Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nhóm 10 kỹ năng tạo lập văn bản đặng ngọc anh B19DCKT005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 11 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BÀI THI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
NHĨM MƠN HỌC 10

Giảng viên:

Đinh Thị Hương

Sinh viên:

Đặng Ngọc Anh

Mã sinh viên:

B19DCKT005

Lớp:

D19ACCA

Số điện thoại:

0823060255

Hà Nội 2021


ii




MỤC LỤC
Lời mở đầu ..................................................................................................................... 2
Câu 1: Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt .................................... 3
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi
kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt .... 5
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví dụ
minh họa ......................................................................................................................... 7

1


LỜI MỞ ĐẦU
Văn bản là một loại hình phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các
thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng ký hiệu gọi là chữ viết. Nó gồm
tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hồn chỉnh về hình thức, có tính
liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Hay nói khác đi,
văn bản là một dạng sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể
hiện ở dạng viết trên một chất liệu nào đó. Văn bản bao gồm các tài liệu, tư liệu,
giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định, được sử dụng trong hoạt động của các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, các tổ chức kinh tế…
như: các văn bản pháp luật, các công văn, tài liệu, giấy tờ. Kỹ năng tạo lập văn
bản là cách bạn thực hiện các thao tác như nhập thông tin, chỉnh sửa, trình bày
văn bản được thực hiện trên giấy hoặc các phần mềm ứng dụng soạn thảo như
Microsoft Word. Đây cũng là chương trình đại học và một phần kỹ năng mà bất
kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy trong văn bản ứng tuyển của ứng viên
trong thời đại hiện nay.
Vì vậy Kỹ năng tạo lập văn bản là mơn học rất bổ ích và cần thiết. Qua q trình
học tập môn học giúp cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản nhất về

văn bản, về tạo lập văn bản, các khái niệm và tầm quan trọng của các văn bản
hành chính. Bên cạnh đó cịn giúp hiểu thêm về các thành ngữ, tục ngữ qua việc
giải nghĩa những từ Hán Việt. Từ đó có thể áp dụng trong công việc cũng như
mọi lĩnh vực của cuộc sống, ví dụ như nếu bạn soạn thảo được một đơn xin việc
hồn chỉnh cả về nội dung và hình thức là đã một phần gây được ấn tượng tốt
đối với nhà tuyển dụng. Tuy thời lượng tín chỉ khơng nhiều nhưng những kiến
thức cần thiết đã được cô truyền tải đầy đủ đến sinh viên qua những tiết học bổ
ích, đáp ứng được những yêu cầu cần thiết sau này.

2


ĐỀ 3
Câu 1: Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
Bài làm
1. Khái niệm về mạch lạc
Mạch lạc ở đây dùng để chỉ đặc điểm hay một khía cạnh nhất định của văn bản.
Hiểu theo nghĩa đen, thuật ngữ này có nghĩa là “kết dính lại với nhau”.
Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản đều
phải hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó. Các thành phần
trong văn bản liên kết để tạo nên một chỉnh thể nghĩa. Hay nói một cách đơn
giản thì mạch lạc là sợi dây vơ hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn
bản.
2. Tính chất của mạch lạc trong văn bản
Mạch lạc trong văn bản có những tính chất sau:
 Trơi chảy thành dịng, thành mạch;
 Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản;
 Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
3. Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản:

 Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, một chủ đề
chung xuyên suốt;
 Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ
ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được
nhiều hứng thú cho người đọc, người nghe.
Ví dụ:
- Câu văn khơng có tính mạch lạc:
“Cái bàn trịn này vng.”
Đặc trưng vng khơng thể gán cho một cái bàn vốn có hình trịn. Câu này
khơng chấp nhận được khơng phải vì nó sai ngữ pháp mà vì nó sai trong việc
triển khai mệnh đề, khơng có tính hợp lí.
- Câu văn mạch lạc:

3


“Muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải
đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có tinh thần chí cơng vơ tư”. (Hồ Chí
Minh)
 Các nội dung trong câu trên có mối quan hệ chặt chẽ, sắp xếp theo một trình tự
logic. Nó tập trung diễn đạt ý “muốn được dân yêu thì phải hết lòng hết sức
phục vụ nhân dân”. Cấu trúc của các cụm từ giống nhau tạo nên sự gắn kết chặt
chẽ trong câu. Đây là một câu văn mạch lạc.
 Câu là đơn vị tạo lập đoạn văn. Câu văn mạch lạc sẽ góp phần xây dựng đoạn
văn mạch lạc.
- Đoạn văn có tính mạch lạc:
“Q hương của tơi nổi tiếng với những phong cảnh tự nhiên tuyệt vời.
Đầu tiên, nó được đánh dấu bởi dịng sơng Wheaton, rất rộng và đẹp. Hai bên bờ
sông này, với bề rộng 175 feet, có nhiều cây liễu với những nhánh dài đu đưa
trong gió. Mùa thu, lá của những cây này phủ đầy các bờ sông giống như tuyết

vàng. Thứ hai, ở phía bên kia của thị trấn, là đồi Weaton, nó khơng là ngọn đồi
bình thường mà là dốc. Mặc dù dốc nhưng leo lên ngọn đồi này không nguy
hiểm vì dọc theo hai bên có những phiến đá được xếp như cầu thang. Khơng có
cây cối xung quanh ngọn đồi này, do đó, nó đứng hiên ngang đối mặt với bầu
trời và có thể nhìn ra nhiều dặm xa. Cảnh tuyệt vời thứ ba là cây cổ thụ. Cây này
cao 200 feet và có lẽ là khoảng sáu trăm tuổi. Ba điểm mốc thực sự tuyệt vời
này đã làm cho quê hương nổi tiếng.”
 Đoạn văn trên có câu chủ thể là “Quê hương của tôi nổi tiếng với phong cảnh
tự nhiên tuyệt vời” (câu mở đoạn). Nó được triển khai qua ba nội dung chính: về
dịng sơng Wheaton, về đồi Weaton và cây cổ thụ. Câu “Ba điểm mốc thực sự
tuyệt vời này đã làm cho quê hương của tơi nổi tiếng” chính là câu kết đoạn.
Những kết nối chính trên đoạn văn trên được thể hiện qua các từ ngữ chỉ trình tự
diễn đạt là đầu tiên, thứ hai, thứ ba và một cụm từ khái quát “ba điểm mốc”.
Những kết nối này gắn kết ba nội dung chính của đoạn văn. Sử dụng các kết nối
như vậy là một cách thiết lập tính mạch lạc cho đoạn văn.
 Để có được một văn bản, người viết cần tạo lập được các đoạn văn mạch lạc.
Tính thống nhất là đặc điểm quan trọng của đoạn văn mạch lạc.
4. Các mối liên hệ
Tính mạch lạc thường thể hiện ra trong các mối quan hệ về thời gian, không
gian, nhân quả, tương phản, tăng tiến, nhượng bộ, đối chiếu… Trong khi trình
bày văn bản nếu các mối quan hệ đó bị phá vỡ thì văn bản sẽ khơng mạch lạc.
Ví dụ:
“… Ngày cịn nhỏ, mùa hè trường đóng cửa hoàn toàn và ngày khai trường đúng
là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn
4


tượng của ẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ cịn nhớ sự nơn nao
hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi
cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài thế

giới mà mẹ vừa bước vào”.
Đoạn văn trên có sự mạch lạc nhờ sử dụng các mối liên hệ:
 Mối liên hệ thời gian: Người mẹ nhớ về quãng thời giản còn nhỏ, vào mùa hè
– quãng thời gian trong quá khứ, ngày khai trường của mẹ, còn thời gian hiện tại
là con sắp vào lớp Một.
 Mối liên hệ tâm lý: Mẹ nhớ lại những kí ức về ngày khai trường trong quá khứ
khi mẹ còn nhỏ.
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt.
Bài làm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2021

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Kính gửi: Giảng viên môn Kỹ năng tạo lập văn bản.
Họ và tên: Đặng Ngọc Anh
Mã sinh viên: B19DCKT005
Lớp: D19ACCA
Môn học: Kỹ năng tạo lập văn bản
Nhóm mơn học: 10
Hình thức học tập: Trực tuyến
Số tính chỉ: 1
Thời gian học tập: 2 tháng
Học phí: 460.000 đồng
5



