Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nhóm 10 kỹ năng tạo lập văn bản nguyễn thị kiều trang B19DCQT170

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.54 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN

Đề số: 04
Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều Trang
Mã sinh viên: B19DCQT170
Nhóm lớp học: 10
Giảng viên giảng dạy: Đinh Thị Hương

Hà Nội, 2021


Thẻ sinh viên và chữ ký

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt....................................... 4
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết
thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt............. 5
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc đáp?
Cho ví dụ minh hoạ. ...................................................................................................... 7
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................. 11

2



LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơng việc hay học tập thì hầu hết mọi hoạt động đều phải cần sử dụng đến
văn bản. Ví dụ như soạn báo cáo tổng kết cuối mỗi kỳ học, báo cáo kết quả thực tập, gửi
giấy mời đến một ai đó để họ tham gia buổi họp của công ty, khi làm hồ sơ xin việc,…
Do đó “Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt” là một môn học cần thiết đối với tất cả sinh
viên. Môn học này giúp sinh viên biết thêm được những kiến thức về các loại văn bản,
những quy tắc, thể thức và kỹ năng để soạn thảo một văn bản. Kỹ năng tạo lập văn bản
tiếng Việt không chỉ giúp sinh viên ở trong việc học hiện tại mà còn cả ở các công việc
trong tương lai khi sinh viên đã ra trường.
Chính vì vậy, để có thể cải thiện kỹ năng tạo lập văn bản cho sinh viên, Học viện
Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng đã đưa mơn học “Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt”
vào chương trình giảng dạy.

3


Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Trả lời:
Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn
bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu. Để văn bản có tính lên kết, người viết (người nói) phải
làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời,
phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngơn ngữ (từ, câu,…)
thích hợp.
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các
đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức biểu đạt.
Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kết
hình thức.
 Liên kết nội dung

Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay cịn gọi là
chủ đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức,
triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết: liên kết đề tài
và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong
việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.
Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các cấp
độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay bàn luận
giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là có liên kết
logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần không
rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra sự mâu
thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
 Liên kết hình thức
Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị
dưới văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hố, hiện thực hố mối
quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối
quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản.
Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong q trình
tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các phương tiện ngơn
từ cụ thể để hình thức hố, xác lập mối quan hệ đó. Tồn bộ các phương tiện ngơn từ có
giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn... là biểu hiện cụ thể của
liên kết hình thức.
Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên
kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương
4


tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết hình thức bao
gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối nghịch,

thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết này sẽ được
xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị điển hình của văn
bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn, phần... trong văn bản.
Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn bản. Trong văn
bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong
đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình thức.
Vậy, trong mỗi văn bản tiếng Việt, người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt
chẽ các nội dung với nhau. Các câu, các đoạn phải được liên kết một cách hợp lý nếu
khơng có tính liên kết, các câu, các đoạn sẽ tồn tại rời rạc nhau, không thể tạo thành một
văn bản hoàn chỉnh.

Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết
thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….o0o…….
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2021

BÁO CÁO
Về thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn
học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Kính gửi: - Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục HVCNBCVT
- Giảng viên môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Em tên là: Nguyễn Thị Kiều Trang
Lớp: D19CQQT02-B
Mã sinh viên: B19DCQT170
Khoa: Quản trị kinh doanh
Ngày sinh: 26/12/2001

