
phải khoảng 2cm, lề dưới khoảng 2cm).

-

Khi soạn thảo một văn bản phải có bố cục rõ ràng: phần quốc hiệu và tiêu ngữ phải gõ chính
xác, cỡ chữ chuẩn. Một văn bản luôn bao gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần
kết luận.

-

Biết thêm về cấu trúc, hình thức, chức năng của một số văn bản hành chính thơng dụng trong
đời sống như: Văn bản mật, hợp đồng, báo cáo, biên bản, từ trình, công văn phúc đáp, ...

Qua đây em xin được cảm ơn Học viện và cô Đinh Thị Hương đã cho chúng em một mơn học
đầy bổ ích, mặc dù thời gian học chỉ có 7 tuần nhưng kiến thức và kĩ năng tạo lập văn bản của
em được phát triển và hoàn thiện hơn rất nhiều.
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2021
Người báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Liên

Mai Thị Liên
Câu 3: Anh (chị) hiểu như thế nào về nội dung và hình thức của cơng văn phúc đáp? Cho
ví dụ.
Trả lời:
1, Khái niệm: Cơng văn phúc đáp (cơng văn trả lời):
-

Là văn bản dùng để trả lời về những vấn đề là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu
cầu liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bản. Công văn
7


phúc đáp có thể giải thích, hướng dẫn..., song khác với các cơng văn giải thích,
hướng dẫn ở chổ việc giải thích, hướng dẫn ở đây được xuất phát từ yêu cầu, đề
nghị, sáng kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
-

Được sử dụng khi chủ thể (cơng dân, tổ chức, doanh nghiệp) nào đó có u cầu về
một công việc nhất định gửi đến cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (có thể là
cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp có quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn của người đó; có thể là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp) và tổ
chức, cá nhân đó trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ phải
soạn công văn phúc đáp lại nội dung yêu cầu từ phía chủ thể có u cầu theo mẫu
cơng văn phúc đáp theo quy định pháp luật.

-

Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể thấy rằng
Công văn phúc đáp được sử dụng rất phổ biến. Với cơ quan nhà nước, công văn
phúc đáp được coi là một trong những loại phương tiện giao tiếp chính thức của cơ

quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với cơng dân.

2, Nội dung:
(i) Trích yếu nội dung công văn. Xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong công văn;
(2i) Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn đến/ nơi nhận cơng văn;
(3i) Tóm gọn nội dung vấn đề trong công văn trước;
(4i) Ghi rõ nội dung trả lời, hoặc các nội dung phúc đáp để phía cơ quan, đơn vị nhận cơng
văn phúc đáp hiểu rõ và có căn cứ để thực hiện yêu cầu hoặc để trả lời lại; Tùy từng trường
hợp khác nhau, sự việc cụ thể của khách hàng sẽ có những nội dung trả lời tương ứng, phù
hợp;
(5i) Tên đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ
việc hoặc trong nội dung công văn;
(6i) Địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơn; số điện thoại đơn vị/cá
nhân nhận công văn, số Telex, số Fax; địa chỉ email; Website. Nếu nơi nhận trong phần
kính gửi của Cơng văn là những chức danh, chức vụ cao cấp của Nhà nước, thì phần nơi
nhận khơng ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những chức danh/chức vụ đó vào;

8


(7i) Trong trường hợp đại diện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khơng thể ký thì có thể
để người có thẩm quyền khác ký thay hoặc thừa lệnh ký theo đúng quy định của pháp luật
và phải có giấy tờ kèm theo chứng minh đủ điều kiện ký thay như Giấy ủy quyền.
3, Hình thức:
(i) Mở đầu: trả lời công văn số … ngày … / … / … của ……… về vấn đề…
(2i) Nội dung:
-

Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc thư riêng,
đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu cầu hay trả lời

những thắc mắc.

-

Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể là không đủ
các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).

(3i) Kết thúc: nhận được cơng văn này, cịn điểm nào chưa rõ đề nghị quý… cho ý kiến.
Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.
Một mẫu công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
-

Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, khơng nước đơi;

-

Ngơn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;

-

Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận;

-

Tn thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung cơng văn.

4, Ví dụ minh họa về Công văn phúc đáp:

9



1. Văn bản phúc đáp của UBND quận Ba Đình

10


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông đã
đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt vào trong chương trình giảng dạy. Đặc
biệt, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Đinh Thị Hương đã dạy dỗ, rèn
luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập kỳ vừa
qua. Trong thời gian được tham dự lớp học của cô, em đã được tiếp thu thêm nhiều kiến
thức bổ ích, học tập được tinh thần làm việc hiệu quả, nghiêm túc. Đây thực sự là những
điều rất cần thiết cho quá trình học tập và công tác sau này của em. Bộ môn Kỹ năng tạo
lập văn bản tiếng Việt là môn học thú vị, bổ ích và gắn liền với nhu cầu thực tiễn của mỗi
sinh viên. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp không nhiều, mặc dù đã cố gắng nhưng
chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng về mơn học này của em cịn nhiều hạn chế. Do đó,
Bài tiểu luận kết thúc học phần của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và những chỗ
chưa chuẩn xác, kính mong giảng viên bộ mơn xem xét và góp ý giúp Bài tiểu luận của em
được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Mai Thị Liên

11




×