Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Loi ich va tac hai cua caffe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.21 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................. 1

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ VÀ CÂY CÀ PHÊ
1.1. Chi cà phê và cây cà phê ở Việt Nam......................................... 3
1.2. Cà phê - thức uống phổ biến ...................................................... 3
1.3. Cà phê - đa dạng trong cách pha chế ........................................ 4

Chương 2
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG CÀ PHÊ
VÀ TÁC DỤNG
2.1. Thành phần dinh dưỡng có trong cà phê nguyên chất ........... 6
2.2. Tác dụng của cà phê khi sử dụng hợp lí .................................. 9
2.3. Tác hại có thể có của cà phê ..................................................... 11

Chương 3
SỬ DỤNG CÀ PHÊ HỢP LÍ
3.1. Sử dụng cà phê với lượng hợp lí ................................................ 14
3.2. Sử dụng cà phê được chế biến và pha chế hợp lí ...................... 15
KẾT LUẬN ......................................................................................... 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................ 18


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE,
CÁCH SỬ DỤNG CÀ PHÊ HỢP LÍ được xây dựng trong tình hình thực tế cà


phê ngày càng trở thành thức uống phổ biến của của đông đảo tầng lớp người
dân lao động và tầng lớp trí thức trẻ. Mỗi người lại có một quan điểm riêng về
lợi ích và tác hại của cà phê đối với sức khỏe. Đa số các quan điểm đó dựa trên
những kiến thức truyền miệng hoặc góp nhặt thơng tin từ sách báo và Internet.
Do đó, việc có một bài viết với kiến thức chun mơn và tính khách quan cao là
cần thiết.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các đề tài xoay quanh việc tác động của một loại thức ăn hay một nhóm
thức ăn nào đó đối với q trình chuyển hóa dinh dưỡng ở người thường xuyên
được thực hiện và cập nhật trên các phương tiện truyền thơng. Bên cạnh đó,
những thành phần dinh dưỡng của cà phê đã được phân tích một cách khá rõ
ràng, giúp cho việc đánh giá các mặt lợi, hại của cà phê trong dinh dưỡng người
trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các kết luận về tác động của cà phê thường chỉ
dựa trên số liệu quan sát và thực nghiệm, chưa có những thí nghiệm đi sâu vào
cơ chế.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đưa ra kiến thức và cái nhìn khách quan về tác
động của việc uống cà phê đối với sức khỏe. Đồng thời, từ những kiến thức này,
người đọc có thể tạo cho mình một thói quen khoa học nhất liên quan đến việc
uống (hay không uống) cà phê.

4. Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia thành hai chương. Chương đầu tiên sẽ đưa ra những kiến
thức chung nhất và cây cà phê và thức uống cà phê. Chương tiếp theo sẽ trình
bày về thành phần dinh dưỡng có trong cà phê nguyên chất và cốc cà phê đã


2

được pha chế, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chúng tới sức khỏe con
người. Cuối cùng, đề tài sẽ nêu lên những ý kiến khách quan về thói quen uống
cà phê và làm thế nào để có thể sử dụng cà phê một cách lành mạnh nhất.


3

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ VÀ CÂY CÀ PHÊ
1.1. Chi cà phê và cây cà phê ở Việt Nam
Cà phê (Coffea) là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae).
Cây cà phê chúng ta thường thấy và thường được sử dụng là cà phê chè (tên
khoa học: Coffea arabica) và cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay
Coffea robusta) ngồi ra cịn cà phê mít (tên khoa học: Coffea liberica và Coffea
excelsa) ít phổ biến. Ở Việt Nam, cà phê vối chiếm ưu thế về diện tích và sản
lượng.
Cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập. Sau đó, chúng được
phân bố ở nhiều nơi khác trên thế giới. Ở Việt Nam, đồn điền cà phê được lập
bởi người Pháp vào những năm đầu thế kỉ XX. Sau đó, việc canh tác cà phê
được phổ biến rộng rãi đến các vùng các vùng Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,
Kon Tum, Di Linh... Ở Việt Nam, cà phê là cây trồng phổ biến, đặc biệt được
trồng ở Tây Nguyên. Tây Nguyên chiếm đến 80% tổng sản lượng cà phê trên cả
đất nước. Việt Nam luôn là một trong các nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế
giới. Cà phê là cây công nghiệp hằng năm, mùa thu hoạch cà phê thường nằm
trong khoảng từ tháng Tám đến tháng Một dương lịch và có sự chênh lệch không
nhiều giữa các vùng.

