Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Chuyên đề “tích hợp tư tưởng hồ chí minh về phòng chống tham nhũng trong môn GDCD 10 bài 10 quan niệm về đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.12 MB, 24 trang )

Tên sáng kiến: Chuyên đề “tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về phịng chống tham
nhũng trong mơn GDCD 10_bài 10_Quan niệm về đạo đức” – tiết 1.

Lĩnh vực: Chuyên mơn
III. Mục đích u cầu của sáng kiến
1. Thực trạng ban đầu về việc dạy học tích hợp phịng chống tham nhũng
trong môn giáo dục công dân ở trường THPT
Môn Giáo dục cơng dân (GDCD) có vai trị quan trọng trong quá trình hình thành
ý thức, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh ở nhà trường, mơn học này có
đặc điểm nổi bậc là mơn đa tích hợp nhiều lĩnh vực, tổng hợp nhiều tri thức khoa học,
gần gũi thực tế cuộc sống hằng ngày, giúp các em học sinh hoàn thiện nhân cách và trở
thành người có ích cho xã hội. Song, đất nước Việt Nam chúng ta đang trên đà phát triển,
mọi người đang cùng nhau ra sức thi đua học tập, lao động để góp phần đưa đất nước
ngày càng phồn thịnh, thì bên cạnh đó xã hội xuất hiện tình trạng tham nhũng lợi ích cá
nhân và lợi ích nhóm.
Tình hình tham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, phức tạp vì tham
nhũng cũng giống như một tảng băng trên biển, chúng ta chỉ có thể nhận biết được phần
nổi của tảng băng - là những vụ việc đã được phát hiện, xử lý - mà thôi. Tham nhũng
luôn song hành cùng quyền lực. Nhiều người coi tham nhũng là "bóng tối vươn theo
quyền lực", thậm chí là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực.
Dạy học phòng chống tham nhũng rất cần thiết đối với học sinh. Đây là một nội
dung rất thực tế mà các em học sinh cần phải biết để học tập và nâng cao sự hiểu biết của
bản thân về phòng chống tham nhũng theo khả năng, phù hợp với lứa tuổi của mình.
Để các em khơng cịn bàng quan trước thời cuộc và có thêm ý chí, quyết tâm phấn
đấu xây dựng nước nhà ngày càng trong sạch, hưng thịnh, thì bản thân tôi là giáo viên
dạy môn GDCD không ngừng học tập, nghiên cứu phương pháp giảng dạy phù hợp về
phòng chống tham nhũng một cách nhẹ nhàng, mang tính giáo dục cao, suốt đời cần phải
học tập và ghi nhớ theo tấm gương đạo đức Hồ CHí Minh về phịng chống tham nhũng.
Với quan điểm nêu trên, tôi quyết định nghiên cứu xây đựng chuyên đề tích hợp tư
tưởng Hồ Chí Minh về phịng chống tham nhũng trong mơn GDCD 10_bài 10_ Quan
niệm về đạo đức.(Tiết 1)


2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Ngành giáo dục có nhiệm vụ quan trọng với sự phát triển tồn diện con người,
trong đó có việc hình thành ý thức, chống lại những biểu hiện tham nhũng là một yêu cầu

1


quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước, những
người sau này sẽ nắm giữ những vị trí quan trọng trong xã hội có nhiều nguy cơ dẫn đến
tham nhũng. Theo Chỉ thị số 10/Ct-TTg, ngày 12-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ, năm
học 2014 - 2015 là năm đầu tiên Bộ GDĐT đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào
giảng dạy cho khối THPT.
Qua nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về phịng chống tham nhũng, bản
thân tơi cần phải trao dồi phẩm chất, tư tưởng đạo đức hơn nữa để góp phần cống hiến
cho sự nghiệp giáo dục, đào tào con người có ích cho xã hội.
Với chun đề “tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về phịng chống tham nhũng
trong môn GDCD 10 – bài 10 – Quan niệm về đạo đức” ( tiết 1) thì tơi chỉ nhấn mạnh
dạy cho các em học sinh sự “quang minh, chính trực” theo 4 chữ mà Bác Hồ dạy: “ Cần,
kiệm, liêm, chính” và đức tính trung thực, siêng năng lao động trong cuộc sống, để góp
phần nâng cao nhận thức phòng chống tham nhũng ở lứa tuổi của các em trên ghế nhà
trường. Như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện trong câu nói bất hữu:
“ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội
chủ nghĩa” – con người có nhân cách, phát triển toàn diện, hoàn toàn đi đến đâu khơng có
chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm.
2.1 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến này là bài 10. Quan niệm về đạo đức ( tiết 1),
chuẩn kiến thức,sách giáo khoa GDCD 10, bài tập tình huống giáo dục công dân 10, vở
bài tập giáo dục phòng chống tham nhũng lớp 10, giáo dục phòng chống tham nhũng
trong môn GDCD trung học phổ thông và học sinh khối lớp 10 mà tôi phụ trách giảng
dạy tại trường Trung học phổ thông Ba Chúc – Huyện Tri Tôn – Tỉnh An Giang.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp phân tích, phát hiện vấn đề, tìm
kiếm và xử lí thơng tin, …..
2.3. Đối tượng dạy học
Học sinh trường THPT Ba Chúc – Huyện Tri Tôn – Tỉnh An Giang, Khối 10: lớp
phụ trách dạy.
2.4. Thời gian nghiên cứu : năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019 và 2019 - 2020.
3. Nội dung sáng kiến

