Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nhóm 10 kĩ năng tạo lập văn bản tiếng việt nguyễn tấn sang B19DCKT147

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.22 KB, 11 trang )


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA KẾ TỐN

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC PHẦN: KĨ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
Giảng viên: T.S Đinh Thị Hương
Sinh viên: Nguyễn Tấn Sang
Mã sinh viên: B19DCKT147
Nhóm lớp học: 10
Đề số: 03
Hà Nội, tháng 12 - 2021
1


Lời nói đầu
Tất cả mọi hoạt động của con người đều cần có văn bản. Khi mời tham gia một buổi
họp cũng cần đánh giấy mời, tổng kết năm học cũng cần soạn báo cáo tổng kết. Môn kỹ
năng tạo lập văn bản là mơn học rất bổ ích, đem lại nhiều kiến thức cho sinh viên. Môn
kỹ năng tạo lập văn bản giúp mọi người biết soạn thảo các công văn, nghị quyết đúng
quy định, nội dung mạch lạc.
Khi người khác đọc văn bản của bạn, họ sẽ đưa ra đánh giá về trí thơng minh và sự
siêng năng của bạn dựa trên những gì họ nhìn thấy. Cho dù văn bản đó là trên giấy hay
trực tuyến (chẳng hạn như email, bài viết trên trang web…), người đọc sẽ có ấn tượng
tiêu cực về bạn nếu văn bản của bạn có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.
Hoặc khi xin việc, kỹ năng soạn thảo văn bản không tốt sẽ khiến bạn không nhận
được lời mời phỏng vấn cho công việc thực sự mong muốn. Gửi một hồ sơ hoặc thư xin
việc chứa nhiều lỗi cho thấy bạn không chuyên nghiệp. Đây không nên là ấn tượng bạn
tạo ra cho nhà tuyển dụng tiềm năng khi đang tìm việc làm. Từ đó thấy được tầm quan
trọng cực kì to lớn của môn kĩ năng tạo lập văn bản trong giảng đường tới khi tiếp cận
gần hơn công việc tương lai.


Qua đây em cũng xin cảm ơn học viện, cô giáo đã giúp sinh viên chúng em hiểu biết
và học thêm về kiến thức tạo lập một văn bản và thấy được tầm quan trọng của kĩ năng
soạn thảo văn bản.

2


Đề tài 03:
Câu 1 (3 điểm): Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.

Câu 2 (4 điểm): Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi
kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.

Câu 3 (3 điểm): Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví
dụ minh hoạ.

3


Bài làm
Câu 1 (3 điểm): Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
Trả lời:
- Mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối các câu, các đoạn, các ý trong văn bản theo một
trình tự hợp lý.
- Một văn bản có tính măchj là là văn bản có các phần, các đoạn, các câu trong văn bản
đều nói về mọt đề tài, xoay quanh một chủ đề thống nhất và được nối tiếp theo một trình
tự rõ ràng hợp lý, trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều
nhứng thú cho người tiếp nhận.
- Một số dạng thức của mạch lạc trong văn bản đó là mạch lạ liên tưởng, hình tượng, bố
cục, kết cục hay tu từ …

- Để một văn bản có tính mạch lạc thì tồn bộ sự việc văn bản xoay quanh những sực
việc chính, các từ ngữ biểu thị ý khơng muốn phân chia chính là vấn đề chủ yếu liên kết
các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất. Đó được xem là mạch lạc trong văn bản
và các đoạn nói với nhau theo mối liên hệ.

4


Câu 2 (4 điểm): Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi
kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Trả lời:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Kính gửi: T.S Đinh Thị Hương – Giảng viên môn kĩ năng tạo lập văn bản

Họ và Tên: Nguyễn Tấn Sang
Lớp: D19ACCA
Ngày sinh: 12-10-2001
Quê quán: Thường Tín, Hà Nội
Trường: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
Mơn học: Kĩ năng tạo lập văn bản
Thời gian đào tạo: 7 tuần
Nội dung đã được học:
Môn học kỹ năng tạo lập văn bản hướng dẫn cách viết, thể thức và kỹ thuật trình bày
nội dung của một văn bản. Nó ghi lại quy tắc soạn thảo văn bản chung cho tồn bộ
người dùng. Mọi người thơng qua đó để biết được cách thức soạn thảo phù hợp, để trình

bày nội dung của mình được rõ ràng mạch lạc.
Sau khi học xong mơn học kỹ năng tạo lập văn bản thì sinh viên cần nhớ thể thức và
kỹ thuật trình bày nội dung văn bản. Quan trọng nhất là các quy tắc cơ bản trong soạn
5