1.2. Cà phê - thức uống phổ biến
Từ khi cây công dụng của cà phê được phát hiện một cách tình cờ từ những

người chăn dê ở Ethiopia vào khoảng thế kỉ XVII, cà phê dần được biết đến như
một loại thực phẩm có tác dụng kích thích thần kinh. Trên tồn thế giới, cà phê
là một trong những thức uống uống phổ biến nhất. Khơng khó để có thể tìm một
qn cà phê ở bất cứ khu dân cư nào ở bất cứ đất nước nào. Với hương vị đậm
đà, khả năng giúp người uống tỉnh táo, cà phê không chỉ được yêu thích bởi tầng
lớp trí thức, sinh viên, nhân viên văn phòng... mà còn bởi đa số người lao động
Việt Nam.


4

1.3. Cà phê - đa dạng trong cách pha chế
Cà phê và trà ln là hai loại thức uống có thể đạt đến sự tỉ mỉ và tính nghệ
thuật trong pha chế. Tuy trà nổi tiếng với các hình thức ẩm thực trà đạo, nhưng
mức độ phong phú và đa dạng về hương vị cũng như dụng cụ pha chế thì khơng
thể hơn cà phê. Bên cạnh cách pha chế thơng thường, dùng trong nhu cầu hằng
ngày: cà phê hịa tan, cà phê phin (thêm đường, sữa hay đá), chúng ta sẽ có thể
tạo ra rất nhiều cách pha chế khác nhau bằng cách thay đổi lượng cà phê và
nước, lượng đường, sữa, kem, vani hay các loại nguyên liệu khác thêm vào. Các
cách pha chế lại phụ thuộc nhiều vào vùng miền, truyền thống, thói quen và nền
văn hóa. Sau đây, bài viết sẽ đề cập đến cách tạo ra tách cà phê đen nguyên chất,
giữ được hương vị và các chất trong hạt cà phê.
Cà phê nấu sôi:
Đây là cách pha cà phê kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Giai đoạn nấu tương đối ngắn, cà
phê giữ được sự tinh khiết của hạt. Cà phê xay thành bột cùng với đường sẽ
được đun sôi nhanh từ 2-3 lần tùy văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia, sau đó,
được rót vào tách. Người dùng sẽ chờ cho bã cà phê lắng xuống đáy cốc và
thưởng thức nước cà phê đen sánh phía trên. [11]
Pha cà phê kiểu ngâm:
Cà phê được ngâm trong bình thủy tinh đậy kín nên hầu như không bị mất

hương. Tuy nhiên, với cách pha cà phê này, các chất có trong cà phê vẫn cịn
lại nhiều trong bã cà phê.
Pha cà phê bằng phin:
Đây là phương pháp khá phổ biến, đặc biệt ở Việt Nam. Bột cà phê được bộ
lọc giữ chặt lại. Nước sôi đi từ trên xuống dưới, ngấm chậm qua bột cà phê và
nhỏ xuống cốc nhờ trọng lực. Vẫn theo nguyên tắc nước nóng ngấm qua bột
cà phê nên sản phẩm giữ được những chất dinh dưỡng và chất chống oxi hóa


5
của cà phê. Hiện nay, loại phin tiện dụng và phổ biến là phin bằng nhôm. Tuy
nhiên, với loại phin này, cà phê dễ bị ám mùi bởi nhôm.
Cà phê pha phin bằng áp suất:
Phương pháp này tương tự như pha cà phê phin thông thường nhưng hương
vị và chất lượng tốt hơn nhiều. Cà phê được xay rất mịn và đặt vào lên trên
lớp lưới. Nước ở dưới được nấu sôi. Hơi nước bay lên và ngấm vào cà phê.
Hơi nước sau khi ngấm qua cà phê được thu qua một vòi nhỏ. Phương pháp
này sử dụng áp suất của hơi nước để tách lấy hương vị cà phê. Tuy nhiên, nó
ít phổ biến vì thời gian để thu được sản phẩm lâu và thiết bị khó tìm mua. [1]
Máy pha cà phê áp suất:
Phương pháp này khá phổ biến vì tính tiện dụng của nó. Sử dụng áp suất để
nước có thể thẩm thấu và lấy những gì ngon nhất ra khỏi bột cà phê.
Pha cà phê bằng giấy lọc:
Với phương pháp này, thao tác đơn giản, lượng cà phê và hương vị tương
tự khi pha bằng máy nhưng lại mang tính tinh tế trong phong cách pha chế.
Hạt cà phê được xay to bằng hạt muối. Cho một lượng vừa phải bột cà phê đã
xay lên giấy lọc, thêm nước sôi và chờ để thưởng thức tách cà phê thơm
ngon.Thành phần dinh dưỡng và các chất có lợi trong cà phê được giữ lại
nguyên vẹn.