2


3.1. Định nghĩa về tham nhũng
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là
lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi
dụng quyền hành để lấy cắp của công.
Theo Samuel Huntington, trong một cuốn sách xuất bản ở Mỹ năm 1968, thì
“tham nhũng là hành vi lệch chuẩn của nhân viên công quyền để mưu cầu tư lợi”.
Thông qua định nghĩa chữ “Liêm”, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về tham
nhũng: “Liêm là trong sạch, không tham lam”, Người chỉ ra 2 biểu hiện trong 10 hành vi
bất liêm của cán bộ đó là: “Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon,
sống yên; Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công
làm của tư”. Biểu hiện của bệnh tham ô, theo Hồ Chí Minh, đó là “Người cán bộ, cậy
quyền thế mà đục khoét của dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư”, là bất liêm,
tức không trong sạch, tham lam mà ngày nay chúng ta gọi là tham nhũng.
Pháp luật Việt Nam quy định (Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005): “tham
nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì
vụ lợi”
3.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về phòng chống tham nhũng
3.2.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tham nhũng

Chống tham ơ, lãng phí, chống bệnh quan liêu là mối quan tâm lớn, thường xuyên
của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh coi tham ơ, lãng phí là tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội.
Người chỉ rõ bản chất của hành vi tham ô là lấy của công làm của tư, là gian lận tham
lam, là trộm cướp.
3.2.2. Nguyên nhân của tệ tham ô, lãng phí
Tham ơ, lãng phí là những tệ nạn nguy hiểm. Muốn chống tham ơ, lãng phí hiệu
quả, cần phải tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân của chúng. Hồ Chí Minh đã nói: "Tham ơ
và lãng phí đều do bệnh quan liêu mà ra”. Người chỉ rõ tệ quan liêu chính là căn nguyên
sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, là điều kiện của tham ơ, lãng phí. Người khẳng định nơi
nào có tệ quan liêu thì ở đó có tham ơ, lãng phí; mà quan liêu càng nặng thì tham ơ, lãng
phí càng nhiều.
3.2.3. Tác hại của tệ tham ơ, lãng phí, quan liêu
Tham ơ, lãng phí làm tha hố, suy thoái đạo đức cách mạng của cán bộ, phá hoại
tinh thần trong sạch, ý chí vượt khó của cán bộ, nhân dân, xói mịn lịng tin của nhân dân

3


vào Đảng, Nhà nước. Hồ Chí Minh khẳng định: phần đơng cán bộ, đảng viên, đồn viên,
cơng nhân viên chức ta đều trong sạch, tận tụy, đều mang bản chất, đạo đức cách mạng là
cần, kiệm, liêm, chính. Họ khơng ngại gian khổ, hy sinh vì cách mạng, vì nhân dân.
Nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ do tham ô, quan liêu, lãng phí, do mưu lợi cá nhân đã
thối hố, biến chất, khơng giữ được đạo đức cách mạng.
3.2.4. Các biện pháp phịng chống tham ơ, lãng phí, quan liêu
Theo Bác, biện pháp quan trọng hàng đầu để đấu tranh chống tham nhũng, lãng
phí chính là giáo dục tư tưởng cho quần chúng. Người nói: “làm cho quần chúng khinh
ghét tệ tham ơ, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác
của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, khơng để cho tệ tham
ơ, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”.
Người nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiêm trị các hành vi tham ơ, lãng phí. Việc xử

