Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ năng tạo lập văn bản nhóm 10 phạm thị lan anh B19DCKT017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.61 KB, 11 trang )


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
…………

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
GIẢNG VIÊN: ĐINH THỊ HƯƠNG
SINH VIÊN: PHẠM THỊ LAN ANH
MÃ SINH VIÊN: B19DCKT017
LỚP: D19ACCA
NHÓM: 10
SĐT: 0387812209


LỜI MỞ ĐẦU
Kỹ năng soạn thảo văn bản là một phần khơng thể thiếu trong nhiều vị trí ở hầu hết
các ngành nghề cũng như trong cuộc sống. Ngay cả khi khơng là một nhà văn thì tần suất
bạn soạn thảo văn bản thường xuyên hơn bạn nghĩ. Ít nhất, bạn cũng sẽ viết công văn xin
việc, email gửi đến nhà tuyển dụng, đăng bài trên các phương tiện truyền thông xã hội…
Nếu công việc yêu cầu, bạn cũng tạo ra những văn bản như báo cáo, thuyết trình, bản
tin…
Tầm quan trọng của kỹ năng soạn thảo văn bản chuyên nghiệp:
Khi người khác đọc văn bản của bạn, họ sẽ đưa ra đánh giá về trí thơng minh và sự
siêng năng của bạn dựa trên những gì họ nhìn thấy. Cho dù văn bản đó là trên giấy hay
trực tuyến (chẳng hạn như email, bài viết trên trang web…), người đọc sẽ có ấn tượng
tiêu cực về bạn nếu văn bản của bạn có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.
Hậu quả của một văn bản kém chất lượng có thể khá nặng. Chẳng hạn, kỹ năng soạn
thảo hợp đồng thương mại không tốt sẽ làm khách hàng của bạn phật lịng và họ sẽ tìm
đến một nhà cung cấp khác. Hoặc nếu văn bản kém đó được in ra thì chắc chắn doanh
nghiệp của bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí để in lại.


Khi xin việc, kỹ năng soạn thảo văn bản không tốt sẽ khiến bạn không nhận được lời
mời phỏng vấn cho công việc thực sự mong muốn. Gửi một hồ sơ hoặc thư xin việc chứa
nhiều lỗi cho thấy bạn không chuyên nghiệp. Đây không nên là ấn tượng bạn tạo ra cho
nhà tuyển dụng tiềm năng khi đang tìm việc làm.
Nhằm giải quyết vấn đề đó và đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kỹ năng
tạo lập văn bản, Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng đã đem bộ mơn kỹ năng tạo
lập văn bản Tiếng việt vào chương trình dạy học cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu cho công
việc trong tương lai.


Đề 03
Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính mạch lạc trong văn bản Tiếng Việt.
Trả lời :
Tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt:
Mạch lạc trong văn bản là tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản; thông
suốt, liên tục, không đứt đoạn... Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý
theo một trình tự hợp lí. Vì các câu, các ý xoay quanh một chủ đề, một ý chung.
Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc. Mạch lạc là sự thống nhất chặt chẽ về đề tài,
chủ đề và logic trong văn bản đó. Mạch lạc là sự thống nhất nội dung bên trong, là sự
thống nhất và phát triển nghĩa của văn bản. Nó được thể hiện ra nhờ những yếu tố hình
thức, mang tính vật chất cho nên liên kết là sự thể hiện vật chất của mạch lạc.
Mạch lạc đó là những hình thức liên kết riêng biệt, đảm bảo thể liên tục (về thời gian
hoặc không gian), sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các thông báo cụ thể, sự kiện, hành động cụ
thể. Mạch lạc là sự nối kết có tính chất logic được trình bày trong quá trình triển khai một
cốt truyện, một truyện kể… lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được kết nối với nhau,
hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ (như trong liên kết). Trật tự câu có vai trị to lớn
đối với việc thiết lập tính mạch lạc cho văn bản. Để văn bản có tính mạch lạc thì các nội
dung, các sự kiện có liên quan đến chủ đề phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định
nào đó.
Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo trật tự thời gian, không gian sẽ tạo ra

mạch lạc về thời gian, không gian.
Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo trật tự quan hệ logic về mặt ngữ nghĩa
sẽ tạo mạch lạc theo nội dung quan yếu.
Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo kiểu lý giải vấn đề sẽ tạo ra mạch lạc
trong quan hệ lập luận.
Các hình thức của mạch lạc:


 Liên kết hình thức: là “hệ thống các phương thức liên kết hình thức”:
 Phương thức lặp
 Phương thức đối
 Phương thức thế đồng nghĩa
 Phương thức liên tưởng
 Phép tuyến tính
 Phương thức thế đại từ
 Phép tĩnh lược yếu
 Phép tĩnh lược mạnh
 Phép nối lỏng
 Phép nối chặt.
 Liên kết nội dung: được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết
hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung.
Liên kết nội dung sẽ được chia thành 2 loại nhỏ đó là liên kết chủ đề và liên
kết logic:
 Liên kết chủ đề: Để đảm bảo tính mạch lạc cho văn bản địi hỏi văn bản đó
phải tập trung thảo luận một chủ đề.
 Liên kết logic: Là mặt không thể thiếu được của mạch lạc, sự chặt chẽ logic
trong một văn bản sẽ tạo thành tính mạch lạc cho văn bản đó.Trong văn bản sự chặt
chẽ logic thường được đảm bảo bằng hệ thống các từ quan hệ, từ ngữ chuyển tiếp,
sắp xếp ý hợp lý, sắp xếp trật tự từ, sắp xếp trình tự trước sau về mặt không gian,
thời gian, mức độ chuyên sâu, mức độ quan trọng, theo quan hệ logic toàn thể-bộ

phận, cái chung, cái riêng, nguyên nhân, kết quả….
Câu 2 (4 điểm). Anh (chị) hãy soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của
bản thân sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạọ lập văn bản
tiếng Việt
Trả lời :


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2021
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Kính gửi: - Giảng viên môn Kỹ năng tạo lập văn bản.
Họ và tên: Phạm Thị Lan Anh

Lớp: D19ACCA

Ngày sinh: 22/09/2001
Quê quán: Hải Dương
Nghề nghiệp: Sinh viên
Nơi học tập hiện tại: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng.
Mơn: Kỹ năng tạo lập văn bản.
Thời gian học tập: 4 tháng.
Kinh phí: 460.000đ
Nội dung môn học:
Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy trình thực
hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn, soạn
văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản
đúng về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lại cho người đọc

văn bản thoải mái khi xem xét văn bản.
Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường như: Báo
cáo, công văn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư…Cách tạo lập các loại văn bản này
đúng cách thức.


Môn học sẽ giúp chúng ta hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thỏa một văn
bản, giúp chúng ta soạn thỏa một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.
Mục tiêu mơn học:
Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục
người đọc
Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với môn học Kỹ
năng tạọ lập văn bản tiếng Việt
Về tư tưởng:
+ Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt là một môn học thú vị và cực kì bổ ích trong
chương trình đào tạo của Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng. Em cảm thấy mơn
học này rất quan trọng đối với mình trong hiện tại và tương lai sau này nên em rất có
hứng thú với bộ môn kỹ năng tạo lập văn bản.
Về tình hình học tập:
+ Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn, biết
cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản .
+ Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính thơng
thường, một số loại văn bản thơng thường như: Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thông báo,
biên bản, đơn, thư…xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể thức của các văn bản.
+ Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Người báo cáo
Anh
Phạm Thị Lan Anh
Câu 3: (3 điểm) Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho

ví dụ minh họa.


Trả lời:
Tờ trình là văn bản hành chính được sử dụng để cấp dưới đề xuất kiến nghị, chủ
trương, chính sách hoặc một sự thay đổi mới mong cấp trên xem xét phê duyệt. Có hai
loại tờ trình là tờ trình trình trực tiếp cơng việc cần đề xuất và tờ trình kèm theo một văn
bản khác.
Tờ trình trình trực tiếp cơng việc là loại văn bản trong đó thể hiện tồn bộ nội dung
của cơng việc được sử dụng trong trường hợp nội dung trình đơn giản, ngắn gọn, khơng
có nhiều mục phải liệt kê . Tờ trình kèm theo một văn bản khác nghĩa là ngồi tờ trình
cịn có các phụ lục, các văn bản khác đi kèm. Loại tờ trình này được sử dụng trong trường
hợp nội dung trình có nhiều tiểu mục nhỏ, mỗi tiểu mục cần diễn giải chi tiết nên thường
trong tờ trình chính chỉ nêu khái quát, cụ thể các nội dung để cấp trên nắm bắt tồn thể.
Cịn từng mục nhỏ sẽ đối chiếu với các phụ lục kèm theo sẽ dễ xem xét hơn, tránh bị rối.
Tờ trình cũng có kết cấu gồm 3 phần:
Phần 1: Phần dẫn đề. Thực chất, đây giống như mở bài của một văn bản. Trong phần
này, người viết phải nêu một cách ngắn gọn, khái qt nhất về bối cảnh, tình hình và phân
tích tính quan trọng của bối cảnh, tình hình đó làm cơ sở dẫn tới "đề suất" cần được thực
hiện trong phần nội dung chính. => Khái quát lại, đây là phần nêu vấn đề.
Phần 2: Đây là nội dung chính của tờ trình. Trong phần này, người viết nếu đề suất,
phương án, phân tích các đề suất và phương án (nếu cần thiết để tăng tính thuyết phục) ...
Có thế nêu hết nội dung đề suất trong một văn bản hoặc nếu ý chính và trình bày chi tiết
ra một phụ lục kèm theo tờ trình.
Phần 3: Phần kết thúc: Trong phần này, người viết có thể lựa chọn các phương pháp
kết đề như nêu ý nghĩa, giá trị của đề suất mong cấp trên xem xét; nêu mong muốn, kiến
nghị cấp trên hỗ trợ,...
Về hình thức, tờ trình là một trong các loại văn bản hành chính nên về thể thức kỹ
thuật trình bày, cần tuần thủ các quy định của pháp luật về soạn thảo văn bản tại Nghị
định 30/2020/NĐ-CP về cơng tác Văn thư do Chính phủ ban hành, cần lưu ý về lối diễn



