Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Intel tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.36 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

TIỂU LUẬN
MƠN: KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN
INTEL TẠI VIỆT NAM

Hà Nội – 10/2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN INTEL VÀ THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM............................................................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về tập đồn Intel.................................................................................3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................3
1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi....................................................................4
a. Tầm nhìn........................................................................................................4
b. Sứ mệnh.........................................................................................................4
c. Giá trị cốt lõi..................................................................................................4
1.2. Tổng quan về thị trường Việt Nam.......................................................................5
1.2.1. Mơ hình PESTLE.............................................................................................5
a. Chính trị (Political)........................................................................................5
b. Kinh tế (Economical).....................................................................................5
c. Xã hội (Social)...............................................................................................6
d. Công nghệ (Technological)............................................................................6
e. Pháp lý (Legal)...............................................................................................6


f. Môi trường (Environmental)...........................................................................7
1.2.2. Các yếu tố quan trọng khác.............................................................................7
a. Vị trí địa lý.....................................................................................................7
b. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ..............................................7
CHƯƠNG 2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN
INTEL TẠI VIỆT NAM..............................................................................................8
2.1. Lý do Intel lựa chọn chiến lược tiêu chuẩn hóa tồn cầu tại Việt Nam..............8
2.1.1. Đối mặt với áp lực giảm chi phí......................................................................8
2.1.2. Đối mặt với áp lực thích nghi với địa phương.................................................8
2.2. Phân tích q trình thực hiện chiến lược tiêu chuẩn hóa tồn cầu của Intel tại
Việt Nam.....................................................................................................................10
2.2.1. Phân tích SWOT............................................................................................10
a. Điểm mạnh...................................................................................................10


b. Điểm yếu......................................................................................................10
c. Cơ hội........................................................................................................... 10
d. Thách thức....................................................................................................11
2.2.2. Phương thức thâm nhập thị trường...............................................................11
a. Xuất khẩu trực tiếp.......................................................................................11
b. Đầu tư trực tiếp............................................................................................11
2.2.3. Chiến lược tiêu chuẩn hóa tồn cầu trong các hoạt động thuộc chuỗi giá trị
của Intel tại Việt Nam..............................................................................................13
a. Các hoạt động hỗ trợ....................................................................................13
b. Các hoạt động chính.....................................................................................14
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA INTEL TẠI VIỆT NAM..........17
3.1. Đánh giá kết quả chiến lược kinh doanh quốc tế của Intel tại Việt Nam..........17
3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................................17
3.1.2. Nhược điểm...................................................................................................17

3.1.3. Kết quả hoạt động.........................................................................................17
3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh quốc tế của Intel Việt Nam
.................................................................................................................................... 18
3.3. Bài học kinh nghiệm từ chiến lược kinh doanh quốc tế của Intel tại Việt Nam18
KẾT LUẬN................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................20


4


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, ngày càng có nhiều
doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Việc đưa quá trình kinh
doanh của mình vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia cho phép doanh nghiệp đạt
được những lợi ích to lớn: mở rộng thị trường, tận dụng lợi ích kinh tế vùng để giảm
chi phí, đạt được hiệu ứng học tập và lợi thế kinh tế trên quy mô, tận dụng kỹ năng các
công ty con.
Từ hoạt động kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp sẽ có thể tăng khả năng sinh lời
và tăng trưởng lợi nhuận tối ưu. Tuy nhiên, để mở rộng thị trường ra nước ngồi chưa
bao giờ là chuyện dễ dàng, mà địi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu về thị trường đó
trên nhiều phương diện; nghiên cứu đối thủ cạnh tranh; phân tích, nhận diện và tận
dụng các cơ hội kinh doanh;… để cuối cùng đưa ra chiến lược kinh doanh quốc tế phù
hợp nhất. Từ đó, cơng ty xây dựng được cơ cấu tổ chức, phương thức thâm nhập thị
trường, đề ra những chiến lược, chiến dịch, chương trình hành động cụ thể.
Xét trên nhiều góc độ, có thể thấy việc nghiên cứu về chiến lược kinh doanh
quốc tế của các công ty có vai trị tầm quan trọng vơ cùng to lớn. Nếu hiểu được cách
thức các công ty lựa chọn và áp dụng chiến lược kinh doanh quốc tế của mình, chúng
ta có thể đánh giá được ưu – nhược điểm trong từng trường hợp, rút ra những bài học
kinh nghiệm quý báu cho hành trình kinh doanh và cống hiến sau này.

Nhận thấy ý nghĩa của việc nghiên cứu chiến lược kinh doanh quốc tế mà các
công ty đã từng thực hiện, trong bài thi kết thúc học phần Kinh doanh quốc tế, em
quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Tập đoàn
Intel tại Việt Nam” với mong muốn làm rõ các vấn đề sau: Chiến lược mà Intel đã áp
dụng tại Việt Nam là gì? Lý do lựa chọn chiến lược đó? Từ chiến lược tổng thể, Intel
đã áp dụng vào các bước đi cụ thể như thế nào? Có những ưu – nhược điểm và bài học
gì chúng ta có thể rút ra từ đó?
Những nội dung trên được thể hiện qua 3 phần chính của bài tiểu luận:
Chương 1: Tổng quan về tập đoàn Intel và thị trường Việt Nam
Chương 2: Chiến lược kinh doanh quốc tế của Intel tại Việt Nam
Chương 3: Đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm từ chiến lược kinh
doanh quốc tế của Intel tại Việt Nam

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN INTEL VÀ THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về tập đoàn Intel
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tập đồn Intel được sáng lập năm 1968 bởi hai nhà nghiên cứu máy tính Robert
Noyce và Gordon Moore; có trụ sở chính tại Santa Clara, tiểu bang California, Hoa
Kỳ; hoạt động trong ngành công nghiệp bán dẫn và vi mạch xử lý. Qua hơn 50 năm từ
khi thành lập đến nay, Intel đã trải qua nhiều dấu mốc quan trọng:
 Những năm 1970, các loại bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (DRAM, SRAM) và bộ
nhớ chỉ đọc (ROM) do Intel sản xuất có vị thế thống lĩnh thị trường thế giới.
 Năm 1971, dù hoạt động chính của Intel khơng phải là sản xuất bộ vi xử lý,
nhưng tập đoàn đã tung ra Intel 4004 là bộ vi xử lý đầu tiên trên thế giới.
 Năm 1974, Intel tung ra bộ vi xử lý Intel 8080 với khả năng thay thế 4.500 đèn
transistors1 và tốc độ nhanh gấp 10 lần so với các sản phẩm cùng loại trước đó;