lý hành vi tham ơ, lãng phí phải đúng các quy định của pháp luật, khơng nể nang người
có chức vụ, địa vị, với mục đích bảo vệ cơng lý, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật,
răn đe, làm gương cho những người đang hoặc có ý định tham ơ.
Người căn dặn: “Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng. Đất có bốn phương:
Đơng, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì
khơng thành trời. Thiếu một phương, thì khơng thành đất. Thiếu một đức, thì khơng thành
người”.
3.3. Soạn giáo án dạy học tích hợp mơn GDCD
Trong q trình soạn giảng thiết kế giáo án dạy tích hợp phịng chống tham nhũng
thì giáo viên cần lưu ý:
- Khó khăn khi dạy về phòng chống tham nhũng là phải thận trọng khi chọn lọc
các dẫn chứng, câu chuyện thực tế để đưa vào bài học.
- Đòi hỏi giáo viên phải khéo léo trong nhận định, đánh giá vấn đề.
- Tham nhũng là vấn đề rất nhạy cảm, liên quan tới việc thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước. Để giảng dạy về đề tài này, giáo viên cũng phải hiểu
luật, biết phân tích đánh giá các quy định pháp luật đang tác động vào cuộc sống.
- Nguồn thơng tin về phịng chống tham nhũng trên mạng giáo viên không giải
quyết tốt, khéo léo sẽ khiến học sinh mất niềm tin, hình thành ở giới trẻ suy nghĩ tiêu cực
- Giáo viên hạn chế việc bình phẩm, đưa ra ý kiến chủ quan, vì như thế là áp đặt,
khơng mang lại những bài học bền vững cho học trò.

4


- Đưa nội dung giáo dục phòng chống tham nhũng vào các câu chuyện gần gũi với
học sinh như ứng xử của giáo viên với phụ huynh, với học sinh, giữa phụ huynh với giáo
viên... và những tiêu cực từng nảy sinh trong các nhà trường hiện nay.
- Cân đối thời gian hợp lí, đưa nội dung tích hợp nhẹ nhàn, gần gũi với cuộc sống
hằng ngày để học sinh dễ tiếp thu. Từ đó, sẽ hình thành ý thức đấu tranh phòng chống
tham nhũng khi ngồi trên ghế nhà trường.

Sau đây là thiết kế bài giảng chuyên đề cụ thể:
Tuần 20
Tiết 19

Ngày dạy lớp: ………………………….

Tên bài học.

Chuyên đề “Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về phịng chống tham
nhũng trong môn GDCD 10_bài 10_Quan niệm về đạo đức.” ( tiết 1)
-----o0o----I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Hiểu rõ đạo đức là gì, tham nhũng là gì, đặc trưng và biểu hiện của tham nhũng.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật .
- Nhận thức được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội
- Nêu được khái niệm tham nhũng, mục đích của tham nhũng.
- Hiểu được người hành vi tham nhũng chà đạp lên lợi ích của nhà nước, tập thể và cơng
dân, là người khơng có đạo đức.
- Người có hành vi tham nhũng là người khơng có đạo đức.
2 . Về kĩ năng
- Vận dụng được những kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử.
- Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các
vấn đề đạo đức hàng ngày của học sinh.
- Phân biệt được hành vi tham nhũng và hành vi không tham nhũng.
- Giáo dục kỹ năng sống: nhận định, phê phán, phân tích, liên hệ thực tế,….
3. Về thái độ

5



Nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn GDCD, biết liên hệ được bản thân,
tránh xa những thói hư tật xấu, hình thành nhân cách con người , xa lánh hành vi tham

nhũng và trở thành một công dân có ích cho xã hội sau này.
4. Các năng lực chính hướng tới cho học sinh
+ Sống yêu thương, sống trách nhiệm, không tham lam, không vụ lợi, trung thực, ….
+Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, hợp tác…
II. Công tác chuẩn bị
1. Chuẩn bị của học sinh
Nhiệm vụ 1: Học sinh chuẩn bị trả lời các câu hỏi định hướng của bài học
- Đạo đức là gì?
- Thế nào là tham nhũng? Mục đích của tham nhũng?
- Hãy nêu một số hành vi mà em cho là tham nhũng.
- Vì sao hành vi tham nhũng là hành vi trái đạo đức và người có hành vi tham nhũng là
người khơng có đạo đức?
- Hãy nêu ví dụ về hành vi vi phạm đạo đức nhưng không phải là hành vi tham nhũng.
- Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật?
* Mục đích: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu trước bài học ở nhà.
* Phương pháp: trực quan sách giáo khoa và cập nhật thơng tin.
Nhiệm vụ 2: tìm hiểu những phẩm chất đạo đức của Bác “cần, kiệm, liêm, chính” và liên
hệ bản thân học tập theo tấm gương Bác như thế nào.
* Mục đích: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu….
* Phương pháp: Tra cứu trên google và ghi nhận lại
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu mẫu chuyện “ Bút chống tham nhũng của Bác Hồ” và rút ra bài
học kinh nghiệm cho bản thân sau này như thế nào?
* Mục đích: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, nghiên cứu thông tin.
* Phương pháp: Tra cứu trên google và ghi nhận lại
Nhiệm vụ 4: Học sinh ghi nhận theo cá nhân
Gia đình hoặc cá nhân em học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
bằng những việc làm thiết thực gì? ( tranh vẻ cụ thể)