thảo văn bản đó là: viết câu một câu hồn chỉnh có đủ ý nghĩa, sau một câu phải có dấu
chấm, sau dấu chấm và đầu câu phải viết hoa, mỗi đoạn văn phải thụt dòng, mỗi chữ
cách nhau một dấu cách, nếu dùng ngoặc thì phải cách ở đằng trước ngoặc và trong dấu
ngoặc khơng phải cách (ví dụ).
Khi trình bày một văn bản cần chú ý đến phơng chữ (hiện nay chủ yếu dùng phông
chữ Time New Roman), cỡ chữ 13, chữ nào là tiêu đề thì phải cỡ chữ to hơn hoặc im
đậm, in nghiêng tùy cách mình trình bày, cách lề như quy định (lề trên khoảng 2cm, lề
trái khoảng 3cm, lề phải khoảng 2cm, lề dưới khoảng 2cm).
Khi soạn thảo một văn bản phải có bố cục rõ ràng: phần quốc hiệu và tiêu ngữ phải gõ
chính xác, cỡ chữ chuẩn. Một văn bản ln bao gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội
dung, phần kết luận.
Mục đích mơn học:
- Tơn trọng và giữ gìn văn hoá, trong sạch của Tiếng việt.
- Thực hành kĩ năng tạo lập văn bản để tạo nên một văn bản một cách rõ ràng, đúng đắn
nhất nhằm thuyết phục người đọc.
Tự nhận xét về thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc q trình học trực tuyến
mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt:
- Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt qua hình thức học trực tuyến là một môn học thú
vị nhưng đi đôi với nó là kiến thức bổ trợ cho kĩ năng mềm của bản thân khơng chỉ hiện
tại mà cịn theo ta xuyên suốt sau này.
- Kiến thức em đã tiếp thu trong quá trình học:
+ Nắm rõ được cách tạo lập về nội dung và cấu trúc của văn bản, đoạn văn, biết cách
sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản.
+ Nắm được các thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản.

+ Được tham khảo và soạn thảo một số văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành
chính thơng thường, một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, cơng văn, tờ trình,
thơng báo, biên bản, đơn, thư… xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể thức
của các văn bản.
6


Qua đây em xin được cảm ơn Học viện và cô giáo đã cho chúng em một môn học đầy
bổ ích, mặc dù thời gian học chỉ có 7 tuần nhưng kiến thức và kĩ năng tạo lập văn bản
của em được phát triển và hoàn thiện hơn rất nhiều.
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2021
Người báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Sang

Nguyễn Tấn Sang

7


Câu 3 (3 điểm): Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví
dụ minh hoạ.
Trả lời:
1. Khái niệm về Tờ trình:
- Là một trong những văn bản thông dụng được phổ biến hiện nay.
- Là văn bản hành chính được sử dụng để cấp dưới đề xuất kiến nghị, chủ trương, chính
sách hoặc một sự thay đổi mới mong cấp trên xem xét phê duyệt.
- Tờ trình cịn được hiểu là văn bản được sử dụng với mục đích chính là nhằm tường
trình lại những sự việc hay sự kiện diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, tại một

địa điểm nhất định, diễn biến trong quá khứ.
- Có hai loại tờ trình là tờ trình trình trực tiếp cơng việc cần đề xuất và tờ trình kèm
theo một văn bản khác.
2. Nội dung Tờ trình:
- Tờ trình trình trực tiếp cơng việc cần đề xuất: là loại văn bản trong đó thể hiện tồn bộ
nội dung của cơng việc được sử dụng trong trường hợp nội dung trình đơn giản, ngắn
gọn, khơng có nhiều mục phải liệt kê.
- Tờ trình kèm theo một văn bản khác nghĩa: là ngồi tờ trình cịn có các phụ lục, các
văn bản khác đi kèm. Loại tờ trình này được sử dụng trong trường hợp nội dung trình có
nhiều tiểu mục nhỏ, mỗi tiểu mục cần diễn giải chi tiết nên thường trong tờ trình chính
chỉ nêu khái quát, cụ thể các nội dung để cấp trên nắm bắt tồn thể. Cịn từng mục nhỏ
sẽ đối chiếu với các phụ lục kèm theo sẽ dễ xem xét hơn, tránh bị rối.
3. Hình thức Tờ trình:
Cũng giống như các văn bản hành chính thơng dụng khác, thơng thường, tờ trình cũng
có kết cấu gồm 3 phần:
Phần 1: Phần dẫn đề. Thực chất, đây giống như mở bài của một văn bản. Trong phần
này, người viết phải nêu một cách ngắn gọn, khái quát nhất về bối cảnh, tình hình và

8


phân tích tính quan trọng của bối cảnh, tình hình đó làm cơ sở dẫn tới "đề suất" cần
được thực hiện trong phần nội dung chính.
=> Khái quát lại, đây là phần nêu vấn đề.
Phần 2: Đây là nội dung chính của tờ trình. Trong phần này, người viết nêu đề suất,
phương án, phân tích các đề suất và phương án (nếu cần thiết để tăng tính thuyết phục)
... Có thế nêu hết nội dung đề suất trong một văn bản hoặc nếu ý chính và trình bày chi
tiết ra một phụ lục kèm theo tờ trình.
Phần 3: Phần kết thúc: Trong phần này, người viết có thể lựa chọn các phương pháp
kết đề như nêu ý nghĩa, giá trị của đề suất mong cấp trên xem xét; nêu mong muốn, kiến

nghị cấp trên hỗ trợ,...
4. Ví dụ minh hoạ về Tờ trình:

9


10



×