Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nhóm 10 KNTLVB nguyễn thùy dung B19DCQT037

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 12 trang )


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BÀI THI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
NHĨM MƠN HỌC: SKD1103 NHĨM 10
ĐỀ 3
Giảng viên:

Đinh Thị Hương

Sinh viên:

Nguyễn Thùy Dung

Mã số sinh viên: B19DCQTO37
Lớp:

D19CQQT01-B

Số điện thoại:

0854505473

Hà Nội 2021
2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. 1


Câu 1: Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt. ................................................................. 2
1.1.

Mạch lạc là gì? ............................................................................................................................. 2

1.2.

Tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt là gì? .............................................................................. 2

1.3.

Những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc .............................................................................. 2

Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc q trình
học trực tuyến mơn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt. ........................................................................ 3
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví dụ minh họa. ............. 5
3.1.

Tờ trình là gì? ............................................................................................................................... 5

3.2.

Yêu cầu của tờ trình ...................................................................................................................... 5

3.3.

Cấu trúc của tờ trình ..................................................................................................................... 5

3.4.


Ví dụ tờ trình:................................................................................................................................ 7

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................. 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 9


LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống hiện nay, máy tính đã và đang trở thành một công cụ đắc lực không thể
thiếu đối với mỗi người, đặc biệt là trong quá trình soạn thảo văn bản. Văn bản là một
phương tiện cần thiết để triển khai, cơng bố các chủ trương,chính sách để giải quyết những
cơng việc cụ thể. Vì thế đã có những phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính (Microsoft
Word) đem lại cho con người thuận tiện để đạt được năng suất cao trong công việc cũng
như tiết kiệm thời gian bỏ ra để hoàn thành một văn bản.
Tuy nhiên, để soạn thảo một văn bản đúng chuẩn về quy tắc và thể thức thì hầu như rất ít
sinh viên có thể đáp ứng được u cầu này. Nhằm giải quyết vấn đề đó và đem lại kỹ năng
nhất định cho sinh viên về kỹ năng tạo lập văn bản, Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn
thơng đã đem bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt vào quá trình dạy và học của sinh
viên Học viện, đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai.

1


Câu 1: Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
1.1. Mạch lạc là gì?
“Mạch” có nghĩa là ống dẫn trong cơ thể, là mạng lưới. “Lạc” có nghĩa là liên lạc, kết nối.
Mạch lạc là mạng lưới có sự kết nối, liên hệ, thống nhất với nhau.
1.2.

Tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt là gì?


Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản đều phải hướng
về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó. Hay nói một cách đơn giản thì mạch
lạc là sợ dây vơ hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản.
1.3. Những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc
- Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mơ tả về một đề tài cụ thể,
xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.
- Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng,
hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho
người đọc, người nghe.
- Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm lý hay các mối
quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả,...

2


Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết
thúc quá trình học trực tuyến môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021

BÁO CÁO
Về những thu hoạch sau khi kết thúc môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt

Kính gửi: Giảng viên bộ mơn

Em tên là: Nguyễn Thùy Dung
Mã sinh viên: B19DCQT037

Lớp: D19CQQT01-B
Nhóm lớp: nhóm 10
Email:
Nội dung báo cáo:
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là mơn học bổ ích, thú vị, gắn liền với nhu
cầu thực tiễn của mỗi sinh viên. Dưới sự hướng dẫn tận tình của cơ Đinh Thị Hương, em
đã nhận được rất nhiều bài học quý giá cũng như kinh nghiệm soạn thảo văn bản chuyên
nghiệp hơn.
Hạn chế bản thân: Vì thời gian học tập trên lớp khơng nhiều mặc dù đã rất cố gắng
nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng môn học này của em đang còn hạn chế nhiều.
Bản thân em vẫn còn gặp những lỗi sai khi soạn thảo một văn bản phức tạp.

3


Thuận lợi: Nhờ có sự hướng dẫn và giảng dạy tận tình của cơ Hương mà mỗi buổi học
đều rất hiệu quả và sôi động. Tất cả mọi người đều có cơ hội thực hành cũng như được cơ
trực tiếp sửa bài, góp ý lỗi sai giúp mỗi bạn học cũng như cá nhân em tiến bộ hơn theo từng
buổi học. Ngồi ra, mỗi loại văn bản cơ đều đưa ra những ví dụ thực tế giúp sinh viên dễ
dàng hình dung và ghi nhớ. Mặc dù phải học online vì điều kiện dịch bệnh khơng cho phép
học trực tiếp tại trường nhưng cô luôn cố gắng tạo điều kiện cho tất cả các bạn, sinh viên
có thể trực tiếp chia sẻ bài trình bày của mình, nghe góp ý từ giảng viên trực tiếp khiến
buổi học trở nên thuận tiện hơn.
Khó khăn: Do có nhiều quy tắc soạn thảo và các dạng soạn thảo văn bản mà thời gian
học trên lớp khơng thể đáp ứng được hết. Ngồi ra, học online đôi lúc không được tập trung
được như học trực tiếp trên trường.
Đánh giá: Sau khi học xong học phần Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, em nhận
thấy tầm quan trọng của việc soạn thảo văn bản đúng chuẩn trong học tập, công việc, đời
sống và bản thân cịn nhiều thiếu sót cũng như phải học hỏi nhiều trong q trình soạn thảo
văn bản hàng ngày. Ngồi ra, không thể nhắc đến cô Hương đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo,

hướng dẫn chúng em dù cho điều kiện dịch bệnh không thể đến trường nên phải học online
cịn nhiều khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập, trau dồi để hoàn thiện kỹ năng soạn thảo văn
bản của mình hơn nữa.
Em có một số đề xuất khắc phục khó khăn của mình như sau:
-