ứng dụng trong nhiều sản phẩm: đèn giao thông, máy đếm tiền, máy bơm
xăng,...
 Giữa những năm 1980, Intel bắt đầu tập trung vào hoạt động chính là sản xuất
bộ vi xử lý. Đến năm 1993, Intel Pentium ra đời, thúc đẩy sự phát triển của
công nghệ đồ họa và âm thanh trên PC.
 Liên tiếp các năm sau đó, tập đồn tung ra thị trường các bộ vi xử lý Intel
Pentium, Intel Core với đặc điểm là ngày càng được nâng cấp rõ rệt, từ vài trăm
ngàn transistors đã lên đến hàng tỷ transistors.
 Đến nay, Intel đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang phát triển nền tảng cơng
nghệ số tích hợp cao cấp, phần mềm và dịch vụ để cung cấp cho các công ty
chế tạo máy tính, thiết bị thơng tin cho máy tính xách tay, máy tính để bàn, thiết
bị di động, mạng lưới Internet of Things.
Từ cơ sở hoạt động nhỏ ở California với hơn 12 nhân viên, Intel đã lần đầu tiên
mở rộng quy mơ sản xuất ra nước ngồi vào năm 1972 bằng việc xây dựng nhà máy
tại Penang, Malaysia. Đến năm 2020, Intel đã có nhà máy chế tạo tại nhiều quốc gia:
Hoa Kỳ, Costa Rica, Ireland, Israel, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam với hơn 110.000
lao động; chiếm hơn 19% thị phần bán dẫn toàn cầu, doanh thu năm 2020 đạt 77,87 tỷ
USD.
1 Transistor: một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được dùng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa
điện tử; năm trong khối đơn vị cơ bản tạo thành một cấu trúc mạch ở các thiết bị điện tử hiện đại nói chung.

6


1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
a. Tầm nhìn
Tập đồn Intel tun bố về tầm nhìn của mình: “If it is smart and connected, it
is best with Intel”. Điều này cho thấy Intel luôn hướng đến việc cung cấp những sản
phẩm thông minh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của khách hàng; đồng thời
cơng ty cũng có tham vọng dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh mà mình đang thực

hiện.
b. Sứ mệnh
Intel đề ra sứ mệnh: “Utilize the power of Moore’s Law to bring smart,
connected devices to every person on earth”. Với sứ mệnh này, Intel đã xác định mình
sẽ dựa trên Định luật Moore với quan điểm số lượng transistors trong các chip mạch
tích hợp sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 1 – 2 năm để hiện thực hóa tầm nhìn của mình: phát
triển ra những thiết bị thông minh, kết nối; hướng đến thị trường tồn cầu.
c. Giá trị cốt lõi
Tập đồn Intel đã cơng bố 6 giá trị quan trọng, xuyên suốt trong từng hoạt
động, trở thành kim chỉ nam cho những thành công của Intel:
1. Lấy khách hàng làm định hướng: luôn lắng nghe và điều chỉnh hoạt động
của mình dựa trên tiếng nói và mong đợi của khách hàng.
2. Kỷ luật nghiêm minh: tập đồn có những quy định riêng, u cầu toàn bộ
nhân viên phải nghiêm chỉnh chấp hành để đảm bảo được tính kỷ luật trong cơng việc.
3. Chất lượng trên hết: với tầm nhìn trở thành người dẫn đầu, Intel luôn chú
trọng tới chất lượng, từ sản phẩm đến kỹ thuật, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Tập
đồn cũng chọn ra giám đốc kỹ thuật xuất sắc để phụ trách việc quản lý chất lượng.
4. Khuyến khích thử nghiệm mạo hiểm: Intel khuyến khích tinh thần mạo
hiểm và sáng tạo của nhân viên, do đó cơng ty khơng hề e ngại việc tham gia vào
những thử nghiệm mới để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng nhất.
5. Lấy kết quả làm phương hướng: Intel đòi hỏi nhân viên xây dựng một mục
tiêu giàu tính thách thức và sức cạnh tranh, coi trọng kết quả, đồng thời cần dũng cảm
gánh vác trách nhiệm, khi phát sinh ý kiến trái chiều trong nội bộ cần áp dụng biện
pháp tranh luận có tính xây dựng cuối cùng tìm ra phương án giải quyết vấn đề.
6. Tạo ra môi trường làm việc tốt: giữa các nhân viên có thể trao đổi ý kiến
một cách thành thực, cơng khai và thẳng thắn, có tinh thần đồng đội, sự tôn trọng lẫn
nhau; nhân viên ln được khích lệ để dũng cảm tiến lên phía trước.

7



1.2. Tổng quan về thị trường Việt Nam
1.2.1. Mơ hình PESTLE
a. Chính trị (Political)
Việt Nam theo hệ thống đơn đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo
duy nhất. Mơi trường chính trị tại Việt Nam được đánh giá là ổn định nhất trong khu
vực Đông Nam Á, tạo thuận lợi cho các công ty khi kinh doanh tại đây.
Từ những năm 2000, chính phủ Việt Nam đã đưa ra những biện thúc đẩy hội
nhập: năm 2001 ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt – Mỹ (BTA), năm
2007 chính thức gia nhập WTO. Đến năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại
giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ thương mại với gần
230 quốc gia và vùng lãnh thổ, gia nhập nhiều tổ chức lớn như ASEAN, WTO,…
Tuy vậy chính trị Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định. Theo báo cáo
của Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (HRW) vào năm 2020, các vấn đề về nhân quyền
và tự do ngôn luận Việt Nam rất kém. Dù đã có những nỗ lực nhất định từ phía chính
phủ nhưng nạn tham nhũng cũng là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam.
b. Kinh tế (Economical)
Vào giữa những năm 2000, Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai
châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 8,4% năm
2005. Lạm phát giai đoạn 2000 – 2005 trung bình ở mức 4,2% hàng năm. Năm 2020,
dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng GDP của Việt Nam
vẫn đạt khoảng 343 tỷ USD, tăng 2,91% so với năm 2019, đứng thứ 4 ASEAN và nằm
trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từng bước trở thành một động lực
chủ yếu cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Số lượng dự án FDI và vốn
đăng ký đầu tư tại Việt Nam tiếp tục gia tăng hàng năm. Năm 2006, hơn 100 trong số
500 tập đoàn xuyên quốc gia lớn nhất thế giới đã hiện diện tại Việt Nam, bao gồm
những tên tuổi lớn như Shell, Total, IBM, HP, Samsung, LG, Ford, Toyota, Mitsubishi,
Honda, Yamaha, Siemens, Ericsson, Nokia.
Sau hai mươi năm đổi mới, đến năm 2006, ngành chế tạo đã vươn lên trở thành

khu vực kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm 19,4% GDP và tăng trưởng 13,4%. Các
khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng hỗ trợ hồn chỉnh được xây dựng nhanh chóng ở cả
các vùng lân cận với TP. HCM và Hà Nội. Năm 2020, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
8


tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 13,6 tỷ USD, chiếm 47,7%
tổng vốn đầu tư đăng ký, là ngành trọng điểm của Việt Nam.
c. Xã hội (Social)
Vào giữa những năm 2000, Việt Nam là thị trường hấp dẫn với hơn 80 triệu
dân. Hơn 1/3 dân số có độ tuổi dưới 30, năng động, cởi mở, hướng ngoại, nhanh nhạy
trong việc tiếp thu kiến thức mới, đây sẽ nguồn lao động tiềm năng cho Intel tại Việt
Nam.
Hiện tại dân số Việt Nam vào khoảng 97 triệu người, tuy nhiên đang có xu
hướng già hóa. Theo báo cáo của Worldbank, độ tuổi trung niên (45-60 tuổi) đang hình
thành và phát triển theo cấp số nhân, hiện tại đang chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ
tăng lên 26% vào năm 2026. Nhiều chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ phải đối mặt với
tình trạng dân số già kéo dài đến 28 năm (2026 – 2054).
Người Việt Nam về cơ bản là những người thân thiện, hiếu khách, có tình u,
niềm tự hào và tự tơn dân tộc cao. Đa số người dân không theo bất kỳ tôn giáo nào,
14,9% theo đạo Phật, 8,5% theo đạo Thiên Chúa, 1,5% người tin vào Hoahaoism,
1,2% người tin vào Đạo Cao Đài.
Thu nhập của người dân ngày càng cải thiện, tầng lớp trung lưu mới nổi đang
tăng lên nhanh chóng trong nước và dự kiến sẽ đạt 26% vào năm 2026 (Worldbank,
2020), tuy nhiên Việt Nam đang chứng kiến khoảng cách thu nhập đang ngày càng
tăng.
d. Công nghệ (Technological)
Những năm gần đây, Việt Nam đang tập trung vào việc phát triển công nghệ,
tạo ra lực lượng lao động công nghệ, các chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngồi,
khuyến khích mọi người tham gia khởi nghiệp. Theo Bộ Khoa học và Cơng nghệ tính

đến năm 2020, lĩnh vực cơng nghệ thơng tin đã thu hút 700 cơng ty, trong đó 220 cơng
ty nước ngồi, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn.
Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin như công nghệ giáo
dục, gia công phần mềm, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo,… Tuy vậy nhiều công
ty hiện tại đang phải đối mặt với thách thức về lực lượng lao động có tay nghề và kiến
thức còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm.

9


e. Pháp lý (Legal)
Năm 1999, Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp, kể từ đó số lượng doanh
nghiệp mới thành lập gia tăng mạnh mẽ. Chỉ riêng trong năm 2006, số lượng doanh
nghiệp tư nhân mới thành lập đã ngang với tổng số doanh nghiệp được thành lập trong
10 năm từ 1991 đến 1999. Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng trở thành một động lực
chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hiện tại Việt Nam đang khuyến khích
các cơng ty nước ngồi đầu tư và kinh doanh trong nước, tích cực sử dụng các biện
pháp quyết liệt hơn nữa để hồn thiện khung chính sách, pháp lý, thu hút đầu tư nước
ngồi.
f. Mơi trường (Environmental)
Mơi trường tại Việt Nam gặp nhiều thách thức từ việc khai thác chưa tốt tài
nguyên thiên nhiên, chưa kiểm soát được chặt chẽ việc xả thải ra môi trường,… Đồng
thời, những thiên tai thảm hoạ đang xảy ra ngày càng nhiều với mức độ tàn phá lớn
hơn như bão, lũ lụt, hạn hán,…, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống và các
hoạt động kinh tế. Tuy nhiên điểm tích cực là các doanh nghiệp đang có xu hướng
chuyển sang sử dụng và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
1.2.2. Các yếu tố quan trọng khác
a. Vị trí địa lý
Việt Nam nằm trên trục chính của hành lang kinh tế Đông – Tây, trung tâm khu
vực Đơng Nam Á, có biên giới đất liền giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và

Campuchia ở phía Tây nên có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc kết nối, lưu thông
sản xuất giữa ASEAN - Trung Quốc và cả các nước Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật
Bản. Bên cạnh đó, nước ta cịn có đường bờ biển dài 3.260 km giáp với biển Đông,
tiếp cận trực tiếp được tới Vịnh Thái Lan nên có lợi thế rất lớn về vị trí để các cơng ty
có thể tận dụng trong việc giảm chi phí logistics, đưa hàng hóa đi ra các thị trường
khác.
b. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Ngày 11/7/1995, Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ
ngoại giao, kể từ đó hai nước đã đạt nhiều bước tiến quan trọng trong quan hệ song
phương. Ngày 13/7/2000, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hòa Kỳ
được ký kết. Sau các nỗ lực quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
ngày càng cởi mở, các rào cản kinh tế, thương mại thu hẹp dần.
10


Từ năm 2005, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Về
đầu tư, Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam với hình thức đầu tư
đa dạng, với dự án đăng ký tại 43/63 tỉnh thành. Năm 2020, dù dịch bệnh phức tạp
nhưng giá trị thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn đạt 90,8 tỉ USD. Hoa Kỳ – Việt Nam
có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện, là điều kiện thuận lợi để
doanh nghiệp hai nước mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang nước đối
phương.

11


CHƯƠNG 2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN
INTEL TẠI VIỆT NAM
2.1. Lý do Intel lựa chọn chiến lược tiêu chuẩn hóa tồn cầu tại Việt Nam
2.1.1. Đối mặt với áp lực giảm chi phí