6


- Mục đích: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghiên cứu thực tế và ghi nhận phát họa lại
bằng hình ảnh chân thực.
- Phương pháp: Quan sát thực tế
2. Chuẩn bị của giáo viên
- Chuẩn bị câu hỏi cho học sinh tham gia hoạt động khởi động và tìm ra từ khóa:
+ Câu 1: Con cái phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là quy tắc, chuẩn mực mà xã hội….
Đáp án: Quy định
+ Câu 2. Con cháu phải có bổn phận gì đối với ơng bà, cha mẹ?
Đáp án: Hiếu thảo
+ Câu 3: Trong xã hội phong kiến ba điều người phụ nữ phải tuân theo đó là?
Đáp án: Tam tịng
+ Câu 4: Tục ngữ có câu : “cái nết ….. chết cái đẹp”
Đáp án: Đánh
+ Câu 5: Bác Hồ Chỉ rõ : “ Ai cũng tham thì ….sẽ nguy”
Đáp án: Nước
+ Câu 6: Bác Hồ cho rằng : “ Cần với kiệm phải đi đôi với nhau như …. của con người”
Đáp án: Hai chân
- Chỉ ra từ khóa chính: Đạo đức
- Sưu tầm chuyện kể “ Bút chống tham nhũng của Bác Hồ”
- Nghiên cứu tình huống thực tế về tư tưởng phịng chống tham nhũng của Bác phù hợp
với mục tiêu bài học.
- Xác định kiến thức cần truyền đạt.
- Các câu hỏi dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài, thiết kế bài giảng và tổng hợp sản
phẩm của học sinh.
IV. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp:

2. Hoạt động khởi động: (5 phút)
GV: Tổ chức cho HS trò chơi ơ chữ trả lời câu hỏi để tìm ra từ khóa dẫn vào bài học.
- Mục đích: Rèn luyện kĩ năng phán đoán, động não.
- Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh chọn câu hỏi và trả lời
* Lưu ý: Nếu học sinh chưa trả lời hết 6 câu hỏi mà đã đốn được từ khóa “ đạo đức” thì
vẫn cho mở từ khóa để giới thiệu vào bài.

7


Gv kết luận lại vấn đề: Quan niệm về đạo đức là như thế nào – vào bài 10. Quan niệm về
đạo đức ( tiết 1)

3. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:(20p)Tình huống đặt vấn 1.Quan niệm về đạo đức
đề, phân tích, diễn giải..

a. Đạo đức là gì?

GV: đặt tình huống :
Tại một trường THPT A có một cơ giáo rất tâm huyết
với nghề dạy học, nhưng trớ trêu thay cô mắc phải căn
bệnh nặng, để duy trì sự sống cơ phải thường xun đi
bệnh viện chữa trị và phải nuôi hai con nhỏ đang học. Với
hồn cảnh khó khăn của cơ giáo đứng lớp dạy mình thì
nhóm học sinh của trường đã tham gia chương trình “ Biệt
đội phấn trắng”, mong muốn có một số tiền để hỗ trợ cô
điều trị bệnh.

Gv: dựa vào tình huống và đặt câu hỏi:
(?) Động cơ nào thúc đẩy nhóm học sinh tham gia chương
trình biệt đội phấn trắng?
(?) Em thấy việc làm đó của nhóm học sinh có phù hợp với

8


cộng đồng, xã hội khơng? Thể hiện hành vi tự giác
hay bắt buộc?
HSTL: Phù hợp với chuẩn mực của coäng ñoàng, xã
hội, tự giác thực hiện
GV kết luận lại vấn đề và đi đến khái niệm -> đạo đức là
Đạo đức là hệ thống các

gì? HS ghi bài.

