Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nhóm 10 KNTLVB hoàng thùy dương B19DCQT042

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.16 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

Nhóm mơn học:

10

Sinh viên thực hiện:

Hoàng Thùy Dương

Mã sinh viên:

B19DCQT042

Lớp:

D19CQQT02

Số điện thoại:

0901761877

Giảng viên hướng dẫn:

Đinh Thị Hương

Hà Nội, tháng 12 năm 2021





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt .............................. 2
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo. ......................................................................... 4
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc
đáp, cho ví dụ? .................................................................................................. 7


LỜI MỞ ĐẦU
Soạn thảo văn bản là một trong các kỹ năng tin học văn phòng, là một phần ứng
dụng cho phép người sử dụng làm được một số thao tác như gõ, nhập văn bản, sửa
đổi văn bản,… Đây cũng là một trong những môn học cần thiết trong chương
trình đại học và là kỹ năng khơng thể thiếu trong CV của ứng viên dù ở bất kì vị trí
cơng việc nào, ngành nghề nào trong thời đại cơng nghệ 4.0 ngày nay.
Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính sẽ giúp cho các cơ quan hành chính,
cũng như người dân, có thể tinh gọn các thủ tục hành chính hơn, rút ngắn thời
gian để làm các thủ tục, ban hành những thông tin, văn bản pháp luật một cách
nhanh nhất tới người dân...
Qua cách soạn thảo văn bản sẽ có thể đánh giá được người đó có phải là một
người có trách nhiệm, là người thơng minh, cẩn thận, sáng tạo trong công việc hay
không. Khi xin việc, kỹ năng soạn thảo văn bản không tốt sẽ khiến bạn khó nhận
được lời mời phỏng vấn cho cơng việc thực sự mong muốn. Khi gửi một bản CV
hoặc thư xin việc chứa nhiều lỗi cho thấy bạn không chuyên nghiệp. Những điều
này đều tạo nên những ấn tượng tốt hoặc xấu từ người đọc, nhà tuyển dụng hoặc
đối tác,…
Từ tất cả những điều trên, ta có thể hiểu được tầm quan trọng của việc soạn
thảo văn bản nói riêng và kỹ năng tạo lập văn bản nói chung. Kỹ năng tạo lập văn

bản đã trở thành một môn học được Học viện Cơng nghệ Bưu Chính Viễn thơng
đưa vào trong chương trình giảng dạy cho sinh viên nhằm đem lại những kiến
thức, kỹ năng cơ bản không chỉ phục vụ, đáp ứng cho cơng việc trong tương lại mà
cịn trong cuộc sống hàng ngày.

1


ĐỀ 4
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Trả lời:
Liên kết trong văn bản:
Liên kết trong văn bản là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn
bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Đó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa
các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như về hình
thức biểu đạt.
Tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt:
Tính liên kết nội dung:
Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản là đề tài và chủ đề (hay cịn gọi là
chủ đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ
chức, triển khai hai nhân tố liên kết là: liên kết đề tài và liên kết chủ đề.
 Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản
trong việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.
 Liên kết chủ đề là sự tương đương mang tính logic về nội dung nghĩa giữa
các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả,
trần thuật hay bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một
văn bản được xem là có liên kết logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn
luận giữa các câu, các đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau,

ngoại trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một
mục đích biểu đạt nào đó.
Tính liên kết hình thức:

2


Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị
dưới văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hố, hiện thực
hố mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
Liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối quan hệ giữa
các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản. Mối quan
hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong q trình tạo
văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các phương tiện ngôn
từ cụ thể để hình thức hố, xác lập mối quan hệ đó. Tồn bộ các phương tiện ngơn
từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn... là biểu hiện
cụ thể của liên kết hình thức.
Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên
kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều
phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Liên kết hình thức bao
gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối
nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết
này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị
điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn,
phần... trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp
độ trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối
quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình
thức.
Một số phép liên kết:
 Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngơn ngữ nào đó đề tạo

ra tính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có ba cách sử dụng phép lặp:
Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm.
Ví dụ: “ Về chính trị, chúng tuyệt đối khơng cho nhân dân ta một chút tự do dân
chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau
Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc
3


ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết
những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta
trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.Chúng
dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nịi giống ta suy nhược”.
(Trích Tun ngơn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
 Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về
một vật, một việc để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa
các câu chứa chúng.
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn Kỹ năng tạo lập văn bản.

