Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tiểu luận kỹ năng thuyết trình (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.59 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Tên sinh viên: Phan Đào Anh Vũ
Mã sinh viên: B19DCDT255
Nhóm lớp học: 17
Số điện thoại: 0395162612

HÀ NỘI, THÁNG 12/2021
.


ĐỀ TIỂU LUẬN
Câu 1. Trong thuyết trình cần lưu ý gì khi đặt câu hỏi giao lưu với khán giả
Câu 2. Viết chuyên đề: “Sinh viên với mạng xã hội”.
Bài Làm
Câu 1. Trong thuyết trình cần lưu ý gì khi đặt câu hỏi giao lưu với khán giả

Mục đích đặt câu hỏi là khơi dậy được suy nghĩ của tất cả những người tham gia,
khuyến khích sự tham gia của thính giả, dẫn dắt tư duy và định hướng đến phần
trình bày cũng như tìm kiếm sự đồng cảm, sự ủng hộ của người nghe và tạo sự thân
thiện. Đặt câu hỏi đúng giúp thính giả tập trung suy nghĩ, tạo quan điểm chung cũng
như xây dựng và củng cố mối quan hệ, đồng thời thể hiện sự chân thành, quan tâm,
thu hút sự tham gia của thính giả.
Trong buổi thuyết trình, thính giả khơng được tham gia vào bài thuyết trình, sẽ dẫn
tói sự nhàm chán và mệt mỏi với những biểu hiện như: ghếch tay chân, làm việc
riêng, nói chuyện với người bên cạnh, cười khỉnh, ngồi uể oải, ngủ gật, lắc đầu hoặc


ngắm quanh phòng…. Nếu người thuyết trình lơi cuốn thính giả bằng các câu hỏi,
thính giả trả lời đúng sẽ làm tăng hưng phấn theo dõi các nội dung tiếp theo. Mặt
khác, đặt câu hỏi làm cho thính giả quan tâm và kích thích tư duy của thính giả.
* Phân loại câu hỏi
Có rất nhiều loại câu hỏi khác nhau, tùy theo mục đích và đối tượng của buổi
thuyết trình mà người thuyết trình chọn loại câu hỏi cho phù hợp. Theo cách đặt câu
hỏi, có thể chia thành hai loại: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
- Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi có sẵn các phương án trả lời, người được hỏi chỉ cần
chọn một trong các phương án đó. Ví dụ, người thuyết trình hỏi: “Bạn có thích buổi
thuyết trình này khơng ?”, câu trả lời nhận đựoc chỉ là “có” hoặc “khơng”. Câu hỏi
đóng được sử dụng khi người thuyết trình muốn kiểm tra khả năng hiểu vấn đề của
thính giả, khi có ít thời gian và cần giải quyết vấn đề nhanh chóng. Tuy nhiên, sử
dụng câu hỏi đóng khơng đúng lúc có thể làm cho buổi thuyết trình thất bại. Trong
thuyết trình, loại câu hỏi này ít khi được sử dụng.
- Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi ngược lại với câu hỏi đóng, tức là khơng có các
phương án trả lời được ấn định trước. Trong thuyết trình, câu hỏi mở giúp thính giả
tư duy, có nhiều lựa chọn, có nhiều đáp án cũng như có nhiều quan điểm, ý kiến về
một vấn đề. Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng cụm từ: Ở đâu, khi nào, tại sao, như
thế nào, để làm gì... Một câu hỏi mở thường hướng vào kiến thức, sự hiểu biết, quan
điểm hoặc cảm xúc của người trả lời. Câu hỏi mở sẽ phát huy tác dụng trong trường
hợp người thuyết trình muốn tìm kiếm thêm thơng tin chi tiết về vấn đề, tham khảo
ý kiến của thính giả hay phát triển một cuộc thảo luận mở. Ví dụ: Khi thuyết trình
về vai trị của kỹ năng mềm, có thể đặt câu hỏi: “Theo anh/chị, kỹ năng mềm có vai
trị như thế nào đối với sinh viên”. Người trả lời có thể thoải mái trả lời theo ý mình,
do đó, thơng tin thu thập được phong phú và đa dạng.
* Các cấp độ câu hỏi
Đối với người thuyết trình cũng như người tham dự buổi thuyết trình cũng cần có sự