6

Chương 2

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG CÀ PHÊ
VÀ TÁC DỤNG
2.1. Thành phần dinh dưỡng có trong cà phê nguyên chất
Uống cà phê nguyên chất từng được biết đến như một biện pháp giúp giảm
cân. Tuy đó khơng phải là một phương pháp giảm cân thực sự khoa học nhưng
nó cũng cho thấy một nhận định ban đầu về thành phần dinh dưỡng có trong cà
phê: rất ít. Phần lớn lượng ca lo và chất dinh dưỡng trong tách cà phê thường đến
từ những nguyên liệu đi kèm như đường, sữa, kem, bơ, bột kem... Vậy, thành
phần các chất thực sự có trong hạt cà phê bao gồm những gì và hàm lượng ra
sao?
Cà phê giàu vitamin và khoáng chất:
Cà phê cung cấp kali, phốtpho, magiê, canxi và một lượng nhỏ kẽm,
vitamin B6, thiamin (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3)
và một số vitamin nhóm B khác. [12]
Trong đó, kali có vai trị quan trọng trong các q trình chuyển hóa, tham
gia hệ thống đệm của tế bào. Trong cơ thể, kali giúp điều hòa cân bằng nước và
điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường của các hệ cơ quan, đặc biệt là hệ
tim mạch, vận động, tiết niệu. Tuy có vai trị quan trọng nhưng nếu trong cơ thể
quá thừa hay quá thiếu kali đều gây ảnh hưởng đến cơ thể và gây ra những biểu
hiện bệnh lý.
Phốtpho và canxi đều là những nguyên tố có hàm lượng cao trong cơ thể
con người. Chúng là thành phần quan trọng cấu thành nên xương và răng.
Phốtpho là cấu thành của DNA và RNA, là những chất quan trọng trong thơng
tin di truyền và điều hịa hoạt động bình thường của cơ thể. Phốtpho dưới dạng
ion muối là thành phần trong hệ thống cân bằng nội môi của cơ thể. Canxi có vai

trị trong dẫn truyền thần kinh, giữ cho tim và não hoạt động tốt. Canxi còn là
một trong các yếu tố cần thiết cho quá trình đơng máu và kiểm sốt huyết áp.


7
Magiê có mặt với lượng nhỏ nhưng có vai trị quan trọng trong điều hịa các
q trình khác nhau và sự chuyển hóa năng lượng. Nó có vai trị cực kì quan
trọng trong quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu, tham gia vào
sự phân hủy glucose, acid béo trong q trình chuyển hóa năng lượng. Magiê
cũng đóng vai trị quan trọng trong tổng hợp lipid và protein, giúp q trình tạo
xương và các mơ khác, đảm bảo tính bền vững dẫn truyền thần kinh và sự co cơ.
[13]
Vitamin nhóm B đóng vai trị quan trọng trong quá trình trao đổi chất của
cơ thể. Mỗi loại vitamin thực hiện một chức năng khác nhau và kết hợp với nhau
để giúp cơ thể khỏe mạnh. Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong hệ thống thần
kinh và giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Vitamin B2 có vai trò đặc biệt quan trọng
trong tái sinh và ổn định trạng thái làn da. [14] Pantothenic (vitamin B5) cũng
được tìm thấy ở cà phê. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, vitamin B5 giúp duy trì sức
khỏe của hệ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận và giúp sản xuất
các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, vitamin B5 có thể giúp thúc đẩy q trình làm
lành vết thương và giảm bớt chứng viêm khớp dạng thấp. [16]
Một tách cà phê đen (240ml), trung bình có thể cung cấp:
- Vitamin B2 (Riboflavin): 11% của RDA.
- Vitamin B5 (Pantothenic Acid): 6% của RDA.
- Vitamin B1 (Thiamin): 2% của RDA.
- Vitamin B3 (Niacin): 2% của RDA.
- Folate: 1% của RDA.
- Manganese: 3% của RDA.
- Potassium: 3% của RDA.
- Magnesium: 2% của RDA.

