Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nhóm 10 kỹ năng tạo lập văn bản vũ khánh linh B19DCKT103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.86 KB, 16 trang )

Vũ Khánh Linh- B19DCKT103


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
----------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN HỌC: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
NHÓM LỚP: 10
GIẢNG VIÊN: Đinh Thị Hương

Sinh viên thực hiện:

Vũ Khánh Linh


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU ...........................................................................................................4
Câu 1: Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt. ................................5
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi
kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt. ..7
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví dụ
minh hoạ. ...................................................................................................................9
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................14


LỜI NĨI ĐẦU
Văn bản là sản phẩm hồn chỉnh của một hành vi tạo lời, mang một nội dung
giao tiếp cụ thể, gắn liền với một đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp và hồn
cảnh giao tiếp xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh hay chữ viết. Môn Kỹ năng tạo
lập văn bản là một môn học vô cùng bổ ích, đem lại nhiều kiến thức cho sinh viên,


giúp mọi người biết soạn thảo các công văn, nghị quyết…
Tất cả mọi hoạt động của con người đều cần có văn bản. Khi muốn mời ai đó
tham gia một buổi học phải gửi giấy mời, tổng kết năm học cũng cần soạn báo cáo
tổng kết…Vì vậy Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một môn học rất bổ ích và
cần thiết. Qua q trình học tập, mơn học giúp cho sinh viên nắm được những kiến
thức cơ bản nhất về các loại văn bản trong hoạt động quản lý hành chính, kinh
doanh,…và hiểu rõ về thể thức cũng như quy trình soạn thảo và ban hành các loại
văn bản này. Bên cạnh đó nó cũng trang bị cho sinh viên một số nghiệp vụ cơ bản
khác trong cơng tác văn phịng. Khơng những thế, mơn học cịn cung cấp những kỹ
năng làm việc rất cần thiết và hữu ích trên con đường lập nghiệp của sinh viên sau
này.


Đề 3
Bài làm
Câu 1: Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
Trong văn bản, mạch lạc chính là chất keo, là yếu tố không thể thiếu để gắn kết các cấu
tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
-Mạch lạc(Coherence) là một khái niệm phức tạp và bao gồm nhiều yếu tố trừu tượng
không dễ xác định. Mạch lạc không chỉ được nghiên cứu trong văn học, trong ngôn ngữ
học mà cả trong tâm lí học. Trên thực tế đã tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về khái
niệm “mạch lạc” này.Có nhà nghiên cứu ngơn ngữ học cho rằng, mạch lạc là “đặc tính
bảo đảm cho các yếu tố khác nhau trong một văn bản khớp được với nhau trong một tổng
thể gắn kết, hoặc mạch lạc là “sự nối kết có tính chất logic được trình bày trong quá trình
triển khai một cốt truyện, một truyện kể. hoặc mạch lạc là “những mối quan hệ kết nối
thiết lập được thông qua ý nghĩa giữa các câu”; định lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính
mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình thức của văn bản, của diễn ngôn”...
Theo các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể phân biệt ba cách nhìn nhận về mạch lạc trong
lí thuyết ngơn ngữ:
1) Mạch lạc là liên kết nội dung của các phát ngôn bao gồm cả liên kết nội dung mệnh đề

và nội dung dụng học;
2) Mạch lạc là phần bổ sung cho liên kết để lí giải tính văn bản, phân biệt văn bản thống
nhất trong một chỉnh thể với tập hợp của những phát ngôn hỗn độn. Mạch lạc là
những yếu tố thuộc ngữ cảnh (contex) và ngữ vực (registes) góp phần gắn kết nhận
thức những nội dung thông tin trong văn bản đó.
-Khi tình bày về hiện thực, tác giả phải biết mở rộng và triển khai chủ đề lớn thành các
chủ đề nhỏ. Mỗi chủ đề nhỏ chính là một ý hay cịn gọi là một nhóm thơng tin và thường
được trình bày thành một đoạn văn. Các chủ đề nhỏ lại phải được sắp xếp theo một trình
tự hợp fi, căn cứ vào để tải - chủ đề của toàn văn bản, để tạo thành một chỉnh thể liền
mạch, thơng suốt khơng bị luẩn quẩn hay đứt mạch. Vì vậy, mạch lạc trong văn bản
không chỉ thể hiện ở logic của việc văn bản có phản ánh chính xác hiện thực hay khơng
mà cịn thế hiện ở việc trình bày hệ thống các chủ đề bộ phận của văn bản đó có phù hợp
với quy luật của tư duy, của logic hay khơng, có tn theo một trật tự khơng gian, thời
gian, tâm lí... hợp lí hay khơng. Mạch lạc về logic trình bày giúp cho hiện thực được phản
ánh hiện lên một cách sáng rõ và người đọc nhận thức được nhanh nhất, sâu sắc nhất
những vấn đề bản chất của hiện thực đó. Trong văn bản, sự chặt chẽ về mặt logic thường
được đảm bảo bằng hệ thống của các quan hệ từ, sự sắp xếp trật tự tử và trật tự câu được
sử dụng trong văn bản đó.