4


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________________
BÁO CÁO THU HOẠCH
KẾT THÚC MÔN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
Kính gửi: Phịng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thơng
Giảng viên mơn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt

Tên em là: Hoàng Thùy Dương
Mã sinh viên: B19DCQT042
Khoa: Quản trị kinh doanh
Nơi học tập: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
Mơn học: Kỹ năng tạo lập văn bản
Giảng viên giảng dạy: Đinh Thị Hương
Thời gian học tập: 6 tuần
I. Nội dung môn học Kỹ năng tạo lập văn bản:
Môn học Kỹ năng tạo lập văn bản giúp sinh viên có được những nền tảng kiến
thức về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt qua quy trình từng bước cụ thể. Xuyên
suốt quá trình học, môn học này đã giới thiệu cho sinh viên về văn bản, những
nguyên tắc cơ bản trong việc xác định chủ đề, dựng cấu trúc đoạn, soạn văn bản và
biên tập văn bản, các thể thức, tiếp cận các loại văn bản, từ những văn bản thường
gặp trong đời sống như thông báo, biên bản đến những văn bản phục vụ cho cơng
việc như đơn từ, báo cáo, tờ trình, công văn….

5


Mơn học này cịn giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các quy tắc, kỹ năng soạn thảo
văn bản, từ đó có thể vận dụng để thực hành dễ dàng hơn, đúng hơn về cả hình
thức lẫn nội dung, trình bày có logic rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục người đọc và
chính xác hơn. Ngồi ra cịn biết cách sử dụng có ý thức “giữ gìn sự trong sáng”
của tiếng Việt.
II. Thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn Kỹ
năng tạo lập văn bản:
Với quá trình học 6 tuần 6 buổi, mỗi buổi giảng viên đều củng cố lại kiến thức
đã trao đổi buổi trước và giảng dạy một lượng kiến thức mới, làm rõ những vấn đề,
khái niệm mới hay xung quanh bài học, những nội dung sinh viên còn chưa hiểu
rõ, chưa hiểu chính xác. Từ đấy giảng viên cho sinh viên xây dựng và áp dụng

những điều học được vào từng bài thực hành tạo lập văn bản ứng với từng buổi
học, đưa ra những nhận xét bổ sung kiến thức cho sinh viên.
Do tình hình dịch bệnh Covid- ngày càng diễn biến phức tạp, sinh viên các
trường đều không thể quay lại trường để tiếp tục học tập trực tiếp trên giảng đường
và Kỹ năng tạo lập văn bản là một trong những môn bắt buộc phải học trực tuyến.
Kỹ năng tạo lập văn bản là môn thuộc về kỹ năng, cần thiết cho sinh viên đáp
ứng cho các nhà tuyển dụng, việc học trực tiếp sẽ giúp giảng viên và sinh viên trao
đổi, tương tác với nhau dễ dàng hơn. Tuy vậy, với em việc học trực tuyến lại giúp
em chủ động nắm bắt bài giảng dễ hơn, lượng kiến thức thu nhận được vẫn khá
đẩy đủ, em có thể thu âm lại những đoạn chưa hiểu, nội dung quan trọng, điều này
có lợi hơn rất nhiều so với việc nghe giảng trên giảng đường lớn với số lượng sinh
viên đông.
Với bản thân em, sau khi kết thúc q trình học tập trực tuyến mơn Kỹ năng
tạo lập văn bản em trang bị cho mình được lượng kiến thức về môn học, một số
kiến thức cơ bản cần phải có như phương pháp soạn thảo các cơng văn hành chính,
cách tạo lập nội dung. Ngồi ra em cịn bổ sung thêm cho mình về vốn từ ngữ, các
sử dụng câu, cách sử dụng từ, hạn chế các lỗi sai về chính tả. Tự thực hành, hiểu
6


được nguyên tắc, cách trình bày các văn bản hành chính thơng thường như báo
cáo, cơng văn, tờ trình,…
Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo về những thu hoạch đối với môn học Kỹ
năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong học kỳ vừa qua. Rất mong nhận được những
nhận xét, bổ sung từ phịng Khảo thí cũng như giảng viên bộ môn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Dương
Hoàng Thùy Dương

Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc
đáp, cho ví dụ?
Nội dung của cơng văn phúc đáp:
Cơng văn phúc đáp là văn bản dùng để trả lời về những vấn đề của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân có yêu cầu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban
hành văn bản. Công văn phúc đáp có thể giải thích, hướng dẫn,.. song khác với
cơng văn giải thích, hướng dẫn ở chỗ việc giải thích, hướng dẫn ở đây được xuất
phát từ yêu cầu, đề nghị, sáng kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có u cầu.
Hình thức của cơng văn phúc đáp:
Mở đầu: Ghi rõ trả lời (phúc đáp) công văn số, ký hiệu, ngày…tháng…năm…,
của ai, về vấn đề gì,..
Nội dung: Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác
hoặc thư riêng, đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải đáp nếu cơ quan
được phúc đáp có đầy đủ thơng tin chính xác để trả lời. Hoặc trình bày, giải thích lí

7


do từ chối trả lời và hẹn thời gian trả lời, nếu cơ quan phúc đáp khơng có thơng tin,
dữ kiện đầy đủ để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra
Kết thúc: Đề nghị cơ quan được phúc đáp có vấn đề gì chưa rõ, chưa thỏa đáng
cho biết ý kiến để nghiên cứu trả lời. Cách trình bày lịch sự, thể hiện sự tôn trọng
và quan tâm của các cơ quan phúc đáp.
Ví dụ 1: Cơng văn phúc đáp Văn bản số 22/CV-UBND ngày 08/5/2019 của
UBND xã Bắc Xa về việc đề nghị bố trí, sắp xếp, kiện tồn cán bộ, cơng chức
xã Bắc Xa.
ỦY BAN NHÂN DÂN


CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN ĐÌNH LẬP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------------------

------------------------------------------

Số: 569/UBND-NV

Đình Lập, ngày 06 tháng 6 năm 2019

V/v: Phúc đáp văn bản số
22/CV-UBND ngày
08/5/2019 của UBND xã Bắc
Xa về việc đề nghị bố trí, sắp
xếp, kiện ồn cán bộ, cơng
chức xã Bắc Xa

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã Bắc Xa
Ngày 09/5/2019, Ủy ban nhân dân huyện nhận được Văn bản số 22/CN-UBND
ngày 08/0/2019 của Ủy ban nhân dan xã Bắc Xa về việc đề nghị bố trí, sắp xếp,
kiện tồn cán bộ, cơng chức xã Bắc Xa.
Uỷ ban nhân dân huyện có ý kiến phúc đáp lại Văn bản số 22/CV-UBND của
Ủy ban nhân dân xã Bắc Xa, cụ thể như sau:
1. Đối với việc chuyển đồng chí Bí thư đồn sang đảm nhiệm chức danh
cơng chức Văn phịng – Thống kê:


8


Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ
hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã,
phường, thị trấn
Căn cứ Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 06/11/2013 của UBND tỉnh
Lạng Sơn về việc ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng và quản lý công chức xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn quy định đối với chức danh Cơng
chức Văn phịng - Thống kê: Có trình độ trung cấp trở lên đối với các ngành: Văn
thư, lưu trữ; Hành chính; Thống kê; Quản trị Văn phịng; Quản trị nhân lực; Kinh
tế xã hội, Kinh tế kế hoạch; Luật.
Do vậy, căn cứ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định thì bà Tơ Thị Đương, Bí
thư đồn xã Bắc Xa, sinh ngày 05/9/1986, trình độ Đại học Luật đủ điều kiện để
chuyển sang đảm nhiệm chức danh công chức Văn phịng – Thống kê. Đề nghị cá
nhân bà Tơ Thị Đương sớm hồn thiện hồ sơ để trình UBND huyện thơng qua
phịng Nội vụ để thẩm định xem xét quyết định về việc chuyển cán bộ cấp xã sang
đảm nhiệm chức danh công chức cấp xã.
Thủ tục hồ sơ chuyển cán bộ thôi giữ chức vụ vào làm công chức cấp xã,
cụ thể như sau:
Căn cứ Văn bản số 745/SNV-XDCQ ngày 28/9/2015 của Sở Nội vụ về việc
chuyển cán bộ cấp xã thơi giữ chức vụ bố trí vào làm công chức cấp xã quy định
về Hồ sơ thủ tục gồm:
a) Đối với cá nhân gồm có:
- Đơn xin chuyển vào làm công chức cấp xã;
- Quyết định về việc cho thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền;
- Bản kê khai, đánh giá q trình cơng tác có xác nhận của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền;


