Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nhóm 10 kỹ năng tạo lập văn bản nguyễn thu nga B19DCQT108

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.96 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
----------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Kỹ năng tạo lập văn bản

GIẢNG VIÊN: ĐINH THỊ HƯƠNG
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thu Nga
Mã sinh viên: B19DCQT108
Lớp: D19CQQT04-B
Nhóm mơn học: Nhóm 10
Đề số: 04

Hà Nội, tháng 12 năm 2021



Mục lục
Câu 1 (3 điểm): Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt. ........................ 2
Câu 2 (4 điểm): Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt. 3
Câu 3 (3 điểm): Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn
phúc đáp? Cho ví dụ minh hoạ. .................................................................................. 4
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 7

1


Đề 4
Câu 1 (3 điểm): Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.


Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các cấp
độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các
đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức biểu
đạt. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và
liên kết hình thức.
• Tính liên kết nội dung
Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay còn gọi là chủ
đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức,
triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết: liên kết đề
tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
- Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản
trong việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.
- Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần
thuật hay bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn
bản được xem là có liên kết logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận
giữa các câu, các đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau,
ngoại trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một
mục đích biểu đạt nào đó.
• Liên kết hình thức
Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới
văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hố, hiện thực hoá mối
quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối quan
hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản. Mối
quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong q trình
tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các phương tiện ngôn
từ cụ thể để hình thức hố, xác lập mối quan hệ đó. Tồn bộ các phương tiện ngơn từ
có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn... là biểu hiện cụ
thể của liên kết hình thức.

Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên kết.
Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương tiện
liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết hình thức bao gồm
các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối nghịch,
thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết này sẽ được
xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị điển hình của
văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn, phần... trong văn
bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn bản.
2


Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng với
nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình thức.

Câu 2 (4 điểm): Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của
bản thân sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo
lập văn bản tiếng Việt.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________

Hà Nội, ngày 3 tháng 12 năm 2021

BÁO CÁO
Về những thu hoạch sau khi kết thúc q trình học trực tuyến
mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
---------------------------------------------Kính gửi:
- Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục HVCNBCVT
- Giảng viên môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt

Em tên là: Nguyễn Thu Nga
Mã sinh viên : B19DCQT108
Lớp : D19CQQT04-B
Ngày sinh : 12-07-2001
Qua quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, em đã tích
lũy cho mình được rất nhiều kiến thức bổ ích. Đây thực sự là những điều rất cần thiết
cho q trình học tập và cơng tác sau này của em. Sau đây là báo của về những thu
hoạch của bản thân em sau khi kết thúc quá trình học tập trực tuyến mơn học này.
• Nội dung mơn học :
- Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, quy
trình thực hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây
dựng cấu trúc đoạn, soạn thảo văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp
sinh viên nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và
nội dung, giúp hạn chế lỗi nhằm đem lại cho người đọc văn bản thoải mái
và dễ dàng khi xem xét văn bản.

3


- Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường
như: Báo cáo, công văn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư,… Cách tạo
lập văn bản đúng cách thức.
- Môn học giúp sinh viên hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thảo
một văn bản, giúp soạn thảo một văn bản đúng cả về hình thức và nội dung.
• Mục tiêu môn học:
- Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết
phục người đọc.
- Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
• Thu hoạch của bản thân:
- Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn

văn, biết cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập
văn bản .
- Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính
thơng thường, một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, cơng văn,
tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư…xây dựng bố cục đúng cấu trúc,
nội dung và thể thức của các văn bản.
- Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Trên đây là tồn bộ nội dung báo cáo về những thu hoạch của bản thân em đối với
môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong kỳ học trục tuyến vừa qua. Rất
mong nhận được sự nhận xét cũng như góp ý từ Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất
lượng giáo dục, cũng như từ giảng viên bộ môn- cô Đinh Thị Hương.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
( Ký và ghi rõ họ tên)
Nga
Nguyễn Thu Nga

Câu 3 (3 điểm): Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của
Cơng văn phúc đáp? Cho ví dụ minh hoạ.
• Nội dung và hình thức của Cơng văn phúc đáp
Cơng văn phúc đáp (công văn trả lời) là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để
trả lời (phúc đáp) một/một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho
chủ thể làm công văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn
bản khác từ phía cá nhân, tổ chức khác (ví dụ như Đơn u cầu, Cơng văn u cầu,
…). Nói cách khác cơng văn phúc đáp là cơng văn dùng để trả lời về những vấn đề
4


mà cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình.

Đặc điểm của công văn phúc đáp :
- Thứ nhất: Công văn phúc đáp không phải là văn bản quy phạm pháp luật
nên trình tự, thủ tục ban hành đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với những
trường hợp giải quyết các cơng việc khẩn cấp.
- Thứ hai: Cơng văn phúc đáp có nhiều loại khác nhau được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật,… phù hợp với
nhiều mục đích khác nhau của các chủ thể ban hành.
- Thứ ba: Công văn phúc đáp không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp ban hành mà có thể do các cá nhân nếu văn bản pháp luật,
điều lệ tổ chức, doanh nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của
người đó.
- Thứ tư: Trong cơng văn phúc đáp khơng có hiệu lực thi hành nên công văn
chấm dứt hiệu lực khi các chủ thể thực hiện xong, giải quyết xong các công
việc trên thực tế.
- Thứ năm: Công văn phúc đáp không được áp dụng rộng rãi phổ biến mà
chỉ được áp dụng cho chủ thể đó, cơng việc đó. Nhất là đối với cơng văn
hướng dẫn, nếu có sự việc tương tự, muốn được giải quyết vẫn phải xin
hướng dẫn từ đầu.
Một công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện
sau:
-

Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đơi;
Ngơn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;
Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận;
Tn thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung
công văn.

Công văn phúc đáp:
- Mở đầu : Ghi rõ trả lời (phúc đáp) công văn số…, ký hiệu, ngày tháng năm

nào, của ai, về vấn đề gì…
- Nội dung :
+ Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc
thư riêng, đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu
cầu hay trả lời những thắc mắc.
+ Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể
là khơng đủ các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).
- Kết thúc : Đề nghị cơ quan được phúc đáp có vấn đề gì chưa rõ, chưa thỏa
đáng cho biết ý kiến để nghiên cứu trả lời. Cách trình bày phải lịch sự, xã
giao, thể hiện sự quan tâm của cơ quan phúc đáp.
• Ví dụ minh họa

5


6


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Đinh Thị Hương đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức bổ ích cho em trong suốt thời gian học tập kỳ vừa qua. Trong thời
gian được tham gia lớp học của cô, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Đây
thực sự là những điều rất cần thiết cho quá trình học tập và công tác sau này của em.
Kỹ năng tạo lập văn bản là một môn học thú vị và gắn liền với nhu cầu thực
tiễn của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp khơng nhiều, mặc dù
đã cố gắng nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng về mơn học này của em cịn
nhiều hạn chế. Do đó, bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những sai sót, kính mong
giảng viên xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em hồn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Sinh viên
Nga
Nguyễn Thu Nga

7



×