chuẩn bị cho mình về nội dung và câu hỏi để đặt cho thính giả hoặc tìm hiểu sâu về

chủ đề thuyết trình. Cần chú ý các cấp độ câu hỏi trong q trình đặt câu hỏi để có
được những thông tin như mong muốn. Bloom (1956) đã phân các hoạt động nhận
thức ra thành 6 mức độ khác nhau: như, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh
giá . Tương ứng với 6 mức độ của hoạt động nhận thức, người thuyết trình có thể sử
dụng các câu hỏi ở 6 cấp độ sau đây (bảng 4.2) Cần lưu ý rằng cấp độ từ 1 đến 6
tăng năng lực nhận thức của câu hỏi, cấp độ càng cao câu hỏi đòi hỏi năng lực nhận
thức càng sâu. Người thuyết trình cần chuẩn bị các dạng câu hỏi và chuẩn bị ứng
phó với những câu hỏi khó từ thính giả. Vì các đối tượng người nghe khác nhau,
người thuyết trình cần chuẩn bị câu hỏi phù hợp.

Bảng 4.2: Các cấp độ câu hỏi
Cấp độ câu hỏi
Bloom 1956
Bloom 2001
Cấp độ 1
Nhắc lại
Nhắc lại
Cấp độ 2
Hiểu
Hiểu
Cấp độ 3
Áp dụng
Áp dụng
Cấp độ 4
Phân tích
Phân tích
Cấp độ 5
Tổng hợp
Đánh giá
Cấp độ 6

Đánh giá
Sáng tạo
Nguồn: Bloom (1956), Bloom (2001) theo Lê Đức Ngọc (2005)
Trong thuyết trình khi đặt câu hỏi cho thính giả cần phải lưu ý:
- Đặt câu hỏi để khuyến khích sự tham gia của thính giả một cách chủ động.
- Câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và khơng q khó. Chiến lược đặt câu hỏi là đi từ dễ
đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng.
- Nội dung câu hỏi phải gắn với phần nội dung bạn vừa trình bày
- Khi hỏi thính giả nên có sự gợi mở
- Kiểm sốt tốt câu hỏi
- Động viên khi thính giả trả lời đúng
Câu 2. Viết chuyên đề: “Sinh viên với mạng xã hội”.
Để có một buổi thuyết trình thành cơng, chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Với
sự phát triển của công nghệ cũng như các phương tiện truyền thông xã hội, khái
niệm ‘Mạng xã hội’ dường như đã quá quen thuộc với người dùng bởi sự phổ biến
và tiện ích của nó, phủ sóng đến đơng đảo tầng lớp người dùng.

I.Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội hay cịn được gọi là “cộng đồng mạng” là nền tảng trực tuyến nhằm
kết nối, xây dựng và chia sẻ các thông tin, mối quan hệ với mọi người có chung tính
cách, nghề nghiệp, cơng việc, sở thích,… hay có mối quan hệ ngồi đời thực, khơng
phân biệt đối tượng sử dụng và có thể kết nối ở bất kì khơng gian thời gian nào.
Nhìn chung có nhiều mơ hình mạng xã hội khác nhau và các mạng xã hội phổ biến
ở Việt Nam được nhiều Sinh viên sử dụng nhất vẫn là Facebook, Zalo, Viber,
Instagram, Tiktok ….


Mạng xã hội thường có những đặc điểm cơ bản như:
-Mạng xã hội là ứng dụng trên nền tảng Internet
-Nội dung trên mạng xã hội là do người dùng sáng tạo và chia sẻ

-Người dùng tạo ra hồ sơ cá nhân phù hợp cho trang hoặc ứng dụng được duy trì
trên nền tảng mạng xã hội
-Mạng xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng xã hội trên mạng bằng
cách kết nối tài khoản của người dùng với tài khoản của các cá nhân, tổ chức khác
Không ai có thể phủ nhận những tiện ích mà mạng xã hội mang lại cho cộng đồng
nhưng tại môi trường này cũng có khơng ít những thị phi. Mạng xã hội là một thế
giới ảo, rất dễ gây ‘nghiện’ khi sử dụng với tần suất nhiều, gây ra hội chứng ‘sống
ảo’ rất nguy hiểm trong cộng đồng.

