Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tiểu luận kỹ năng thuyết trình (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.56 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Tên sinh viên: Nguyễn Hồng Anh
Mã sinh viên: B19DCDT010
Nhóm lớp học: nhóm 17
Số điện thoại: 0927355588

HÀ NỘI, THÁNG 12/2021
Câu 1:


Khi đặt câu hỏi cho thính giả cần phải chú ý:
- Đặt câu hỏi để khuyến khích sự tham gia của thính giả một cách chủ động.
- Câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và khơng q khó. Chiến lược đặt câu hỏi là đi từ dễ đến
khó, từ cụ thể đến trìu tượng.
- Nội dung câu hỏi phải gắn với phần nội dung bạn vừa trình bày.
- Khi hỏi thính giả nên có sự gợi mở.
- Kiểm sốt tốt câu hỏi.
- Động viên khi thính giả trả lời đúng.
Câu 2:
Mở đầu:
Nhân loại đã đi được một phần năm thế kỉ 21, chúng ta đang sống trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 với sự bùng nổ của của các công nghệ kĩ thuật số, sự đột phá của
internet, tất cả mọi người đều có quyền truy cập vào dữ liệu trong thời gian thực. Sự
phát triển của internet đã biến mạng xã hội trở thành một thứ thiết yếu trong cuộc sống
của con người, điều này càng được thấy rõ ở giới trẻ ngày nay và đặc biệt là đối với đối


tượng là sinh viên.
1. Những vấn đề chung về mạng xã hội
Mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các
dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao
gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn, trị chuyện trực tuyến, chia
sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

(Ảnh minh họa)
Theo thông tin báo cáo năm 2020 của We are social và Hootsuite, số lượng người dùng
internet ở Việt Nam là 68,17 triệu người. Tăng 6,2 triệu người so với năm 2019, tăng
đến 10%. Trong đó có hơn 145 triệu thiết bị di động được kết nối với internet. Bình
quân mỗi người dùng 2,1 thiết bị di động.


Tính đến tháng 1 năm 2020 thì Facebook vẫn là “ơng trùm” thống lĩnh người dùng,
theo sát ngay sau đó là một loạt những cái tên quen thuộc như Youtube, Instagram,
TickTok,.v.v.

Xét Facebook nói riêng cùng vào tháng 1 năm 2020, t cũng có 1 biểu đồ về phân bố độ
tuổi người dùng mạng xã hội này


(Biểu đồ phân bố độ tuổi người dùng Facebook vào tháng 1 năm 2020)
Ta dễ dàng nhận thấy độ tuổi từ 18-24 (25.7%) đóng góp 1 phần lớn những người dùng
Facebook, chỉ đứng sau độ tuổi 25-34(33.2%), điều này cũng tương tự đối với các
mạng xã hội khác.


(Biểu đồ phân bố độ tuổi người dùng Messenger vào tháng 1 năm 2020)


(Biểu đồ phân bố độ tuổi người dùng Instagram vào tháng 1 năm 2020)
Qua những biểu đồ trên ta có thể thấy sinh viên là đóng góp một số lượng khổng lồ
những người sử dụng mạng xã hội. Do đó các mạng xã hội thường có xu hướng phát
triển để hướng đến đối tượng này nhiều hơn.
2.Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Theo 1 kết quả điều tra cho thấy có đến 99% sinh viên sử dụng mạng xã hội, dưới đây
là một số mạng xã hội phổ biến mà sinh viên thường dùng của 1 trường đại học ở Anh

(Biểu đồ về mạng xã hội phổ biến đối với sinh viên 1 trường đại học Anh)
Cột bên trái là những mạng xã hội phổ biến đối với sinh viên, còn cột bên phải là ứng


