Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhóm 10 KNTLVB đoàn đức mạnh B19DCTM045

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.2 KB, 8 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

BÀI TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN

Giảng viên: Đinh Thị Hương
Sinh viên thực hiện: Đoàn Đức Mạnh
Mã sinh viên: B19DCTM045
Lớp: D19CQTM01-B
Nhóm: 10
Đề số: 03

Hà Nội - 2021



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông
đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Đinh Thị Hương đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian
tham gia lớp học Kỹ năng tạo lập văn bản của cơ, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức
bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý
báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao.
Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên,
do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù
em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót
và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em
được hoàn thiện hơn.


Lời cuối cùng, em xin kính chúc cơ nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con
đường giảng dạy.


Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
Định nghĩa: Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản
đều phải hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó. Hay nói một cách đơn
giản thì mạch lạc là sợi dây vơ hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản.
Một số dạng thức của mạch lạc trong văn bản:
-Mạch lạc liên tưởng
-Mạch lạc hình tượng
-Mạch lạc bố cục – kết cấu
-Mạch lạc tu từ
Những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc:


Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mơ tả về một đề tài cụ thể,
xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.



Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ
ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng
thú cho người đọc, người nghe.



Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, khơng gian, diễn biến tâm lý hay các
môi quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả…


Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết
thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2021

BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN
Sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn Kỹ năng tạo lập văn bản


Kính gửi: Giảng viên Đinh Thị Hương

Tên em là: Đồn Đức Mạnh
Sinh ngày: 25/06/2001
Mã sinh viên: B19DCTM045
Lớp: D19CQTM01-B
Nhóm: 10
Ngành học: Thương mại điện tử
Sau khi kết thúc quá trình học tập trực tuyến môn Kỹ năng tạo lập văn bản, em báo cáo về
những thu hoạch của bản thân như sau:
1. Những mặt đạt được
- Tuy rằng học tập trực tuyến nhưng em luôn cố gắng học hỏi, rèn giũa các kỹ năng tạo lập
văn bản, bổ sung vốn từ. Nhờ môn kĩ năng tạo lập văn bản nên em đã nắm được cách tạo
lập các văn bản, quy tắc và cách trình bày khi soạn thảo văn bản, viết câu hay các cụm từ
chính xác hơn.
- Tuy cịn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới nhưng em đã cố gắng và hòa thành
bài tập giảng viên giao, hoàn thành tốt bài kiểm tra về thành ngữ Hán Việt và viết đơn ứng
tuyển. Bổ sung cho riêng mình những thành ngữ tục ngữ mới. Nâng cao khả năng sử dụng
từ ngữ của bản thân.

- Qua môn học kĩ năng tạo lập văn bản, em cũng nắm rõ về sơ đồ bố trí các thành phần thể
thức văn bản, bảng chữ viết tắt tên loại văn bản, mẫu chữ và chi tiết trình bày thể thức văn
bản, mẫu trình bay một số văn bản thơng thường.
2. Những mặt cịn hạn chế
- Vẫn còn bị nhầm lẫn về ngữ nghĩa một số các câu thành ngữ Hán Việt mà giảng viên đã
giải thích.
- Đơi lúc cịn mất tập trung, bị các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng học.
3. Biện pháp khắc phục
- Rèn luyện và nâng cao khả năng sử dụng từ ngữ của bản thân.
- Thường xuyên xem lại các câu thành ngữ để không bị trôi kiến thức đã học.


- Chú ý tập trung vào bài học.
4. Tự đánh giá
- Về thái độ: Tốt.
- Về kỹ năng: Khá.
Người báo cáo
Đoàn Đức Mạnh

Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví dụ
minh hoạ.
Nội dung tờ trình thường bao gồm:
Phần 1: Trình bày lý do tại sao lại trình bày nội dung trình duyệt trong tờ trình.
Thơng qua việc nhận định tình hình dựa trên những căn cứ thực tiễn, cá nhân/tổ chức cần
nêu ra được lý do tại sao lại đưa ra nội dung trình duyệt, phân tích những căn cứ diễn ra
trên thực tế để làm nổi bật lên các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt.
Khi trình bày phần lý do này cá nhân/tổ chức cần phải sử dụng lời văn và góc nhìn mang
tính khách quan, đưa ra những phân tích dựa trên tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị.
Điều đó sẽ giúp cho tổng thể tờ trình trở nên chuyên nghiệp và thuyết phục cấp trên hơn.
Phần 2: Nội dung của các vấn đề cần đề xuất, trong đó phải gồm có tờ trình các phương

án, sự phát triển và chứng minh bằng các lý lẽ và lập luận để lập luận cho sự khả thi của
các phương án đó
+ Cần phải tóm tắt nội dung của đề nghị mới, các phương án khả thi một cách cụ thể rõ
ràng, với các luận cứ cụ thể kèm theo có thơng tin trung thực đem lại độ tin cậy cao.
+ Chỉ ra những vấn đề có thể xảy ra xuất phát từ đề nghị mới nếu được áp dụng vào thực
tiễn, đưa ra những mục tiêu chung, khái quát, có thể dự tính dựa trên những con số dựa
theo kết quả của kỳ trước.
+ Những khó khăn và thuận lợi khi triển khai dự án vào trong thực tiễn là gì, biện pháp cần
được áp dụng để khắc phục phải được trình bày một cách khách quan, tránh những nhận
xét một cách chủ quan, thiên vị và không sát với nhu cầu của thực tiễn.
+ Nêu lên ý nghĩa và tác dụng của đề nghị mới đối với sản xuất, đời sống xã hội, công tác
lãnh đạo và quản lý.


