Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ năng tạo lập văn bản nhóm 10 nguyễn thuỳ anh B19DCQT011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.92 KB, 11 trang )


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1
---------------------------------------

BÀI TẬP CÁ NHÂN
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
(Mã học phần: SKD1103)

Giảng viên:

Đinh Thị Hƣơng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thuỳ Anh
Ngày tháng năm sinh: 24/07/2001
Mã sinh viên: …………B19DCQT011……………
Nhóm thi: …………………10…………

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4
Câu 1 (3 điểm): Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt. 5
a. Khái niệm ........................................................................................................................... 5
b. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc................................................................. 5
c. Ví dụ ................................................................................................................................... 5

Câu 2 (4 điểm): Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của
bản thân sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng
tạo lập văn bản tiếng Việt. ......................................................................... 6


Câu 3 (3 điểm): Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức Tờ
trình? Cho vi dụ minh hoạ ......................................................................... 8
LỜI CẢM ƠN............................................................................................ 11

3


MỞ ĐẦU
Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một phần khơng thể thiếu trong nhiều vị trí ở hầu hết
các ngành nghề cũng như trong cuộc sống. Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là cách bạn
thực hiện các thao tác như nhập thông tin, chỉnh sửa, trình bày văn bản được thực hiện trên
giấy hoặc các phần mềm ứng dụng như Microsoft Word. Đây cũng là một phần trong chương
trình đại học và là kỹ năng mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy trong văn bản ứng
tuyển của ứng viên trong thời đại ngày nay.
Tầm quan trọng của kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Khi người đọc đọc văn bản của mình, họ sẽ đưa giá đánh giá về sự thông minh và sự siêng
năng của bạn dựa trên những gì họ thấy. Dù văn bản là trên giấy hay trực tuyến (chẳng hạn
như email, văn bản trên web,…), người đọc sẽ có cái nhìn tiêu cực về bạn nếu văn bản của
bạn có lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp.
Hậu quả của một văn bản kém chất lượng có thể khá nặng. Khi xin việc, kỹ năng soạn thảo
văn bản không tốt sẽ khiến bạn không nhận được lời mời phỏng vấn cho công việc thực sự
mong muốn. Gửi một hồ sơ hoặc thư xin việc chứa nhiều lỗi cho thấy bạn không chuyên
nghiệp. Đây không nên là ấn tượng bạn tạo ra cho nhà tuyển dụng tiềm năng khi tìm việc làm.
Nhằm giải quyết vấn đề đó và đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kỹ năng tạo lập văn
bản tiếng Việt, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng đã đem bộ mơn Kỹ năng tạo lập
văn bản tiếng Việt vào chương trình giảng dạy cho sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu cho công
việc trong tương lai.

4



Câu 1 (3 điểm): Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
a. Khái niệm
- Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản đều phải
hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó. Và là sợi dây vơ hình gắn kết
các phần, các đoạn trong văn bản cho thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.

b. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
- Toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh những sự việc chính
- Các từ ngữ phải được trình bay tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, logic chủ
yếu liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất, liền mạch và gây hứng thú cho
người đọc, người nghe.
- Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ: Mối liên hệ tâm lý, mối liên hệ không gian,
mối liên hệ thời gian, mối liên hệ tương phản, mối liên hệ tương đồng, mối liên hệ nhân
quả,…

c. Ví dụ
Tính mạch lạc trong văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan
- Chủ đề: Tấm lịng u thương, tình cảm thiết tha, sâu nặng và niềm tin yêu bao la của
người mẹ hiền đối với đứa con, đồng thời nói lên vai trị to lớn của nhà trường đối với tuổi
thơ, đối với mỗi con người.
- Nội dung từng đoạn xoay quanh chủ đề
+ Đoạn 1: Từ đầu – “ngày đầu năm học”: Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày
khai trường của con.
+ Đoạn 2: Còn lại: Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ.
- Giữa các phần được tiếp nối theo một trình tự hợp lý
+ Hành động của con trước ngày khai trường
+ Hành động và tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai
trường của con.
- Người mẹ nhớ lại kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của bản thân

=> Nội dung văn bản và trình tự giữa các phần nhất quán và rõ ràng
=> Làm cho văn bản có tính mạch lạc

5


Câu 2 (4 điểm): Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân
sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