với ứng dụng nào họ sử dụng nhiều nhất. Youtube là mạng xã hội phổ biến nhất với độ
nhận dạng 85%, đây là nền tảng chỉ cho phép người dùng tải lên video hoặc xem video
của người khác, nhưng chỉ có 32% là dùng nhiều thời gian nhất trên nền tảng. Trong
khi đó độ nhận dạng của Snapchat chỉ đứng thứ ba (69%) nhưng lại là nền tảng được
các sinh viên rất ưa chuộng, bởi đây là mạng xã hội mà sinh viên dùng để làm phương
thức liên lạc chính, Snapchat đặc biệt với tính năng quay video ngắn cùng những filter
bắt mắt là điểm cộng rất lớn trong mắt của sinh viên.
Ở Việt Nam thì biểu đồ này có thể sẽ khác đôi chút khi Facebook mới là nền tảng được
truy cập nhiều nhất, và Zalo- mạng xã hội do Việt Nam tạo ra cũng là một lựa chọn
hàng đầu của sinh viên khi nó ưu điểm hơn Facebook ở việc có thể chia sẻ được tệp dữ
liệu lớn.
Có thể thấy điểm chung lớn nhất của các nền tảng phổ biến trên là đều hướng đến mục
đích giải trí, ngồi ra cịn để liên lạc và cập nhật tin tức,…

Khảo sát 300 sinh viên trường đại học Hải Dương cho thấy 67,3% dùng mạng xã hội để
liên lạc đứng đầu mục đích sử dụng mạng xã hội. Tiếp theo đó là quảng cáo kinh doanh
(9,7%), chat với bạn bè (8,3%), cập nhật tin tức (5%), tham gia các nhóm trên mạng xã
hội (4,7%), chia sẻ những sở thích của mình (3,3%), chơi game (1,7%). Theo thống kê

trên ta thấy dường như mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên là khá tích cực tuy
nhiên đây chỉ là khảo sát trong 300 sinh viên. Trong thực tế tỉ lệ sinh viên dùng mạng
xã hội để chơi game, tham gia các nhóm mạng xã hội,… là lớn hơn rất nhiều. Vì là sinh
viên nên ngồi giờ học trên trường thì có rất nhiều thời gian rảnh trong ngày, thời
lượng sử dụng mạng xã hội cũng chiếm một phần không nhỏ trong quỹ thời gian một
ngày của sinh viên


Có đến 31.5% sinh viên dành tới 3-5h mỗi ngày để dùng mạng xã hội, chỉ có 2,9% là
dùng dưới 1h. Điều này thể hiện mạng xã hội đối với sinh viên rất quan trọng.
3. Giải pháp nâng cao sử dụng mạng xã hội hiệu quả
Nói khơng q khi mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, nếu ta biết sử dụng đúng
cách thì đây là một cơng cụ tuyệt vời giúp cho sinh viên học tập và phát triển, cịn nếu
ta sử dụng khơng hợp lí thì nó lại là một thứ nguy hiêm đối với mỗi sinh viên.

Những tác hại có thể thấy rõ khi sử dụng mạng xã hội khơng hợp lí là:
- Ảnh hưởng tới sức khỏe: Nghiện mạng xã hội gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh
viên. Nhiều bạn sử dụng mạng xã hội trong thời gian dài gây đau mỏi mắt, đau lưng,
mất ngủ. Khi dành nhiều thời gian sử dụng mạng, các hoạt động thể dục thể thao cũng
ít được các bạn quan tâm hơn. Ngày càng có nhiều sinh viên bị cận thị, nhược thị, béo
phì do nguyên nhân lớn là dùng mạng xã hội, dùng máy tính, điện thoại khơng kiểm
sốt.
- Ảnh hưởng tới học tập: Mạng xã hội có sức hút rất lớn đối với người dùng, đặc biệt là
các sinh viên, khi đa số đều mới được chuyển ra ở riêng nên khơng cịn nhận sự giám
sát của gia đình dẫn đến tình trạng nhiều bạn đắm chìm trong thế giới ảo. Vì vậy có
nhiều sinh bỏ bê học tập, khơng đến lớp chỉ vì nghiện mạng xã hội. Điều này làm tình


hình học tập của các sinh viên bị sa sút, lâu dần dẫn tới mất gốc, chán học thậm chí làm
nảy sinh tâm lý muốn bỏ học.


-Nguy cơ bị lừa đảo: Mạng xã hội là nơi hoạt động của nhiều đối tượng lừa đảo. Sinh
viên lại là thành phần còn non nớt về kiến thức cũng như kỹ năng sống nên dễ trở thành
mục tiêu của kẻ xấu. Trong thời đại 4.0, hành vi của chúng trở nên rất tinh vi vì vậy nếu
sinh viên khơng cảnh giác thì rất dễ bị dụ dỗ, trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo,
bắt cóc tống tiền hay bị bán thơng tin.

