Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Kỹ năng tạo lập văn bản nhóm 10 đặng thị thu uyên B19DCKT188 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.36 KB, 12 trang )

Đặng Thị Thu Uyên-B19DCKT188


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN

Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Hương
Sinh viên thực hiện

: Đặng Thị Thu Uyên

Nhóm lớp

: SKD1103-10

MSSV

: B19DCKT188

Mã đề

: 04

HÀ NỘI 2021


LỜI NĨI ĐẦU
Văn bản là sản phẩm hồn chỉnh của một hành vi tạo lời, mang một nội dung
giao tiếp cụ thể, gắn liền với một đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp và hồn


cảnh giao tiếp xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh hay chữ viết. Môn Kỹ năng
tạo lập văn bản là một môn học vô cùng bổ ích, đem lại nhiều kiến thức cho sinh
viên, giúp mọi người biết soạn thảo các công văn, nghị quyết…
Tất cả mọi hoạt động của con người đều cần có văn bản. Khi muốn mời ai
đó tham gia một buổi học phải gửi giấy mời, tổng kết năm học cũng cần soạn báo
cáo tổng kết…Vì vậy Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một môn học rất bổ
ích và cần thiết. Qua q trình học tập, mơn học giúp cho sinh viên nắm được
những kiến thức cơ bản nhất về các loại văn bản trong hoạt động quản lý hành
chính, kinh doanh,…và hiểu rõ về thể thức cũng như quy trình soạn thảo và ban
hành các loại văn bản này. Bên cạnh đó nó cũng trang bị cho sinh viên một số
nghiệp vụ cơ bản khác trong cơng tác văn phịng. Khơng những thế, mơn học cịn
cung cấp những kỹ năng làm việc rất cần thiết và hữu ích trên con đường lập
nghiệp của sinh viên sau này.


Câu 1 (3 điểm): Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Trả lời
-Tính liên kết trong văn bản tiếng Việt:
+Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa
các cấp độ đơn vị dưới dạng văn bản. Đó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong
đoạn, giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng
như hình thức biểu đạt, là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, làm
cho văn bản có nghĩa và dễ hiểu. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện
ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
+Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu, các
đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nahu. Đồng thời phải biết kết nối các câu,
các đoạn đó bằng những phương tiện ngơn ngữ thích hợp.
-Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải ln có sự
liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:
*Liên kết về nội dung:

+Nội dung văn bản gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề, do đó tính liên kết
về mặt nội dung sẽ thể hiện tập trung qua việc tổ chức, triển khai hai nhân tố này,
trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết: liên kết đề tài và liên kết chủ đề.
+Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong
việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.
+Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung ý nghĩa giữa các
cấp độ đơn vị dưới dạng văn bản. Đó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần
thuật, bình luận giữa các câu, các đoạn, các phần rời rạc hay mâu thuẫn với nhau,
ngoại trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục
đích biểu đạt nào đó.
*Liên kết hình thức:
+Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị
dưới văn bản xét trên hình diện ngơn ngữ biểu đạt, nhằm hình thức hóa, hiện thực
hóa mối quam hệ về mọi mặt nội dung giữa chúng.
+Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối
quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần…, xoay quanh đề tài và chủ đề của văn
bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong
q trình tạo văn bản, người viết ( người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các
phương tiện ngôn từ cụ thể để hình thức hóa, xác lập mối quan hệ về nội dung
giữa các câu, các đoạn… là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.


+Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên
kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều
phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết
hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế dồng nghĩa,
liên tưởng, đối nghịch, thế đại từ, tỉnh lược, cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính.
Các phép liên kết nãy sẽ được vận dụng giữa các đoạn, phần… trong văn bản.
Điều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn bản.
Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng

với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình thức.
+Các phép liên kết chính:
Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngũa nào đó ở các câu
khác nhau để tạo sự liên kết.
• Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ đồng nghĩa, trái
nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu sau tạo sự liên kết.
• Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ
đã có ở câu đứng trước.
• Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị mối quan hệ với câu
đứng trước.
Ví dụ :
“Trường học của chúng tôi là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm
mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của
nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực
dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trị và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để
tiến bộ hơn nữa.”
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
Các phép liên kết được sử dụng là:
-Phép lặp: “Trường học của chúng ta”
-Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước
đó.
Câu 2 (4 điểm): Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản
thân sau khi kết thúc quá trình học tập trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập
văn bản tiếng Việt.
Trả lời


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
Kính gửi: Giảng viên mơn kỹ năng tạo lập văn bản-Cô Đinh Thị Hương
Họ và tên: Đặng Thị Thu Uyên
Lớp: SKD1103-10
Ngày sinh: 10-08-2001
Quê quán: Nam Định
Nghề nghiệp: Sinh Viên.
Nơi học tập hiện tại: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng.
Mơn: Kỹ năng tạo lập văn bản.
Thời gian học tập: 3 tháng.
Nội dung môn học:
-Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy trình thực
hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn, soạn
văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản
đúng về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lai cho người đọc
văn bản thoải mái khi xem xét văn bản.
-Đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, cơng
văn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư… Cách tạo lập các loại văn bản này đúng
cách thức.
-Giúp chúng ta hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thỏa một văn bản, giúp
chúng ta soạn thỏa một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.
Mục tiêu môn học:
-Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục
người đọc
-Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.


Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với môn học Kỹ năng
tạọ lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học tập trực tuyến (năm học 2020– 2021):

1. Về tư tưởng: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt là một môn học thú vị và cực kì bổ
ích trong chương trình đào tạo của Học viên Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng. Em cảm
thấy môn học học này rất quan trọng đối với mình trong hiện tại và tương lai sau này
nên em rất có hứng thú với bộ mơn kỹ năng tạo lập văn bản.
2. Về tình hình học tập:






Mặc dù là học online nhưng qua cách truyền đạt của cô giúp em nắm rõ được cách
tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn, biết cách sử dụng đúng các
phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản .
Soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính thơng thường,
một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thơng báo, biên
bản, đơn,…xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể thức của các văn bản.
Nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

Hà nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021
Người báo cáo

Uyên
Đặng Thị Thu Uyên
Câu 3 (3 điểm): Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng
văn phúc đáp? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời
Cơng văn phúc đáp :
Công văn phúc đáp là văn bản dùng để trả lời về những vấn đề của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có yêu cầu liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn

bản.Cơng văn phúc đáp có thể giải thích, hướng dẫn..., song khác với các cơng văn
giải thích, hướng dẫn ở chổ việc giải thích, hướng dẫn ở đây được xuất phát từ yêu
cầu, đề nghị, sáng kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Thành phần và cách thức sắp xếp :


Đặt vấn đề: Ghi rõ trả lời (phúc đáp) công văn số, ký hiệu, ngày tháng năm nào, của
ai, về vấn đề gì…




Giải quyết vấn đề: Trả lời vấn đề mà nội dung văn bản gửi đến đang yêu cầu phải
giải đáp, nếu cơ quan được phúc đáp có đầy đủ thơng tin chính xác để trả lời , hoặc
trính bày, giải thích lý do từ chối trả lời và hẹn thời gian trả lời, nếu có cơ quan
phúc đáp khơng có thông tin đầy đủ

Kết luận: Công văn phúc đáp đề nghị cơ quan được phúc đáp có vấn đề gì chưa rõ,
chưa thỏa đáng cho biết ý kiến để nghiên cứu trả lời. Cách trình bày phải lịch sự, xã
giao, thể hiện sự quan tâm của cơ quan phúc đáp
Ví dụ: Công văn 53/BXD-QLN năm 2013 phúc đáp văn bản Ngân hàng BIDV

BỘ XÂY DỰNG
--------

Số: 53/BXD-QLN
V/v phúc đáp văn bản của
Ngân hàng BIDV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2013

Kính gửi: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngày 28/8/2013, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam có văn
bản số 5204/CV-NHBL đề nghị giải đáp bổ sung một số nội dung vướng mắc khi triển
khai thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của
Chính phủ. Về vấn đề này, Bộ Xây dựng có ý kiến giải thích như sau:
Ngày 26/7/2013, Bộ Xây dựng có văn bản số 1550/BXD-QLN gửi Uỷ ban nhân dân
(UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và
các ngân hàng được giao triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.
Tại văn bản này, căn cứ vào Thông tư số 07/2013/TT-BXDngày 15/5/2013 của Bộ Xây
dựng và Thông tư số 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Xây
dựng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan rút ngắn thời
gian chuyển đổi và điều chỉnh quy mơ dự án; chính quyền địa phương tổ chức xác nhận
về hộ khẩu và thực trạng nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư số 07/2013/TT-BXD)
cho khách hàng thuộc đối tượng thu nhập thấp là người lao động thuộc các đơn vị sự
nghiệp ngồi cơng lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo


chế độ quy định; người lao động tự do, kinh doanh cá thể khi mua, thuê nhà ở thương
mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 . Về một số trường hợp
cụ thể, Bộ Xây dựng giải thích như sau:
1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khách hàng chưa có nhà ở, UBND phường (xã) có
thực hiện việc xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở khơng? Nếu có thì xác nhận
như thế nào?
Theo quy định thì việc xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở của khách hàng được
thực hiện tại chính quyền địa phương nơi khách hàng có đăng ký hộ khẩu thường trú