- Phosphorus: 1% của RDA. [6]
Trong đó, RDA viết tắt từ Recommended Dietary Allowance, tạm dịch:
khoản bồi dưỡng thức ăn được đề nghị, là số lượng các chất dinh dưỡng trong


8
chế độ ăn uống được đề nghị nhằm đạt sức khỏe tốt. Các số liệu này có thể được
thay đổi theo các năm và thay đổi theo thể trạng của từng vùng dân cư.
Cà phê giàu chất chống oxi hóa:
Cà phê tự nhiên rất giàu chất chống oxi hóa. Có khoảng 1000 chất chống
oxi hóa trong hạt cà phê xanh, và những hạt cà phê được ủ đúng cách sẽ được
thêm đến 300 chất. [11] Vậy, chất chống oxi hóa là gì?
Chất chống oxi hóa (antioxidant) là chất bảo vệ cơ thể khỏi các thiệt hại
gây ra bởi các phân tử được gọi là các gốc tự do. Các gốc tự do này là một trong
những yếu tố trong sự phát triển các bệnh về mạch máu, tim và ung thư trong
một số điều kiện khác nhau.
Các gốc tự do sinh ra thông qua các sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa
bình thường trong cơ thể, chẳng hạn q trình chuyển hóa đường thành năng
lượng hay hoạt động tiêu hóa thức ăn của enzyme; khi cơ thể đang trong q
trình điều trị với thuốc; khi tiếp xúc ơ nhiễm... Các chất chống oxy hóa bao gồm
một số vitamin, khống chất và flavonoid. Nguồn cung cấp chất chống oxy hóa
thơng thường là các loại trái cây, rau quả và đa số đồ uống có nguồn gốc từ thực
vật. [3] Một nghiên cứu phát hành năm 2005 dựa trên thông tin thu thập được từ
Bộ Nông nghiệp Mỹ (U.S. Department of Agriculture) đã chỉ ra mười loại thực
phẩm hàng đầu trong việc cung cấp chất chống oxi hóa: cà phê, trà đen, chuối,
đậu khô, ngô, rượu vang đỏ, bia, táo, cà chua và khoai tây. [11]
Năm 2005, Tiến sĩ - giáo sư hóa học Joe Vinson đã thực hiện nghiên cứu về
chất chống oxi hóa trên hơn 100 loại thực phẩm khác nhau, bao gồm các loại rau
củ, trái cây, các loại thực vật gia vị, dầu và các loại đồ uống phổ biến. Kết quả là
cà phê đứng đầu. Đây là kết quả của tổng hợp số liệu về tổng lượng chất chống

oxi hóa trên mỗi đơn vị thực phẩm và mật độ sử dụng chúng. [2] Rõ ràng, với sự
dồi dào chất chống oxi hóa, kèm theo đó là một số loại vitamin và khoáng chất
khác, việc uống một - hai tách cà phê mỗi ngày là có lợi. Tuy nhiên, để hạn chế
những bất lợi gây ra cho bệnh nhân bị mất ngủ, huyết áp cao hoặc cơ thể không


9
phù hợp với cà phê, thì chúng ta có thể sử dụng các thực phẩm khác thay thế,
tiêu biểu như trà đen, chuối, đậu khô, ngô... Chúng là những thực phẩm giàu chất
chống oxi hóa và phổ biến khắp thế giới. Ngoài ra, các loại trái cây và rau củ
tươi luôn là một lựa chọn tốt, không chỉ chứa chất chống oxi hóa mà cịn chứa
các loại vitamin, khống chất và chất xơ khác, phù hợp với mọi người. Ngày
nay, nho đen, nam việt quất là hai trong những thực phẩm giàu chất chống oxi
hóa, được khuyến cáo sử dụng.
Tuy giàu chất chống oxy hóa nhưng q trình rang và chế biến cà phê có
thể làm giảm một lượng đáng kể các chất chống oxi hóa. Do đó, cần chú ý trong
q trình chế biến cà phê để có thể hạn chế sự mất mát này.

2.2. Tác dụng của cà phê khi sử dụng hợp lí
Bên cạnh giữ cho bạn được tỉnh táo, cà phê ngày càng được phát hiện chứa
đựng những lợi ích tiềm tàng khác, bao gồm việc chống lại bệnh ung thư gan,
ung thư đại tràng, tiểu đường Type II, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer. [12]
Cà phê giúp cải thiện hoạt động trí óc:
Cà phê giúp chúng ta tỉnh táo hơn và hoạt động trí óc được nhanh nhẹn,
minh mẫn hơn. Chất kích thích thần kinh phổ biến nhất có trong cà phê là
caffeine. Cơ chế chính của caffeine trong não là ngăn chặn tác động của chất ức
chế dẫn truyền thần kinh Adenosine. Từ đó, caffeine giúp tăng hoạt động dẫn
truyền xung thần kinh và giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khác có tên là
dopamine và norepinephrine. Nhiều thí nghiệm đã được tiến hành và đưa ra
những kết quả nhằm chứng minh caffeine có thể cải thiện tâm trạng, thời gian

phản xạ, khả năng ghi nhớ, sự cảnh giác và chức năng nhận thức chung. Ngồi
caffeine, trong cà phê cịn chứa Theobromine và Theophylline, là những chất có
tác dụng kích thích. [7][8]