Tập đồn Intel kinh doanh tại Việt Nam phải đối mặt với áp lực giảm chi phí
cao.
Đối với người tiêu dùng cuối cùng của Intel tại thị trường Việt Nam, từ trước
đến nay, bên cạnh chất lượng thì giá cả là yếu tố quan trọng hàng đều để đưa ra quyết
định mua hàng. Ấn phẩm Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam năm 2020 do Deloitte
thực hiện chỉ ra rằng, nhìn chung người dùng Việt ưu tiên chất lượng, độ bền và giá
khi mua sắm đồ điện tử tiêu dùng; trong đó yếu tố giá ảnh hưởng 12% đến quyết định
mua. Hơn nữa, nhu cầu phổ quát của khách hàng đối với sản phẩm bán dẫn của Intel
tại các quốc gia khác nhau đều tương tự nhau, nên Intel đang cần phục vụ nhu cầu
chung và sử dụng giá cả như một vũ khí cạnh tranh chính.
Ngành cơng nghiệp bán dẫn được xem là ngành có mức độ cạnh tranh khốc liệt
nhất. Tại thị trường Việt Nam, Intel phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh tầm cỡ,
hoạt động trên quy mô lớn với lợi thế chi phí thấp như Samsung, IBM, TSCM, AMD,
Dell EMC. Đặc biệt, với vị thế cạnh tranh dẫn đầu, các đối thủ này cũng có quyền
thương lượng cao đối với các nhà cung cấp nên dễ dàng hợp tác được với các các nhà
cung cấp nước ngoài giá rẻ cho một số chức năng nhất định.
Trong bối cảnh đó, Intel Việt Nam cần nỗ lực giảm chi phí, tận dụng lợi thế của
môi trường kinh doanh tại Việt Nam, lợi thế kinh tế theo quy mô và hiệu ứng học tập
để sản xuất ra một loạt sản phẩm tiêu chuẩn với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.
2.1.2. Đối mặt với áp lực thích nghi với địa phương
Tập đoàn Intel khi kinh doanh tại Việt Nam phải đối mặt với áp lực thích nghi
với địa phương thấp.
Sự khác biệt trong sở thích và thị hiếu người tiêu dùng: Intel hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, với đặc thù là những sản phẩm sản xuất ra không tồn tại
nhiều sự khác biệt trong sở thích và thị hiếu người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau.
Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán truyền thống: các sản phẩm của
Intel thuộc về bộ phận bên trong, là một phần lắp ráp nên các thiết bị điện tử và không
chịu sự ảnh hưởng về khác biệt cơ sở hạ tầng giữa Việt Nam và các quốc gia khác
12



trong quá trình sử dụng. Người dân Việt Nam cũng khơng có tập qn đặc biệt nào
trong việc tiêu dùng những sản phẩm này.
Kênh phân phối: tập đoàn Intel khi kinh doanh tại các thị trường khác nhau sử
dụng các nhà bán lẻ, người bán lại, đại lý và các sàn thương mại điện tử để phân phối
sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng. Các kênh này đều phổ biến và được ứng dụng
rộng rãi tại thị trường Việt Nam, duy chỉ có các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam tuy
phát triển muộn hơn các quốc gia khác, nhưng từ năm 2015 trở lại đây luôn duy trì
mức tăng trưởng cao và liên tục với quy mơ thị trường đạt 5 tỷ USD đầu năm 2020, có
tốc độ tăng trưởng lên tới 81%.
Nhu cầu của chính phủ nước sở tại: Việt Nam đang hướng tới mục tiêu thu
hút đầu tư nước ngồi nên ln chú trọng tạo điều kiện tốt nhất cho các cơng ty nước
ngồi. Với vị thế đi đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn, Intel là đối tượng mà chính
phủ Việt Nam rất quan tâm bởi khả năng tác động tích cực tới kinh tế quốc gia của
Intel. Vì vậy, chính phủ đã thể hiện sự săn đón và thiện chí của mình với Intel thông
qua đưa ra những ưu đãi miễn giảm, cam kết giải quyết kịp thời và hiệu quả đối với
bất kỳ vấn đề phát sinh nào khi Intel hoạt động tại Việt Nam.
Việt Nam khuyến khích mạnh mẽ đầu tư nước ngoài như là một phần trong
chiến lược phát triển của mình, và Chính phủ cam kết sẽ tiếp tục cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh và đã thông qua Luật đầu tư chung cho các loại hình doanh nghiệp,
đối xử bình đẳng quốc gia, khơng phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài, hoàn toàn xóa bỏ phân biệt về giá và lệ phí đối với nhà đầu tư nứơc ngồi. Ơng
Rick Howarth, tổng giám đốc Intel Products Viet Nam nói: “Intel đã có được sự hỗ trợ
mạnh mẽ và tích cực từ Chính phủ Việt Nam và chính quyền TP.HCM và q trình làm
việc với chính quyền TP.HCM đã diễn ra rất thuận lợi để hỗ trợ cho quá trình điều
chỉnh dự án”.
0%

04 năm đầu (kể từ khi có thu nhập chịu thuế)


5%

09 năm tiếp theo (sau thời gian miễn thuế)

10%

02 năm tiếp theo (sau thời gian giảm thuế)

25%

Thời gian còn lại của dự án

Các ưu đãi mềm:

13


 Ưu tiên hợp tác, đặt hàng, sử dụng máy móc thiết bị và nhân lực nghiên cứu của
Trung tâm nghiên cứu phát triển của Khu Công nghệ cao
 Các khóa học đào tạo về tiếng Anh kỹ thuật, kỹ năng mềm, kỹ năng kỹ thuật
với chi phí ưu đãi tại Trung tâm đào tạo của Khu CNC
 Hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi phát triển khoa học công nghệ của
TP.HCM
 Hỗ trợ xin visa ra vào nhiều lần cho chun gia nước ngồi.
2.2. Phân tích q trình thực hiện chiến lược tiêu chuẩn hóa tồn cầu của Intel tại
Việt Nam
2.2.1. Phân tích SWOT
a. Điểm mạnh
-


Intel được cơng nhận trên tồn cầu về thương hiệu và lịng trung thành mạnh

mẽ.
-

Intel là nhà cung cấp thống trị và tiên phong của bộ vi xử lý cho máy tính cá

nhân. Nó vẫn cịn bị chi phối bởi nhiều thiết bị bộ nhớ.
- Dựa trên doanh thu, Intel là một cơng ty cơng nghệ tồn cầu và sản xuất chất
chip bán dẫn lớn nhất thế giới.
- Intel khởi đầu cho dòng bộ vi xử lý x86, bộ vi xử lý thiết lập ở hầu hết các máy
tính cá nhân hiện nay.
- Hiện nay, Intel có khoảng 80% thị phần bộ vi xử lý, trong khi AMD chỉ có
khoảng 17%.
- Intel thiết kế chip tích hợp cao cấp, với khả năng cơ giới hàng đầu.
b. Điểm yếu
-

Sau năm 2000, vị trí dẫn đầu của Intel lĩnh vực kinh doanh cốt lõi đã giảm đáng kể.

-

Intel đã không đạt được chiến lược kinh tế theo quy mô và chiến lược kinh tế theo

phạm vi trong suốt lịch sử lâu dài.
-

Giá bán cao hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh.

-


Không hiện diện trên thị trường bộ vi xử lý cho siêu di động.

c. Cơ hội
-

Cơng ty nên có định hướng khách hàng bởi vì sự thay đổi của khách hàng sau vài

tháng.
-

Khách hàng ln ln tìm kiếm sản phẩm mới và hiện đại hơn.

-

Tiến bộ trong công nghệ cũng cung cấp những cơ hội cho việc tạo các sản phẩm mới.