hoặc tạm trú và thực tế đang sinh sống tại đó.Trường hợp khách hàng chưa có nhà ở thì
chính quyền địa phương vẫn xác nhận theo mẫu (Phụ lục số 02 Thông tư số 07/2013/TTBXD ) về hộ khẩu và thực trạng nhà ở và được ghi là chưa có nhà ở tại đó.
2. Việc xác nhận hộ khẩu và thực trạng nhà ở đối với đối tượng là khách hàng thuộc lực
lượng vũ trang?
Theo quy định của pháp luật về cư trú và của ngành thì đối tượng thuộc lực lượng vũ
trang đang làm việc thường xuyên tại địa phương nào thì hộ khẩu do đơn vị tại địa
phương đó quản lý, trường hợp không làm việc thường xuyên hoặc đang công tác ngắn
hạn tại địa phương đó thì hộ khẩu được quản lý tại đơn vị làm việc thường xuyên. Mặt
khác, theo quy định thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải thực hiện xác nhận và phải chịu
trách nhiệm về xácnhận của mình. Do vậy, sẽ khơng xảy ra việc khách hàng thuộc lực
lượng vũ trang sinh sống và làm việc thường xuyên tại địa bàn nơi có dự án muốn mua
nhà nhưng hộ khẩu đang được quản lý ở tỉnh, thành phố khác.
Việc một số UBND phường (xã), từ chối xác nhận đối với khách hàng đăng ký tạm trú,
Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1550/BXD-QLN gửi Uỷ ban nhân dân (UBND) các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đề nghị Ngân hàng nêu rõ địa phương nào để Bộ
Xây dựng tiếp tục có ý kiến.
3. Việc xác nhận các thành viên trong hộ gia đình:
Theo quy định thì việc xác nhận số thành viên trong hộ gia đình phải bao gồm tất cả
những người có tên trong sổ hộ khẩu. Trong sổ hộ khẩu đã ghi rõ tên các thành viên
trong hộ và có quan hệ thế nào với chủ hộ. Chính quyền phường (xã) xác nhận số thành
viên có tên trong sổ hộ khẩu.


Trường hợp người vay vốn khơng có quan hệ ruột thịt với chủ hộ, có khó khăn về nhà
ở và có nhu cầu vay mua nhà ở để ở chung thì việc xác nhận được tiến hành như trên,
trường hợp mua nhà ở cho riêng mình thì để khơngrắc rối về sau (khi cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất), người đó cần phải
tách hộ trước khi đứng đơn xin xác nhận.
Trường hợp người vay vốn đang ở nhờ bố/mẹ, người thân khác và có nhu cầu vay mua
nhà ở thì việc xác nhận được tiến hành như trên.

Do nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày
07/01/2013 của Chính phủ có hạn, do đó mỗi hộ khẩu chỉ được vay hỗ trợ để mua, thuê,
thuê mua 01 nhà ở xã hội hoặc thuê, mua 01 nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70
m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 .
4. Về Biểu mẫu xác nhận:
Trường hợp khách hàng ở trọ thì theo quy định của pháp luật về cư trú thì người ở trọ
phải khai báo nơi tạm trú hoặc lưu trú của mình (địa chỉ nơi ở) với chính quyền địa
phương, trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì
phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Do đó, chính
quyền địa phương hồn tồn xác nhận được đối tượng đó.
5. Cần lưu ý rằng, người đứng đơn xin xác nhận về nơi cơngtác hoặc hộ khẩu và thực
trạng nhà ở phải hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu có hành vi gian dối.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về các vướng mắc của Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Bộ Xây dựng mong tiếptục nhận được sự phản ánh
kịp thời những khó khăn vướng mắc trong q trình triển khai của Ngân hàng trong thời
gian tới.
Nơi nhận:
- Như trên;
- NN Nhà nước Việt Nam (để phối
hợp);
- Ngân hàng NN và PTNT VN;
- Ngân hàng TMCP Công thương
VN;
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương
VN;

TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ NHÀ
VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN


Nguyễn Mạnh Hà


- Ngân hàng TMCP PTN ĐBS Cửu
Long.
- Lưu: VT, QLN (2b).


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên , em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn
thông đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào trong chương trình giảng
dạy . Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn là cô Đinh Thị
Hương đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt
thời gian học tập trong kỳ vừa qua. Trong thời gian được tham dự lớp học của cô, em
đã được tiếp thu thêm rất nhiều kiến thức bổ ích, học được tinh thần làm việc hiệu quả,
nghiêm túc . Đây thực sự là những điều rất cần thiết cho q trình học tập và cơng tác
sau này của em .
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt là môn học thú vị , bổ ích và gắn liền
với nhu cầu thực tiễn của mỗi sinh viên cho hiện tại và cả cho tương lai sau này nữa .
Tuy nhiên , vì thời gian học tập trên lớp không nhiều , mặc dù đã cố gắng tiếp thu những
kiến thức cô truyền đạt nhưng chắc chắn rằng là những hiểu biết và kỹ năng về mơn học
này của em cịn nhiều thiếu sót. Do đó, bài tiểu luận kết thúc học phần của em khó có
thể tránh khỏi những thiếu sót và những chỗ chưa thật sự chuẩn xác, kính mong giảng
viên bộ mơn xem xét và góp ý giúp Bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn .

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021
Sinh viên
Đặng Thị Thu Uyên




×