BÁO CÁO CÁ NHÂN
Về q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Kính gửi:Giảng viên phụ trách đào tạo bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt,
Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
I. THƠNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thuỳ Anh
Ngày sinh: 24/07/2001
Chức vụ: Sinh viên
Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Nơi học tập: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông
Thời gian học môn học: 27/08/2021 – 15/10/2021
II. NỘI DUNG QUÁ TRÌNH HỌC TRỰC TUYẾN
Trong thời gian học trực tuyến cũng nh tự học, em đã được học về môn Kỹ năng tạo lập
văn bản tiếng Việt trong chương trình đào tạo của ngành học. Trong quá trình học tập, em xin
báo cáo về quá trình học trực tuyến cũng như tự học của bản thân đối với môn học này như
sau:
- Thời gian học tập trên lớp:

+ Đi học đầy đủ các tiết học trên lớp, hoàn thành các yêu cầu mà giảng viên đưa ra để thảo
luận theo nhóm và cá nhân trong mỗi buổi học;
+ Hồn thành 2 bài kiểm tra mà giảng viên giao;
+ Tìm kiếm tư liệu, ví dụ về các vấn đề liên quan tới nội dung môn học để làm rõ vấn đề;
+ Đọc tài liệu tham khảo của giảng viên, ghi chép và tóm tắt các ý quan trọng trong 3
chương: Tổng quan về văn bản và tiếng Việt thực hành, phương pháp soạn thảo các loại văn
bản thông thường và kỹ thuật trình bay văn bản;
+ Ghi nhớ, chú thích lại các quy định, quy tắc tạo lập văn bản, áp dụng vào các bài luận,
bài tập;

6


+ Hoàn thành bài luận cuối kỳ.

III. TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1. Về thái độ:
- Tích cực lên lớp học trực tuyến, thảo luận và hồn thành u cầu mơn học mà giảng viên
đưa ra;
- Tuy nhiên, chưa chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan hay khơng có trong nội
dung yêu cầu của giảng viên, chủ yếu dựa vào giáo trình.
2. Về chun mơn:
- Hầu hết đã nắm vững những kiến thức cơ bản về kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt như:
các thành phần cần có trong mọi loại văn bản, quy tắc lập văn bản, các thể thức được quy định
trong mỗi văn bản,…
IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Giảng viên nên đưa ra các hình thức truyền đạt sáng tạo hơn và những biện pháp khuyến
khích dể sinh viên có thẻ chủ động hơn trong việc nghe giảng và chủ động tìm hiểu thêm về
kiến thức đã học trong quá trình học trực tuyến.
V. CAM ĐOAN TÍNH XÁC THỰC CUA BẢN BÁO CÁO

Em xin cam đoan răng nội dung của bản báo cáo trên là hoàn toàn đúng sự thật.
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2021
NGƢỜI LÀM BÁO CÁO
Nguyễn Thuỳ Anh

7


Câu 3 (3 điểm): Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức Tờ trình? Cho vi
dụ minh hoạ
Một trong những loại văn bản hành chính thơng dụng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
là tờ trình. Tờ trình là văn bản hành chính được sử dụng để cấp dưới đề xuất kiến nghị, chủ
trương, chính sách hoặc một sự thay đổi mới mong cấp trên xem xét phê duyệt. Có hai loại tờ
trình là tờ trình trình trực tiếp cơng việc cần đề xuất và tờ trình kèm theo một văn bản khác.
Tờ trình trình trực tiếp cơng việc là loại văn bản trong đó thể hiện tồn bộ nội dung của
cơng việc được sử dụng trong trường hợp nội dung trình đơn giản, ngắn gọn, khơng có nhiều
mục phải liệt kê . Tờ trình kèm theo một văn bản khác nghĩa là ngồi tờ trình cịn có các phụ
lục, các văn bản khác đi kèm. Loại tờ trình này được sử dụng trong trường hợp nội dung trình
có nhiều tiểu mục nhỏ, mỗi tiểu mục cần diễn giải chi tiết nên thường trong tờ trình chính chỉ
nêu khái quát, cụ thể các nội dung để cấp trên nắm bắt tồn thể. Cịn từng mục nhỏ sẽ đối
chiếu với các phụ lục kèm theo sẽ dễ xem xét hơn, tránh bị rối.
Có rất nhiều mẫu tờ trình khác nhau, được dùng trong những trường hợp khác nhau. Tuy
nhiên, về cơ bản, khi bạn viết tờ trình, hay thực hiện một mẫu tờ trình nào đó đều cần những
nội dung cơ bản dưới đây bao gồm :
+ Có quốc hiệu và tiêu ngữ
+ Tên tờ trình, vấn đề cần trình bày là gì
+ Nội dung mẫu tờ trình, lý do viết tờ trình
+ Nội dung đề xuất cùng các phương pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhằm xin
được xét duyệt hoặc hỗ trợ kinh phí để sử dụng vào nội dung hoặc vấn đề nào khác.
+ Mong muốn cấp trên, hay đơn vị được đề cập đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng.