Từ sự phân tích tình huống trên chúng ta thấy rằng việc quy tắc, chuẩn mực xã hội
làm trên là tự điều chỉnh hành vi của các nhân.

mà nhờ đó con người tự

(?) Tự điều chỉnh hành vi là việc tùy ý hay phải tuân theo?

giác điều chỉnh hành vi của

HSTL: Tự điều chỉnh hành vi là việc tùy ý.

mình cho phù hợp với lợi
ích của cộng đồng, của xã

hội.

GV: Cùng với sự phát triển của xã hội, các quy tắc, chuẩn
mực có biến đổi theo thời gian khơng? Ví dụ?
HSTL: Có. VD: XHPK “Trung” nghĩa là trung vơ điều
kiện với vua. Cịn ngày nay “Trung” là trung với lợi ích
của đất nước, của nhân dân. -> Chuyển ý: Để kế thừa và
phát huy truyền thống của dân tộc. Đảng, nhà nước và
nhân dân ta phải không ngừng học tập và theo theo tấm
“Trong giáo dục khơng
gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
những phải có tri thức
Bác nói: ( Hình ảnh)
phổ thơng mà phải có
đạo đức cách mạng. Có
tài phải có đức. Có tài
khơng có đức, tham ơ
hủ hóa có hại cho nước.
Có đức khơng có tài
như ơng bụt ngồi trong
chùa, khơng giúp ích gì
được ai.”

9


* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về phịng chống
tham nhũng.
GV: dựa vào câu nói của Bác “….tham ơ hủ hóa có hại cho
nước….” để đi đến khái niệm tham nhũng

? Thế nào là tham nhũng?
Gv gọi nêu khái niệm tham nhũng theo hiểu biết và chốt lại
( Hình ảnh)

Tham nhũng là
hành vi của người
có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền
hạn đó vì vụ lợi.

? Chủ thể tham nhũng là người như thế nào? Họ đã lợi
dụng gì? Mục đích của TN?
HSTL: chủ thể tham nhũng là người có chức vụ và quyền
hạn; lợi dụng chức vụ và quyền hạn để tham nhũng; mục
đích của tham nhũng là vì vụ lợi.

10


GV chốt lại bằng hình ảnh:

? Theo Bác Hồ, biện pháp quan trọng hàng đầu để đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí chính là gì?
HSTT: giáo dục tư tưởng
GV: trích câu nói của Bác: ( Hình ảnh)

11



? Cần, kiệm, liêm, chính là gì?
HSTL:
+ Cần: là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế

hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần
tự lực cánh sinh, không lười biến, không ỉ lại, không dựa
dẫm.
+Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết
kiệm của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ
cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, khơng hoang phí,
khơng bừa bãi, khơng phơ trương, hình thức.
+ Liêm là trong sạch, không tham địa vị, không tham
tiền tài,…
+ Chính là ngay thẳng, khơng tà, là đúng đắn, chính
trực.…
GV yêu cầu HS liên hệ bản thân khi học được đức tính
của Bác? HS trả lời.
? Tham nhũng là căn bệnh của bộ máy nhà nước, là một tệ
nạn xã hội nên Đảng và Nhà nước ta cần phải làm gì?
HSTL: bài trừ
GV: Bác Hồ với 24 năm (1945-1969) ở cương vị làm

12


chủ tịch nước Bác xử án quan liêu rất thành công, Bác 2
lần không giảm tội cho người tham nhũng: Đại tá Trần Dụ
Châu và thứ trưởng bộ nông nghiệp Trương Việt Hùng
Cụ thể đối với Cục trưởng Cục Quân nhu - đại tá Trần Dụ
Châu trong thời kháng chiến chống pháp:

Tại phiên tòa, Trần Dụ Châu đã
phải cuối đầu nhận tội, cụ thể Châu
đã tham ô của công quỹ một số tiền
lớn: 57.959 đồng Việt Nam, 149

tử hình

đơla Mỹ, các tài sản khác trị giá
143.900 đồng Việt Nam.
? Vì sao Bác Hồ không chấp nhận đơn xin giảm án của
Trần Dụ Châu?
HSTL và Gv chốt lại: Vì đây là vụ án tham nhũng, xảy ra
trong bối cảnh Đảng, Nhà nước, qn và dân ta cịn gặp
mn vàn khó khăn, ăn đói, mặc rét, kháng chiến chống
thực dân Pháp, thể hiện sự quyết tâm của Bác bài trừ nạn
tham nhũng.
Gv: Bổ sung: ( hình ảnh)
Bác nói: “mất
người là mất vốn
lớn nhất, mất tiền,
mất của thì có thể
đền bù được, mà
khơng làm như vậy
mất cái lớn hơn –
đó là lịng tin của
nhân dân ”
GV: Tham nhũng xảy ra ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế của đất nước và nếu không xử lí mạnh sẽ làm mất lịng
tin của nhân dân. ( hình ảnh)