Trong phần nội dung trình bày về các vấn đề cần đề xuất cần phải đảm bảo cách hành văn
trau chuốt và rõ ràng, mạch lạc, những tài liệu tham khảo được sử dụng trong tờ trình phải
đảm bảo có độ tin cậy cao để quá trình xác minh các số liệu được trung thực và khách quan
hơn.
Những bằng chứng được đưa ra trong tờ trình cần phải bám sát với thực tế, thông qua
những con số về những kết quả và thành tích đã đạt được, khơng đưa ra những lập luận
mang tính mập mờ chung chung. Như vậy sẽ khiến cho tổng thể tờ trình khơng có điểm
nhấn, khơng tạo được sự xác thực và uy tín, từ đó sẽ khơng có được sự thuyết phục nhất
định từ người đọc.
Phần 3: Kiến nghị cấp trên
Yêu cầu phê chuẩn, chẳng hạn xin lựa chọn một trong các phương án, xin cấp trên duyệt
một vài phương án xếp thứ tự, khi hồn cảnh thay đổi có thể chuyển từ phương án chính
thức sang phương án dự phịng đã được chuẩn bị trước đó, được lên kế hoạch và chuẩn bị
sẵn sàng, cố gắng kiến nghị để cấp trên xem xét, chấp thuận để sớm triển khai hoạt động
vào thực tiễn, thực hiện đề xuất mới. Có thể trình bày phương án dự phòng nếu cần thiết.
Đối với phần kiến nghị với cấp trên, nên lựa chọn văn phong nghiêm túc và lịch sự, nhã

nhặn, lời văn có một chút thiết tha, nghiêm túc nhất định, đưa ra những lý do phù hợp với
thực tiễn và hồn cảnh để có thể thuyết phục được cấp trên một cách tuyệt đối. Nội dung
kiến nghị phải có tính khả thi thì bên có thâm quyền mới có đủ những lý lẽ và bằng chứng,
căn cứ dựa vào đó để phê duyệt.
Hình thức của tờ trình:
+ Bố cục trình bày hợp lý
+ Ngơn ngữ, văn phong thống nhất, dễ hiểu, đơn nghĩa.
+ Thông tin chính xác, thuyết phục, cụ thể và rõ ràng.
+ Có thể định kèm những tài liệu tham khảo để tăng độ tin tưởng và thuyết phục cho vấn
đề càn trình này.
Ví dụ về tờ trình
-

-

tờ trình bổ sung nhân sự đột xuất: Khi cơng ty, văn phịng có nhân sự đột xuất, bạn
cần phải viết tờ trình lên lãnh đạo cấp trên. Mục đích để báo cáo về sự thay đổi nhân
sự có trong doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình làm việc được hồn hảo và khơng
gặp vấn đề gì về mặt pháp lý.
tờ trình đề nghị sửa chữa: Tờ trình đề nghị sửa chữa là một trong những loại tờ trình
mà được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nó được sử dụng ở những doanh nghiệp,


-

-

-

-


-

cơ quan và các tổ chức với mục đích là gửi lên cấp trên đề nghị sửa chữa, tu bổ các
cơ sở vật chất.
tờ trình xin kinh phí: Mẫu tờ xin kinh phí được sử dụng khá nhiều bởi vì các doanh
nghiệp, cơ quan … có nhu cầu sử dụng tiền cho các hoạt động chung nhiều và
thường xuyên. Để tờ trình được xem xét, phê duyệt và đồng ý thì bản tờ trình phải
biết cách soạn thảo, đảm bảo tính khoa học, rõ ràng những khoản cần phải chi tiêu,
độ chính xác, rõ ràng cào nhiều càng tốt
tờ trình điều động cán bộ: Mẫu tờ về việc điều động cán bộ được thực hiện nhằm
mục đích điều động các cán bộ từ đơn vị, doanh nghiệp này sang đơn vị, doanh
nghiệp khác. Tờ trình này sẽ được gửi lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét và
phê duyệt.
tờ trình đề nghị ra quyết định nghỉ hưu: Đây là văn bản của cá nhân viết và trình bày
lên cấp lãnh đạo, cấp trên trực tiếp để trình xin việc ra quyết định nghỉ hưu với người
có đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng: Loại tờ trình này được soạn thảo nhằm
mục đích phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng. Chính vì vậy, các thơng tin trong tờ
trình phải rõ ràng, càng chi tiết càng tốt. Bao gồm: nội dung mong muốn phê duyệt
là là, thông tin về dự án cụ thể ra sao …
tờ trình dự thảo văn bản: Mẫu tờ trình dự thảo văn bản là mẫu bản tờ trình được cá
nhân lập ra để trình báo lên cơ quan cấp trên về việc trình báo dự thảo, dự án văn
bản. Mẫu tờ trình nêu rõ tên dự án, thẩm quyền ban hành, nội dung, mơ tả các văn
bản kèm theo, quy trình soạn thảo văn bản …



×