-

Intel trong ngành cơng nghiệp thay đổi nhanh chóng, đổi mới là cách duy nhất để duy

trì vị trí dẫn đầu trong ngành cơng nghiệp.
-

Sự đa dạng hóa trong các hoạt động kinh doanh liên quan và không liên quan như:

14


thiết bị bảo mật, băng thông rộng, ngành công nghiệp di động, …

-

Sự kết hợp giữa cũ và mới có thể giảm chi phí, nâng cao chất lượng và dịch vụ.

-

Sự thay đổi hồn cảnh sau khi suy thối kinh tế và khủng hoảng tài chính cũng là một

cơ hội cho công ty.

d. Thách thức
-

Sự tiến bộ trong công nghệ làm lỗi thời dây chuyền sản xuất cũng như sản phẩm của

công ty.
-

Cuộc chiến về giá đang diễn gay gắt ra giữa các nhà sản xuất máy tính cá nhân.

-

Nhiều nhà sản xuất máy tính cá nhân có khả năng đang sử dụng mạch tổ hợp hiệu suất

kém.
-

Sự thay đổi thị hiếu và sở thích của khách hàng dẫn đến việc giảm sự trung thành của

khách hàng đối với thương hiệu là một mối đe dọa lớn.

-

Sự dể thay đổi tiền tệ ở các nước khác nhau tạo ra những vấn đề cho việc kinh doanh

của cơng ty.
-

Intel có những đối thủ mạnh trong ngành công nghiệp này như Dell, IBM, …

-

Công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để duy trì thị phần của mình.

-

Tập đoàn Intel đang phải đối mặt với những bất ổn về chính trị, những sự điều tiết

thuế quan ở các quốc gia khác nhau.

2.2.2. Phương thức thâm nhập thị trường
a. Xuất khẩu trực tiếp
Năm 1997, Intel chính thức đặt văn phịng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam. Phương thức này là hoàn toàn phù hợp bởi đây là giai đoạn đầu, Intel chưa
có nhiều kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam nên sẽ vừa tận dụng được cơng suất sản
xuất sản phẩm lớn của mình để bán được nhiều hàng hơn, vừa tránh được các rủi ro về
tài chính, thị trường.
Tuy nhiên, với phương thức xuất khẩu trực tiếp, Intel gặp khó khăn trong việc
tìm hiểu sâu về người tiêu dùng Việt, khó triển khai các hoạt động marketing thu hút
khách hàng cũng như gặp những rào cản thương mại khi xuất khẩu vào Việt Nam.
b. Đầu tư trực tiếp

Năm 2001, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tập đoàn Intel đã làm việc với
nhau về việc thúc đẩy Intel đầu tư vào Việt Nam. Sau thời gian dài cân nhắc kỹ lưỡng,
Intel quyết định thâm nhập thị trường Việt Nam theo phương thức đầu tư với hình thức
thiết lập chi nhánh sở hữu tồn bộ.

15


Ngày 21/2/2006, Cơng ty TNHH Intel Products Việt Nam chính thức được
thành lập tại Phường Tân Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, đồng thời bắt đầu
xây dựng nhà máy sản xuất lắp ráp và kiểm định (ATM) từ khu đất trống. Tháng
11/2006, Intel thông báo mở rộng quy mô nhà máy ATM này gấp ba lần, lên 46.000
mét vuông cũng như tăng tổng mức đầu tư lên 1,04 tỷ USD, sản xuất sản phẩm phục
vụ thị trường Việt Nam và xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới.
Chủ tịch Intel, ông Craig Barrett cho biết: “Chúng tôi lựa chọn địa điểm này
trong số 150 quốc gia khảo sát. Chúng tơi có một nhóm chun tìm hiểu điều kiện, cơ
hội đầu tư trên khắp thế giới. Sau khi nghiên cứu kỹ, chúng tơi chọn VN vì ở đây hội
đủ tất cả những yếu tố thuận lợi cho việc đầu tư của chúng tơi. Đó là nguồn lao động,
cơ sở hạ tầng, sự cam kết và sẵn sàng hỗ trợ của chính quyền tại đây. Chúng tơi xem
xét tất cả các điều kiện và kết quả là rất tích cực...".
Intel bị thu hút bởi một lực lượng lao động sôi động có tay nghề cao, có tiềm
năng mạnh mẽ để tăng sự phức tạp và giá trị thêm đóng góp của họ để kinh doanh toàn
cầu của Intel Việt Nam.
Thay vì chỉ mở rộng thêm hoạt động của các nhà máy hiện có của mình Intel
đầu tư vào Việt Nam là do nước ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chính trị ổn
định. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nền tảng giáo dục tốt, lực lượng lao động năng
động, chi phí sản xuất thấp và quan trọng nhất đó là Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan
tâm đến sự phát triển của ngành CNTT.
Perera nói rằng Việt Nam, với lợi thế chi phí lao động của mình đối với Trung
Quốc, gần gũi với thị trường Trung Quốc, và tham gia vào các hiệp ước thương mại tự

do khu vực, "có thể được thích hợp để lắp ráp các sản phẩm CNTT".
Trong số các nước châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ đã đăng ký công nghệ thông
tin phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hầu hết các công ty xuyên quốc gia chia sẻ cùng
một công thức đầu tư, tức là Trung Quốc và Ấn Độ cộng với một (một điểm đến cho
đầu tư) để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Đây cũng là một lý do cho việc đầu tư
vào Việt Nam của Intel.
Ngày 6/12/2020, tại TP. Hồ Chí Minh, tập đồn Intel thành lập pháp nhân độc
lập thứ hai là Công ty TNHH Intel Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiếp
thị và mở rộng thị trường.

16


Qua phương thức thâm nhập này, Intel đạt được sự linh hoạt trong việc kiểm
soát hoạt động kinh doanh, giảm cơ hội tiếp cận lợi thế cạnh tranh từ phía đối thủ.
2.2.3. Chiến lược tiêu chuẩn hóa tồn cầu trong các hoạt động thuộc chuỗi giá trị
của Intel tại Việt Nam
a. Các hoạt động hỗ trợ
 Hệ thống thông tin:
Với vị thế là tập đoàn lớn mạnh hàng đầu thế giới, Intel áp dụng hệ thống quản
lý hàng hóa tồn kho, theo dõi doanh số bán hàng, định giá sản phẩm, bán sản phẩm,
v.v. có chất lượng vượt trội và mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ đắc lực cho quá trình hoạt
động.
 Logistics:
Intel hoạt động tại Việt Nam và các quốc gia khác sử dụng hệ thống điện toán
giả lập nhận thức – Cognitive Computing để quản lý chức năng tìm nguồn cung, qua
đó:
 Tích hợp tất cả dữ liệu có sẵn, đồng bộ chúng thành hệ thống dữ liệu thống
nhất;
 Hệ thống ngôn ngữ tự nhiên sẽ chọn lọc và trích xuất thơng tin quan trọng từ