Hoặc bạn có thể trình bày được u cầu cần phê chuẩn, chẳng hạn việc đưa ra xin lựa chọn
một trong những phương án để cấp trên duyệt một cách dễ dàng hơn.
+ Chữ ký, cam kết của người trình bày.
Các mẫu tờ trình đề nghị là vơ cùng phong phú. Tùy vào mục đích của người viết mà có
các mẫu tờ trình như sau:
+ Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm, mẫu tờ
trình đề nghị sửa chữa, mẫu tờ trình dùng để giới thiệu về nhân sự mẫu tờ trình phê duyệt dự
án;
+ Mẫu tờ trình xin kinh phí cơng đồn;
+ Mẫu tờ trình xin tuyển dụng nhân sự;
+ Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ;
+ Mẫu tờ trình miễn nhiệm chức danh;
+ Mẫu tờ trình nhân sự;

8


+ Mẫu tờ trình về việc xin kinh phí,…
Cấu trúc của tờ trình được chia thành 3 phần:
- Phần mở đầu: Nhận định tình hình, phân tích mặt tích cực của tình hình để làm cơ sở cho
việc đề xuất vấn đề mới; phân tích thực tế để thấy được tính cần kíp của đề xuất.
- Phần nội dung: Nêu tóm tắt nội dung của đề nghị mới, dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh
quanh đề nghị mới nếu được áp dụng; nêu những khó khăn, thuận lợi và biện pháp khắc phục.
Phần này cũng có thể trình bày những phương án. Các luận điểm và luận chứng được trình
bày cần cụ thể, nêu rõ sự việc hoặc những số liệu có thể xác minh để làm tăng sức thuyết phục
của đề xuất.
- Phần kết thúc: Nêu ý nghĩa, tác dụng của đề nghị mới; đề nghị cấp trên xem xét chấp thuận
đề xuất để sớm triển khai thực hiện. Có thể nêu phương án dự phịng nếu cần thiết.
- Trong phần nêu lý do, căn cứ dùng cách hành văn để thể hiện được nhu cầu khách quan do
hồn cảnh thực tế địi hỏi.

- Phần đề xuất: Dùng ngơn ngữ và cách hành văn có sức thuyết phục cao nhưng rất cụ thể, rõ
ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài
liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để đảm bảo sự kiện và số liệu chính xác. Nêu rõ
các thuận lợi, các khó khăn trong việc thực thi các phương án, tránh nhận xét chủ quan, thiên
vị, phiến diện...
- Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, lý lẽ phải chặt chẽ, nội
dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin cho cấp phê duyệt. Tờ trình phải
đính kèm các phụ lục để minh hoạ thêm cho các phương án được đề xuất kiến nghị trong tờ
trình.
Ví dụ minh hoạ:

9


TÊN CƠ QUAN
--------Số:...../TTr

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------------------......., ngày ......... tháng ........... năm ........

TỜ TRÌNH
Về ............(1)..................
Kính gửi: ……………………….(2)……………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………..
…………………………………………………………………………………………………
…….….
…………………………………………………………………………………………………
………..

…………………………………………………………………………………………………
………..


Nơi nhận:
Như trên;



Lưu VP.

THỦ TRƢỞNG CƠ QUAN
(Ký tên đóng dấu)

____________
(1) Tóm tắt nội dung tờ trình
(2) Tên cơ quan nhận tờ trình

10


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn
thơng đã đưa môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt vào trong chương trình giảng dạy. Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Đinh Thị Hương đã dạy dỗ, rèn
luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập kỳ vừa
qua. Trong thời gian học trực tuyến lớp của cô, em đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích,
học tập được tinh thần làm việc hiệu quả, nghiêm túc. Đây thực sự là những điều rất cần
thiết cho q trình học tập và cơng tác sau này của em.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là môn học thú vị, bổ ích và gắn liền với

nhu cầu thực tiễn của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, vì thời gian học trực tuyến không nhiều,
mặc dù đã cố gắng những chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng về môn học này của em cịn
nhiều hạn chế. Do đó, bài tiểu luận kết thúc học phần của em khó có thể tránh khỏi những
thiếu sót và những chỗ chưa chuẩn xác, kính mong giảng viên bộ mơn xem xét và góp ý
giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Thuỳ Anh

11



×