13


Bác Hồ quyết
định “Thà chặt
một cành sâu để
cho cây xanh
tốt”

Gv: Tham nhũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh
dự của đảng, làm xói mịn lịng tin của nhân dân đối với
đảng. Bác đã nhìn thấy tham nhũng là “giặc nội xâm” giặc ở trong lịng, giặc này khơng có súng, có gươm nhưng
lại có thể phá hỏng tất cả sự nghiệp của ta.
Vì vậy: ( hình ảnh)
Người nói: “làm cho
quần chúng khinh
ghét tệ tham ơ, lãng
phí, quan liêu; biến
hàng trăm, hàng triệu
con mắt, lỗ tai cảnh
giác của quần chúng
“Chúng ta rất nhân
thành những ngọn đèn
văn, nhân đạo, nhân
pha soi sáng khắp mọi
ái, nhân tình; khơng
nơi, khơng để cho tệ
thích thú gì khi phải
tham ơ, lãng phí, quan
kỷ luật đồng chí,

liêu cịn chỗ ẩn nấp”.
đồng đội của mình;
* Liên hệ tình hình đất nước ta hiện
nay
tham
trái lại,
rấtchống
khổ tâm,
nhũng theo tư tưởng Hồ Chí Minhđau xót. Nhưng vì
Hội nghị tồn quốc tổng kết sự
cơng
kiểmvìtra,
tiến tác
bộ chung,
giám sát của Đảng năm 2016,
Tổng
để mong
nhiều Bí thư
Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: (người
Hình khơng
ảnh) mắc sai
phạm, chúng ta phải
kỷ luật; kỷ luật một
vài người để cứu
muôn người”

14


b. Phân biệt đạo đức

với
pháp luật:
Gv: yêu cầu Hs liên hệ thực tế những vụ án tham nhũng bị
xử lí mà em biết?
HSTL và Gv bổ sung: vụ án Dương Chí Dũng, Trịnh Đạo đức:
Xuân Thanh, gian lận thi cử ở tỉnh Hịa Bình, Sơn La…..

- Thực hiện các chuẩn mực

Chuyển ý: - b

đạo đức mà xã hội đề ra

Hoạt động 2:( 13p)Thảo luận, phân tích, liên hệ,…

- Tự giác thực hiện.

GV cho HS tiến hành thảo luận 3 phút, với câu hỏi cho 4 - Nếu không thực hiện sẽ
tổ:

bị xã hội lên án hoặc lương

Tổ 1: Nêu sự giống và khác nhau giữa pháp luật và đạo tâm cắn rứt.
đức? cho VD?
Tổ 2: Người có hành vi tham nhũng là người như thế nào? Pháp luật:
Là người có đạo đức không? Cho VD?

- Thực hiện các quy tắc xử

Tổ 3: Người có hành vi tham nhũng khác với người có sự do nhà nước quy định.

hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức như thế nào? Cho - Bắt buộc ( cưỡng chế)
VD?

thực hiện.

Tổ 4: Nêu ví dụ về hành vi vi phạm đạo đức nhưng không - Không thực hiện sẽ bị xử
phải là hành vi tham nhũng?

lý bằng sức mạnh của nhà

+ HS tiến hành thảo luận và GV quan sát hỗ trợ.

nước.

+ Sau khi thảo luận hết giờ, Gv gọi bất kì HS trong tổ để

15


trình bày và các bạn khác bổ sung.
GV chốt lại ghi bài: ->
? Tấm gương tiêu biểu nhất trong phòng chống tham
nhũng là ai?
HSTL: Bác Hồ
Gv yêu cầu Hs ( chuẩn bị trước ở nhà) kể chuyện “Bút
chống tham nhũng” của Bác và yêu cầu HS rút ra bài học
cho bản thân
GV: Tham nhũng xuất phát từ lịng tham, khơng trung
thực.
? Vậy bản thân em có biểu hiện tham nhũng không? Cho