II.Thực trạng sử dụng MXH của sinh viên:
Kết quả điều tra mức độ sử dụng MXH trong SV cho thấy trong tổng số 4.247 SV
được khảo sát, có đến 4.205 SV (chiếm 99%) có sử dụng MXH. Như vậy, việc sử
dụng MXH trong SV hiện nay là phổ biến.
Facebook hiện đang là MXH được ưa dùng nhất trong SV - chiếm 86,6%. Không
chỉ được ưa dùng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, Facebook đang được xếp thứ
nhất trong số 11 MXH lớn. Do Facebook có tính tương tác cao, kho lưu trữ ứng


dụng lớn, đa ngôn ngữ và phát triển sớm trên mạng di động nên mức độ sử dụng của
Facebook đối với SV là rất cao. Sự ưa chuộng MXH này trong SV được chúng tôi
ghi nhận qua ý kiến của một người sử dụng MXH có tên Heliter: “Ở Việt Nam, mọi
người dùng đều dùng Facebook. Cịn ở nước ngồi thì người ta dùng Facebook,
Twitter, Google+ và một số MXH khác. Nếu như bạn có nhiều bạn bè dùng
Facebook thì tốt nhất là nên đăng ký Facebook. Vì đa số dân Việt Nam đều dùng
Facebook, số người dùng Twitter rất ít” .

Xếp ở vị trí thứ hai trong nghiên cứu này là Youtube, với 60% SV sử dụng. Theo ý
kiến của nhiều SV, Youtube có ưu điểm là tính tiện dụng trong việc chia sẻ các
video trực tuyến với những hình ảnh, âm thanh và chuyển động của nội dung các
video tạo ra tác động trực quan tới mặt cảm xúc của người dùng. Youtube có khả

năng chứa đựng số lượng video lớn với đầy đủ các chương trình truyền hình, video
và phim ảnh do chính các thành viên chia sẻ. Vì vậy, những SV tham gia cộng đồng
mạng này khơng chỉ giải trí bằng các bộ phim, bài hát mà cịn có thể học hỏi được
các chủ đề đa dạng như lịch sử, ngoại ngữ hay các kỹ năng sống, cách lựa chọn
trang phục, kiểu tóc v.v..


Google+ xếp hạng ở vị trí thứ 3 trong số các MXH được SV Việt Nam ưa dùng với
tỉ lệ 56,2%. Các SV Việt Nam, do yêu cầu của hoạt động học tập, nên cần phải lập
thư điện tử (gmail) để liên lạc với giảng viên, các thành viên trong các nhóm học
tập, bạn bè v.v.. Tài khoản Google của họ được mặc định là một tài khoản của MXH
Google+, ngay cả khi họ không bao giờ đăng nhập vào nó.

Xem xét những khó khăn thường gặp phải khi sử dụng MXH, kết quả khảo sát cho
thấy: chỉ có 24,5% SV cho rằng họ có gặp khó khăn khi sử dụng MXH. Trong đó,
hai khó khăn lớn nhất mà SV gặp phải là sự hạn chế về ngoại ngữ (chiếm 39,6%) và
không nắm vững chức năng của MXH (chiếm 22,2%). Ngồi ra, những khó khăn
khác cũng được sinh viên nhắc tới, đó là: sử dụng MXH chưa thuần thục (chiếm
16,1%) và SV cảm thấy lúng túng trước một lượng thông tin lớn trên mạng (chiếm
13,8%). Một số cản trở nhỏ khác (trong tổng số 9,9%) được SV nêu ra về phía
khách quan như mạng yếu, mạng bị chặn và khó khăn chủ quan là thiếu thời gian và
không làm chủ được thời gian để vào MXH.
III. *Lợi ích và tác hại của mạng xã hội:
Hiện nay mạng xã hội (SNS) ln chiếm được ưu thế trong lịng người dùng
(cụ thể ở đây là sinh viên) và đang được sử dụng ngày càng rộng rãi. Việc sử dụng
SNS đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta nhưng đi kèm theo đó cũng là những tác
hại khó có thể tránh khỏi. Sau đây chúng ta cùng xem mạng xã hội đem lại cho
chúng ta những lợi ích và tác hại gì.
Trước tiên chúng ta nói đến phần lợi ích
Lợi ích:

Nói đến lợi ích của mạng xã hội thì nhiều vơ kể, bây giờ chúng ta cùng điểm
qua một vài lợi ích chính mà mạng xã hội đã mang lại là :
1. Cập nhật tin tức, kiến thức, xu thế.
• Những mạng xã hội nổi tiếng hiện nay như Facebook, zalo, insta, … có rất
nhiều người dùng, hay có rất nhiều các fanpage ln cập nhật liên tục những
tin tức nóng hổi của xã hội, các nhà quảng cáo hay các nhà cung cấp sẽ cập


nhật một cách nhanh chóng những vấn đề đang được mọi người u thích
hoặc quan tâm nhiều.
• Giới trẻ hiện nay thường nhắc đến cụm từ trending, đó là cái gọi là xu thế mà
mạng xã hội mang đến. Nói về độ lan tỏa, lan truyền nhanh nhất hiện nay thì
chắc hẳn chính là mạng xã hội rồi.
2. Kết nối các mối quan hệ.
•Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội chính là đẩy mạnh q trình tương tác giữa
mọi người. Nếu như trước đây các bạn không thể gặp gỡ trực tiếp người thân,
bạn bè, bạn phải liên lạc với họ qua điện thoại khiến bạn tốn khoản tiền
không nhỏ. Thì mạng xã hội xuất hiện, giúp bạn thoải mái liên lac với bạn bè,
người thân ở bất cứ đâu, chỉ cần bạn có trong tay chiếc điện thoại thơng minh
hoặc chiếc máy tính kết nối Internet, mà khơng hề tốn kém tiền bạc.
• Nếu bạn là thành viên trong một mơi trường mới như là nhóm lớp, nhóm
làm bài tập,... thì việc làm quen, kết nối với những người mới khá e ngại.
Cho nên trị chuyện thơng qua mạng xã hội sẽ giúp bạn dễ dàng trò
chuyện, gắn bó với nhau hơn.
3. Học tập, nâng cao kỹ năng sống và sự hiểu biết.
• Mạng xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Ngày nay, sinh viên hồn tồn có thể học trực tuyến thơng qua mạng
Internet. Hình thức này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và có thể dễ dàng
trao đổi trực tuyến với giáo viên khi có những câu hỏi cần được giải đáp.
• Trên các trang mạng xã hội, ngày càng xuất hiện nhiều những trang cung

cấp các kiến thức trong cuộc sống, các hội nhóm chia sẻ kiến thức học tập
về mọi lĩnh vực.
• Bên cạnh đó, ngồi kiến thức học tập thì cịn cung cấp kiến thức về nấu ăn,
kỹ năng sống, chia sẻ cảm xúc, thể thao... Thơng qua đó, sinh viên có thể
dễ dàng tích lũy được rất nhiều kiến thức, giúp chúng ta trở nên hoàn thiện
hơn với những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống hiện đại như là sử
dụng ngoại ngữ, cách giao tiếp văn minh hay có một thể hình khỏe đẹp,…
4. Tránh được nhiều hiểm họa trong cuộc sống.
• Mạng xã hội là gì? Các bạn biết đấy, mạng xã hội là nơi để chúng ta cập
nhật, chia sẻ tất cả những thơng tin, hình ảnh, sự việc diễn ra hàng ngày,
cho nên bất cứ tin tức gì các bạn cũng có thể cập nhật. Ví dụ như những tin
tức về các tệ nạn xã hội được chia sẻ rộng rãi và nhanh chóng trên mạng xã
hội, nhờ vậy mà sinh viên chúng ta được cảnh báo trước những hiểm họa
có thể diễn ra trong cuộc sống, giúp nâng cao được tinh thần cảnh giác.
5. Giải trí.
• Sau những giờ học căng thẳng thì điều mà những sinh viên đều cần đó
chính là sự giải trí và mạng xã hội chính là thứ giúp chúng ta làm điều đó.
Nào là nghe nhạc, xem phim, chơi trị chơi điện tử hay nói chuyện cùng
bạn bè,…
• Sinh viên chúng ta phải rất may mắn khi được sinh ra ở thời đại 4.0 như
này vì chưa bao giờ việc giải trí lại dễ dàng, thuận tiện và thoải mái như
hiện nay.
6. Mua sắm trực tuyến.