10
Cà phê hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa và cải thiện hiệu suất rèn luyện thể
thao:
Caffeine làm tăng sự trao đổi chất và làm nhanh quá trình phân giải các
chất béo. Nó cịn có thể huy động chất béo từ mô mỡ và tăng hiệu suất hoạt động
của cơ bắp. Caffeine có thể tăng nồng độ Adrenaline trong máu (cịn gọi là
hormone Epinephrine). Epinephrine đi qua máu, đến các mô mỡ và gửi tín hiệu
để phá vỡ các chất béo và giải phóng chúng vào máu, và chúng sẽ được sử dụng
như acid béo trong máu. Caffeine đã được ghi nhận rằng có thể tăng hiệu suất
luyện tập thể dục, thể thao lên 11-12% so với trung bình. [7][8]
Cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Type II:
Bệnh tiểu đường Type II được đặc trưng bởi mức độ glucose trong máu cao
do sự kháng insulin hoặc do cơ thể khơng có khả năng sản xuất insulin. Đây là
một trong những bệnh liên quan đến lối sống không khoa học hiện nay. Nó tăng
gấp 10 lần trong vài thập kỉ trở lại và do đó, trở thành một mối quan ngại lớn.
Với những nghiên cứu chủ yếu thực hiện trên quan sát thực nghiệm, cà phê
nhiều lần được chứng minh có liên quan đến việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh
tiểu đường. Trung bình, việc tiêu thụ một tách cà phê mỗi ngày giúp giảm nguy
cơ tiểu đường khoảng 7% (số liệu từ 18 thí nghiệm với tổng số 457922 người
tham gia). [7]
Cà phê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson:
Như đã đề cập, cà phê có thể hỗ trợ hoạt động thần kinh. Bên cạnh đó, nó
cịn hỗ trợ sức khỏe não bộ khi về già. Tuổi già, Alzheimer là chứng rối loạn
thối hóa thần kinh phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu của chứng mất trí
nhớ. Các quan sát cho thấy, người có thói quen uống cà phê làm giảm nguy cơ

bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ đến 60%. Bên cạnh Alzheimer, Parkinson
là chứng rối loạn thối hóa thần kinh phổ biến thứ hai, đặc trưng bởi cái chết của
các tế bào thần kinh não. Cà phê có thể làm giảm nguy cơ bệnh Parkinson đến
32-60%. [7]


11
Cà phê có thể tốt cho gan:
Gan là một cơ quan có vai trị quan trọng trong cơ thể, thực hiện nhiều chức
năng quan trọng. Tuy nhiên, nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài,
đặc biệt là do thói quen uống bia rượu hiện nay. Xơ gan là giai đoạn cuối cùng
của tổn thương gan. Khi đó, mơ gan phần lớn đã bị thay thế bởi mơ sẹo. Nhiều
nghiên cứu cho thấy cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ xơ gan. Nó cũng
giảm nguy cơ ung thư gan đến 40%. [7]
Mặc dù những nghiên cứu và quan sát trên thực nghiệm cho thấy những lợi
ích của cà phê, hiện nay vẫn chưa thực sự có một chứng minh cụ thể và nghiên
cứu khoa học nào khẳng định tính đúng đắn của những vấn đề đã nêu ở trên.
Chúng chỉ đủ để nói lên mối liên hệ giữa việc uống cà phê và việc hạn chế khả
năng mắc bệnh. Trên thực tế, khả năng đề kháng và chống lại bệnh tật của mỗi
người còn phụ thuộc rất nhiều vào lối sống, tin thần và việc luyện tập thể dục,
thể thao.

2.3. Tác hại có thể có của cà phê
Cà phê, như chúng ta đã biết, chứa một số vitamin, khoáng chất và rất giàu
chất chống oxi hóa. Uống và phê thường xuyên và với lượng vừa phải (từ một
đến hai tách mỗi ngày) sẽ giúp tăng khả năng hoạt động trí óc và giúp cơ thể hạn
chế một số bệnh nguy hiểm như tiểu đường Type II, gan, các bệnh đãng trí về
già... Tuy nhiên, cà phê không phải là thức uống phù hợp với tất cả mọi người,
đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh về thận và bệnh mất ngủ. Những
tác hại có thể có của cà phê chủ yếu liên quan đến lượng caffeine chúng ta uống

vào mỗi ngày. Do đó, đối với những người khơng dung nạp được caffeine thì có
thể sử dụng một số sản phẩm đã được tách caffeine như một sản phẩm thay thế.
Cà phê gây tăng áp lực lên thận:
Một tách cà phê trung bình đem lại khoảng 120mg caffeine cho cơ thể, đủ
để tăng hiệu quả làm việc của não bộ và tăng sự tỉnh táo cho cơ thể. Caffeine làm
tăng sản xuất hormone tuyến thượng thận làm tăng nhịp tim, lưu lượng máu. Sự