VD?
HSTL: …..
GV bổ sung: Việc lấy tiền tiêu sài cá nhân từ tiền quỹ của
lớp của bạn thủ quỹ; Việc coppy bài vở của bạn; nói dối
thầy cơ; nói dối ba mẹ để xin tiền tiêu sài….
4. Tìm tịi mở rộng:
- Ghi nhận (hình ảnh, tranh vẻ) việc học tập tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm , liêm, chính….của bản
thân và gia đình em. ( Lưu ý: các em nộp sản phẩm chấm
điểm để lấy cột điểm miệng)
5. Hoạt động nối tiếp - bài tập: 5p
Để khắc sâu ghi nhớ kiến thức bài học và tích cực tham gia đấu tranh chống tham
nhũng trong học đường thì các em sẽ tùy chọn trả lời câu hỏi trắc nghiệm ở các ô chữ sau
– tương ứng với ô chữ các em lựa chọn sẽ hiển thị điểm cộng tích lũy nếu trả lời đúng:

16


Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là
A. Đạo đức.

B. Pháp luật.

C. Tín ngưỡng.

D. Phong tục.

Câu 2. Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?
A. Thờ ơ với người bị nạn.


B. Tự ý lấy đồ của người khác.

C. Chen lấn khi xếp hàng.

D. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn.

Câu 3. B rất lười học và thường gian lận trong giờ kiểm tra. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa
chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để giúp bạn?
A. Đánh cho bạn B một trận.
B. Quay clip việc làm của B.
C. Nói chuyện của B cho các bạn khác.
D. Khuyên nhủ và giúp đỡ B trong học tập.
Câu 4. Một đức tính mà con người cần phải được giữ gìn và phát huy là
A. tham lam.

B. trung thực.

C. thích nhận q.

D. nịnh hót.

Câu 5. Mầm móng của biểu hiện tham nhũng là
A. lịng tham.

B. hồn cảnh khó khăn.

C. bị ép buộc.

D. môi trường làm việc.


Câu 6. Mỗi học sinh cần phải có thái độ nghiêm túc trong học tập, tự phấn đấu bằng
chính

17


A. nhu cầu của mình.
B. năng lực của mình.
C. mong ước của cha mẹ.
D. sự cổ vũ của người thân.
GV: Để góp phần phịng chống tham nhũng, bản thân học sinh ngồi trên ghế
nhà trường cần nói khơng với ( sơ đồ)

Phịng chống tham nhũng cho học sinh
Quay cóp

Chạy điểm

Khơng

Lười học

Nói dói

GV: kết luận lại vấn đề:

18



6. Dặn dò về nhà: 2phút
- Xem lại nội dung bài học của tiết này.
- Chuẩn bị tiếp nội dung mục 2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá
nhân, gia đình và xã hội.
+ Nêu suy nghĩ về câu: “ Tiên học lễ, học học văn”.
+ Nêu biểu hiện vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong gia đình.
+ Nêu một số hoạt động tham gia trong xã hội mà em cho là có đạo đức.
+ Sưu tầm mẫu chuyện về đạo đức Hồ Chí Minh.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

IV. Hiệu quả đạt được

19


Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học sinh sẽ được trang bị kiến thức, kĩ
năng, định hướng trong cuộc sống,…Trong đó, kiến thức về phịng chống tham nhũng
theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết.
Trước khi chưa áp dụng chuyên đề này thì hầu như đa số các em học sinh chưa có
dành nhiều thời gian nghiên cứu, học tập tư tưởng đạo đức của Bác về phòng chống tham
nhũng; Vẫn còn học sinh chưa thật sự nghiêm túc trong học tập, mê chơi, nghiện game,
chưa chuẩn bị bài chu đáo khi đến lớp, chưa biết tiết kiệm tiền, ….
Với sáng kiến của chuyên đề này đã giúp cho cả thầy và trò cùng nhau nghiên
cứu, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Chun đề có sức lan tỏa sâu rộng đến từng
tập thể lớp, từng cá nhân học sinh, học sinh hứng thú say mê, tích cực, chủ động suy nghĩ
trong việc tìm tịi kiến thức; Biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống
và giải thích được các hiện tượng xảy ra ở xung quanh. Các em lĩnh hội và nắm được
kiến thức bài học một cách nhanh nhất, chắc chắn và nhớ lâu kiến thức đã học.
Từ nhận thức đến hành động làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về phịng chống

tham nhũng có chuyển biến tích cực, các em dành gian nghiên cứu, học tập tư tưởng Bác.
Cụ thể thông qua những tranh vẻ gia đình và bản thân đã học tập và làm theo Bác sau:
+ Các em biết siêng năng, cố gắng trong học tập

+ Các em biết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp nhặt u thương:

20


21


V. Mức độ ảnh hưởng
Để phòng chống tham nhũng, trước hết học sinh cần thể hiện thái độ nghiêm túc
trong học tập, cần tự phấn đấu bằng chính năng lực của bản thân, tự ý thức được trách
nhiệm của bản thân trong phịng chống tham nhũng. Đồng thời, trong mơi trường giáo
dục, trách nhiệm của học sinh trong phòng chống tham nhũng là có những ứng xử phù
hợp để xây dựng các mối quan hệ minh bạch, trong sáng, lành mạnh, góp phần phịng
chống tham nhũng trong mơi trường giáo dục.
Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn luôn học tập theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
Các em học sinh có ý thức tham gia rất tốt phong trào nuôi heo đất gây quỹ để hỗ
trợ các bạn học sinh nghèo, khó khăn trong học tập.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phịng chống tham nhũng mà tơi thực hiện rất cần thiết,
khả thi, có sức lan tỏa sâu rộng đối với bản thân giáo viên và học sinh, sự quyết tâm bài
trừ tham nhũng theo tư tưởng của Bác vẫn còn nguyên giá trị đến nay.
Thế hệ chúng ta ngày nay cần phải học tập, nghiên cứu tư tưởng Bác – đặc biệt đối
với các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Chuyên đề này được áp dụng ở
trường THPT Ba Chúc – khối lớp 10 rất khả thi, q thầy cơ đồng nghiệp trong hội đồng


22


bộ môn tham khảo để áp dụng dạy chuyên đề này phù hợp với yêu cầu hiện nay về phòng
chống tham nhũng trong nhà trường.
Suốt cả cuộc đời của Bác Hồ, từ suy nghĩ, lời nói đến mọi mặt sinh hoạt và hành
động – đều là tấm gương sáng ngời về đạo đức Cần – Kiệm – Liêm – Chính, nhân dân ta
vơ cùng kính phục, biết ơn và bạn bè quốc tế hết sức ngưỡng mộ.
VI. Kết luận
Đảng ta luôn luôn đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí xa hoa,
giáo dục cán bộ đảng viên và nhân dân lối sống trong sáng, tiết kiệm, xây dựng tính cộng
đồng, lịng tự trọng, tự tơn và tự hào dân tộc một cách đúng đắn. Vì thế, học tập tư tưởng,
đạo đức Hồ Chí Minh về phịng chống tham nhũng là rất cần thiết đối với thế hệ học sinh
đang ngồi trên ghế nhà trường – là chủ nhân tương lai của đất nước.
Muốn vậy, các thầy cô giáo phải thực sự là tấm gương về đạo đức tự học và sáng
tạo, tổ chức nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt, phong phú để truyền tải một cách tự
nhiên những nội dung cần thiết về phòng chống tham nhũng và tác hại của phịng chống
tham nhũng, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh, xây dựng hành vi
ứng xử về hành vi phòng chống tham nhũng ngay khi các em cịn ngồi trên ghế nhà
trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bè đồng
nghiệp và các em học sinh những năm qua đã nhiệt tình quan tâm, hưởng ứng và giúp đỡ
tôi thực hiện báo cáo sáng kiến này.
Do thời gian làm báo cáo sáng kiến ngắn, cộng thêm kinh nghiệm giảng dạy kiến
thức phòng chống tham nhũng cịn ít nên lời văn chưa được mạch lạc, bài viết khơng
tránh khỏi những thiếu sót, tơi kính mong q thầy cơ trong q trình sửa và chấm bài sẽ
bổ sung để bài báo cáo được thiết thực hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan những nội dung báo cáo trên là đúng sự thật/.

Người viết sáng kiến


LÊ THỊ GÁI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

------o0o-----1

Hướng dẫn dạy học về phịng, chống tham
nhũng trong mơn GDCD cấp THPT

Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Hà
Nội.

23


2

PCTN-những bài học lịch sử và hành động
của chúng ta

Trích nguồn VOV.VN báo điện tử
của đài tiếng nói việt nam

3

Giáo dục phịng, chống tham nhũng trong
mơn GDCD THPT

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam


4

Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang web dangcongsan.vn

5

Tình hình tham nhũng và những khó khăn,
thách thức trong cơng tác phịng, chống
tham nhũng ở Việt Nam

Trang thơng tin điện tử tổng hợp
– Ban nội chính Trung Ương

6

SGK Giáo dục công dân 10

Nhà xuất bản giáo dục - Năm
2011

7

Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
Giáo dục công dân lớp 10

NXB Đại học sư phạm - Năm
2010


8

Vở học tập giáo dục phòng, chống tham
nhũng lớp 10

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam

24



×