Chúng ta hồn tồn có thể khai thác hiệu quả mạng xã hội bằng một số cách như sau:
- Giới hạn thời gian sử mạng xã hội: Có rất nhiều bạn sinh viên cũng ý thức được và
vượt qua sự cám dỗ của mạng xã hội, họ chỉ dành một khoảng thời gian nhỏ trong ngày
cho nó. Đối với những bạn dành quá nhiều thời gian trong ngày dành cho mạng xã hội,
các bạn thể sử dụng những ứng dụng quản lý thời gian trên thiết bị của mình, hoặc thay
đổi thói quen của mình chuyển sang tập thể dục, thể thao vừa có thể thốt khỏi mạng xã
hội vừa có thể cải thiện sức khỏe bản thân.


-Ứng xử văn minh trên mạng xã hội: Nhiều trẻ nghĩ rằng mạng xã hội là ảo, bạn có làm
gì thì cũng khơng ảnh hưởng đến bản thân và người khác. Tuy nhiên, mạng cũng là một
xã hội thu nhỏ, tất cả những điều con làm trên mạng đều có thể ảnh hưởng đến bản thân
con và mọi người. Tất cả những hành động khơng suy nghĩ đều có thể làm người bị chỉ
trích thấy buồn và mặc cảm. Nghiêm trọng hơn, nhiều từ ngữ q khích có thể khiến
người khác tổn thương tinh thần, dẫn đến trầm cảm, thậm chí là tự tử. Vì vậy hãy sử
dụng mạng xã hội một cách văn minh, không hùa theo cộng đồng mạng để chửi rủa,
miệt thị người khác. Nếu có điều gì buồn bực hay bất đồng quan điểm với bạn bè,
người thân, bạn hãy chọn cách nói chuyện trực tiếp để cùng nhau đưa ra cách giải quyết
phù hợp. Mạng xã hội là ảo nhưng nỗi đau là thật, đừng để một dịng chữ trong lúc
khơng suy nghĩ làm ảnh hưởng đến cuộc đời của một con người.

- Bảo mật thông tin cá nhân: Những thông tin như tên thật, tuổi, trường lớp, địa chỉ
nhà, ảnh cá nhân hay các loại mật khẩu là những thông tin cá nhân, cần được bảo mật,

không nên chia sẻ những thông tin này trên mạng. Sinh viên nên sử dụng bảo mật tài
khoản 2 lớp để tránh bị lấy cắp tài khoản phục vụ cho những mục đích xấu.

- Nhận biết các dạng lừa đảo qua mạng: Hiện này có rất nhiều dạng lừa đảo qua mạng.
Kẻ xấu có thể tạo một tài khoản ảo, kết bạn và trò chuyện với bạn để lấy lịng tin sau đó
dị hỏi những thơng tin của bạn. Chúng có thể đóng vai một người bạn, muốn bạn cung
cấp thông tin để gửi quà. Tuy nhiên các bạn luôn nhớ nguyên tắc “không chia sẻ thông
tin cá nhân”, đặc biệt là chia sẻ trên mạng xã hội để không trở thành nạn nhân của lừa


đảo. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần cẩn thận với các trị chơi trúng thưởng, khơng
nên nhấn vào đường link lạ để tránh bị mất tài khoản hay bị đánh cắp thơng tin. Nếu có
người u cầu các bạn gửi ảnh cá nhân, đặc biệt là ảnh nhạy cảm, hãy từ chối ngay.
Đây cũng là một dạng lạm dụng cần được đề phòng và tránh xa.

Kết luận:
Sinh viên là những người trẻ, năng động nên việc họ sử dụng mạng xã hội là điều tất
yếu. Không thể phủ nhận những lợi ích của mạng xã hội khi giúp sinh viên tăng cường
các mối quan hệ, tăng cường tri thức hiểu biết, cung cấp nguồn giải trí lớn cho người sử
dụng. Nhưng để sử dụng hiệu quả, điều đó cịn phụ thuộc vào ý thức của mỗi sinh viên.



×