Quê quán: Hà Nội
5


Nơi học tập hiện tai: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng
Qua 7 tuần học trực tuyến mơn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, em đã tích
lũy cũng như tiếp thu được rất nhiều kiến thức về môn học. Sau đây là báo cáo về những
thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến về mơn học này trên
một vài khía cạnh:
1. Nội dung môn học:
- Môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt cung cấp cho sinh viên các kiến thức
chung liên quan tới văn bản và các loại hình văn bản, giúp sinh viên nắm vững
kỹ năng soạn thảo một văn bản đúng về nội dung và hình thức.
- Môn học giúp sinh viên hiểu và nắm rõ các quy tắc liên quan về thể thức và kỹ
thuật trình bày văn bản hành chính.
- Mơn học cũng giúp sinh viên nhận biết được sự quan trọng của việc học, rèn
luyện kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt đối với sự phát triển của bản thân.
2. Mục tiêu mơn học:
- Xác định được các bước, quy trình để soạn thảo các văn bản thông dụng như:
Biên bản, báo cáo, thơng báo, cơng văn, tờ trình,…
- Biết cách nhận diện, khắc phục hoặc tránh các lỗi thường gặp trong tạo lập văn
bản tiếng Việt; áp dụng được một số phương pháp, kỹ năng soạn thảo văn bản
hành chính thơng thường để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục người
đọc.
- Thấy được tầm quan trọng của các loại văn bản hành chính nói chung và kỹ năng
tạo lập văn bản tiếng Việt nói riêng.
- Tơn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
3. Thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học
Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt:
- Môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là mơn học rất bổ ích, thú vị và quan

trọng đối với các sinh viên của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng. Em
cảm thấy đây là mơn học cần thiết đối với bản thân để có thêm những hiểu biết,
kiến thức cũng như trau dồi thêm kỹ năng soạn thảo một văn bản.
- Thu hoạch của bản thân:
+ Đã nắm rõ được các quy tắc cơ bản và kỹ thuật trình bày khi soạn thảo văn
bản.
+ Đã biết cách soạn thảo một số loại văn bản hành chính thơng thường như:
Biên bản, báo cáo, cơng văn, tờ trình,…
+ Đã biết cách xây dựng bố cục, nội dung và thể thức của các loại văn bản hành
chính sao cho phù hợp, đúng trật tự cấu trúc.
+ Đã nắm rõ được các nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn, cách sử
dụng đúng phong cách văn bản và sử dụng ngơn ngữ một cách chính xác, rõ
ràng, lịch sự khi tạo lập văn bản.
6


+ Trong quá trình soạn thảo văn bản đã biết cách khắc phục, tránh mắc phải các
lỗi cơ bản.
Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo về thu hoạch của bản thân em sau khi kết
thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong học kỳ
vừa rồi. Em rất mong có thể nhận được những lời nhận xét, đánh giá cũng như góp ý từ
Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục và giảng viên của môn học Kỹ
năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Em xin chân thành cám ơn!

SINH VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang
Nguyễn Thị Kiều Trang


Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc đáp?
Cho ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
Công văn phúc đáp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính
trị, pháp luật,… phù hợp với nhiều mục đích khác nhau. Cơng văn phúc đáp là văn bản
được cá nhân, tổ chức sử dụng để trả lời (phúc đáp) một/một số câu hỏi mà chủ thể có
thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho chủ thể làm cơng văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời
khi nhận được một văn bản khác từ phía cá nhân, tổ chức khác (ví dụ như Đơn yêu cầu,
Công văn yêu cầu, …).
Phương pháp soạn thảo Công văn phúc đáp:
-

-

Phần mở đầu: Trả lời công văn số, ngày tháng năm, của ai, về vấn đề gì,…
Phần nội dung: Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị
khác hoặc thư riêng, đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những
yêu cầu hay trả lời những thắc mắc. Nếu khơng trả lời hoặc chưa thể trả lời được
thì nêu lý do hợp lý (có thể là khơng đủ các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu
cầu đặt ra).
Phần kết thúc: Nhận được cơng văn này, cịn điểm nào chưa rõ đề nghị cho ý kiến
để trả lời thêm.
7


Một Công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện
sau:
-

Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng;

Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;
Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận;
Tn thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung cơng văn.

Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Cơng văn 657/KL-ĐT năm 2017 về phúc đáp văn bản 2355/GSQL-GQ1 về hồ
sơ gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ xuất khẩu do Cục Kiểm lâm ban hành
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
CỤC KIỂM LÂM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 657/KL-ĐT
V/v phúc đáp văn bản số
2355/GSQL-GQ1 ngày
04/10/2017 của Cục GSQL về
Hải quan

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017

Kính gửi: Cục Giám sát quản lý về Hải quan
Phúc đáp văn bản số 2355/GSQL-GQ1 ngày 04/10/2017 của Cục Giám sát quản lý về
Hải quan về việc hồ sơ gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ xuất khẩu; Cục Kiểm lâm có ý
kiến như sau:
Ngày 04/01/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số
01/2012/TT- BNNPTNT Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm
sản. Theo đó việc xác nhận lâm sản hợp pháp thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông

tư số 01/2012/TT; Hồ sơ lâm sản sau chế biến thực hiện theo quy định tại Điều 17 của
Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Ngày 12/02/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số
04/2015/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại
về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia cơng và
q cảnh hàng hóa với nước ngồi trong lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 04/2015/TT- BNNPTNT quy định: “Gỗ và sản phẩm
chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện
hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hóa với cơ quan Hải quan
về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp”. Thông tư số
8


04/2015/TT-BNNPTNT khơng quy định việc doanh nghiệp phải nộp/xuất trình hồ sơ
lâm sản khi xuất khẩu.
Cục Kiểm lâm phúc đáp để Cục Giám sát quản lý về Hải quan biết./.
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, ĐT (5b).

Đỗ Trọng Kim

Ví dụ 2: Công văn 9968/TXNK-PL năm 2020 về phúc đáp công văn 0309/AVN-TCHQ
về phân loại mặt hàng camera do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành.

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9968/TXNK-PL
V/v phúc đáp công văn số
0309/AVN-TCHQ ngày
03/9/2020

Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2020

Kính gửi: Cơng ty TNHH Advantech Việt Nam Technology.
(Tầng 12A Tịa nhà VTC online, Số 18 Đường Tam Trinh, Phường Minh Khai, Quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) nhận được công văn số 0309/AVNTCHQ ngày 03/9/2020 của Công ty TNHH Advantech Việt Nam Technology về việc
phân loại mặt hàng camera. Về việc này, Cục Thuế xuất nhập khẩu có ý kiến như sau:
Tổng cục Hải quan đã có cơng văn số 5451/TCHQ-TXNK ngày 10/6/2016 hướng dẫn
các Cục Hải quan tỉnh, thành phố phân loại các mặt hàng khai báo là camera (đính kèm).
Do đó, đề nghị Cơng ty căn cứ thực tế hàng hóa, tài liệu kỹ thuật về hàng hóa và tham
khảo cơng văn nêu trên để xác định mã số hàng hóa phù hợp theo quy định. Ngồi ra,
Cơng ty có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng
dẫn theo thẩm quyền.

9



Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) có ý kiến để Công ty TNHH Advantech
Việt Nam Technology biết và thực hiện./.
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, PL (3b).

Đào Thu Hương

10


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, em xin cảm ơn đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng đã
đưa mơn học “Kỹ năng tạo lập văn bản” vào chương trình đào tạo. Và đặc biệt, em xin
cảm ơn đến giảng viên môn học – cô Đinh Thị Hương đã dạy, truyền đạt kiến thức cho
em trong thời gian môn học diễn ra. Trong thời gian học, em đã tiếp thu thêm được nhiều
kiến thức.
Môn học “Kỹ năng tạo lập văn bản” là một môn học rất cần thiết với sinh viên ở
hiện tại cũng như trong tương lai. Môn học giúp sinh viên trau dồi thêm những kỹ năng,
nắm rõ các quy tắc để có thể soạn thảo văn bản một cách hồn thiện nhất. Vì thời gian
học chỉ có 7 tuần, trong quá trình học là học trực tuyến nên bài làm của em vẫn cịn rất
nhiều sai sót, em mong cơ có thể nhận xét cũng như góp ý để bản thân em có thể hồn
thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn cô!
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Thị Kiều Trang


11



×