Sau 2 tháng học tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên bộ mơn, em đã tích lũy
được một số kiến thức về môn học. Sau đây là báo cáo về thu hoạch của bản
thân sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến:
NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi: Do học trực tuyến mỗi người một tài khoản trên một máy nên dễ
dàng trao đổi với giảng viên, không bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh
như khi học trực tiếp.
- Khó khăn: Đường truyền mạng không ổn định.
2. Nội dung đã học: Giúp hiểu thêm về những câu thành ngữ, tục ngữ qua việc
giải nghĩa những từ Hán Việt. Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập
văn bản tiếng Việt. Xác định thể thức và kỹ thuật trình bày nội dung văn bản,
quan trọng nhất là các quy tắc cơ bản trong soạn thảo văn bản. Nhận biết được
chức năng, khuôn mẫu của các loại văn bản thông dụng. Giúp sinh viên soạn
thảo được một văn bản hồn chỉnh và chính xác nhất.
3. Khả năng ứng dụng: Trong quá trình học đã tạo lập được văn bản một cách rõ
ràng, mạch lạc, thuyết phục người đọc, cụ thể là đơn xin việc.
TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Về tư tưởng: Nhận biết được môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một
môn học quan trọng, cần thiết đối với cuộc sống hiện tại và sau này.
2. Về kết quả học tập:
- Đã nắm rõ cách tạo lập nội dung và hình thức văn bản, biết sử dụng đúng các
phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản.
- Đã nắm rõ những nội dung liên quan đến một số văn bản như văn bản mật, văn
bản khẩn, công văn phúc đáp…
- Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính thơng
thường như đơn, thư, báo cáo, thông báo, biên bản… xây dựng bố cục đúng cấu
trúc, nội dung và thể thức của các văn bản.
Người báo cáo
Anh

Đặng Ngọc Anh
6


Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví
dụ minh họa.
Bài làm
- Về nội dung của tờ trình:
 Phần 1: Phần mở đầu nêu rõ lý do cần phải làm tờ trình:
Trong nội dung này, cần viết tóm tắt lý do làm tờ trình là gì? Tờ trình này được
gửi cho cơ quan hay cá nhân nào? Người viết phải nêu một cách ngắn gọn, khái
quát nhất về bối cảnh, tình hình và phân tích tính quan trọng của bối cảnh, tình
hình đó làm cơ sở dẫn tới "đề suất" cần được thực hiện trong phần nội dung
chính.
 Phần 2: Đưa ra các ý kiến đề xuất
Tờ trình bao giờ cũng đi kèm với nội dung đề xuất cụ thể, do đó, trong phần này
cần nêu rõ đề xuất làm tờ trình. Cần dùng ngơn ngữ và cách hành văn có tính
thuyết phục cao nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó
hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi
cần phải xác minh để bảo đảm sự kiện và số liệu trung thực.
 Phần 3: Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất.
Phần này kết luận xin phép được thông qua hoặc quyết định một vấn đề cụ thể
nào đó trong đề xuất trình. u cầu phê chuẩn, chẳng hạn xin lựa chọn một
trong các phương án, xin cấp trên duyệt một vài phương án xếp thứ tự, khi hồn
cảnh thay đổi có thể chuyển phương án từ chính thức sang dự phòng. Phải xác
đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, luận chứng phải chặt chẽ, nội dung đề
xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin nội tâm cho cấp phê duyệt.
Tờ trình có thể đính kèm các bản phụ lục để minh họa thêm cho các phương án
được đề xuất kiến nghị trong tờ trình.
- Về hình thức: tờ trình là một trong các loại văn bản hành chính nên về thể

thức kỹ thuật trình bày, cần tuần thủ các quy định của pháp luật về soạn thảo văn
bản tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về cơng tác Văn thư do Chính phủ ban hành
ngày 05/05/2020. Nghị định trên quy định như sau:
Điều 8. Thể thức văn bản
7


1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm
những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành
phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản
nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính gồm các thành phần chính:
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
3. Ngoài ra văn bản có thể bổ sung các thành phần khác:
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản bà số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức, thư điện tử, trang thông tin điện tử, số điện thoại, số
Fax
4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị
định này.
Điều 9. Kỹ thuật trình bày văn bản

Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang,
phơng chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang
văn bản. Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại
Phụ lục I Nghị định này. Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo
quy định tại Phụ lục II Nghị định này. Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính
được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
- Ví dụ về tờ trình: Tờ trình về việc Dự kiến chi hỗ trợ công tác an sinh xã hội
cho địa phương năm 2018 của Công ty cổ phần thủy điện sông Ba Hạ

8


\

9



×