đạt và ngơn ngữ sử dụng trong tờ trình. Đây là một trong các văn bản hành chính nhà
nước, tuy là dạng văn bản nghị luận nhưng tờ trình khơng mang tính học thuật như các bài
văn viết. Tờ trình mang tính thực tiễn. Do vậy, nội dung trình bày trong tờ trình cần hết
sức ngắn gọn, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, khơng phải lan man vào phân tích từng nội
dung, phải thực tế và không cần sử dụng quá nhiều các biện pháp tu từ. Ngôn ngữ trong tờ
trình cũng phải trang trọng, lịch sự, phổ thơng - từ ngữ sử dụng dễ hiểu, không đa nghĩa
và phải thể hiện rõ tính chất hành chính và tính chuẩn mực của người viết, khơng mang
khuynh hướng cá nhân.
Ví dụ minh họa:
HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ
BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
PHỊNG CHÍNH TRỊ VÀ
CƠNG TÁC SINH VIÊN
Số…/TTr-CT&CTSV

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2021

TỜ TRÌNH
V/v tổ chức buổi tập huấn cho ban cán sự các lớp sinh viên khóa 2020
Kính gửi: Ban Giám đốc Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng.
Căn cứ theo kế hoạch hoạt động cơng tác Đồn năm học 2021-2022 của Học viện.
Phịng CT&CTSV đề xuất tổ chức buổi tập huấn cho ban cán sự các lớp sinh viên
khóa 2020 như sau:
1.Tên của buổi ngoại khóa: Tập huấn kỹ năng cho ban cán sự các lớp 2020.
2. Thời gian: Ngày 22 tháng 10 năm 2021 (tức Chủ Nhật).
3. Địa điểm: Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam.

4. Số lượng thành viên dự kiến: Các thầy cơ thuộc phịng Chính trị và Cơng tác
sinh viên, các ban cán sự của các lớp khóa 2020. (Chi tiết trong phụ lục I đính kèm).
5. Hình thức quản lý: Chia làm 3 nhóm sinh viên, mỗi nhóm có 1 thành viên
của Phịng Chính trị và Cơng tác sinh viên và 1 thành viên của liên chi khoa.


6. Hoạt động diễn ra: (Chi tiết trong phụ lục II đính kèm).
7. Dự kiến kinh phí: 300.000VNĐ/ người.
(Chi tiết trong Phụ lục III đính kèm).
Việc tổ chức tập huấn là cần thiết nhằm đảm bảo các công tác giảng dạy năm học
2021-2022. Rất mong Ban Giám đốc chấp thuận đề xuất nêu trên để công tác tập huấn
diễn ra theo đúng kế hoạch.
Trân trọng kính trình!
Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

TRƯỞNG PHỊNG

- Như trên;

( Ký duyệt)

(Chữ ký, con dấu)

- Lưu: VT.

Đỗ Thị Hải Yến



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi cảm ơn sâu sắc đến Học Viện Cơng Nghệ Bưu Chính Viễn
Thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào trong chương trình giảng
dạy. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Đinh Thị
Hương đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức đầy quý báu cho em trong
suốt thời gian học tập kỳ vừa qua. Trong thời gian được tham dự lớp học của cô em đã
tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Đây thực sự là những điều rất cần thiết cho quá trình
học tập và làm việc sau này của em.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt là một môn học vơ cùng bổ ích và gắn
liền với thực tiễn của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp không nhiều,
mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng về môn học này của em
vẫn cịn nhiều hạn chế. Do đó, bài tiểu luận kết thúc học phần của em khó tránh khỏi
những sai sót và những chỗ chưa chuẩn xác, kính mong cơ xem xét và góp ý giúp bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



×