Sinh viên cần bật cam trong suốt q trình học.
Có thêm điểm cộng cho những bạn sơi nổi trong lớp để khuyến khích các bạn cũng như
giúp cho khơng khí lớp học vui vẻ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

4


Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví dụ minh
họa.
3.1. Tờ trình là gì?
Tờ trình là một loại văn bản dùng để đề xuất với cấp trên (hay cơ quan chức năng)
một vấn đề mới hoặc đã có trong kế hoạch để xin phê duyệt. Vấn đề mới có thể là một
chủ trương, phương án cơng tác, chính sách, tiêu chuẩn, định mức… hoặc bãi bỏ một văn
bản, quy định khơng cịn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.
3.2.

u cầu của tờ trình

Khơng nên nhầm lẫn vai trị của tờ trình với một cơng văn trao đổi. Tờ trình khơng
những cung cấp thơng tin như vai trị của một cơng văn trao đổi, mà cịn có chức năng
trình bày, lập luận, diễn giải vấn đề bằng các phương án, các giải pháp tổ chức thực hiện
mang tính khả thi; các kiến nghị cần phải rõ ràng, cụ thể và hợp lý; người viết tờ trình cần
phân tích thực tế để người duyệt nhận thấy rõ tính cấp thiết của vấn đề.

-

Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình
duyệt.
Nêu các nội dung xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.
Các ý kiến phải hợp lý, dự đoán, phân tích được những phản ứng có thể xảy ra xoay
quanh đề nghị mới.
Phân tích các khả năng và trình bày khái quát các phương án phát triển thế mạnh, khắc
phục khó khăn.

3.3.

Cấu trúc của tờ trình

Cấu trúc của tờ trình được chia làm 3 phần:
-

-

Phần mở đầu: Nhận định tình hình, phân tích mặt tích cực của tình hình để làm cơ
sở cho việc đề xuất vấn đề mới; phân tích thực tế để thấy được tính cần kíp của đề xuất.
Phần nội dung: Nêu tóm tắt nội dung của đề nghị mới, dự kiến những vấn đề có
thể nảy sinh quanh đề nghị mới nếu được áp dụng; nêu những khó khăn, thuận lợi và
biện pháp khắc phục. Phần này cũng có thể trình bày những phương án. Luận điểm và
luận chứng được trình bày cần cụ thể, nêu rõ sự việc hoặc những số liệu có thể xác minh
để làm tăng sức thuyết phục của đề xuất.
Phần kết thúc: Nêu ý nghĩa, tác dụng của đề nghị mới; đề nghị cấp trên xem xét
chấp thuận đề xuất để sớm triển khai thực hiện. Có thể nêu phương án dự phòng nếu
cần thiết.


5


-

-

Trong phần nêu lý do, căn cứ dùng cách hành văn để thể hiện được nhu cầu khách
quan do hoàn cảnh thực tế địi hỏi.
Phần đề xuất: Dùng ngơn ngữ và cách hành văn có sức thuyết phục cao nhưng rất
cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn điển
hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để đảm bảo sự kiện và số
liệu chính xác. Nêu rõ các thuận lợi, các khó khăn trong việc thực thi các phương án,
tránh nhận xét chủ quan, thiên vị, phiến diện...
Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, lý lẽ phải chặt chẽ, nội
dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin cho cấp phê duyệt.
Tờ trình phải đính kèm các phụ lục để minh hoạ thêm cho các phương án được đề xuất
kiến nghị trong tờ trình.

6


3.4.

Ví dụ tờ trình:

7


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng đã đưa
môn học Kỹ năng tạo lập văn bản vào trong chương trình giảng dạy. Đặc biệt em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến
thức vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập qua. Đây thực sự là những điều
cần thiết cho quá trình học tập và cơng tác sau này của em.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản là môn học bổ ích, thú vị, gắn liền với nhu cầu thực tiễn
của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp không nhiều mặc dù đã rất cố
gắng nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng môn học này của em đang cịn hạn chế
nhiều. Do đó, bài tiểu luận kết thúc học phần này của em khó có thể tránh được những
thiếu sót và những chỗ chưa được chuẩn xác. Kính mong giảng viên bộ mơn xem xét và
góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Hương Giang (2016), Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, Học viện Cơng nghệ Bưu
chính Viễn thông, Hà Nội

9



×