• Chắc hẳn việc mua sắm online đã không quá xa lạ đối với mọi người hiện
nay. Việc không thể đi ra ngồi vào những ngày dịch bệnh thì việc mua sắm
qua mạng xã hội quả thực là một điều vô cùng tuyệt vời phải không ạ.
 Trên đây chúng ta đã điểm qua một trong số những lợi ích của việc sử dụng
mạng xã hội, tùy thuộc vào mỗi sinh viên có thể có những mục đích sử dụng khác

nhau mà đem lại những lợi ích khác nhau.
Sau khi tìm hiệu về một số lợi ích về mạng xã hội thì chúng ta có thể
thấy nó đem lại một những lợi ích vơ cùng to lớn đối với sinh viên, tuy
nhiên đi kèm với những lợi ích đó thì mạng xã hội tiềm ẩn khơng ít
những hiểm họa, khiến cho những sinh viên gặp phải nhiều vấn đề vô
cùng phức tạp, khó lường trước được. Chúng ta hãy cùng xem rốt cuộc
mạng xã hội một thứ có ích như thế mang những tác hại gì mà ln rình
rập chúng ta hàng ngày.
A. Tác hại:
1. Làm trì trệ các hoạt động sống của sinh viên.
• Những hoạt động sống cơ bản của con người như ăn, ngủ, giải trí sẽ bị ảnh
hưởng xấu nếu như các bạn lạm dụng sử dụng mạng xã hội lâu dài. Do
chúng ta thường xuyên sử dụng mạng xã hội vào những lúc thời gian nghỉ
ngơi, lẽ ra cơ thể cần được nghỉ ngơi thì lại dành sức để truy cập vào mạng
xã hội.
• Ví dụ:
_ Khi bạn sử dụng nó trong bữa ăn thì bạn sẽ bị mất tập trung, làm gián
đoạn quá trình hấp thu thức ăn, gây ra các hiện tượng như rối loạn tiêu hóa
gây ra hiện tượng đầy bụng, đau dạ dày.
_ Hay khi sử dụng mạng xã hội trước khi đi ngủ sẽ làm giảm sút chất
lượng giấc ngủ, khiến cho thời gian ngủ bị ngắn lại, gây tình trạng mất ngủ
trầm trọng, khiến cơ thể mệt mỏi.
2. Mạng xã hội tốn quá nhiều thời gian.
• Thời gian là vàng bạc, nhưng các bạn sinh viên hiện nay lại dành quá nhiều
thời gian để lướt web, chơi game, chát chít trên mạng xã hội mà khơng chú
tâm hơn vào những việc cần làm thực tế hơn, rành phần lớn thời gian để
truy cập mạng xã hội với những câu chuyện vô cùng hấp dẫn tràn lan trên
mạng. Rất nhiều bạn gần như lạm dụng mạng xã hội, các bạn khó có thể
kiềm chế được bản thân khi lướt facebook, Zalo, xem Youtube...
• Chắc hẳn các bạn đều nhận ra rằng khoảng thời gian eo hẹp mà bạn có mỗi

ngày được dùng để thư giãn, hoạt động giải trí... nhưng rất nhiều công việc
lại không được thực hiện mà bạn chỉ dành cho mạng xã hội, làm sao nhãng
rất nhiều vấn đề. Khi quá chú tâm vào mạng xã hội sẽ khiến cho bạn bị phụ
thuộc vào nó, làm giảm chất lượng cơng việc, cuộc sống. Nhìn lại tất cả
vấn đề này sẽ thấy rằng bạn đang hoặc đã trở thành con nghiện của mạng
xã hội .


• Làm giảm tương tác giữa người với người.
• Thử tưởng tượng xem bạn bè và người thân của bạn sẽ cảm thấy thế nào
khi gặp mặt họ mà bạn cứ dán mắt vào Facebook qua màn
hình smartphone.
• Nghiện mạng xã hội khơng chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thật
việc thật ở quanh mình, mà cịn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng
bạn bè “ảo” hơn những gì ở trước mắt. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị
rạn nứt và sẽ chẳng ai còn muốn gặp mặt bạn nữa.
• Xao lãng mục tiêu cá nhân.
• Quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu
thực sự của cuộc sống nhất là đối với sinh viên vì chúng ta cịn trẻ, cịn
nhiều ước mơ. Nên thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai
bằng cách học hỏi những kĩ năng cần thiết, thì các bạn trẻ lại chỉ chăm
chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng.
3. Bạo lực trên mạng.
• “Anh hùng bàn phím” là một từ khơng cịn xa lạ trong thời gian gần đây.
Người ta thường cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những
điều mà ngồi đời khơng dám phát biểu.
• Nếu bạn là một trong những người hay phát ngôn thô lỗ và nhục mạ
người khác trên mạng thì hãy dừng lại ngay lập tức! Vấn nạn bạo lực trên
mạng càng nhức nhối thì ngồi đời con người cũng dần trở nên bất lịch sự
hơn hẳn.