12
gia tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể chính là một trong những nguyên nhân
giúp cơ thể cảm thấy phấn chấn và tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nó làm
tăng lưu lượng máu đi qua thận. Tại thận, các chất độc và các chất chuyển hóa
khác được lọc ra khỏi máu và đào thải vào nước tiểu. Từ đó, có thể nói caffeine
gián tiếp tăng sự quá tải lên quá trình bài tiết nước tiểu và trong đó, bao gồm sự
quá tải trong hoạt động của thận. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tiêu thụ
nhiều thực phẩm chứa caffeine về lâu dài có thể tăng nguy cơ bị suy thận. [5]
Một người uống cà phê như một thói quen hay cả những người thỉnh thoảng mới
dùng một tách cà phê đều có thể dễ dàng nhận thấy rằng caffeine làm tăng số lần
tiểu tiện trong ngày và đồng thời tăng nhu cầu uống nước của cơ thể.
Cà phê làm tăng nguy cơ mất nước của cơ thể:
Sự hoạt động mạnh của hệ bài tiết khiến cơ thể dễ bị mất nước nhanh
chóng, và đó cũng là nguyên nhân gây nên những cơn khát sau khi dùng cà phê.
Mất nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng hình
thành sỏi thận. Việc uống nhiều hơn hai tách cà phê mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ
gây hại cho thận cùng với hiện tượng mất nước nếu khơng bổ sung nước hợp lý
vào thói quen ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, việc tăng quá trình bài tiết sẽ
khiến chúng ta vơ tình đào thải một lượng canxi nhất định. Do đó, việc uống cà
phê thường xuyên có một mối liên quan nhất định đến bệnh lỗng xương do
thiếu canxi.
Cà phê gây bồn chồn, khó ngủ:

Việc tăng lưu lượng máu góp phần tăng tính linh hoạt, tỉnh táo của hệ thần
kinh trung ương. Tuy nhiên, đối với người có loại hình thần kinh mạnh, khơng
cân bằng, caffeine có thể gây cảm giác bồn chồn, khó ngủ và khó tập trung vào
cơng việc, dễ bị kích thích, khó chịu đường tiêu hóa và đau đầu. Do đó, tùy vào
thể trạng và loại hình thần kinh của từng người để có thể sử dụng cà phê một
cách hợp lí, tránh những tác dụng phụ khơng mong muốn mà vẫn có thể có được
những lợi ích mà cà phê mang lại.


13
Cà phê là thức uống gây nghiện:
Cà phê là một thức uống dễ gây nghiện. Một người có thói quen uống cà
phê, nếu vì một số lí do khách quan khiến họ phải dừng việc này lại, cơ thể sẽ có
những biểu hiện của chứng nghiện. Chúng bao gồm chứng nhức đầu, bồn chồn,
khó chịu, mệt mỏi... và những hiện tượng này có thể kéo dài vài ngày.


14

Chương 3

SỬ DỤNG CÀ PHÊ HỢP LÍ
3.1. Sử dụng cà phê với lượng hợp lí
Đầu tiên, chúng ta đều biết rằng cà phê khơng khơng thuộc bất kì một nhóm
thực phẩm cần thiết nào. Trước khi cà phê xuất hiện và trở thành thức uống phổ
biến như ngày nay, con người vẫn có thể sống khỏe mạnh và hồn tồn đầy đủ
dưỡng chất từ các nguồn lương thực, thực phẩm. Do đó, uống cà phê và biến
việc uống cà phê trở thành thói quen hàng ngày hồn tồn là sự lựa chọn của mỗi
cá nhân. Trước khi uống cà phê, chúng ta cần cân nhắc về tình hình sức khỏe của
bản thân. Những đối tượng cần cẩn trọng trong việc tiêu thụ caffeine bao gồm:

người có tiền sử bệnh tim; người hay hồi hộp, tim đập nhanh; phụ nữ đang mang
thai hoặc cho con bú; người bị cao huyết áp, loãng xương, bị bệnh về thận... Trẻ
em cũng là một đối tượng không nên uống cà phê, đặc biệt khi các em đang
trong độ tuổi tăng trưởng. Như đã nói, caffeine trong cà phê có thể gây mất mát
ion canxi, do đó, gây lỗng xương hoặc xương chậm tăng trưởng. Năm
milligram Calci sẽ bị hao hụt khi cơ thể tiêu thụ sáu ounce (oz, 1oz ≈ 29.5735ml)
coffee. [4] Ngoài ra, caffeine có thể gây tương tác với một số loại thuốc, do đó,
cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thói quen uống cà phê của mình khi đang được
điều trị bởi loại thuốc nào đó.
Cà phê khơng phải là nguồn caffeine duy nhất. Các loại nước giải khát, trà,
chocolate, một số thuốc cảm lạnh và đau đầu cũng chứa caffeine. Nếu ta thường
xuyên dùng những loại thực phẩm trên, lượng caffeine hằng ngày tiếp nhận vào
cơ thể sẽ tương đối lớn khi kết hợp với thói quen uống cà phê.
Bên cạnh đó, ngay cả khi chúng ta đã xác định mình khơng thuộc các đối
tượng có vấn đề với caffeine thì việc uống cà phê cũng cần có liều lượng và mật
độ sử dụng hợp lý. Cà phê là loại thức uống dùng để thưởng thức, không phải để
chữa bệnh, do đó, khơng cần phải q ngun tắc như việc dùng thuốc. Chúng ta
chỉ cần ghi nhớ rằng cơ thể không được hấp thụ quá nhiều caffeine một lần cũng
như quá nhiều lần trong ngày. Ở đây, "caffeine" không phải "cà phê", vì hầu hết


15
những tác hại mà cà phê có thể gây ra cho cơ thể chúng ta là do lượng caffeine
chứa trong nó. Mặc khác, hiện nay, cà phê được pha chế với rất nhiều phương
pháp khác nhau, cho ra những tách và li cà phê với lượng caffeine dao động rất
lớn. Vậy, đối với một người trưởng thành, uống cà phê bao nhiêu là đủ? Theo
nhiều tài liệu và nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra số lượng trung bình là một
đến hai tách cà phê mỗi ngày. Điều này áp dụng đối với cà phê "rang xay" và với
tách cà phê khoảng 8oz được pha với độ "đậm" vừa phải. Theo FDA, đối với
một người trưởng thành khỏe mạnhn, 400mg caffeine mỗi ngày là mức có thể

chấp nhận được. [10] Để có thể dùng cà phê lâu dài và không ảnh hưởng đến sức
khỏe, con số lý tưởng là từ 100 – 200mg caffeine mỗi ngày (một cốc cà phê tám
ounce có thể có 100mg caffeine). Tuy nhiên, với thể trạng chung của người Việt
Nam, con số này có thể thấp hơn.

3.2. Sử dụng cà phê được chế biến và pha chế hợp lí
Tuy việc uống cà phê đều đặn tốt cho sức khỏe, người dùng cũng cần phải
tối ưu hóa những lợi ích này. Điều quan trọng đầu tiên cần phải ghi nhớ, đó là
khơng thêm bất cứ gì khơng lành mạnh vào tách cà phê. Thứ hai, không tạo cơ
hội để cà phê làm chúng ta mất ngủ. Một số nguyên tắc khi sử dụng cà phê được
tóm tắt như sau:
Hạn chế sử dụng cà phê liều lượng cao sau 2 giờ chiều:
Việc sử dụng cà phê sau 2 đến 3 giờ chiều có thể làm ảnh hưởng đến giấc
ngủ. Mất ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm ảnh hưởng đến sức
khỏe chúng ta. Tuy nhiên, đối với những người đã quen với caffeine, dùng một
tách cà phê nhạt vào chiều muộn cũng không ảnh hưởng lớn.
Hạn chế thêm đường vào cà phê:
Đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây béo phì và tiểu
đường. Trong chế độ ăn uống ngày nay, đường hầu như khơng thể thiếu. Chính
vì thế, nó góp phần tăng tỉ lệ béo phì và các bệnh tim mạch trên thế giới.


16
Chọn thương hiệu cà phê uy tín:
Việc chọn mua cà phê ở những thương hiệu uy tín giúp hạn chế dư lượng
bảo vệ thực vật. Nếu khơng có thời gian để tự pha chế cà phê, bạn có thể mua
một cốc cà phê tại tiệm cà phê quen thuộc. Tuy nhiên, hạn chế chọn các loại cà
phê được thêm các nguyên liệu không lành mạnh. Chúng bao gồm đường, kem
hay bất cứ sản phẩm nhân tạo nào. Hiện nay, các sản phẩm cà phê xay cùng với
đường, kem, đá, bánh quy... với các tỉ lệ khác nhau đang là thức uống ưa thích