9


- Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập
theo yêu cầu của chức danh cơng chức cấp xã cần bố trí làm việc;
- Bản sao các Quyết định liên quan đến quá trình công tác và tiền
lương.
b) Đối với UBND cấp xã:
- Căn cứ nhu cầu của UBND cấp xã, sau khi xem xét đơn và hồ sơ của
cá nhân đề nghị, nếu có đủ điều kiện thì làm Cơng văn kèm theo hồ sơ
của cá nhân đề nghị chuyển cán bộ cấp xã thơi giữ chức vụ bố trí làm
cơng chức cấp xã gửi UBND cấp huyện.
2. Đối với việc đề xuất kiện tồn chức vụ Bí thư Đồn TNCS Hồ Chí Minh
xã Bắc Xa:
UBND xã Bắc Xa đề xuất kiện toàn ơng Hồng Hiệp Hưng, Phó Bí thư
Đồn xã, sinh ngày 10/3/1997, trình độ Trung cấp Lý luận hành chính.
Căn cứ Quyết định số số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ
quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ cơng chức xã, phường, thị trấn có quy
định đối với chức danh Bí thư đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về chun
mơn, nghiệp vụ như sau: đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh
vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
Thực hiện văn bản số 508/SNV-TCBC&TCPCP ngày 20/5/2019 của Sở Nội
vụ tỉnh Lạng Sơn về việc thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ cấp xã có
trình độ Trung cấp Lý luận chính trị.
Căn cứ các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định, ông Hồng Hiệp Hưng, Phó
Bí thư Đồn xã, sinh ngày 10/3/1997, trình độ Trung cấp Lý luận hành chính chưa
đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn về trình độ chun mơn theo quy định.
Đề nghị Đảng ủy, UBND xã Bắc Xa xem xét, lựa chọn nhân sự khác đáp
ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.


10


Trên đây là ý kiến phúc đáp lại Văn bản số 22/CV-UBND ngày 08/5/2019
của Ủy ban nhân dân xã Bắc Xa về việc đề nghị bố trí, sắp xếp, kiện tồn cán bộ,
cơng chức xã Bắc Xa.
u cầu UBND xã Bắc Xa thực hiện theo các nội dung văn bản trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;

CHỦ TỊCH

- Phòng Nội vụ huyện;
- Đảng ủy xã Bắc Xa ;

Lê Văn Thắng

- Lưu: VT.

Vi dụ 2: Công văn phúc đáp của Bộ Y tế với Bộ GD-ĐT về việc lấy ý kiến
chuyên môn về điều kiện, tiêu chí cho học sinh nghỉ học vì dịch corona
BỘ Y TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 566/ BYT-DP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


V/v tăng cường phịng,
chống dịch bệnh viêm đường
hơ hấp cấp do nCoV tại cơ
sở giáo dục, trường học

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2020

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phúc đáp Công văn số 327/BGDĐT-GDTC ngày 07/02/2020 của Bộ giáo dục và
đào tạo về việc cho ý kiến chuyên môn về các điều kiện, tiêu chí cho học sinh nghỉ
học, Bộ Y tế có ý kiến như sau:
1. Đối với các địa phương khơng có dịch có thể cho học sinh đi học sau khi đã
tiêu độc, khử trùng lớp học, vệ sinh bàn ghế, lớp học, đảm bảo các điều kiện vệ
sinh phòng bệnh cho các cháu (nước sạch và xà phòng), hướng dẫn cho các cháu,
cha mẹ học sinh, các thầy cơ giáo về các thức phịng bệnh và ngăn ngừa lây nhiễn
do nCoV, không để lây nhiễm nCoV trong trường học. Đề nghị Bộ chỉ đạo việc
11


các trường đưa chương trình giảng dạy về nCoV vào chương trình dạy học giúp
chọ học sinh và sinh viên biết cách phịng bệnh.
2. Đối với các địa phương có báo cáo trường hợp bệnh, tiếp tục theo dõi tình
hình và chỉ cho các cháy đi học trở lại sau khi đã tiến hành tiêu độc, khử trùng lớp
học, vệ sinh bàn ghế, các điều kiện phòng bệnh cho học sinh và sau trường hợp
nhiễm Corona đã được cách ly 14 ngày và không phát sinh ca mới
Bộ Y tế kính gửi Bộ giáo dục và đào tạo nghiên cứu, tổng hợp và hướng dẫn các
địa phương
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như kính gửi


KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

- PTTg Vũ Đức Đam
- Các Đ/c Thứ trưởng
- Ban Tuyên giáo Trung ương
- Văn phịng Chính phủ
- Các Bộ GD&ĐT,TT&TT
- Các Vụ, Cục, KCB, MT, KH-TC, TT-KT
- Các Viện VSDT

Nguyễn Thanh Long

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố
- Lưu: VT, DP

12



×