• Đây là một vấn đề lớn và cũng rất khó để giải quyết vì nó diễn ra trên
mạng xã hội, nơi mọi người có thể tự do làm điều nhình thích nên khó để
có thể kiểm sốt những hành vi đó. Và đây cũng là một phần nguyên
nhân dẫn đến tác hại thứ 6.
4. Ảnh hưởng đến tinh thần
• Sinh viên chúng ta tuy đã trưởng thành nhưng cũng mới chỉ chân ướt
chân ráo bước vào đời nên đa phần vẫn còn rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều
thứ, đặc biệt là đối với một môi trường rộng lớn như mạng xã hội.


Việc này có thể dẫn đến xu hướng khơng muốn gặp gỡ, giao tiếp trực
tiếp và dành nhiều thời gian hơn để sống trong thế giới ảo.

• Sinh viên dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội thường so sánh bản
thân với người khác, cảm thấy thua kém dễ dẫn đến thất vọng, trầm cảm.
Áp lực trước những hình ảnh đẹp đẽ, hào nhống trên mạng xã hội, hay
từ lượt thích và bình luận khiến những sinh viên trẻ chúng ta phải đối mặt
với nhiều vấn đề về sức khỏe tâm lý, trong đó điển hình là chứng rối loạn
lo âu. Gây mất động lực, đồng thời kích thích những suy nghĩ tiêu cực.


5. Quyền riêng tư, bảo mật
• Từng có tin đồn các trang mạng xã hội bán thông tin cá nhân của người
sử dụng, Những điều này đều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần
mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển.
• Nếu khơng khơn ngoan khi post thông tin trên mạng, địa chỉ nhà, số điện
thoại thì chính chúng sẽ gây ra rất nhiều phiền phức trong tương lai. Phổ
biến nhất hiện nay là những cuộc gọi giả mạo, lừa đảo.
• Vấn đề bảo mật cũng có thể trở nên hết sức đáng lo nếu khơng may bạn
vơ tình truy cập vào một đường dẫn nào đó tưởng chừng an tồn do chính

bạn bè của mình gửi. Tài khoản của bạn bị mất và sẽ có người mạo danh
bạn thực hiện các hành động phi pháp khác.
6. Tiếp xúc với các nguồn tin khơng chính xác, khơng lành mạnh
• Việc kiểm sốt chất lượng và nội dung thông tin trên các trang mạng xã
hội luôn là một điều khiến các nhà quản lí phải thường xun đau đầu
• Là một kênh để thu nhận thơng tin trực tiếp, tuy nhiên các thông tin trên
mạng xã hội đều khơng được xác thực, dẫn đến có nhiều thơng tin khơng
chính xác, sai lệch sự thật hoặc những thơng tin mang tính “câu like”,
“giật tít”
• Sẽ chẳng lạ lùng hay khó hiểu nếu bạn thấy được một tấm hình hay đoạn
video khơng đúng sự thật trên Mạng xã hội hay Youtube. Mạng xã hội
mang lại cho người sử dụng các giá trị do chính họ tự tạo ra và nhà phát
triển chẳng thế nào cấm người sử dụng suy nghĩ về những thứ “nhạy
cảm” trong cuộc sống được.

 Như vậy, lợi ích và tác hại của mạng xã hội được trình bày ở trên đã giúp cho
các bạn nhanh chóng hiểu được những tác hại và lợi ích của mạng xã hội. Từ đó các
bạn sinh viên hồn tồn có thể tự tạo cho mình thời khóa biểu sinh hoạt khoa học,
vừa có thời gian giải trí hợp lý trên mạng xã hội lại vừa có thể làm tốt các công việc
khác.