của nhiều bạn trẻ. Nó được sử dụng như một sản phẩm nước tăng lực vì hàm
lượng đường và kem cao, giúp chuyển hóa nhanh thành năng lượng; một lượng
nhỏ caffeine đủ để não bộ được tỉnh táo. Tuy nhiên, đây là những thức uống
hồn tồn khơng có lợi cho cơ thể, nó chứa hàng trăm calo và các thành phần
nhân tạo kích thích vị giác.
Hạn chế tăng calo cho tách cà phê:
Như đã nói, hiện nay, các sản phẩm cà phê được pha chế thơm ngon với rất
nhiều kem, đường, sữa... Rất nhiều người không biết rằng một cốc cà phê đặc
biệt đầy kem, xi rơ... có thể mang năng lượng nhiều đến 570 calo mỗi cốc. [15]
Nó tương đương với một bữa ăn và hiển nhiên chúng ta đều biết những bất lợi
cho sức khỏe từ lượng calo này.
Thêm bột quế, ca cao khi pha cà phê:
Nếu bạn thích tự pha cho mình một tách cà phê đặc biệt và tốt cho sức
khỏe, hãy thử thêm bột quế. Nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm huyết
glucose, cholesterol và triglycerides. [9] Thêm bột ca cao nguyên chất cũng là
một phương pháp giúp thay đổi hương vị cho tách cà phê truyền thống của.


17

KẾT LUẬN
Từ đề tài LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ ĐỐI VỚI SỨC
KHỎE, CÁCH SỬ DỤNG CÀ PHÊ HỢP LÍ, một số kết luận sau được rút ra:
1) Cà phê hiện nay đang được sử dụng phổ biến khắp nơi trên thế giới. Nó
mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe con người. Với một lương nhất
định vitamin và khoáng chất cùng với sự dồi dào của chất chống oxi hóa, cà phê
có thể giúp con người hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường Type II,
Alzheimer và Parkinson, xơ gan... Caffeine trong cà phê giúp chúng ta tỉnh táo,
phản xạ nhanh nhạy và tăng khả năng sáng tạo, thích ứng.
2) Bên cạnh những mặt lợi, sử dụng cà phê không hợp lý cũng có thể gây

nên những tác động xấu đến sức khỏe con người. Caffeine trong cà phê khiến ta
mất ngủ, bồn chồn. Nguy hiểm hơn, nó gây tăng áp lực lên thận, dễ dẫn đến các
bệnh về thận và tăng tình trạng mất nước của cơ thể.
3) Chúng ta nên biết cách sử dụng cà phê hợp lý để phát huy lợi ích về sức
khỏe mà cà phê mang lại. Đó là: sử dụng cà phê từ những thương hiệu uy tín, sử
dụng với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào thể trạng của từng cá nhân, pha chế cà
phê một cách khoa học để giữ được tối đa các chất có lợi trong hạt cà phê.


18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRANG WEB
1. 5 cách pha cà phê ngon và tinh tế nhất,
/>truy cập ngày 1/6/2015.
2. Anthony Moell, 2005, Coffee is number one source of antioxidants,
truy cập
ngày 24/5/2015.
3. Antioxidants - Topic Overview, truy cập ngày 24/5/2015.
4. Jennifer Warner, 2005, How to Drink Coffee,
truy cập ngày
26/5/2015.
5. Joe King, M.S, 2015, Does Drinking Coffee All Day Damage Your
Kidneys?, truy cập ngày 25/5/2015.
6. Kris Gunnars, Coffee: Good or Bad?, truy cập ngày 25/5/2015.
7. Kris Gunnars, Why is Coffee Good For You? Here Are 7 Reasons,
truy cập ngày
24/5/2015.
8. Kris Gunnars, Can Coffee Increase Your Metabolism and Help You Burn
Fat?, truy cập

ngày 27/5/2015.
9. Kris Gunnars, 8 Ways to Make Your Coffee Super Healthy,
/>truy cập ngày 27/5/2015.
10. Lisa Evans, Exactly how much and how often you should be drinking
coffee, />

19
much-and-how-often-you-should-be-drinking-coffee, truy cập ngày
27/5/2015.
11. Lois Ferguson, Naturally safe essentially healthy,
truy cập ngày 27/5/2015.
12. Nadia Haris, Coffee Bean Nutrition Facts,
/>truy cập ngày 23/5/2015.
13. Vai trò của Magiê với cơ thể, truy cập ngày 23/5/2015.
14. Vai trò của các vitamin nhóm B, truy cập ngày 23/5/2015.
15. WebMD, The Buzz on Coffee, truy cập ngày 28/5/2015.
16. Sylvie Tremblay, MSc, Vitamins & Minerals in Coffee,
/>truy cập ngày 23/5/2015.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×