-Rõ ràng là những vấn đề đặt ra trong lí thuyết về ngơn ngữ học văn bản cũng chính là
những vấn đề được các GV quan tâm trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn cho HS. Tạo
lập văn bản đảm bảo tính mạch lạc về cả ba mặt - đề tài, chủ đề và logic - là yêu cầu bắt
buộc đối với mọi bài văn của HS.Không đảm bảo được tính mạch lạc ấy, bài văn của HS
sẽ chỉ là một chuỗi câu hỗn độn, một chuỗi câu sắp xếp tuỳ tiện, dù bài văn đó tồn tại ở
dạng nói hay dạng viết.


Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết
thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Kính gửi: Giảng viên mơn kỹ năng tạo lập văn bản-Cô Đinh Thị Hương
Họ và tên: Vũ Khánh Linh
Lớp: SKD1103-10
Ngày sinh: 07-12-2001
Quê quán: Nam Định
Nghề nghiệp: Sinh Viên.
Nơi học tập hiện tại: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng.
Mơn: Kỹ năng tạo lập văn bản.
Thời gian học tập: 3 tháng.
Nội dung môn học:
-Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy trình thực hiện
các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn, soạn văn
bản và biên tập văn bản. Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản đúng
về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lai cho người đọc văn bản
thoải mái khi xem xét văn bản.


-Đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thơng thường như: Báo cáo, cơng văn,
tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư… Cách tạo lập các loại văn bản này đúng cách thức.
-Giúp chúng ta hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thỏa một văn bản, giúp chúng
ta soạn thỏa một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.
Mục tiêu mơn học:
-Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục người
đọc

-Tôn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với môn học Kỹ năng tạọ
lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học tập trực tuyến (năm học 2020– 2021):
1. Về tư tưởng: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt là một môn học thú vị và cực kì bổ ích
trong chương trình đào tạo của Học viên Cơng nghệ Bưu chính viễn thông. Em cảm thấy
môn học học này rất quan trọng đối với mình trong hiện tại và tương lai sau này nên em
rất có hứng thú với bộ mơn kỹ năng tạo lập văn bản.
2. Về tình hình học tập:




Mặc dù là học online nhưng qua cách truyền đạt của cô giúp em nắm rõ được cách tạo
lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn, biết cách sử dụng đúng các phong
cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản .
Soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính thông thường,
một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thơng báo, biên
bản, đơn,…xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể thức của các văn bản.



Nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.



Khắc phục được các lỗi gặp phải khi chưa học kỹ năng tạo lập văn bản

Hà nội, ngày 26 tháng 11 năm 2021
Người báo cáo


Linh
Vũ Khánh Linh


Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví dụ
minh hoạ.

- Tờ trình là một trong những loại văn bản hành chính thơng dụng được sử dụng phổ
biến nhất hiện nay là tờ trình. Tờ trình là văn bản hành chính được sử dụng để cấp
dưới đề xuất kiến nghị, chủ trương, chính sách hoặc một sự thay đổi mới mong cấp
trên xem xét phê duyệt. Có hai loại tờ trình là tờ trình trình trực tiếp cơng việc cần
đề xuất và tờ trình kèm theo một văn bản khác.
-Tờ trình trình trực tiếp cơng việc là loại văn bản trong đó thể hiện tồn bộ nội dung
của cơng việc được sử dụng trong trường hợp nội dung trình đơn giản, ngắn gọn,
khơng có nhiều mục phải liệt kê . Tờ trình kèm theo một văn bản khác nghĩa là ngồi
tờ trình cịn có các phụ lục, các văn bản khác đi kèm. Loại tờ trình này được sử dụng
trong trường hợp nội dung trình có nhiều tiểu mục nhỏ, mỗi tiểu mục cần diễn giải
chi tiết nên thường trong tờ trình chính chỉ nêu khái qt, cụ thể các nội dung để cấp
trên nắm bắt tồn thể. Cịn từng mục nhỏ sẽ đối chiếu với các phụ lục kèm theo sẽ
dễ xem xét hơn, tránh bị rối

1)Nội dung của Tờ trình:
-Cũng như các văn bản thơng dụng khác thì mẫu tường trình đề nghị phải có Quốc
hiệu, tiêu ngữ, tên tờ trình.
-Thường thường mẫu tờ trình đề nghị bắt buộc phải có các nội dung cơ bản như sau:
 Sự việc cần trình là sự việc gì: trình bày cụ thể về sự việc,lưu ý, trình bày sự
việc rõ ràng mạch lạc trình tự xảy ra sự việc phải đi theo một hướng logic cụ
thể.
 Trước sự việc đó thì bạn có đề xuất gì, cho một ý kiến giải quyết. Lưu ý, phần
đề suất kiến nghị của bản thân thì phải sát với thực tế và phải có lý do tại sao

lại đưa ra những kiến nghị này và chứng minh kiến nghị đó là khả thi bằng
những tài liệu có độ tin cậy cao.


 Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất. Lưu ý
phần kiến nghị cấp trên cũng phải sát thực tế ngôn từ cũng phải chặt chẽ có
tính thuyết phục cao cụ thể, khơng mang tính chung chung, khó hiểu để các
cấp trên hiểu được và cho phê duyệt.
-Ngoài ra, trong mẫu tờ trình, bạn cũng có thể đính kèm thêm phụ lục, giấy tờ đính
kèm. Nó giúp minh hoạ cho các phương án đã được nêu ra, từ đó tạo sự tin tưởng ở
cấp trên
2) Hình thức của tờ trình:
- Thơng thường, tờ trình cũng có kết cấu gồm 3 phần:
 Phần 1: Phần dẫn đề. Thực chất, đây giống như mở bài của một văn bản. Trong
phần này, người viết phải nêu một cách ngắn gọn, khái quát nhất về bối cảnh,
tình hình và phân tích tính quan trọng của bối cảnh, tình hình đó làm cơ sở
dẫn tới "đề suất" cần được thực hiện trong phần nội dung chính. => Khái quát
lại, đây là phần nêu vấn đề.
 Phần 2: Đây là nội dung chính của tờ trình. Trong phần này, người viết nếu
đề suất, phương án, phân tích các đề suất và phương án (nếu cần thiết để tăng
tính thuyết phục) ... Có thế nêu hết nội dung đề suất trong một văn bản hoặc
nếu ý chính và trình bày chi tiết ra một phụ lục kèm theo tờ trình.
 Phần 3: Phần kết thúc: Trong phần này, người viết có thể lựa chọn các phương
pháp kết đề như nêu ý nghĩa, giá trị của đề suất mong cấp trên xem xét; nêu
mong muốn, kiến nghị cấp trên hỗ trợ,...
Ví dụ: Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành cơng trình thủy lợi


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


—————
TỜ TRÌNH
Về việc phê duyệt và ban hành
Quy trình vận hành cơng trình thủy lợi
Kính gửi: [tên cơ quan phê duyệt và ban hành]
Căn cứ Quyết định số ….. ngày … /…. /20 … của …. quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH 14 ngày 19/6/2017;
Căn cứ Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi
ngày….tháng….năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn;
Căn cứ…..
Căn cứ…..
Quy trình vận hành cơng trình thủy lợi …. đã được …… lập ….
[Tên đơn vị trình] lập Tờ trình kính đề nghị [tên cơ quan phê duyệt và ban hành]
phê duyệt và ban hành quy trình vận hành cơng trình thủy lợi với nội dung chính
như sau:
THƠNG TIN CHUNG QUY TRÌNH
Tên cơng trình: …


Loại cơng trình: (đặc biệt, liên tỉnh, 01 tỉnh..) ….
Người quyết định đầu tư: ….
Tên chủ đầu tư (nếu có) và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại,…):….
Địa điểm: ….
Nguồn vốn đầu tư: …..
Thời gian thực hiện: …..
Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: …..
Nhà thầu lập Quy trình vận hành cơng trình thủy lợi: …..
Các thơng tin khác (nếu có): ….

HỒ SƠ KÈM THEO GỒM CĨ:
Văn bản pháp lý
– Văn bản chủ trương về việc lập quy trình vận hành cơng trình (đối với dự án sử
dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương lập quy trình vận hành
(đối với dự án sử dụng vốn khác);
– Quyết định lựa chọn nhà thầu lập quy trình vận hành;
– Quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch thủy lợi vùng, các tỉnh của cơng trình
được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
Hồ sơ kèm theo gồm có:
– Bản dự thảo “Quy trình vận hành cơng trình thủy lợi” theo mẫu Phụ lục I, Thơng
tư này;


– Các tài liệu tính tốn (Kiểm tra lại các thơng số khí tượng thủy văn, năng lực của
các cơng trình thủy lợi, yêu cầu cấp nước, tiêu nước, cân bằng nước);
– Báo cáo kết quả tính tốn kỹ thuật: báo cáo tính tốn nhu cầu nước, thủy văn,
thủy nơng, thủy lực….
– Các văn bản, tài liệu sử dụng trong q trình lập quy trình;
– Các văn bản đóng góp ý kiến của địa phương, ngành liên quan;
– Các tài liệu liên quan khác kèm theo;
– Bản điện tử lưu trữ tồn bộ hồ sơ trình thẩm định.
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan phê duyệt) phê duyệt quy trình vận hành (Tên quy
trình)./.
[Tên đơn vị trình]
Thủ trưởng
(Ký tên và đóng dấu)


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn
thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản vào trương trình giảng dạy. Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Đinh Thị Hương đã
dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa
qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ năng tạo lập văn bản của cơ, em đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây
chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau
này.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có tính thực
tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều
bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét
và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!





×