Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nhóm 10 kỹ năng tạo lập văn bản lêthịhồngnhật B19DCKT128docx đã chuyển đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567 KB, 17 trang )


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

Đề số
Sinh viên thực hiện
Mã SV
Mơn học
Nhóm mơn học
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:
:

04
Lê Thị Hồng Nhật
B19DCKT128
Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
10
TS. Đinh Thị Hương

Hà Nội, tháng 12 - 2021


Lời mở đầu


Được biết đến là một phần không thể thiếu trong nhiều vị trí ở hầu hết các ngành
nghề cũng như trong cuộc sống. Ngay cả khi không là một nhà văn thì tần suất bạn
soạn thảo văn bản thường xuyên hơn bạn nghĩ. Ít nhất, bạn cũng sẽ viết công văn xin
việc, email gửi đến nhà tuyển dụng, đăng bài trên các phương tiện truyền thông xã
hội… Giả dụ công việc yêu cầu, bạn cũng tạo ra những văn bản như báo cáo, thuyết
trình, bản tin…
Khi người khác đọc văn bản của bạn, họ sẽ đưa ra đánh giá về trí thơng minh và
sự siêng năng của bạn dựa trên những gì họ nhìn thấy. Cho dù văn bản đó là trên
giấy hay trực tuyến (chẳng hạn như email, bài viết trên trang web…), người đọc sẽ
có ấn tượng tiêu cực về bạn nếu văn bản của bạn có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.
Hoặc khi xin việc, kỹ năng soạn thảo văn bản không tốt sẽ khiến bạn không nhận
được lời mời phỏng vấn cho công việc thực sự mong muốn. Gửi một hồ sơ hoặc thư
xin việc chứa nhiều lỗi cho thấy bạn không chuyên nghiệp. Đây không nên là ấn
tượng bạn tạo ra cho nhà tuyển dụng tiềm năng khi đang tìm việc làm. Từ đó thấy
được tầm quan trọng cực kì to lớn của môn kĩ năng tạo lập văn bản trong giảng
đường tới khi tiếp cận gần hơn công việc tương lai.
Kĩ năng tạo lập văn bản là môn học những kiến thức nền tảng về cách soạn thảo
một văn bản quy chuẩn theo trình tự cụ thể. Mơn học sẽ giới thiệu cho sinh viên
những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn văn,
biên soạn văn bản... ứng dụng thực tế thường gặp trong cuộc sống, học tập và công
việc như đơn từ, biên bản...


Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt
Tính liên kết trong văn bản tiếng việt:
- Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa
các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức
biểu đạt, là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn
bản có nghĩa và dễ hiểu. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai

mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
-

Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu, các

đoạn thống nhất và găn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời phải biết kết nối các câu,
các đoạn đó bằng những phương tiện ngơn ngữ thích hợp.
Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải ln có
sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:
❖ Liên kết về nội dung:
+ Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay cịn gọi là
chủ đề và lơ-gích). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc
tổ chức, triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành 2 nhân tố liên kết: liên
kết đề tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết lơ-gích).
+ Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong
việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến. ( Liên kết lơ-gíc là các
câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một
trình tự hợp lí).
+ Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính lơ-gích về nội dung nghĩa giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay
bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là


có liên kết lơ-gích khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các
đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người
viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
❖ Liên kết hình thức:
+ Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị
dưới văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hố, hiện thực
hố mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.

+ Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối
quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn
bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong
q trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các
phương tiện ngơn từ cụ thể để hình thức hố, xác lập mối quan hệ đó. Toàn bộ các
phương tiện ngơn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các
đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.
+ Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên
kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều
phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết
hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên
tưởng, đối nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các
phép liên kết này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị cơ sở
và là đơn vị điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa
các đoạn, phần... trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở
nhiều cấp độ trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức


có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết
hình thức.


Các phép liên kết chính:

+ Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu
khác nhau để tạo sự liên kết.
Ví dụ:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Đoàn Thị Điểm)
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này… “
(Viếng lăng Bác)
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái
nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
Ví dụ: Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam
nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn cịn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi
người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem
sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù
Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm…


(Nguyễn Ðình Thi)
+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có
ở câu đứng trước.
Ví dụ: Chí Phèo chẳng biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng ngi
ngi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên.
(Chí Phèo, Nam Cao)
Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin
chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không
quên sùng bái tượng gỗ.
(Lỗ Tấn)
+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng
trước.
Ví dụ: Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu,
tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tơi đã vứt chiếc

máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.
(Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu)
Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu
cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng cịn tồn tại khơng ít cái ́u.
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan)


Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết
thúc quá trình học trực tuyến môn học Kĩ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Kính gửi: - Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục HVCNBCVT
- Giảng viên môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Họ và tên: Lê Thị Hồng Nhật
Lớp: D19ACCA
Ngày sinh: 01/01/2001
Quê quán: Thành phố Vinh - Nghệ An
Nghề nghiệp: Sinh Viên.
Nơi học tập hiện tại: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng.
Mơn: Kỹ năng tạo lập văn bản.
Thời gian học tập: 3 tháng.
Nội dung môn học:
Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy trình
thực hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc
đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp sinh nắm vững kỹ năng
soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi
nhằm đem lai cho người đọc văn bản thoải mái và dễ dàng khi xem xét văn bản.
Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường như:

Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư… Cách tạo lập các loại


văn bản này đúng cách thức.
Môn học sẽ giúp chúng ta hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thỏa một
văn bản, giúp chúng ta soạn thỏa một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.
Mục tiêu mơn học:
- Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết
phục người đọc.
Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với môn học Kỹ
năng tạọ lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học kỳ 2 (năm học 2020 –
2021):
1. Về tư tưởng:
Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một mơn học thú vị và cực kì bổ ích trong
chương trình đào tạo của Học viên Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng. Bản thân em
cảm thấy mơn học học này rất quan trọng đối với mình khơng chỉ trong việc học
hiện tại, công việc trong tương lai mà nó cịn có ích trong tạo lập bất kì một văn
bản nào trong cuộc sống. Mặc dù tình hình dịch bệnh phức tạp nên chúng em đã
phải học bằng hình thức trực tuyến nhưng sự hứng thú của bản thân với bộ môn kỹ
năng tạo lập văn bản này vẫn khơng hề bị giảm đi.
2. Về tình hình học tập:


Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn,
biết cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản .



Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính thơng

thường, một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, cơng văn, tờ trình,
thơng báo, biên bản, đơn, thư…xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể
thức của các văn bản.




Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.



Hiểu hơn về các từ ngữ Hán việt, ca dao, tục ngữ...



Nhờ cơ giáo và bạn bè đóng góp thì Đơn ứng tuyển của bản thân trở nên hoàn
chỉnh và đầy đủ hơn.
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2021
Người báo cáo
Nhật
Lê Thị Hồng Nhật


Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc đáp?
Cho ví dụ minh họa
Công văn phúc đáp :
Công văn phúc đáp (công văn trả lời) là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng
để trả lời (phúc đáp) một/một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra
cho chủ thể làm cơng văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một
văn bản khác từ phía cá nhân, tổ chức khác (ví dụ như Đơn yêu cầu, Công văn yêu

cầu, …).ặc điểm của công văn phúc đáp
Những đặc điểm của công văn phúc đáp:
– Thứ nhất: Công văn phúc đáp không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên trình
tự, thủ tục ban hành đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với những trường hợp giải
quyết các công việc khẩn cấp.
– Thứ hai: Công văn phúc đáp có nhiều loại khác nhau được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật,… phù hợp với nhiều mục đích
khác nhau của các chủ thể ban hành.
– Thứ ba: Công văn phúc đáp không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp ban hành mà có thể do các cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức,
doanh nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó.
– Thứ tư: Trong cơng văn phúc đáp khơng có hiệu lực thi hành nên cơng văn chấm
dứt hiệu lực khi các chủ thể thực hiện xong, giải quyết xong các công việc trên thực
tế.
– Thứ năm: Công văn phúc đáp không được áp dụng rộng rãi phổ biến mà chỉ được
áp dụng cho chủ thể đó, cơng việc đó. Nhất là đối với cơng văn hướng dẫn, nếu có
sự việc tương tự, muốn được giải quyết vẫn phải xin hướng dẫn từ đầu.
Phạm vi của công văn phúc đáp:


– Công văn phúc đáp không phải là một văn bản quy phạm pháp luật nên công văn
phúc đáp không có hiệu lực đối với tất mọi người, tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, doanh nghiệp. Công văn phúc đáp chỉ có giá trị hiệu lực, giá trị áp dụng đối
với cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận công văn phúc đáp.
– Các chủ thể đó có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu, nội dung của công văn
phúc đáp và trả lời cho chủ thể ban hành công văn phúc đáp về việc đã nhận được
công văn phúc đáp hoặc nội dung yêu cầu của công văn phúc đáp nếu là công văn
yêu cầu, đề nghị, xin ý kiến hoặc kết quả của việc thực hiện cơng văn đó.
– Cơng văn phúc đáp là loại văn bản khơng có ghi rõ thời hạn hiệu lực, thời điểm
hết hiệu lực của văn bản giống như văn bản hành chính thơng thường. Thời điểm hết

hiệu lực của công văn là khi nội dung công việc, sự kiện trong cơng văn đã kết thúc
hoặc có cơng văn mới thay thế.
Vai trị của cơng văn phúc đáp:
Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể thấy
rằng Cơng văn phúc đáp được sử dụng rất phổ biến. Với cơ quan nhà nước, công
văn phúc đáp được coi là một trong những loại phương tiện giao tiếp chính thức của
cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Đặc biệt hơn nữa, trong
các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn
thảo và sử dụng công văn phúc đáp nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của
mình.
Một cơng văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện
sau:
+ Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đôi;
+ Ngơn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;
+ Nghiêm túc, lịch sử và có tính thút phục người nhận;
+ Tn thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích ́u nội dung cơng văn.


Khi nào cần soạn công văn phúc đáp?
Mẫu công văn phúc đáp được sử dụng khi chủ thể (công dân, tổ chức, doanh
nghiệp) nào đó có yêu cầu về một công việc nhất định gửi đến cá nhân, cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền (có thể là cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh
nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó; có thể là đơn vị, cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp) và tổ chức, cá nhân đó trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình sẽ phải soạn cơng văn phúc đáp lại nội dung yêu cầu từ phía
chủ thể có u cầu theo mẫu cơng văn phúc đáp theo quy định pháp luật.
Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể thấy
rằng Công văn phúc đáp được sử dụng rất phổ biến. Với cơ quan nhà nước, công
văn phúc đáp được coi là một trong những loại phương tiện giao tiếp chính thức của
cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với cơng dân.

Mẫu cơng văn phúc đáp cần có những nội dung sau:
(i) Mở đầu: trả lời công văn số … ngày … / … / … của ……… về vấn đề…
(ii) Nội dung:
+ Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc thư riêng,
đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu cầu hay trả lời
những thắc mắc.
+ Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể là không
đủ các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).
(iii) Kết thúc: nhận được cơng văn này, cịn điểm nào chưa rõ đề nghị quý… cho ý
kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.
Một mẫu công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều
kiện sau:
+ Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, khơng nước đơi;
+ Ngơn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;
+ Nghiêm túc, lịch sử và có tính thút phục người nhận;


+ Tuân thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích ́u nội dung cơng văn.

TÊN DOANH NGHIỆP

Số: …../CV-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
……, ngày….. tháng….năm…….

Kính gửi: ………………………… (2) ……
Căn cứ công văn số … ngày … / … / … của cơ quan/tổ chức/cá nhân/doanh nghiệp…

về vấn đề…… (3)……
Chúng
tơi
xin
trả
lời
như
sau:…………(4)……………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………….
Nhận được cơng văn này, cịn điểm nào chưa rõ đề nghị ………(tên cơ quan, đơn
vị, tổ chức, cá nhân nhận công văn) …………..cho ý kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả
lời thêm.
Trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
– Như trên ..(5)……..;
– …………………….;
– Lưu: VT, ..(6)……..

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ TỔ CHỨC (7)
(Ký, đóng dấu)


Ví dụ minh họa:



Lời cảm ơn
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn

thơng đã đưa bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản vào trong chương trình giảng dạy.
Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến cô Đinh Thị Hương đã tận tình hướng dẫn
và giảng dạy những kiến thức bổ ích trong thời gian vừa qua. Mặc dù khoảng thời
gian mà cô dạy bọn em trong môn kĩ năng này là khơng nhiều nhưng trong mỗi
buổi học thì cơ đều để lại cho bọn em những bài học ý nghĩa. Để nói là truyền
được hết kĩ năng này trong thời gian giảng dạy 1 tín chỉ là điều khơng thể, nhưng
cơ lại khiến bọn em có cái nhìn mới về kĩ năng tạo lập văn bản. Và lượng kiến thức
chúng em học hỏi được là những sự đúc kết từ những kinh nghiệm q báu mà cơ
đã tích lũy được.
Dù vậy, khơng ít những sai sót trong q trình học tập hay làm bài luận, sẽ có
những chỗ chưa kịp hoàn chỉnh, chính xác. Em rất mong được cơ xem xét, đánh
giá để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm
ơn sâu sắc nhất đến cơ vì những kiến thức mà chúng em có được.
Em xin chân thành cảm ơn!



×