các dữ liệu phi cấu trúc;
 Sử dụng trí tuệ nhân tạo AI (được gọi là Saffron) để liên kết các dữ liệu thô từ
các nguồn khác nhau;
 Xếp hạng các nhà cung ứng theo nhiều tiêu chí, từ đó Intel có thể lựa chọn và
trực tiếp gửi yêu cầu báo giá cho các nhà cung cấp tiềm năng nhất, đẩy nhanh
quá trình thu mua.
 Hỗ trợ tính tốn chỉ trong vài phút với khả năng hỗ trợ lập kế hoạch cho khoảng
450 triệu đơn vị mỗi năm, trên nhiều mơ hình kinh doanh.
Trên toàn cầu, hơn 10.000 nhà cung cấp 1 ở 89 quốc gia đang cung cấp nguyên
vật liệu trực tiếp cho mọi hoạt động của Intel. Tại Việt Nam, số lượng nhà cung cấp
nội địa năm 2020 của Intel Products Việt Nam là 180 nhà cung cấp. Các nhà cung cấp
của Intel tại Việt Nam cũng được lựa chọn và đánh giá theo tiêu chuẩn của tập đoàn
mẹ, đồng thời tuân theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO37001 về Hệ thống quản lý chống hối
lộ.
Từ các yếu tố đầu vào do các nhà cung ứng và nhà máy sản xuất nguyên vật
liệu ở quốc gia khác của Intel cung cấp, nhà máy Intel Việt Nam sẽ tiến hành sản xuất.
17


Phần đa sản phẩm hoàn thiện sẽ được xuất khẩu đi, giao lại cho tập đoàn Intel
và IDG rồi tiến hành phân phối thơng qua các kênh của mình. Phần còn lại dùng để
phục vụ nhu cầu của thị trường nội địa Việt Nam, được phân phối tới các nhà sản xuất
hoặc tới người dùng cuối cùng thông qua các đối tác bán lẻ của Intel Products Việt
Nam.
 Nguồn nhân lực:
Tính đến cuối tháng 6 năm 2020, Intel Products Việt Nam có hơn 2.700 nhân
viên có tay nghề cao, bao gồm chuyên gia công nghệ, kỹ sư và chuyên viên vận hành;
ngồi ra cịn có hơn 3.000 lao động thuộc các đơn vị nhà thầu trực tiếp làm việc tại nhà
máy để hỗ trợ hoạt động của công ty. Trong đó có đến 95% nhân sự người Việt đảm
nhận các vị trí từ chuyên viên sản xuất đến giám đốc cấp cao, trưởng các bộ phận.

Theo tính tốn của Đại học Fulbright Việt Nam, năm 2015, bình quân mỗi lao
động của Intel Việt Nam tạo ra 3,1 triệu USD giá trị xuất khẩu, hơn 90.000 USD giá trị
gia tăng, cao gấp 9 lần so với giá trị bình quân trong khối các doanh nghiệp FDI.
Khoảng 70% nhân viên của Intel Việt Nam được tuyển dụng ngay sau khi tốt
nghiệp. Nhân viên cũng được chú trọng nâng cao trình độ kỹ năng để đáp ứng nhu cầu
của công ty và hướng đến tiêu chuẩn quốc tế.
 Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp:
Ở cấp cao nhất, Intel được tổ chức thành các bộ phận tự trị chủ yếu (largely
autonomous divisions), Intel sử dụng cách quản lý theo ma trận (matrix management)
và quản lý theo các nhóm chức năng chéo (cross-functional teams) để dễ thích nghi
với những sự thay đổi. Các chức năng có thể kể đến là: tài chính, nguồn nhân lực, công
nghệ thông tin, bán hàng và tiếp thị, v.v.
Intel có cơ cấu tổ chức phân quyền, cơng ty con có quyền ra quyết định. Tại
Việt Nam, ơng Kim Huat Ooi - Phó Chủ tịch phụ trách Chế tạo và Vận hành kiêm
Tổng giám đốc Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (IPV) là người điều hành cơng
ty.
Văn hóa doanh nghiệp ở IPV thấm nhuần 6 giá trị cốt lõi của Intel: lấy khách
hàng làm định hướng, kỷ luật nghiêm minh, chất lượng trên hết, khuyến khích thử
nghiệm mạo hiểm, lấy kết quả làm phương hướng, tạo môi trường làm việc tốt.
b. Các hoạt động chính
 R&D:

18


Mảng nghiên cứu và phát triển do tập đoàn Intel/IDG tiến hành 2. Hoạt động
R&D của Intel được tiến hành tập trung ở các địa điểm thuận lợi như:
 Hudson, Massachusetts: tập trung thiết kế, nghiên cứu và phát triển các cơng






nghệ như SoC, máy tính hiệu suất cao (HPC), v.v.
Irvine và San Diego, California: là hai trung tâm R&D quan trọng của Intel.
Jerusalem, Israel: phát triển các thành phần Intel Pro và Petah Tikva, WiMAX.
Haifa, Israel: phát triển bộ xử lý đa hạt nhân trong các thiết bị mỏng.
Intel Labs Europe, Ireland: phát triển các mơ hình và phương pháp triển theo

công nghệ thông tin – truyền thông mới.
 …
 Sản xuất:
Intel/IDG ở các nhà máy khác nhau trên thế giới sản xuất nguyên vật liệu chính
như đế bán dẫn, mảng bo mạch,… rồi chuyển đến Intel Products Việt Nam để tiến
hành lắp ráp, kiểm tra và lưu kho. Các sản phẩm do Intel Việt Nam lắp ráp đều tuân
theo thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn chung do tập đồn lựa chọn như ISO 9001:2008,
ngồi ra cịn tn thủ tiêu chuẩn về sản phẩm bán dẫn của Việt Nam như: TCVN
11344-2:2017, TCVN 11344-14:2017 (IEC 60749-14-2003), v.v.
Nếu như quá trình kiểm định đạt yêu cầu, sản phẩm sẽ được giao lại cho tập
đoàn Intel và IDG hoặc bán tại thị trường Việt Nam.
 Marketing và bán hàng:
Tinh thần chung của 4 yếu tố trong mơ hình marketing mix 4P được Intel áp
dụng trên toàn cầu:
 Sản phẩm (Product): Intel ln định vị sản phẩm của mình có vị thế đi đầu. Sản
phẩm của Intel được tiêu chuẩn hóa với chất lượng cao nhằm thỏa mãn nhu cầu chung
của khách hàng trên toàn thế giới.
 Giá cả (Price): trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành công nghiệp bán
dẫn, Intel luôn nỗ lực tận dụng những lợi thế của mình đạt được chi phí thấp và đưa ra
mức giá tối ưu đến người tiêu dùng.
 Phân phối (Place): sản phẩm của Intel được cung cấp đến 2 đối tượng khách

hàng, chính là gần 80% cho các nhà sản xuất nguyên liệu gốc và trên 20% cho các
kênh phân phối. Hệ thống các đại lý của Intel hiện nay có mặt tại 165 quốc gia với số
lượng 225.000 thành viên, trong đó có 255 nhà phân phối sỉ, 1.100 nhà kho.
 Xúc tiến (Promotion): Intel đưa ra những chiến dịch marketing lớn, tiếp cận đến
khách hàng toàn cầu như:
2 Intel Deutschland GmbH (IDG) trước đây được gọi là Intel Moblie Communications GmbH, một cơng ty con
của Intel đóng tại Munich, năm 2015 sau khi tích hợp hoạt động R&D đã chuyển thành IDG.