IV. Biện pháp
Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực chúng ta cần có những biện pháp sau:
Thứ nhất: Lập 1 thời gian biểu mới:
Khi bạn cảm thấy việc sử dụng mxh làm mất nhiều thời gian ,bạn có thể loại bỏ vấn
đề này bằng cách lắp đầy thời gian biểu của mình bằng các hành động thay thế khác.
Việc làm này chắc chắn phá vỡ đi thói quen sử dụng mạng xã hội của chúng ta.
Chẳng hạn bạn có thể lập thời khóa biểu mới và thay thế những giờ lướt mxh bằng



các hoạt động như dọn dẹp, đọc sách bởi vì bạn đang cố gắng hoàn thành những
việc bạn đã viết ra.
Thứ 2: Nâng cao ý thức sử dụng mxh:
Mỗi nhà trường cần làm tốt công tác quản lý giáo dục bồi dưỡng cho sinh viên để
nâng cao nhận thức ví dụ mở thêm các buổi học về kĩ năng sử dụng mạng xã hội,
hướng dẫn tư vấn sinh viên về những kiến thức và cách sử dụng và quan trọng nhất
là cho sinh viên thấy được tính năng sử dụng mang xã hội cũng như những hậu quả,
hệ lụy về sau

Thứ 3: Mỗi người phải có trách nhiệm tự bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng xã hội
Ngày nay nhiều người sử dụng mạng internet chưa có ý thức bảo vệ quyền riêng tư,
bảo vệ các thông tin cá nhân thì sẽ phải đối mặt với vơ số các nguy cơ bị lấy thông
tin cá nhân. Lộ thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại di động, tên tài khoản trên
các mạng xã hội Facebook, Instagram… khiến người sử dụng gặp rắc rối vì tin nhắn
rác, tin nhắn quảng cáo... Nhiều kẻ lừa đảo trên mạng đã sử dụng ảnh thật của người
dùng mạng xã hội để tạo nên những tài khoản giả mạo, lừa chính bạn bè, người thân
của họ. vì vậy Người sử dụng phải tự ý thức bảo vệ thơng tin cá nhân của mình,
cũng như thận trọng khi cung cấp thông tin cá nhân của mình lên mạng Internet
Cách tốt nhất để bảo vệ thông tin của cá nhân trên mạng xã hội là chia sẻ với thế
giới càng ít thơng tin càng tốt.
Thứ 4: Bóc luồng thơng tin
Chúng ta biết rằng thơng tin trên mạng xã hội vô cùng phong phú không thể nào
đếm được bao gồm tin thật tin giả và quảng cáo.Chúng ta cần thật tỉnh táo để tiếp
nhận những thông tin thật từ các trang web uy tín và tránh xa các tin giả, tin gây
hại.Ngồi ra cịn có những thông tin thật nhưng nội dung lại không mang lại lợi ích
nào khiến chúng ta cảm thấy tiêu cực hơn vd thông tin về vụ giết người , hay tuyên
truyền sai lệch về nhà nước,vv…Vì thế chúng ta cần tránh xa những thơng tin này
và tìm kiếm thơng tin bổ ích hơn.
Qua các nội dung ở trên, các bạn thấy được mạng internet nó phổ biến như thế nào
trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Nó là hệ thống thơng tin tồn cầu mà bất kì ai

cũng có thể sử dụng, truy cập được vào nó với sự lien kết của CNTT hiện đại như
máy tính, điện thoại, laptop.Nó mag rất nhiều hiệu quả, tác dụng, lợi ích cho chúng
ta. Nhưng nó là con dao 2 lưỡi nếu chúng ta lạm dụng, phụ thuộc vào nó quá nhiều
và nó sẽ gây ra hậu quả khơng thể lường trước được.Vì vậy chúng ta cần có 1 số
biện pháp, 1 số cách sử dụng, phân bố thời gian hợp lí nhất để phát huy được tồn
bộ lợi ích mà mạng internet mang lại cho chúng ta.Và đó chính là bài thuyết trình
của nhóm mình ngày hơm nay và mong qua bài thuyết trình này, mọi người có góc
nhìn mới hơn và sau này chúng ta sử dụng nó 1 cách hiệu quả và hợp lí hơn và
nhóm mình xin kết thúc phần thuyết trình tại đây.Cảm ơn mọi người đã lắng nghe




×