19


 Intel Inside: bắt đầu năm 1992 qua việc Intel phối hợp quảng cáo với chính các
đối tác sản xuất của mình. Intel trực tiếp trả tiền cho các hãng sản xuất máy tính như
Dell để đổi lại một logo "Intel Inside" gắn bên ngoài máy. Chiến dịch này đã giúp
doanh thu toàn cầu của Intel tăng hơn 63% ngay năm đầu áp dụng, mức độ nhận diện
logo Intel tại Châu Âu năm 1994 lên đến 94% so với 24% khi chưa áp dụng.
 Triển lãm công nghệ quốc tế CES: năm 1993, Intel chi khoản tiền khổng lồ để
có không gian trưng bày rộng lớn trong triển lãm CES, với mục tiêu biến Intel trở
thành một thương hiệu tượng trưng cho chất lượng. Kết quả là năm 2001, Intel đã
vươn lên trở thành thương hiệu có giá trị thứ 6 trên tồn cầu, được người dùng vơ cùng
tin tưởng.
Bên cạnh đó, Intel cũng rất chú trọng quan hệ cơng chúng thông qua các hoạt
động trách nhiệm xã hội của mình.
 Dịch vụ khách hàng:
Intel ln quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng, khách hàng chính là 1
trong 6 yếu tố tạo nên giá trị cốt lõi của Intel. Intel chú ý tiếp thu những phản hồi,
nguyện vọng của khách hàng để chuyển về cho bộ phận R&D và cân nhắc thiết kế sản
phẩm phù hợp với nhu cầu đó.
Dịch vụ khách hàng tại thị trường Việt Nam do Công ty TNHH Intel Việt Nam
đảm nhận, nhất là trong hoạt động thăm dò dư luận, tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật

và hiểu biết liên quan đến sản phẩm.

20


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA INTEL TẠI VIỆT NAM
3.1. Đánh giá kết quả chiến lược kinh doanh quốc tế của Intel tại Việt Nam
3.1.1. Ưu điểm
Đối diện với áp lực chi phí thấp cao khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam,
việc áp dụng chiến lược tiêu chuẩn hóa tồn cầu đã giúp Intel:
 Tận dụng lợi ích kinh tế theo quy mơ: Intel có nhà máy chế tạo và trung tâm
R&D ở nhiều quốc gia khác nhau, giúp nghiên cứu phát triển sản phẩm với và sản xuất
ra nguyên vật liệu chính trước khi đưa đến Intel Việt Nam lắp ráp và kiểm định. Các
chi phí cố định được phân bổ trên số lượng sản phẩm nhiều nên giá thành cũng giảm
xuống, từ đó Intel có khả năng cung cấp những sản phẩm với giá cả ngày càng hợp lý
cho người tiêu dùng Việt Nam và người dùng tồn cầu.
 Tận dụng lợi ích kinh tế vùng: nếu như các nhà máy chế tạo có hàm lượng
công nghệ cao, thâm dụng vốn được đặt tại Mỹ và một số quốc gia phát triển do yếu tố
quyền sở hữu trí tuệ thì tại Việt Nam, nhà máy Intel tận dụng được nhân công dồi dào,
giá rẻ, các ưu đãi từ phía chính phủ, vị trí địa lý thuận lợi,… để tối ưu hóa hoạt động
sản xuất.
 Tận dụng hiệu ứng học tập: Intel hoạt động trên gần 200 thị trường, có trung
tâm R&D, nhà máy ở nhiều quốc gia khác nhau nên hồn tồn có thể tận dụng những
kinh nghiệm của mình trên thị trường khác để áp dụng khi kinh doanh tại Việt Nam,
giúp tiết kiệm chi phí và góp phần làm phong phú thêm hệ thống học hỏi kinh nghiệm
tồn cầu của cơng ty.
3.1.2. Nhược điểm
Khi áp dụng chiến lược tiêu chuẩn hóa tồn cầu, Intel đã bỏ qua một số yếu tố
địa phương đặc trưng tại Việt Nam, nhưng điều đó là khơng đáng kể.

Đồng thời, công ty cũng sẽ giảm đi mức độ ứng biến linh hoạt và mức độ bền
vững do khó điều chỉnh sản phẩm bởi nó được sản xuất rộng rãi trên quy mơ lớn, từ
đó tạo cơ hội cho đối thủ mỗi khi có sai sót về sản phẩm xảy ra.
3.1.3. Kết quả hoạt động
Sau khi đi vào hoạt động 5 năm, nhà máy Intel Products Việt Nam trở thành nhà
máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất trong hệ thống của Intel toàn cầu. Đến nay, Intel là
đơn vị tiếp nhận đầu tư công nghệ cao lớn nhất của Mỹ vào Việt Nam. Năm 2019, kết
quả kinh doanh của Intel Việt Nam đột biến với doanh thu 24.067 tỷ đồng, tăng 54%;
21


lợi nhuận ròng 3.720 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2018; tạo ra việc làm cho hơn
2.700 lao động; nhiều chương trình trách nhiệm xã hội có ý nghĩa đã được thực hiện.
3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh quốc tế của Intel Việt
Nam
Để có những bước phát triển đột phá hơn nữa trong tương lai, Intel Việt Nam có
thể áp dụng những giải pháp sau:
 Mở rộng sản xuất tại thị trường Việt Nam: giúp tận dụng tối đa những ưu đãi
từ phía các chính sách của chính phủ và các lợi thế đặc biệt của Việt Nam. Đồng thời
giúp đáp ứng đủ dây chuyền sản xuất các loại sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu ngày
càng đa dạng của người tiêu dùng.
 Đa dạng nguồn cung ứng nội địa: những nhà cung ứng nội địa sẽ am hiểu văn
hóa địa phương, thị trường, quy định pháp lý, giúp tiết kiệm chi phí logistics cho Intel
Việt Nam; đồng thời từng bước gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.
 Tăng cường phát triển các đối tác bán lẻ: các đối tác bán lẻ đóng vai trị quan
trọng trong việc đưa ra thị trường những sản phẩm mới nhất của Intel. Intel có thể kỳ
vọng trong thời gian tới, kênh bán lẻ điện máy - máy tính nói chung và các đối tác bán
lẻ chiến lược của Intel nói riêng sẽ là đầu tàu thúc đẩy thị trường bán lẻ phát triển theo
hướng hiện đại, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
 Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực: tuy Việt Nam có lợi thế về nhân lực

dồi dào, giá rẻ nhưng nhìn chung trình độ chun mơn, kiến thức, kinh nghiệm chưa
thực sự đủ đáp ứng nhu cầu của Intel. Cho nên Intel có thể đầu tư vào phát triển nhân
lực để khắc phục điểm yếu này và tạo thiện cảm tốt hơn trong mắt người tiêu dùng
Việt Nam.
3.3. Bài học kinh nghiệm từ chiến lược kinh doanh quốc tế của Intel tại Việt Nam
Trước khi tham gia kinh doanh tại một thị trường mới, doanh nghiệp cần có sự
nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường mục tiêu, xác định những lợi ích và rủi ro mình có
thể đạt được khi kinh doanh tại đó, sau đó đưa ra quyết định có nên kinh doanh hay
không; nếu muốn kinh doanh, trước tiên cần xác định chính xác chiến lược kinh doanh
quốc tế, sau đó lựa chọn cơ cấu tổ chức và cách thức thâm nhập thị trường phù hợp.
Trong quá trình kinh doanh tại thị trường ngồi: ln chủ động nâng cao khả
năng thích ứng và sáng tạo trong doanh nghiệp, bởi sẽ có nhiều yếu tố phát sinh khơng
lường trước, ví dụ: Intel đã nhanh chóng thay đổi từ lắp ráp chipset cho máy tính để

22


bàn và cá nhân sang máy tính bảng để thích nghi; chú ý duy trì mối quan hệ cộng tác
mang tính xây dựng với chính quyền địa phương để có kết quả tốt đẹp cho cả hai bên.
KẾT LUẬN
Chiến lược kinh doanh quốc tế đóng vai trị hết sức quan trọng đối với sự thành
công của một doanh nghiệp khi quyết định tham gia kinh doanh trên thị trường nước
ngoài. Đối với trường hợp của Intel, bằng việc áp dụng đúng đắn chiến lược tiêu chuẩn
hóa tồn cầu tại thị trường Việt Nam, cơng ty đã có những thành tựu to lớn.
Cuối năm 2009, sau khi nhà máy chíp Intel được hồn thành và đi vào sản xuất,
trong vịng một năm sau đó đã xuất khẩu 6 triệu sản phẩm với tổng trị giá 120 triệu
USD. Đến năm 2012, Intel đã có 100 triệu sản phẩm xuất khẩu và đạt giải thưởng
doanh nghiệp xuất sắc – ACE Award. Năm 2014, Intel nhận bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ và liên tiếp các giải thưởng liên quan đến quản lý và phát triển nguồn nhân
lực.

Tuy vừa qua đại dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp tại Việt Nam nhưng
giá trị xuất khẩu của Intel Products Việt Nam vẫn tăng cao và chiếm đến 70% giá trị
xuất khẩu của Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh và dự kiến tổng sản phẩm xuất
khẩu từ năm 2010 lại nay sẽ đạt con số 3 tỷ sản phẩm vào cuối năm 2021.
Qua những phân tích về chiến lược kinh doanh quốc tế của Intel tại Việt Nam
trong tiểu luận này, chúng ta có thể rút ra những nhận xét và bài học kinh nghiệm quý
báu cho các công ty khác khi tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế, từ đó có thể kỳ
vọng nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ học hỏi được phần nào từ chiến lược của Intel
để vươn ra thị trường thế giới.
Trong suốt quá trình làm bài tiểu luận, tuy đã cố gắng áp dụng kiến thức từ mơn
Kinh doanh quốc tế do cơ Bích Hải giảng dạy và cố gắng vận dụng những kỹ năng của
bản thân để trình bày tiểu luận một cách chỉn chu nhất có thể, nhưng bài tiểu luận của
em khơng thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong các thầy giáo, cơ giáo khi chấm
bài sẽ có những nhận xét, đánh giá, phản hồi để em có thể hồn thiện bài tiểu luận hơn
nữa! Em xin chân thành cảm ơn!

23


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahsan Ali Shaw. (2021). SWOT Analysis of Intel. [Online] Truy cập tại:
[Ngày truy cập: 09/10/2021].
2. Ahsan Ali Shaw. (2021). Pestle Analysis of Vietnam. [Online] Truy cập tại:
[Ngày truy cập:
09/10/2021].
3. Craft.co. (n.d.). Hồ sơ công ty Intel. [Online] Truy cập tại: />[Ngày truy cập: 11/10/2021].
4. Deloitte Việt Nam. (2021). Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam. [Online] Truy

cập tại: [Ngày truy cập: 11/10/2021].
5. Đăng Thiên. (2020). Intel trước sự cạnh tranh của các đối thủ Châu Á. [Online]
Truy cập tại: [Ngày truy cập: 08/10/2021].
6. Huỳnh Thế Du, Huỳnh Trung Dũng, Nguyễn Xuân Thành, Đỗ Thiên Anh Tuấn.
(2018). Báo cáo đánh giá tác động 10 năm đầu tư của Intel tại Việt Nam 2006 – 2016.
[Online] Truy cập tại: [Ngày truy cập: 11/10/2021].
7. Intel.vn. (2019). Báo cáo trách nhiệm xã hội Công ty Intel Products Việt Nam.
[Online] Truy cập tại:
[Ngày truy cập: 10/10/2021].
8. Lê Thanh Sang. (2018). Intel Inside: Chiến dịch marketing giúp Intel trở thành
biểu tượng chất lượng. [Online] Truy cập tại: [Ngày
truy cập: 11/10/2021].
9. Lienhiephuunghi.daklak.gov.vn. (n.d.). Việt Nam – Hoa Kỳ: 25 năm một chặng
đường. [Online] Truy cập tại: />option=com_content&view=article&id=762:vi-t-nam-hoa-ky-25-nam-m-t-ch-ng-dung&catid=126&Itemid=619 [Ngày truy cập: 09/10/2021].
10. Mission-statement.com. (n.d.). Intel Mission and Vision Analysis. [Online] Truy
cập tại: [Ngày truy cập: 08/10/2021].
11. Vilas.edu.vn. (2018). Giải thưởng Chuỗi cung ứng sáng tạo nhất 2018 gọi tên
Intel. [Online] Truy cập tại: [Ngày truy cập: 10/10/2021].

25


×